Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden, mối quan hệ này được kỳ vọng sẽ tiếp tục mang tính cạnh tranh chiến lược, nhưng tồn diện và có hệ thống hơn so với người tiền nhiệm của ông, cựu Tổng thống Donald Trump. Ông Donald Trump đã xác định bản chất của cuộc cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là ý thức hệ. Chính quyền của Tổng thống Joe Biden khơng có ý định hủy bỏ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc từng phát động dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, mà thậm chí đang phát triển một chiến lược tồn diện và có hệ thống hơn để đối phó với các chính sách kinh tế và thương mại của Bắc Kinh mà Washington cho là cưỡng chế và không công bằng.
Bên cạnh chiến tranh thương mại, cuộc chiến công nghệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc dưới thời Tổng thống Joe Biden cũng phát triển theo một hướng mới. Bên cạnh những nỗ lực đơn phương, Hoa Kỳ đang xây dựng một liên minh các nền dân chủ với công nghệ hàng đầu thế giới để ngăn chặn sự trỗi dậy về công nghệ của Trung Quốc; tập trung hạn chế sự phát triển của Trung Quốc trong các lĩnh vực như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, mạng viễn thơng 5G, cơng nghệ mạng 6G trong tương lai. Đồng thời, tìm cách kết hợp cạnh tranh chặt chẽ giữa ý thức hệ và khoa học kỹ thuật, từ đó tạo ra vai trị chủ đạo của Hoa Kỳ trong nền “dân chủ khoa học và công nghệ”. [10]
Trong bối cảnh sức mạnh tổng hợp quốc gia của Mỹ đang có xu hướng đi xuống, chính quyền của Tổng thống Joe Biden gấp rút thực hiện chủ nghĩa đa phương gắn chặt với các đồng minh, gây sức ép toàn diện hơn đối với Trung Quốc. Vào tháng 4/2021, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã
thực hiện ba bước để cạnh tranh với Trung Quốc. Đầu tiên, khởi động lại Đối thoại An ninh Tứ giác (Bộ tứ), bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia, nhằm vào các nước Đông Nam Á để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Thứ hai, khuyến khích các nước đồng minh thành lập một liên minh các quốc gia dân chủ và công nghệ, nhằm gây thêm áp lực lên Bắc Kinh. Thứ ba, đề xuất thiết lập các sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng với đông đảo các nước phương Tây để cạnh tranh trực tiếp với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Theo nhiều chính trị gia, Hoa Kỳ dường như thiếu năng lực để đối phó với ảnh hưởng địa chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc. Trong một báo cáo được công bố vào ngày 23 tháng 3 năm 2021, cựu quan chức thương mại Hoa Kỳ Jennifer Hillman xác nhận rằng Trung Quốc đang áp dụng "Sáng kiến Vành đai và Con đường" để mở rộng sức mạnh của mình trên tồn cầu, thậm chí có phần vượt qua Hoa Kỳ ở châu Phi và châu Á. Dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Hoa Kỳ đã áp dụng các biện pháp chiến lược, kinh tế và chính trị, chẳng hạn như: xây dựng cơ chế, ký kết các hiệp định đối tác, hướng dẫn tài chính và thực hiện các dự án hợp tác trong việc xây dựng, xây dựng và thúc đẩy mạnh mẽ các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhằm đối phó tồn diện với "Vành đai và Con đường". Thực hiện mục tiêu trên, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang tăng cường quan hệ thương mại tự do giữa các nước đồng minh và đối tác, đặc biệt là cộng đồng các nước nhỏ dễ chịu sức ép từ Trung Quốc. Vào ngày 22 tháng 3 năm 2021, Nhà Trắng đã công bố Sáng kiến Các đảo nhỏ và Các nền kinh tế ít dân cư nhằm phối hợp tiến độ với các quốc đảo và vùng lãnh thổ trong khu vực Caribe, Bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, do đó nhằm giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng nhân đạo, vực dậy nền kinh tế sau đại dịch Covid-19, ứng phó với biến đổi
khí hậu, tăng cường hợp tác trong hệ thống các tổ chức quốc tế, đấu tranh chống ảnh hưởng của Trung Quốc. [10]
Mặt khác, Trung Quốc xác định tình trạng căng thẳng với Hoa Kỳ là một “bình thường mới” lâu dài. Để có khả năng cạnh tranh, Trung Quốc thúc đẩy mơ hình phát triển vịng trịn kép, nhằm duy trì tăng trưởng trong những năm tới, tăng cường nhu cầu trong nước và ngoại thương, đáp ứng những thách thức của giai đoạn phát triển mới. Mơ hình phát triển vòng tròn kép với thị trường trong và ngồi nước hỗ trợ lẫn nhau, trong đó thị trường trong nước là trụ cột. Do đó, Trung Quốc đang tập trung vào các liên kết bên ngoài, đặc biệt là Sáng kiến Vành đai và Con đường; đồng thời, đặc biệt khuyến khích và bảo hộ hệ thống kinh tế quốc dân, tạo sự cân bằng giữa phát triển quốc gia và ngoại thương. [10]
Tiểu kết chương 3
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng đến nền kinh tế tồn cầu rất lớn, điều đó khẳng định không những đây là mối quan hệ song phương mà còn là mối quan hệ đa phương. Các quốc gia còn lại chia thành hai khối ủng hộ Mỹ hoặc Trung Quốc, đồng thời hình thành các liên minh lớn của các nền kinh tế, cũng như các khu vực tiền tệ trong khu vực. Tuy nhiên không phải những tác động từ cuộc chiến đều tiêu cực. Có thể thấy như EU, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung mang lại một số kết quả tích cực cho các quốc gia thành viên, những quốc gia có hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể gia tăng hoặc Nga mở rộng hợp tác với Bắc Kinh trong các lĩnh vực khác, bởi vì sự hợp tác hiện có phần lớn giới hạn trong việc Trung Quốc mua năng lượng và khoáng sản của Nga.
