Khái quát quan hệ Mỹ - Trung trước thời Donald Trump Kể từ khi Trung Quốc và Hoa Kỳ bắt đầu bình thường hóa quan hệ ngoạigiao và thương mại vào năm 1979, Hoa Kỳ đã sản xuất quá mức và gi
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGUYỄN NHƯ MINH
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG QUỐC DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
Trang 2“Quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc dưới thời tổng thống Donald Trump” được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình của Ths Nguyễn Thị
Phương Thảo – Đại học Duy Tân – Đà Nẵng
Tác giả xin chân thành cảm ơn Khoa Khoa học xã hội và nhân văn – Đạihọc Duy Tân đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành khóa đại học và thựchiện đề tài này
Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn tư liệu và khả năng nghiên cứu của bảnthân cho nên khóa luận này sẽ không thể tránh khỏi những khiếm khuyết cầnđược góp ý, sửa chữa Kính mong sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô vàbạn đọc để khóa luận này được hoàn chỉnh hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 3những tài liệu tham khảo phục vụ cho khóa luận có nguồn gốc rõ ràng vàđược trích dẫn.
Tác giả khóa luận
Nguyễn Như Minh
Trang 41 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
4 Đối tương và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Bố cục khoá luận 5
CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG DONALD TRUMP 6
1.1 Khái quát quan hệ Mỹ - Trung trước thời Donald Trump 6
1.2 Các nhân tố tác động 7
1.2.1 Các nhân tố khách quan 7
1.2.2 Các nhân tố chủ quan 10
CHƯƠNG 2 DIỄN BIẾN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG DONALD TRUMP 19
2.1 Quan hệ thương mại Mỹ - Trung 19
2.1.1 Xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc 19
2.1.2 Nhập khẩu từ Trung Quốc 22
2.2 So sánh quan hệ thương mại Mỹ - Trung dưới thời tổng thống Donald Trump với giai đoạn trước 24
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
MỸ - TRUNG DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG DONALD TRUMP 29
3.1 Tác động quan hệ thương mại Mỹ - Trung 29
3.1.1 Tác động đến kinh tế Mỹ và Trung Quốc 29
Trang 53.2 Tác động của quan hệ thương mại Mỹ -Trung tới kinh tế Việt nam 363.2.1 Tác động tích cực 363.2.2 Tác động tiêu cực 383.2.3 Một vài khuyến nghị về ứng phó của VN trước tác động của Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung 393.3 Kịch bản cho quan hệ Mỹ-Trung trong tương lai 41
KẾT LUẬN 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6Bảng 1.1: Biểu đồ hàng hoá Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc 22
Trang 7Intellectual Property Rights Quyền sở hữu trí tuệ
LNG Liquefied natural gas Khí thiên nhiên hóa lỏng
MC25 Made in China 2025 Sản xuất tại Trung Quốc 2025
EPA Economic Partnership
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
USTR United States Trade
Trang 81 Lý do chọn đề tài
Trước thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ - Trung đã có những thù địch, mâuthuẫn gay gắt và kịch liệt phản đối lẫn nhau trên mọi lĩnh vực Quan hệ hainước khiến tình hình thế giới hết sức căng thẳng Mối quan hệ thù địch vàcăng thẳng không những gây ảnh hưởng lợi ích cho bất kỳ quốc gia nào, màcòn là mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh thế giới Hiểu được điều này vàthời thế thay đổi, năm 1979 hai nước đã bình thường hóa và thiết lập quan hệngoại giao Sau “chiến tranh lạnh” (1991), quan hệ Mỹ - Trung được cải thiệnhơn nữa, đi vào quỹ đạo hòa bình, vừa hợp tác vừa đấu tranh Chính quyền
Mỹ dưới thời Clinton coi Trung Quốc là "đối tác chiến lược" Các giai đoạntổng thống trước đây của Mỹ xây dựng mối quan hệ hoà hoãn, phụ thuộc lẫnnhau trong nền kinh tế toàn cầu giữa hai nước Mỹ-Trung
Tuy nhiên, quan hệ Mỹ - Trung đã thay đổi rất lớn kể từ khi DonaldTrump lên nắm quyền Với quan điểm “American first”, Trump đã đặt những
ưu tiên của Mỹ lên hàng đầu Từ năm 2017, Mỹ đã rút khỏi các tổ chức quốc
tế, hiệp định và hiệp ước không mang lại quyền lợi cho Mỹ Nước Mỹ khôngcòn sẵn sàng chịu gánh nặng duy trì trật tự kinh tế quốc tế tự do mà họ đã ủng
hộ trong nhiều thập kỷ, ngược lại, họ nhấn mạnh đến khả năng cạnh tranh củamình.Bên cạnh đó, trong những thập kỷ gần đây sức mạnh kinh tế của TrungQuốc ngày một gia tăng Năm 2015, Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu vềxuất khẩu hàng hoá và dần trở thành nước thống trị trong thương mại quốc tế.Theo các nhà phân tích, Trung Quốc với sức mạnh nền kinh tế quốc gia đãvượt qua Mỹ vào năm 2014 Nhận thấy rõ mối đe doạ ảnh hướng đến vị trí sốmột về kinh tế toàn cầu, tổng thống Donald Trump đã áp đặt các biện pháptrừng phạt thương mại lên Trung Quốc Chính quyền Trump đã cắt giảm thâm
Trang 9hụt thương mại của Trung Quốc theo hai hướng: giảm lượng hàng hoá xuấtkhẩu của Trung Quốc sang thị trường Mỹ thông qua chiến tranh thương mại
và hạn chế mở cửa thị trường Trung Quốc tại Mỹ Mối quan hệ thương mại
Mỹ - Trung hiện đang là vấn đề nóng trong quá trình chuyển giao quyền lựctrong trật tự kinh tế quốc tế
Cuộc xung đột Mỹ - Trung về kinh tế sẽ mang lại ảnh hưởng đáng kểcho các quốc gia khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam Đối với Việt Nam,
Mỹ - Trung là hai bạn hàng lớn nhất trên trường quốc tế , vì vậy những ảnhhưởng của chiến tranh thương mại từ hai nước lớn sẽ tác động ít nhiều đếnViệt Nam Do đó, để tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thươngmại Mỹ - Trung và những tác động của nó đến Việt Nam, chúng tôi đã chọn
đề tài: “Quan hệ thương mại Mỹ - Trung” để làm khoá luận tốt nghiệp
