Tác động đến quan hệ Mỹ-Trung Quốc

Một phần của tài liệu XHNV CDTN QUAN hệ THƯƠNG mại mỹ TRUNG QUỐC dưới THỜI TỔNG THỐNG DONALD TRUMP (Trang 37 - 41)

Sau khi lên nắm quyền, tổng thống Trump đã phát động các chiến dịch cạnh tranh toàn diện trên nhiều chiến tuyến đối với Trung Quốc. Trong quan

hệ ngoại giao đôi bên liên tiếp đưa ra những chiến lược nhằm khẳng định vị thế bá cường trên biển Đông. Tại Hội nghị thượng đỉnh Bắc Kinh ngày 12 -

ngày 14 tháng 5 năm 2017, Trung Quóc đưa ra sáng kiến “Vành đai và Con

đường”. Mỹ cảnh báo, nhiều quốc gia sẽ lâm vào “bẫy nợ” và phải gán một phần chủ quyền cho Bắc Kinh trong sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Trong Sáng kiến này có dự án “Con đường tơ lụa trên biển” với điểm khởi đầu đi qua Biển Đơng, vì vậy, Bắc Kinh đã liên tục đưa ra nhiều yêu sách chủ quyền vơ lý tại đây, đẩy tình hình tại vùng biển này không ngừng leo thang căng thẳng. Để cạnh tranh với Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, Tổng thống Donald Trump đã điều chỉnh Chiến lược “xoay trục” tới Châu Á - Thái Bình Dương của người tiền nhiệm thành Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Theo đó, Washington chủ trương thành lập liên minh bốn nước, gồm: Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia, để hình thành mối liên kết “tứ giác Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”. Trên cơ sở thu hút các đối tác trong khu vực tham gia, nhằm tăng cường biện pháp đối phó với chính sách cường quyền trên biển của Trung Quốc. [17]

Cuộc đối đầu với Trung Mỹ ở biển Đông ngày càng trở nên gay gắt hơn. Trung Quốc liên tục qn sự hóa Biển Đơng, chẳng hạn như việc triển khai trái phép tên lửa phịng khơng HQ9B, tên lửa chống Ham YJ12B trên Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn thuộc Trường Sa của Việt Nam. Tháng 5/2018, lần đầu tiên Trung Quốc cho phép máy bay ném bom H6K cất, hạ cánh trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hồng Sa của Việt Nam. Trước tình hình đó, Hoa Kỳ không chấp nhận, ngày 27/5, Hoa Kỳ đã điều động tuần dương hạm USS Antietam và khu trục hạm USS Higgins trong phạm vi 12 hải lý của nhiều đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa để tiến hành các

hoạt động tự do hàng hải. Quân Mỹ tiếp tục đưa 2 máy bay B52H ném bom gần quần đảo Trường Sa. [11]

Vào thời điểm Trung Quốc và Mỹ đang tăng cường chỉ trích nhau vì đã gây căng thẳng ở Biển Đơng, một cơ quan thân Đảng Dân Tiến đã đề xuất với chính quyền Đài Loan của bà Thái Anh Văn vào thời điểm đó cho phép Mỹ th đảo Ba Bình (Đài Loan gọi là đảo Thái Bình), một hịn đảo lớn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam do Đài Loan kiểm soát trái phép [11]. Về lâu dài, quá trình điều động và sự hiện diện thường xuyên của tàu chiến Mỹ không chỉ là tín hiệu chiến thuật đối với Đài Loan và đại lục, mà còn gợi ý những bước đi cụ thể hướng tới một chiến lược rộng lớn hơn để kiềm chế Trung Quốc. Tổng thống Trump đã chấp nhận thỏa thuận trị giá 330 triệu USD bán phụ tùng và dịch vụ hậu cần khác cho một số máy bay quân sự của Đài Loan. Điều này đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của Trung Quốc trong mọi động thái Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Từ khi tổng thống Trump nhậm chức, đã theo đuổi chính sách mới tập trung giúp Đài Loan tăng cường phòng thủ, thách thức sự bành trướng quân sự của Trung Quốc. Biển Đông, Đài Loan, kinh tế thương mại sẽ vẫn là những mũi nhọn chiến lược để Mỹ kiềm chế tham vọng "chia đơi Thái Bình Dương" của Trung Quốc. [11]

Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại cịn tác động lớn đến giáo dục và văn hố của Trung Quốc . Chính quyền Trump đã cáo buộc Bắc Kinh vũ khí hóa các sinh viên Trung Quốc đang theo học tại các trường đại học Mỹ, được cho là đã ăn cắp tài sản trí tuệ và cơng nghệ tiên tiến của Mỹ mà còn sử dụng việc truyền bá giao lưu văn hóa để gia tăng ảnh hưởng của hệ tư tưởng cộng sản và can thiệp vào chính trường Mỹ. Tổng thống Trump cho rằng toàn bộ người dân Trung Quốc là mối đe doạ với Mỹ. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã khởi xướng sáng kiến đầu tiên cho một quốc gia (và nhóm dân tộc) cụ thể, được gọi là "Sáng kiến Trung Quốc", và chỉ định các trường hợp liên quan đến

