Mặc dù Việt Nam tuy không phải là đối tác hàng đầu của Mỹ - Trung, nhưng lại chiếm vị trí chiến lượng rất quan trọng của hai nước tại Đông Nam Á. Tại Đơng Nam Á, thì Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm, là cầu nối giữa Đơng Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Trên hết, đối với Việt Nam cả hai quốc gia Mỹ - Trung đều là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Do đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng sẽ tác động đến tình hình kinh tế Việt Nam.
Việt Nam có thể hưởng lợi từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc thông qua kênh xuất - nhập khẩu và đầu tư nước ngoài.
Thứ nhất, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tạo cơ hội giúp Việt Nam
gia tăng quá trình chuyển dịch cơ cấu thị trường, có thêm động lực để đa dạng kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Tháng 5/2018, Mỹ đã áp thuế đối với thép Việt Nam vì cho rằng Trung Quốc đang sử dụng Việt Nam để tránh các biện pháp chống bán phá giá do Mỹ áp đặt đối với thép
Trung Quốc. Có thể thấy, đây chính là một trong những điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam giữa cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Đồng thời đây là cơ hội thúc đẩy Việt Nam thêm quyết tâm đa dạng hóa rủi ro và theo đuổi các hiệp định thương mại với nhiều đối tác khác nhau, cho phép Việt Nam giảm ảnh hưởng của Trung Quốc mà không phải hạn chế đầu tư của Trung Quốc. [1, tr.112]
Thứ hai, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung là cơ hội để Việt Nam gia
tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào thị trường hai nước, từ đó gia tăng thị phần của doanh nghiệp Việt Nam tại hai thị trường lớn này khi hai bên từ chối nhau[1,tr.113]. Lỗ hổng thị trường của cả Mỹ và Trung Quốc xuất hiện làm tăng nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam. Trong danh mục 250 tỉ USD xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ bị áp thuế, có rất nhiều hàng tiêu dùng, vì vậy cơ hội cho hàng xuất khẩu của Việt Nam là khá lớn. [1, tr.113-114]
Thứ ba, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mở ra cơ hội để Việt Nam
đón dịng chuyển dịch đầu tư từ nước ngồi, chủ yếu là từ Trung Quốc. Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi (FDI) sẽ có xu hướng “chảy” ra khỏi Trung Quốc về phía các nước Đơng Nam Á khi quan hệ Trung Quốc và Mỹ trở nên căng thẳng, bởi các nhà đầu tư luôn cần một môi trường ổn định. Dựa trên tình hình thực tế, Việt Nam đang nằm ở vị trí hết sức thuận lợi và có nhiều lợi thế so với các quốc gia trong khu vực như: Những triển vọng của Việt Nam về tăng trưởng kinh tế khá cao; chính trị ổn định; chi phí và kỹ năng lao động cạnh tranh; mơi trường đầu tư ngày càng thơng thống; có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến, chế tạo, rẻ hơn cả Trung Quốc (do tiền lương của Trung Quốc đang tăng lên khá nhiều) và chính sách thu hút đầu tư mạnh mẽ. Do đó, khi rút vốn từ Trung Quốc, Việt Nam có thể trở thành một sự lựa chọn hàng đầu cho nhà đầu tư.[1, tr.117]