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu mối quan hệ kinh tế Mỹ - Trung trong giai đoạn 2017 –
2021, để tìm hiểu những nguyên nhân làm rõ sự căng thẳng của hai nước,cũng như sự leo thang trong thương mại sau khi tổng thống Donald Trump lênnắm quyền Bên cạnh đó, sự chuyển giao quyền lực của Mỹ trong trật tự kinh
tế quốc tế, sẽ tác động ảnh hưởng lớn tới các nước khu vực, cũng như tới ViệtNam Từ nghiên cứu để nhìn nhận và đánh giá cụ thể, sẽ cho thấy tầm quantrọng trong mối quan hệ hai nước Sau đó, đề xuất các giải pháp và địnhhướng phát triển cho quan hệ Mỹ - Trung ở các giai đoạn tiếp theo
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các công trình nghiên cứu trong nước
Khoá luận của tác giả Nguyễn Minh Kha “Quan hệ Mỹ - Trung trongnhững năm đầu thế kỷ XXI” vào 15/07/2015 đã tập trung phân tích tình hìnhmối quan hệ mang tính toàn cầu của hai nước lớn Trong thập niên đầu củathế kỷ XXI, thế giới đã chứng kiến những thay đổi hết sức lớn lao và nhanh
Trang 10chóng trong môi trường quốc tế và khu vực đã và đang tác động rất mạnh đếnchiến lược, chính sách và quan hệ của các nước trên thế giới, nhất là sự thayđổi trong cán cân quyền lực giữa các nước lớn Trong đó nổi bật là Mỹ vàTrung Quốc là hai nước lớn – một siêu cường đang tại vị và một cường quốcđang lên – hiện có ảnh hưởng chi phối toàn diện đến tình hình an ninh, kinh
tế, chính trị trên thế giới và khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Vào năm 25/7/2020, tác giả Phạm Ngọc Anh, Trần Văn Dũng và cuốn
“Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và an ninh quốc gia trong tình hìnhmới” Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc chính thức nổ ra từ khi Tổngthống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỉ USD đối với hàng hóaTrung Quốc xuất khẩu vào Mỹ để ngăn chặn những gì họ cho là hành vithương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ Ngoài phântích mối quan hệ căng thẳng hai nước, sách còn đề cập đến sự ảnh hưởngmạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòngxoáy đó
Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Tác giả Han Zhang với nghiên cứu: “The Antagonistic Sino-US TradeRelations under The Trump Administration: US’s Inclination Towards Anti-Globalization and the Ongoing Power Transition in International Order” tạmdịch “Mối quan hệ thương mại Trung-Mỹ đối kháng dưới thời Trump Chínhquyền Trump: Khuynh hướng chống toàn cầu hóa của Hoa Kỳ và Quá trìnhchuyển giao quyền lực đang diễn ra theo trật tự quốc tế” vào 15/5/2018.Nghiên cứu tập trung phân tích những nguyên nhân dẫn đến chiến tranhthương mại Mỹ - Trung như: Thành phần thặng dư thương mại của TrungQuốc, Bộ phận chuỗi giá trị toàn cầu, Vị trí đặc biệt của đồng đô la Mỹ…Tác giả cũng nói sâu hơn về quá trình chuyển đổi quyền lực, cũng như sự suygiảm về kinh tế, quân sự trong cuộc chiến thương mại của Mỹ
Trang 11Sách với tựa đề “Goods and Services Exports by US States to ChinaOver the Past Decade” tạm dịch “Hàng hóa và Dịch vụ xuất khẩu của Hoa Kỳsang Trung Quốc trong thập kỷ qua” Là một bản báo cáo về tình hình xuấtkhẩu hàng hoá, dịch vụ của Mỹ Bài viết nêu rõ các số liệu, cũng như phântích mức độ hàng hoá các tiểu bang của Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc.
4 Đối tương và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên khoá luận tập trung phân tích mối quan hệ thương mại
Mỹ - Trung khi tổng thống Donald Trump lên nắm quyền
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian, đề tài chủ yếu nghiên cứu hai chủ thể là Mỹ
-Trung
Phạm vi về thời gian, thời gian đề tài bắt đầu từ 2017 – 2020, đây là giai
đoạn tổng thống Donald Trump lên nắm quyền Khoảng thời gian đã đánh dấu
sự thay đổi quan trọng trong quan hệ của hai nước
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Dựa trên nguồn thông tin thu
thập được từ những tài liệu tham khảo có sẵn để xây dựng nội dung, cơ sở lậpluận cho nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Dựa vào dòng thời gian lịch sử để
nghiên cứu mối quan hệ Mỹ - Trung dưới thời tổng thống Donald Trump, tìmhiểu những nguyên nhân dẫn căng thẳng thương mại giữa hai nước
Phương pháp phân tích: Các yêu tố tác động và sự tác động của nó đến
sự biến đổi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Nghiên cứu tài liệu, các lýluận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để thấy đượcbản chất, đặc điểm của các yếu tố dẫn tới sự biến đổi đối tượng nghiên cứu,
Trang 12phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới từ đầu đến cuối và sâu sắc về đốitượng nghiên cứu.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: Dựa vào các thông tin, dữ liệu thu thập,
phân tích được, từ đó so sánh, đối chiếu các đặc điểm của đối tượng nghiêncứu
6 Bố cục khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của khóa luận được kết cấulàm ba chương:
Chương 1 Bối cảnh quốc tế và khu vực tác động tới quan hệ thương mại
Mỹ - Trung dưới thời tổng thống Donald Trump
Chương 2 Diễn biến quan hệ thương mại Mỹ - Trung dưới thời tổngthống Donald Trump
Chương 3: Một số nhận xét quan hệ thương mại Mỹ - Trung dưới thờitổng thống Donald Trump
Trang 13CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC TÁC ĐỘNG TỚI
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG DONALD TRUMP 1.1 Khái quát quan hệ Mỹ - Trung trước thời Donald Trump
