Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã ở

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước đối với HOẠT ĐỘNG HTX TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 80 - 84)

tỉnh Thừa Thiên Huế

2.3.1. Kết quả đạt được

Công tác tuyên truyền, học tập, quán triệt, kế hoạch triển khai Nghị quyết, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về KTTT, HTX được chỉ đạo tổ chức, triển khai nghiêm túc. Bước đầu đã làm thay đổi nhận thức của cán bộ, người dân về tầm quan trọng và vai trò của kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Hệ thống cơ sở pháp lý và các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã và các hình thức tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp đang dần từng bước được hoàn thiện hơn. Hạn chế dần từng bước tình trạng ban hành cơ chế chính sách chung chung, khơng sát với thực tiễn. Ngồi những chính sách của Trung ương, tỉnh Thừa Thiên Huế đã rà sốt các chính sách liên quan đến HTX nói chung và lĩnh vực HTXNN nói riêng, ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.Bước đầu triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX; hằng năm thành lập mới bình quân 15-20 HTX.

Bộ máy và hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã được thiết lập, củng cố, bước đầu được cải thiện và dần từng bước đảm nhận chức năng của mình. Đã thành lập và kiện tồn Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thừa Thiên Huế, đã thành lập Phòng Doanh nghiệp, Kinh tế tập thể và tư nhân và một số phòng liên quan tại Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý chung về HTX trên địa bàn; củng cố Phòng Kinh tế hợp tác và Trang trại thuộc Chi cục phát triển nông thôn tỉnh; các địa

phương thành lập Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể với vai trị, nịng cốt là các phịng chun mơn các huyện.

Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã, chuyên gia tư vấn về kinh tế hợp tác được quan tâm chỉ đạo. Tỉnh Thừa Thiên Huế trong ngững năm gần đây cũng quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ HTX thơng qua nguồn kinh phí bố trí hằng năm cho Liên minh HTX tỉnh. Ngoài tập huấn ngắn hạn, tỉnh cũng bố trí kinh phí để đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn cho các HTX như đào tạo Đại học, Cao đẳng hay các chuyên ngành kế toán để phục vụ các hoạt động của các HTX; số cán bộ quản lý HTX qua đào tạo ngày càng tăng.

Công tác chỉ đạo xây dựng mơ hình liên kết và xây dựng cánh đồng lớn được chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt nên bước đầu đã tạo động lực để các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã triển khai thực hiện có hiệu quả các mơ hình liên kết, cánh đồng lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành ký kết hợp tác đầu tư với Tập đồn Quế Lâm trên nền tảng rà sốt, xác định vùng canh tác nông nghiệp hữu cơ gắn với sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản hữu cơ; đào tạo, hướng dẫn nơng dân sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh, phân khoáng hữu cơ, chế phẩm sinh học; đưa công nghệ vi sinh vào xử lý các phế phẩm trong trồng trọt như rơm rạ, chất thải hữu cơ, xử lý chất thải trong chăn nuôi, xử lý chất thải trong chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư nhằm bảo vệ mơi trường, tạo ra nguồn phân bón hữu cơ trong nhân dân; thực hiện xây dựng mơ hình và nhân rộng mơ hình theo chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đối với một số cây trồng và vật nuôi chủ yếu của tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, trên địa bàn của tỉnh một số HTX, THT cũng đã chủ động liên kết với Công ty CP Việt Nam đến tiến hành chăng nuôi lợn, gà theo cơng nghệ của Tập đồn CP Việt Nam.

Hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế bước đầu cũng có những ghi nhận. Dự án “Hỗ trợ các hộ trồng rừng qui mô nhỏ tại Việt Nam hướng tới cấp chứng chỉ rừng” do Cơ quan Nông nghiệp Phần Lan về phát triển Lương thực và Nông nghiệp (FFD) tài trợ và dự án phát triển HTX tại Thừa Thiên Huế do tổ chức phát triển nông nghiệp Hà Lan (Agriterra) tài trợ bước đầu tạo tiền đề cho các HTX tiếp cận các hoạt động hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.

2.3.2. Hạn chế

Do mơ hình HTX kiểu cũ khơng hiệu quả tồn tại trong thời gian dài, mơ hình HTX kiểu mới lại chậm hình thành và phát triển; cơng tác tuyên truyền về kinh tế hợp tác, hợp tác xã đã có những tiến bộ, nhưng cịn thiếu chiến lược tun truyền và thiếu thường xuyên đã làm cho nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và người dân về bản chất, vai trị, vị trí, ý nghĩa và tính cấp thiết phải phát triển kinh tế hợp tác, HTX chưa đầy đủ; thậm chí cịn có tư tưởng định kiến, khơng tạo điều kiện thuận lợi cho HTX phát triển.