Trong đó, Việt Nam cũng được hưởng lợi từ cuộc chiến. Việt Nam vừa có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, có thoả thuận thương mại với nhiều nền kinh tế lớn như Châu Âu hoặc Hàn
Quốc, chi phí sản xuất có giá rẻ. Vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam khi nằm gần nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc. Các công ty ở Trung Quốc cần nguyên vật liệu thô hoặc linh kiện từ Mỹ có thể tìm mua các hàng hóa này qua Việt Nam. Những điều đó sẽ thu hút rất lớn dịng FDI vào Việt Nam.
KẾT LUẬN
Sau khi lên nắm quyền, tổng thống Donald Trump đã thay đổi chính sách đối ngoại, điều này mang tới tác động lớn đến các mối quan hệ toàn cầu. Trong các giai đoạn tổng thống đời trước, Mỹ với định hình một nền chính trị quốc tế như là một nhân tố đồng đội, quy tụ một số lượng lớn các quốc gia do các giá trị chung được thiết lập sau Thế chiến thứ hai. Bằng cách tăng cường sức mạnh quốc gia, Mỹ khơng chỉ bảo vệ lợi ích của chính mình mà cịn bảo vệ những lợi ích cộng đồng đi đầu. Kể từ khi tổng thống Trump nhậm chức, Mỹ đã rút khỏi một số lượng lớn các hiệp định quốc tế và bắt đầu một chiến lược mới là tham gia có điều kiện vào các cam kết của các đồng minh. Cách tiếp cận của Mỹ hướng đến lợi ích đã khiến các quốc gia được bảo vệ dưới sự hỗ trợ của Mỹ ngày càng bất an trong nhiều thập kỷ.
Trong đó mối quan hệ thương mại Mỹ - Trung đã thay đổi một cách mạnh mẽ. Có thể thấy, tổng thống Trump đã áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại với Trung Quốc nhằm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ. Chính quyền Trump nhận thấy rõ nguy cơ Trung Quốc đang dần chiếm vị trí bá chủ trong hệ thống quốc tế. Khoảng cách giữa cường quốc có vị thế đang lên là Trung Quốc và cường quốc bá chủ là Mỹ đang thu hẹp dần, thách thức vai trò lãnh đạo của Mỹ trong hệ thống quốc tế.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung lớn nhất trong lịch sử kinh tế dẫn đến sự thay đổi trong cấu trúc thương mại quốc tế, làm chậm lại thị trường tài chính. Các nước có thể được chia thành hai khối ủng hộ Mỹ hoặc Trung Quốc, đồng thời hình thành các liên minh lớn của các nền kinh tế, cũng như các khu vực tiền tệ trong khu vực. Vai trị của châu Á trong các q trình tồn cầu hóa và sự phát triển của các chuỗi cung ứng tồn cầu có thể sẽ được tăng cường. Mỹ cố gắng làm suy yếu đối thủ cạnh tranh chính và duy trì sự thống trị trên trường tồn cầu: về kinh tế, chính trị và an ninh quốc gia.
Đối với Việt Nam, đứng trước tình hình kinh tế căng thẳng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cần lên những kế hoạch, biện pháp đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia. Cũng như xây dựng các phương án dự trù nhằm giảm thiểu sự tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại mang lại. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần nắm bắt thời cơ trong cuộc chiến của hai nước lớn, thâm nhập vào thị trường, tạo dấu ấn trên môi trường quốc tế. Nhằm phát triển đất nước ngày một phát triển.