Kể từ khi Trung Quốc và Hoa Kỳ bắt đầu bình thường hóa quan hệ ngoạigiao và thương mại vào năm 1979, Hoa Kỳ đã sản xuất quá mức và giảm tỷsuất lợi nhuận, trong khi Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với tình trạngnghèo đói Tại thời điểm đó, hai nước hài lòng với những lợi ích chung dothương mại mang lại và đạt được thỏa thuận: Hoa Kỳ có thể tận dụng lợi thếcủa chi phí nguyên liệu và lao động thấp hơn, trong khi Trung Quốc có thểhưởng lợi từ đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ (FDI) và các khả năngxuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường Mỹ
Tuy nhiên, hơn 40 năm sau cách tiếp cận này đã đánh giá thấp ý chí củaĐảng Cộng sản Trung Quốc trong việc hạn chế phạm vi cải cách kinh tế vàchính trị ở Trung Quốc Trong hai thập kỷ qua, các cải cách đã chậm lại, bịđình trệ hoặc đảo ngược Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc
và tăng cường hội nhập với thế giới đã không đem lại sự thống nhất với trật tựquốc tế hướng trọng tâm vào công dân, tự do và cởi mở như Hoa Kỳ đã hyvọng Thay vào đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lựa chọn cách lợi dụngtrật tự dựa trên các quy tắc mở và tự do và cố gắng định hình lại hệ thốngquốc tế theo hướng có lợi cho mình Bắc Kinh công khai thừa nhận rằng họtìm cách biến đổi trật tự quốc tế để phù hợp với lợi ích và ý thức hệ của ĐảngCộng sản Trung Quốc Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc mở rộng sử dụngsức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự để buộc các quốc gia dân tộc phải chấpthuận theo ý họ làm tổn hại đến lợi ích sống còn của Mỹ và làm xói mòn chủquyền và nhân phẩm của các quốc gia và cá nhân trên thế giới
Trang 14Để đối phó với thách thức của Bắc Kinh, Chính quyền Hoa Kỳ đã ápdụng cách tiếp cận cạnh tranh với Trung Quốc, dựa trên đánh giá rõ ràng về ý
đồ và hành động của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đánh giá lại nhiều lợi thếchiến lược và hạn chế của Hoa Kỳ, và chấp nhận sự bất hòa song phương ởmức lớn hơn Cách tiếp cận của Hoa Kỳ không phải dựa trên việc định hìnhmột quốc gia cụ thể nào cho Trung Quốc Thay vào đó, mục tiêu của Hoa Kỳ
là bảo vệ các lợi ích quốc gia sống còn của Hoa Kỳ, như đã được nêu rõ trongbốn trụ cột của Chiến lược An ninh Quốc gia 2017 của Hoa Kỳ Hoa Kỳhướng đến: (1) bảo vệ người dân Mỹ, đất nước Mỹ và lối sống Mỹ; (2) thúcđẩy sự thịnh vượng của Mỹ; (3) giữ gìn hòa bình thông qua sức mạnh; và (4)nâng cao ảnh hưởng của Mỹ [22]
1.2 Các nhân tố tác động
1.2.1 Các nhân tố khách quan
Một số rào cản thương mại đã được đưa ra kể từ giữa năm 2018, trong
đó đáng kể nhất là mức thuế cao hơn đối với thương mại song phương giữa
Mỹ và Trung Quốc Sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ này đã làm góp phần giảmtốc độ tăng trưởng toàn cầu, cả về tác động trực tiếp lên dòng chảy thươngmại, chuỗi cung ứng và chi phí nhập khẩu, cũng như tác động gián tiếp rộnghơn đến tâm lý kinh doanh, sự không chắc chắn và đầu tư trên toàn thế giới.Trong hầu hết 50 năm qua, xu hướng chung trên toàn thế giới là tự do hóathương mại Thuế quan đối với hàng hóa đã giảm đều đặn: thuế suất trung bìnhtoàn cầu giảm từ 8½% năm 1994 xuống 2½% năm 2017 [16] Tuy nhiên, kể từgiữa năm 2018, xu hướng đó đã bắt đầu đảo ngược Đặc biệt, thuế quan songphương đối với thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã tăng lên đáng kể
Các rào cản thương mại khiến các công ty trong nước và người tiêu dùngkhó mua hàng từ nước ngoài hơn, do đó làm giảm dòng chảy thương mại Cácrào cản này thường dưới dạng thuế quan, với một tỷ giá hối đoái nhất định giá
Trang 15hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng so với hàng hóa sản xuất trong nước Các biệnpháp phi thuế quan, bao gồm thay đổi hạn ngạch nhập khẩu hoặc tiêu chuẩnquản lý, cũng có thể tạo ra các rào cản thương mại.
Thuế quan khiến giá hàng hóa nhập khẩu tăng, sẽ làm giảm thu nhậpthực tế, từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng nhu cầu trong nước Nếu các rào cảnthương mại dẫn đến sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, thì một số hoạt độngsản xuất trong nước sử dụng nhập khẩu làm đầu vào cũng có thể bị hạn chế
Sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là một nhà xuất khẩu lớn trong
hệ thống thương mại toàn cầu là điều hiển nhiên vào đầu những năm 2000,nhưng câu chuyện đã bắt đầu sớm hơn
Trong vòng chưa đầy ba năm, Trung Quốc đã trở thành một cường quốckinh tế lớn với giao thương thịnh vượng Năm 1979, Trung Quốc bắt đầu thựchiện cải cách kinh tế và thực hiện chính sách mở cửa Sự phát triển này đãmang lại hai thay đổi lớn cho Trung Quốc: Tăng trưởng và phát triển kinh tếtrong nước nhanh chóng và sự hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế trongnước và nền kinh tế toàn cầu
Chính sách mở của Trung Quốc phần lớn tương tự như việc chuyển đổi
từ tự do sang thương mại tự do Lý thuyết thương mại tiêu chuẩn dự đoánrằng tăng trưởng kinh tế và mở rộng thương mại của Trung Quốc đã mang lại
cơ hội và thách thức cho phần còn lại của thế giới Về cơ hội, một mặt do tốc
độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớnthứ hai thế giới, thị trường rộng lớn đã tạo ra nhu cầu nhập khẩu mạnh đối vớinguyên liệu, vật liệu thô, xây dựng và sản xuất vật liệu thô và các sản phẩmtrung gian cơ sở hạ tầng Trung Quốc cũng trở thành một trong những địađiểm hấp dẫn nhất đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài
Sau mười năm gia nhập WTO, tỷ trọng trong thương mại thế giới củaTrung Quốc đã tăng từ 4,3% lên 10,4%, trở thành nước xuất khẩu lớn nhất và
Trang 16nước nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới [10] Tuy nhiên việc Trung Quốc gianhập WTO đã khiến các nhà nghiên cứu cho rằng điều đó ảnh hướng lớn đến
Mỹ