Trung Quốc là "gián điệp học thuật". Năm 2018, Viện Y tế Quốc gia và Cục Điều tra Liên bang cùng bắt đầu điều tra mối quan hệ giữa các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực y sinh và Trung Quốc. Trong bốn thập kỷ qua, Trung Quốc đã tận dụng lợi thế của việc mở cửa nền kinh tế, các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu của Hoa Kỳ, đặc biệt là trong đổi mới cơng nghệ và kinh doanh. Ví dụ, Trung Quốc đã thơng qua luật tổ chức phi chính phủ nước ngồi, luật này hạn chế rất nhiều hoạt động của giới học giả Mỹ và các tổ chức trong nước khác. Đồng thời, Bắc Kinh có thể lập luận một cách hợp lý rằng Hoa Kỳ có kế hoạch cản trở sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc đang lên. [20]

Tuy nhiên, những nỗ lực của Washington nhằm tạo khoảng cách với Trung Quốc về giáo dục và văn hóa vẫn gây tranh cãi . Vào mùa thu năm 2018, Nhà Trắng được cho rằng đã ra một lệnh cấm hoàn toàn đối với thị thực du học đối với công dân Trung Quốc, mà Tổng thống Donald Trump cuối cùng đã không theo đuổi trong bối cảnh bị Đại sứ Terry Branstad phản đối dữ dội. Chính quyền Mỹ đã loại bỏ chương trình “Qn đồn hồ bình”, ban hành lệnh hành pháp để chấm dứt chương trình Fulbright ở Trung Quốc và Hồng Kơng, đình chỉ nhập cảnh của hơn 1.000 nghiên cứu sinhTrung Quốc được cho là có liên quan đến “chiến lược hợp nhất quân sự-dân sự” của quân giải phóng nhân dân và ra lệnh cho Trung Quốc đóng cửa lãnh sự qn ở Houston. Chính phủ Hoa Kỳ cũng đang hạn chế số lượng sinh viên tốt nghiệp Trung Quốc được phép theo học các khóa học STEM (khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật và toán học) tại các trường đại học Hoa Kỳ và cấm các học giả Trung Quốc thực hiện nghiên cứu. Trong khi Trung Quốc vẫn là nguồn sinh viên quốc tế lớn nhất ở Hoa Kỳ với 370.000 sinh viên vào năm 2019, con số đó dự kiến sẽ giảm đáng kể trong năm và xa hơn nữa vì nhiều lý do, bao gồm cả các hạn chế về thị thực sinh viên của Trung Quốc. Mối quan tâm càng gia tăng

bởi lệnh cấm đi lại được đề xuất đối với các thành viên CPC, điều này sẽ ảnh hưởng đến 92 triệu người và hơn 200 triệu thành viên gia đình Trung Quốc. Khi sức mạnh mềm vốn có trong các cuộc trao đổi trực diện suy yếu, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và sự trỗi dậy của chủ nghĩa McCarthy đã chống lại các công dân Trung Quốc và Trung-Mỹ. Điều này đặt các tri thức tự do của Trung Quốc ở Mỹ vào thế khó. [20]

Mặc dù an ninh quốc gia và quyền sở hữu trí tuệ phải được bảo vệ mạnh mẽ, nhưng với các chính sách của tổng thống Trump cũng sẽ gây tổn tổn hại đến lợi ích của Mỹ. Nghiên cứu của viện Paulson cho thấy, Mỹ là quê hương của 60% các nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, trong đó 31% là các nhà nghiên cứu người Mỹ bản địa và 27% là các nhà nghiên cứu gốc Hoa. Việc chính phủ Mỹ quyết định hạn chế hoặc thậm chí cấm các nghiên cứu sinh Trung Quốc học chương trình STEM sẽ làm giảm đáng kể số lượng học giả và sinh viên Trung Quốc đóng góp các lĩnh vực của Mỹ trong tương lai gần. Những hạn chế của chính quyền Trump về trao đổi học thuật, bao gồm huỷ bỏ các chương trình Peace Corps và Fulbright ở Trung Quốc sẽ làm hạn chế các khả năng tiếp cận, cũng như hiểu rõ hơn của Mỹ về Trung Quốc. Điều này sẽ gây bất lợi, khi trong thời điểm nóng mà Mỹ cần phải hiểu rõ về Trung Quốc. [20]

Một phần của tài liệu XHNV CDTN QUAN hệ THƯƠNG mại mỹ TRUNG QUỐC dưới THỜI TỔNG THỐNG DONALD TRUMP (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w