HTX chưa thốt khỏi cơ chế quản lý, điều hành theo mơ hình HTX kiểu cũ, việc thực hiện chuyển đổi HTX theo Luật Hợp tác xã 1996 sau đó đến Luật Hợp tác xã 2003, 2012 ở nhiều HTX cịn hình thức, chưa thay đổi được bản chất của HTX, chưa thích ứng với cơ chế thị trường, có tính cạnh tranh cao; hiện vẫn cịn 8 HTX chưa chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã 2012. Một số chính quyền địa phương cịn can thiệp q sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX nhất là HTXNN. Việc xây dựng, phổ biến và nhân rộng mơ hình HTX hoạt động hiệu quả theo chuỗi giá trị chưa được triển khai rộng rãi giúp cho người dân tin tưởng vào các lợi ích về kinh tế - xã hội do HTX mang lại.

Việc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ, phát triển hợp tác xã của trung ương chưa đồng bộ, kịp thời, hiệu quả; nhiều chính sách đã được Chính phủ ban hành nhưng chưa có văn bản hướng dẫn kịp thời của

các Bộ, ngành nên chưa được triển khai thực hiện đầy đủ ở các địa phương. Một số địa phương còn lúng túng trong việc triển khai một số quy định mới của luật như: quy định làm hợp đồng dịch vụ giữa HTX với các thành viên, mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, sản phẩm, dịch vụ của HTX cho thành viên.... Chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm trong việc quán triệt tuyên truyền và tổ chức thực hiện Kết luận 56-KL/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch 47-KH/TU của Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả

KTTT” cũng như Luật Hợp tác xã 2012 và các văn bản khác có liên quan; việc

triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 12/5/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về việc tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả KTTT” chưa thật sự rộng khắp, thiếu giải pháp và quyết liệt, thậm chí có nơi chưa triển khai, nhất là cấp cơ sở.

Cơng tác tham mưu ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển về kinh tế tập thể, HTX tại địa phương chưa kịp thời, thiếu đồng bộ. Các chính sách đã ban hành có nhiều nội dung cịn chung chung và thiếu nguồn lực để thực hiện. Thủ tục để được hưởng chính sách phức tạp, các văn bản quy định cịn chồng chéo, làm đối tượng thụ hưởng khó tiếp cận chính sách nên hầu hết HTX ít được thụ hưởng, hoặc ít tiếp cận do vướng cơ chế, chính sách, ...

Tổ chức bộ máy QLNN về HTX chưa đủ mạnh, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và các chuyên gia tư vấn hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX cịn thiếu về số lượng, yếu về trình độ chun mơn. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước về KTTT các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức về HTX. Trình độ năng lực của cán bộ quản lý HTX còn hạn chế, chưa theo kịp với sự phát triển của cơ chế thị trường, thiếu tính nhạy bén và năng động trong tổ chức và điều hành

HTX; thu nhập của người lao động trong lĩnh vực HTX thấp, môi trường hoạt động của HTX không thu hút được cán bộ giỏi, cán bộ trẻ nên một số HTX tại Thừa Thiên Huế đến thời điểm đại hội nhiệm kỳ nhưng khơng tìm được người thay thế những cán bộ HTXNN đã lớn tuổi; đến thời điểm hiện tại cịn 17 HTX khó khăn trong giải thể.

Có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ QLNN giữa các cơ quan, đơn vị, bộ phận. Công tác phối hợp trong việc thực hiện báo cáo thống kê giữa các sở, ban, ngành, địa phương chưa thực hiện tốt nên rất khó khăn trong việc tổng hợp. Khơng có hệ thống số liệu về KTTT, HTX hoặc nếu có thì khơng đầy đủ, khơng cập nhật, chưa chính xác. Chưa ban hành được văn bản quy định quản lý nhà nước đối với các hoạt động đặc thù của HTX NN trên địa bàn tỉnh và hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã triển khai thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động đặc thù của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn quy định tại Điều 5, Thông tư 06/2019/TT-BNNPTNT hoặc quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước đối với HTX, THT, quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh. Chưa có quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước đối với HTX, tổ hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị, đồn thể trong hệ thống chính trị và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc chỉ đạo, hỗ trợ phát triển HTX.

Việc kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động của các HTX trong nhiều năm qua chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, do đó một số HTX hoạt động chưa đúng Luật Hợp tác xã và các văn bản liên quan.

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước đối với HOẠT ĐỘNG HTX TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 80 - 84)