WTO đang dần suy yếu trong thương mại toàn cầu, do nền kinh tế thếgiới đang dần thay đổi, và các thành viên đã không thể đạt được thỏa thuận vềcác quy tắc mới kể từ năm 1999 Các nước lớn và các nước khác đã đạt đượccác thỏa thuận thương mại để thiết lập một hệ thống cùng có lợi
Các cuộc đàm phán về một chương trình nghị sự phát triển toàn diện đãđược thành lập do những bất đồng về trợ cấp nông nghiệp và quyền sở hữu trítuệ, trong khi các thành viên ngày càng chuyển sang các hiệp định thương mại
tự do song phương và khu vực riêng biệt để thúc đẩy lợi ích thương mại của
họ [23]
Một số nhà kinh tế cho rằng bằng cách thúc đẩy nhập khẩu và khuyếnkhích các công ty chuyển hoạt động ra nước ngoài, việc cắt giảm thuế quan
do WTO dẫn đầu làm tổn hại đến việc làm và tiền lương của Hoa Kỳ Robert
E Scott và Will Kimball của Viện Chính sách Kinh tế đã ước tính vào năm
2014 rằng việc Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001 dẫn đến việc Mỹ mất
đi hơn ba triệu việc làm, do các công ty Mỹ buộc phải cạnh tranh với hàngnhập khẩu rẻ hơn nhiều của Trung Quốc Các ước tính khác cho thấy tổn thấtnhỏ hơn nhưng vẫn đáng kể khoảng hai triệu việc làm, mặc dù một số chuyêngia cho rằng những thay đổi công nghệ của Trung Quốc không phải là nguyênnhân gây ra những tổn thất đó Những người ủng hộ thương mại bao gồm nhàkinh tế học Douglas Irwin của Đại học Dartmouth nói rằng gia tăng thươngmại với Trung Quốc mang lại lợi ích cho nền kinh tế Mỹ bằng cách hạ giá,tăng năng suất và mở rộng xuất khẩu Một số nhà phân tích cho rằng phần lớnlợi ích của người tiêu dùng đi kèm với việc gia nhập của Trung Quốc thuộc vềngười Mỹ nghèo và trung lưu [23]
Trang 17Nông dân và các nhóm lao động cáo buộc WTO tập trung quá hẹp vàolợi ích doanh nghiệp, các nhà bảo vệ môi trường lo lắng về việc bãi bỏ quyđịnh và các nhà hoạch định chính sách Mỹ cáo buộc rằng tổ chức này đãkhông xử lý được các hành vi lạm dụng của Trung Quốc Các mối quan tâmchính bao gồm: sở hữu trí tuệ, chủ quyền và quy chế, cạnh tranh nhập khẩu.[23]
1.2.2 Các nhân tố chủ quan
Mỹ đang dần tiến tới việc xem xét các chiến lược dài hạn, Mỹ đã đặt ranhững mục tiêu cụ thể hơn cho Trung Quốc Các mục tiêu này chịu ảnhhưởng của các nhóm lợi ích khác nhau, dẫn đến việc hình thành ba mục tiêulớn trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc Các mục tiêu như vậy đượcđặt ra nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhóm lợi ích khác nhau và để đạt đượcmục tiêu cuối cùng là củng cố vị thế chính trị của Mỹ trên trường quốc tế
Thứ nhất, làm giảm tối đa thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung
Quốc Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 06/3/2019 cho thấy thâm hụt thươngmại và hàng hóa dịch vụ của Mỹ và Trung Quốc trong năm 2018 là 419,2 tỉUSD, tăng 44 tỉ USD, tương đương tăng 11,2%, so với năm 2017 Thông quatrang Twitter, Tổng thống Donald Trump yêu cầu phía Trung Quốc giảm 100
tỉ USD nhập siêu Đây là con số lớn và yêu cầu được đẩy đến mức cao nhất.[1,tr.44]
Thứ hai, yêu cầu Trung Quốc mở cửa thị trường hơn nữa, cải thiện điều
kiện để các doanh nghiệp Mỹ tiếp cận sâu hơn thị trường Trung Quốc Cácdoanh nghiệp Mỹ thường cho rằng hiện nay thị trường Trung Quốc ngày càng
“bó hẹp”, “không mở cửa”, thiên vị các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốctrong việc mua sắm trên thị trường Các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó
có doanh nghiệp Mỹ không thể giành được đơn đặt hàng Với việc lấy danhnghĩa an ninh quốc phòng, an ninh thông tin Trung Quốc đã hạn chế trong
Trang 18việc tiếp cận thị trường của doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt là trong các ngànhcông nghệ thôngtin và dịch vụ liên quan, [1,tr.45]
Thứ ba, Mỹ yêu cầu Trung Quốc thay đổi chính sách trợ cấp cho các
ngành nghề mới nổi hiện nay, thậm chí buộc Trung Quốc từ bỏ kế hoạchMC25, từ bỏ các biện pháp cưỡng chế bất hợp lý các doanh nghiệp nướcngoài chuyển giao công nghệ [1,tr.46]
Mỹ đã thâm hụt lượng lớn thương mại với Trung Quốc Sự gia tăng thâmhụt thương mại hàng năm của Mỹ với Trung Quốc đã tăng hơn 150 tỷ USD
kể từ đầu cuộc đại suy thoái, là một lý do quan trọng khiến việc làm trong lĩnhvực sản xuất chưa phục hồi hoàn toàn cùng với phần còn lại của nền kinh tế
Và thâm hụt thương mại ngày càng tăng với Trung Quốc không chỉ là hiệntượng hậu suy thoái ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất: Nó đã khiến Mỹ mấthàng triệu việc làm trong toàn nền kinh tế kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổchức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001 [17]
Xét về tổng kim ngạch thương mại, nhìn chung Trung Quốc vẫn xuấtsiêu, nhưng chủ yếu là phản ánh trong phân khúc thương mại hàng hóa, trongkhi thâm hụt thương mại được ghi nhận trong dịch vụ buôn bán Theo số liệu
do Mỹ công bố , năm 2017, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là337,2 tỷ đô la Mỹ, chiếm 59,3% thâm hụt của Hoa Kỳ Trong đó, hàng hóa
Mỹ nhập siêu với Trung Quốc là 375,7 tỷ USD Đô la Mỹ, chiếm 46,3% thâmhụt thương mại của Hoa Kỳ, nhiều hơn tổng thâm hụt của chín nền kinh tế sau(42,3%); thặng dư thương mại dịch vụ của Hoa Kỳ là 38,5 tỷ đô la Mỹ, tăng1,2% so với năm trước, chiếm tỷ trọng 15,9% thặng dư thương mại dịch vụcủa Hoa Kỳ với thứ hạng đầu tiên Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa dữliệu thương mại của Trung Quốc và dữ liệu của Mỹ Theo số liệu của TrungQuốc, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ trong năm 2017 là 275,8
Trang 19tỷ Đô la Mỹ, chiếm 65,3% thặng dư thương mại hàng hóa của Trung Quốc, íthơn gần 100 tỷ vào dữ liệu của Hoa Kỳ [6, tr.18]
Lý do trực tiếp cho cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ
là thặng dư thương mại mà Trung Quốc đạt được giữa Hoa Kỳ Chính quyềnTrump đã cố gắng mở cửa hơn nữa thị trường của Trung Quốc và giảm xuấtkhẩu của Trung Quốc thông qua chiến tranh thương mại Tuy nhiên, những lý
do sâu xa dẫn đến sự mất cân bằng thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳkhông chỉ là một vấn đề đơn giản về chính sách thương mại Chiến tranhthương mại có thể không giải quyết được các vấn đề nội tại gây mất cân bằngthương mại: Sự khác biệt giữa Trung-Mỹ cơ cấu kinh tế và vị trí của các bộphận của cả hai nước trong chuỗi giá trị toàn cầu, đô la Mỹ với tư cách là tiền
tệ dự trữ quốc tế, đặc quyền của đô la Mỹ, tỷ lệ tiết kiệm thấp và tiêu dùngcao của nền kinh tế Hoa Kỳ, hạn chế nặng nề đối với xuất khẩu hàng hóacông nghệ cao đến Trung Quốc và đầu tư lớn vào Trung Quốc từ Mỹ cáccông ty đa quốc gia [6, tr.18]
Sự khác biệt về chi phí lao động và cơ cấu kinh tế giữa Trung Quốc và
Mỹ sẽ tất yếu dẫn đến xuất siêu Năm 2017, GDP bình quân đầu người củaTrung Quốc là 8.800, trong khi chỉ số tương tự đối với Hoa Kỳ là 59.000 đô
la Mỹ Sự chênh lệch khổng lồ này về chi phí lao động có nghĩa là TrungQuốc có lợi thế so sánh ở phân khúc sản xuất hàng cấp thấp, và Hoa Kỳ có lợithế so sánh về hàng cao cấp các ngành sản xuất và dịch vụ tiên tiến Tuynhiên, trong khi Trung Quốc sản xuất các sản phẩm cấp thấp sang Hoa Kỳ thìHoa Kỳ đã chặn xuất khẩu các sản phẩm cấp cao công nghệ sang Trung Quốc.[8]
Cơ cấu 3 ngành công nghiệp lớn của Trung Quốc năm 2017 là 7.9%,40.5% và 51.6% tương ứng Cơ cấu ngành này dẫn đến sản xuất nhiều và tiêuthụ thấp của nền kinh tế Trung Quốc, tỷ trọng của các ngành sản xuất hàng
Trang 20tiêu dùng đặc biệt dưới mức trung bình toàn cầu, đã chuyển sản xuất quá mứcsang Hoa Kỳ Của Mỹ nông nghiệp chiếm 1% tổng GDP, chế tạo chiếm11.7% tổng GDP và công nghiệp dịch vụ chiếm khoảng 80% tổng GDP Docông nghiệp cơ cấu của Hoa Kỳ, sản xuất trong nước của Hoa Kỳ không thểđáp ứng nhu cầu trong nước và yêu cầu nhập khẩu một lượng lớn [7]
Theo các số liệu phân tích của bài nghiên cứu, cho thấy xuất khẩu củaTrung Quốc sang các nước thứ ba đã tăng lên, nhưng xuất khẩu ròng vẫngiảm đáng kể Hoa Kỳ đã không tăng xuất khẩu của mình sang khu vực thứ
ba (Phần còn lại của Thế giới, ROW) trong các trường hợp khác nhau Bốnyếu tố đóng một vai trò trong các tình huống khác nhau, gồm:
Trước hết, việc Hoa Kỳ tăng thuế thép và nhôm đối với các đối tác
thương mại khác nhau đã khiến các đối tác thương mại này đáp trả bằng hìnhthức tăng thuế nhập khẩu, khiến việc xuất khẩu sang khu vực thứ ba của Hoa
Kỳ trở nên đắt đỏ hơn [5, tr.10]
Thứ hai, việc tăng cường bảo hộ hàng nhập khẩu của Trung Quốc khiến
các công ty Mỹ trở nên hấp dẫn đối với doanh số bán hàng trong nước, do đólàm giảm sức hấp dẫn của họ đối với hàng xuất khẩu [5, tr.10]
Thứ ba, trong giai đoạn đầu, do các cam kết mua sắm của Trung Quốc và
sự gia tăng nhập khẩu của Hoa Kỳ, xuất khẩu sang Trung Quốc thực sự tănglên Điều này đã khiến xuất khẩu sang các nước thứ ba giảm [5, tr.10]
Thứ tư, trong bối cảnh các chính sách thương mại không chắc chắn, chi
phí đầu tư cố định tăng lên cho hàng xuất khẩu giữa Hoa Kỳ và tất cả các đốitác kinh doanh đang làm giảm thương mại [5, tr.10]
Xuất khẩu của nước thứ ba sang Trung Quốc thậm chí còn giảm nhiềuhơn vì hiệu ứng chuyển hướng thương mại cổ điển đã biến mất Trong trườnghợp này, Trung Quốc thực sự nhập khẩu nhiều hơn từ Hoa Kỳ thay vì ít hơn,
do đó chuyển hướng nhập khẩu từ các nước thứ ba Mặc dù điều này không
Trang 21tốt cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc, nhưng nó ảnh hưởng rất ít đến tổngkim ngạch xuất khẩu của 4 khu vực [5, tr.10]
Những lo ngại của Mỹ càng gia tăng về sản xuất tại Trung Quốc, khingành công nghệ nước này ngày một phát triển vượt bật Đặc biệt sau khitổng thống Trump nhậm chức, đã nhắm mục tiêu vào ngành công nghệ TrungQuốc hơn cả những lo ngại về an ninh và các thoả thuận về thương mại.Trong nhiều năm, Trung Quốc bị cáo buộc đánh cắp sở hữu trí tuệ và ép buộccác doanh nghiệp Mỹ chuyển giao công nghệ Vào năm 2012, Huawei vàZTE đã tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ không mạo hiểm tham gia vào an ninhquốc gia hoặc gián điệp kinh tế Mặc dù vậy, chỉ vì lo ngại thiên vị liên quanđến mối quan hệ giữa người sáng lập Huawei và chính phủ Trung Quốc, cảHuawei và ZTE đều phải đối mặt với sự trừng phạt của quốc hội vì bị cáobuộc ăn cắp bí mật thương mại từ các công ty Mỹ và đặt ra các mối đe dọa anninh đối với cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ [19]
Khi cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ leo thang, Hoa Kỳ đã áp đặt cáclệnh cấm xuất khẩu và các khoản tiền phạt khổng lồ đối với ZTE từ năm 2010đến năm 2016 để đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ ngăn cản ZTE bán sảnphẩm cho Iran và Triều Tiên Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Rosstuyên bố rằng Bộ Thương mại sẽ "duy trì cảnh giác" và theo dõi các hànhđộng của ZTE Sau khi Hoa Kỳ đưa Huawei vào danh sách đen, căng thẳngtiếp tục leo thang và mọi người đương nhiên lo lắng rằng bóng ma của Chiếntranh Lạnh đang trở thành hiện thực Chính quyền Trump đã và đang đẩynhanh nỗ lực cắt đứt quan hệ với Huawei trong việc xây dựng mạng 5G Mốiquan hệ Trung - Mỹ hiện đã vượt ra ngoài cạnh tranh kinh tế, ngày càng baotrùm các vấn đề chính trị và an ninh khi nó tiến tới xung đột toàn diện tiềm
ẩn [19]
Trang 22Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra "Made in China 2025", một chính sáchcông nghiệp do nhà nước lãnh đạo nhằm đưa Trung Quốc trở thành thế lựchàng đầu trong ngành sản xuất công nghệ cao toàn cầu Kế hoạch này nhằmmục đích sử dụng trợ cấp của chính phủ, huy động các doanh nghiệp nhànước và thực hiện mua lại tài sản trí tuệ để bắt kịp - và sau đó vượt qua - sứcmạnh công nghệ của phương Tây tại các thị trường mới nổi Các ngành côngnghiệp tiên tiến [16]
Vào ngày 1/04/2018, Trung Quốc thông báo rằng họ đã trả đũa hànhđộng của Mỹ bằng cách tăng thuế quan (từ 15% lên 25%) đối với các sảnphẩm khác nhau của Mỹ, tổng trị giá 3 tỷ USD trong năm 2017 [12]
Vào ngày 22 tháng 3, Tổng thống Trump tuyên bố rằng hành động sẽđược thực hiện chống lại Trung Quốc theo Mục 301 về các chính sách IPRcủa nước này được coi là có hại cho các bên liên quan của Hoa Kỳ Ngoài ra,ông tuyên bố rằng ông sẽ tìm kiếm các cam kết từ Trung Quốc để giảm sựmất cân bằng thương mại song phương và đạt được “có đi có lại” về các mứcthuế quan Vào ngày 15 tháng 6, đại diện thương mại Hoa Kỳ đã công bố kếhoạch hai giai đoạn nhằm áp đặt mức thuế 25% theo giá trị đối với hàng hóanhập khẩu trị giá 50 tỷ USD của Trung Quốc Trong giai đoạn đầu, thuế quancủa Hoa Kỳ sẽ được tăng lên đối với các sản phẩm trị giá 34 tỷ USD củaTrung Quốc và có hiệu lực vào ngày 6 tháng 7 Đối với giai đoạn thứ hai,USTR đề xuất tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá 16 tỷ USD củaTrung Quốc, chủ yếu nhắm vào các chính sách công nghiệp của Trung Quốc.Trung Quốc đã công bố danh sách hai giai đoạn về các biện pháp trả đũa cómức độ tương đương Tổng thống Trump sau đó đã đe dọa áp dụng mức thuếđịnh giá 10% đối với các sản phẩm khác của Trung Quốc trị giá 400 tỷ USD.Vào ngày 6 tháng 7, Chính quyền Trump đã thực hiện đợt tăng thuế quan đầutiên và Trung Quốc đã trả đũa bằng hiện vật Những hành động đáp trả qua
Trang 23này đe dọa làm giảm mạnh quan hệ thương mại Mỹ - Trung, phá vỡ chuỗicung ứng toàn cầu, tăng giá nhập khẩu cho người tiêu dùng Mỹ và các nhànhập khẩu đầu vào của Trung Quốc, đồng thời làm giảm tốc độ tăng trưởngkinh tế ở Mỹ và nước ngoài [22]
Tổng thống Donald Trump đã công bố lệnh cấm các sản phẩm của TrungQuốc tại thị trường Mỹ như bông và cà chua từ khu vực Tân Cương Trong
đó, với cáo buộc ép bức nhân công từ những người Hồi giáo Duy Ngô bị giamgiữ Các lệnh cấm này áp dụng đối với hàng hoá: sợi thô, quần áo và hàng dệtlàm từ bông trồng ở Tân Cương, cũng như cà chua đóng hộp, nước sốt, hạt vàcác sản phẩm cà chua khác từ khu vực, ngay cả khi được chế biến hoặc sảnxuất ở các nước thứ ba Cơ quan trực thuộc bộ An ninh nội địa ước tínhkhoảng 9 tỷ USD sản phẩm bông và 10 triệu USD sản phẩm cà chua đã đượcnhập khẩu từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ trong năm qua [22]
Lệnh cấm nhập khẩu trên toàn khu vực diễn ra sau một động thái chặnnhập khẩu bông từ nhà sản xuất lớn nhất Trung Quốc, Quân đoàn Sản xuất vàXây dựng Tân Cương có liên kết với quân đội Cả hai điều này sẽ có tác độnglớn đến sản xuất bông ở Tân Cương, nơi sản xuất tới 20% nguồn cung hànghóa của thế giới [22]
Các nhà quản lý Trung Quốc đã thẳng tay đàn áp các công ty công nghệtrong nỗ lực hạn chế ảnh hưởng của họ và giải quyết khiếu nại của một sốcông ty về việc lạm dụng dữ liệu và áp dụng các chiến thuật khác làm suy yếulợi ích của người tiêu dùng Trong đó các công ty như: HONG KONG -Yahoo Inc, nền tảng mạng chuyên nghiệp LinkedIn của Microsoft, EpicGames… đang dần rút khỏi thị trường Trung Quốc [13]
"Luật Bảo vệ Thông tin Cá nhân" có hiệu lực vào ngày 1 tháng 11 giớihạn số lượng thông tin mà các công ty có thể thu thập và đặt ra các tiêu chuẩn
về cách nó phải được lưu trữ Các công ty phải được sự đồng ý của người
Trang 24dùng để thu thập, sử dụng hoặc chia sẻ dữ liệu và cung cấp cho người dùngcách chọn không chia sẻ dữ liệu Luật mới làm tăng chi phí tuân thủ và gâythêm sự không chắc chắn cho các công ty phương Tây hoạt động tại TrungQuốc Các công ty bị phát hiện vi phạm quy định có thể bị phạt tới 50 triệunhân dân tệ (7,8 triệu USD) hoặc 5% doanh thu hàng năm của họ [13]
Để giải quyết tình trạng này, chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực hết sức
để làm chậm lại sự di cư của các nhà sản xuất nước ngoài nhằm giảm thiểutác động của nó đối với sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc sau Covid-19,vốn đang bị bao vây bởi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng , đặc biệt là ở những sinhviên mới ra trường và nhu cầu trong nước giảm Vào tháng 12 năm 2020,Asia Times tiết lộ rằng cuộc di cư mới nổi khỏi Trung Quốc, trong đó hơn1.700 công ty và nhà sản xuất có vốn đầu tư Nhật Bản đã thu hút cổ phầntrong năm nay đã khiến các quan chức Đảng Cộng sản phụ trách các thànhphố có nhiều tổ chức lớn như vậy lo lắng Thông tin được trích dẫn các báocáo tiết lộ rằng "các quan chức ở Quảng Đông, Giang Tô và Chiết Giang đãcầu xin các doanh nghiệp từ láng giềng châu Á khi đó là nguồn đầu tư trựctiếp nước ngoài lớn thứ ba của Trung Quốc, không rút ra ngoài hàng loạt [25]Trung Quốc đã thực hiện trong một loạt các hành động “đáp trả” lại Mỹtrong thương mại Cụ thể, ngày 10/5/2019 Mỹ tăng thuế từ 10% lên 25% vào
200 tỉ USD mặt hàng Trung Quốc, thì Trung Quốc ngay lập tức có phản ứngđáp trả tăng thuế đồng loạt vào 60 tỉ USD hàng hóa Mỹ, đồng thời, soạn thảo
và bổ sung “Sách trắng” cáo buộc Mỹ [1,tr.55]
Bên cạnh biện pháp thương mại, Trung Quốc áp dụng nhiều biện phápphi thương mại để đáp trả Mỹ như:
Thứ nhất: Chính phủ Trung Quốc đang yêu cầu cơ quan hải quan tăng
cường các thủ tục kiểm tra hải quan nhằm trì hoãn việc thông quan hàng hóa,
từ đó làm tăng chi phí hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài
Trang 25Thứ hai: Tạo cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh của Mỹ tại Trung Quốc.
Các nhà phân tích tại công ty bảo hiểm tín dụng Euler Hermes dự đoán rằngTrung Quốc sẽ tìm cách ký thêm các hiệp định thương mại tự do và quan hệđối tác chiến lược với các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN
Thứ ba: Kiện Mỹ lên WTO Ngay sau khi Hoa Kỳ áp thuế 25% đối với
sản phẩm thép và 10% đối với sản phẩm nhôm nhập khẩu vào ngày23/03/2018, Trung Quốc đã đệ đơn kiện Hoa Kỳ lên WTO, cáo buộc Hoa Kỳ
áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại dưới chiêu bài an ninh quốc gia, viphạm nguyên tắc không phân biệt đối xử và cam kết giảm thuế theo quy địnhcủa WTO Ngày 5/04/2018, khi Tổng thống D Trump tuyên bố sẽ xem xét ápthuế nhập khẩu bổ sung đối với 100 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ TrungQuốc, thì Trung Quốc cũng đã đệ đơn kiện Hoa Kỳ lên WTO Ngày14/8/2018, Trung Quốc đã đệ đơn kiện Hoa Kỳ lên WTO về việc Hoa Kỳ ápthuế đối với pin mặt trời, làm ảnh hưởng đến lợi ích thương mại của TrungQuốc
Trang 26CHƯƠNG 2 DIỄN BIẾN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG DONALD TRUMP 2.1 Quan hệ thương mại Mỹ - Trung
2.1.1 Xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc
Trong giai đoạn 2000 - 2017, tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu từ Mỹ sangTrung Quốc trên tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia này tăng từ 2,1% lên8,4% Cụ thể 5 mặt hàng chủ lực của Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc năm
2017 bao gồm: 1) Sản phẩm ngành hàng không (đa phần là máy bay dân dụng
và phụ kiện); 2) Các loại hạt và dầu ăn (đa phần là đậu nành); 3) Ôtô, mô tô;4) Chất bán dẫn và linh kiện điện tử; 5) Năng lượng [1,tr.84]
Năm 2017, mặt hàng xuất khẩu hàng đầu sang Trung Quốc là máy baydân dụng, với khoảng 16,26 tỷ USD, tiếp theo là đậu nành, với khoảng 12,25
tỷ USD Xuất khẩu cao thứ ba là xe có động cơ, với 10,3 tỷ đô la, và thứ tư là
vi mạch tích hợp điện tử, với khoảng 5,29 tỷ đô la [18]
Năm 2018, Hoa Kỳ và Trung Quốc đều là đối tác thỏa thuận lớn nhất vớinhau Thương mại hàng hóa và Dịch vụ của Hoa Kỳ đến Trung Quốc khoảng737,1 tỷ USD trong năm 2018 Cụ thể, tính đến năm 2018, Trung Quốc vẫn lànhà xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của đất nước Hoa Kỳ trị giá 539,5 tỷ USD,tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái (34 tỷ USD) So với năm 2003, năm
2017 tăng 59,7% ngược lại, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ haiĐứng thứ ba tại Hoa Kỳ vào năm 2018 Hàng hóa xuất khẩu của Hoa Kỳ Năm
2018, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 120,3 tỷ USD, giảm 7,4% (9,6% Tỷ đô
la Mỹ) So với năm 2017, tăng 72,6% so với cùng kỳ năm trước 2008 Đặcbiệt trong lĩnh vực nông nghiệp, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Mỹsang Trung Quốc đạt 9,3 tỷ đô la Mỹ trong năm đó Năm 2018, đây là thịtrường xuất khẩu nông sản lớn thứ 4 của Việt Nam Châu Mỹ Các mặt hàngxuất khẩu chính trong nước bao gồm: Đậu tương (3,1 tỷ đô la Mỹ), bông (924
Trang 27triệu đô la Mỹ), sản phẩm da Hepi (607 triệu USD), thịt lợn và các sản phẩm
từ thịt lợn (571 triệu USD) và ngũ cốc thô (530 triệu USD) [1,tr.32]
Năm 2019, Hoa Kỳ đã xuất khẩu gần 105 tỷ đô la Mỹ hàng hóa sangTrung Quốc Năm 2018, con số này đã tăng 18%, đạt 123 tỷ đô la Mỹ, mứccao thứ hai trong một thập kỷ Hạt và ngũ cốc có dầu, dầu mỏ, chất bán dẫn
và các thành phần của chúng đều là động lực chính của tăng trưởng [8, tr.4]Tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ sang Trung Quốc đã chậm lại trong vàinăm Năm 2019, năm dữ liệu đầy đủ gần đây nhất, xuất khẩu dịch vụ giảmnhẹ xuống chỉ còn hơn 54 tỷ USD Sự sụt giảm trong xuất khẩu các quy trìnhcông nghiệp và số lượng khách du lịch Trung Quốc đến Hoa Kỳ để kinhdoanh, giải trí và giáo dục ngày càng giảm đã góp phần thúc đẩy sự suy giảmnày Điều đó cho thấy, xuất khẩu dịch vụ sang Trung Quốc đã tăng hơn gấpđôi trong thập kỷ qua [8, tr.10]
Trung Quốc không phải là thị trường xuất khẩu dịch vụ duy nhất giảmtrong năm 2019 Nhìn chung, xuất khẩu dịch vụ của Mỹ ra thế giới tăng 1%trong năm 2019, so với khoảng 5% trong năm 2018 Xuất khẩu dịch vụ sangVương quốc Anh và Canada, hai khách hàng mua dịch vụ hàng đầu của Mỹ,cũng giảm với biên độ tương tự như của Trung Quốc [4, tr.11]
Trung Quốc rơi từ thị trường xuất khẩu dịch vụ lớn thứ ba xuống thứ tưcủa Hoa Kỳ, chủ yếu là do tăng trưởng gần 12% trong xuất khẩu sang Ireland,chiếm vị trí thứ ba Trong số 10 thị trường xuất khẩu dịch vụ hàng đầu củaHoa Kỳ vào năm 2019, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng trung bình hàngnăm cao nhất trong thập kỷ qua: 11,6% Để so sánh, hai thị trường hàng đầu
là Vương quốc Anh và Canada tăng trưởng trung bình dưới 4% trong 10 nămqua [4, tr.11]
Vào năm 2020, Mỹ và Trung Quốc đã ký kết và thực hiện thoả thuậnthương mại giai đoạn một và ngừng leo thang thuế quan lần đầu tiên sau hai
Trang 28năm Xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc đã phục hồi tốt trong năm 2019,mặc dù số liệu xuất khẩu dịch vụ bị tụt hậu trong một năm, đã giảm lần đầutiên kể từ năm 2003 Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch
vụ sang Trung Quốc vẫn hỗ trợ gần một triệu việc làm tại Hoa Kỳ
Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Trung Quốc năm ngoái rõràng đã vượt quá tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang các nước còn lại trên thếgiới Năm 2020, xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ tăng 18%, trong khi xuất khẩusang các nước còn lại trên thế giới sẽ giảm 15% Chênh lệch xuất khẩu là kếtquả của việc Trung Quốc sớm phục hồi sau suy thoái kinh tế do dịch bệnh gây
ra [4, tr.5]
Trong số 35 bang của Mỹ đã xuất khẩu nhiều hơn sang Trung Quốc vàonăm 2020 so với năm trước, chín bang chứng kiến kim ngạch xuất khẩu tănghơn 1 tỷ USD và 19 bang khác chứng kiến xuất khẩu hàng hóa tăng hơn 100triệu USD Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng hóa hàng đầu của bốntiểu bang — Alaska, Alabama, South Dakota và Oregon — vào năm 2020,tăng so với chỉ hai vào năm 2019 Trung Quốc cũng nằm trong số năm thịtrường hàng đầu của 45 tiểu bang Điều đó cho thấy, xuất khẩu hàng hóa củamột số bang sang Trung Quốc đã giảm trong năm 2020, và trong một sốtrường hợp, mức giảm là đáng kể Việc một quốc gia tăng hay giảm xuất khẩuhàng hóa của mình sang Trung Quốc phần lớn phụ thuộc vào việc các ngànhcông nghiệp hàng đầu của quốc gia đó có phù hợp với các danh mục loại trừthuế quan của Trung Quốc và các cam kết mua hàng Giai đoạn một haykhông [4, tr.8]
Nhìn vào biểu đồ hàng hoá của Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc từ năm2011-2020 có thể thấy mức tăng trưởng qua từng giai đoạn của Mỹ Năm
2019, Hoa Kỳ chỉ xuất khẩu dưới 105 tỷ USD hàng hóa sang Trung Quốc.Năm 2020, con số này đã tăng lên 123 tỷ USD, cao thứ hai trong một thập kỷ
Trang 29Bảng 1.1: Biểu đồ hàng hoá Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc
từ năm 2011-2020
Nguồn: 2021 State Export Report Goods and Services Exports by US
States to China Over the Past Decade
2.1.2 Nhập khẩu từ Trung Quốc
Các sản phẩm giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc mang lại lợi ích cho cáccông ty và hộ gia đình Mỹ Năm 2019, Hoa Kỳ nhập khẩu 452 tỷ đô la Mỹhàng hóa từ Trung Quốc, chiếm 18% tổng kim ngạch nhập khẩu Mối quantâm ngày càng tăng và cung cấp lại hàng hóa sản xuất này cho Hoa Kỳ sẽ dẫnđến sự gia tăng đáng kể trong giá tiêu dùng của Hoa Kỳ về tác động của cácsản phẩm sản xuất nhập khẩu từ Trung Quốc đối với công việc sản xuất của
Mỹ trong các lĩnh vực cạnh tranh này Tuy nhiên, Trung Quốc có lợi thế sosánh trong việc sản xuất các sản phẩm chế tạo với chi phí thấp Trên thực tế,các nghiên cứu kinh tế lượng đã phát hiện ra rằng do nhập khẩu từ TrungQuốc, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ thấp hơn khoảng 2% so với giai đoạn
Trang 302000-2007 Điều này không chỉ do hàng tiêu dùng nhập khẩu trực tiếp mà cácsản phẩm trung gian cũng phải nhập khẩu từ Trung Quốc, làm giảm giá thànhsản xuất trong nước [3, tr.9]
Trong khi tác động của hàng nhập khẩu Trung Quốc đối với công việcsản xuất của Hoa Kỳ cũng đã rất dễ nhìn thấy nhờ sự tập trung địa lý của họ ởHoa Kỳ, 4 lợi ích tổng thể đối với Hoa Kỳ thu nhập thực tế từ thương mại vớiTrung Quốc đã nhiều hơn những khoản lỗ này Nghiên cứu cho thấy tác độngcủa việc hạ giá và tăng việc làm trong các lĩnh vực lợi ích từ đầu vào rẻ hơn
từ Trung Quốc lớn hơn tác động của việc giảm việc làm trong các lĩnh vựcsản xuất cạnh tranh với hàng nhập khẩu của Trung Quốc [4, tr.10]
Hơn nữa, nghiên cứu chỉ ra rằng việc tăng cường tự động hóa là mộtđộng lực lớn hơn nhiều của việc giảm việc làm trong lĩnh vực sản xuất so vớitác động của thương mại với Trung Quốc.Tự động hóa sẽ tiếp tục làm giảmnhu cầu đối với sản xuất có kỹ năng thấp công ăn việc làm trong những nămtới, và Oxford Economics ước tính càng nhiều càng hai mươi triệu công việcsản xuất bổ sung trên toàn thế giới có thể bị thay thế dorobot hóa vào năm
2030 Hạn chế thương mại sẽ không giúp đảo ngược xu hướng này, chủnghĩa bảo hộ đã thực sự gây tổn hại cho Hoa Kỳ khu vực sản xuất
Trung Quốc là nhà cung cấp nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Hoa Kỳvào năm 2020 Nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ từ Trung Quốc đạt tổng cộng434,7 tỷ đô la vào năm 2020, giảm 3,6 phần trăm (16,0 tỷ đô la) so với năm
2019, nhưng tăng 19 phần trăm so với năm 2010 Nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng
325 phần trăm so với năm 2001 (trước khi gia nhập WTO) Nhập khẩu củaHoa Kỳ từ Trung Quốc chiếm 18,6% tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ vào năm
2020 [21]
Các danh mục nhập khẩu hàng đầu vào năm 2020 là: máy móc điện (111
tỷ USD), máy móc (97 tỷ USD), đồ chơi và thiết bị thể thao (26 tỷ USD), đồ