Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu XHNV CDTN QUAN hệ THƯƠNG mại mỹ TRUNG QUỐC dưới THỜI TỔNG THỐNG DONALD TRUMP (Trang 44 - 45)

Kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào thương mại, mức độ phụ thuộc vào tăng trưởng xuất khẩu khá cao. Do đó, nếu có sự đứt gãy trong xuất khẩu sẽ ảnh hưởng lớn. Những tác động tiêu cực của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trên các phương diện sau:

Thứ nhất, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ làm giảm tốc độ tăng

trưởng của nền kinh tế thế giới. Điều này sẽ kéo theo sự sụt giảm cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mức độ ảnh hưởng tiêu cực của chiến tranh thương mại tới kinh tế Việt Nam sẽ còn lớn hơn trong kịch bản Mỹ đánh thuế đối với toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. [1,tr.112]

Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mắt xích trong chuỗi giá trị

sản phẩm của doanh nghiệp thuộc Mỹ hoặc Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự tác động của cuộc chiến thương mại này [1,tr.124]. Ngành dệt may là một ví dụ. Một trong những bất cập của ngành dệt may Việt Nam nói chung được nhiều doanh nghiệp trong nước thừa nhận, đó là việc phụ thuộc lớn vào nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc (chiếm hơn 50%). Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành dệt may trong nước trong bối cảnh Trung Quốc có thể hạn chế việc xuất khẩu nguyên liệu đầu vào đối với các quốc gia xuất khẩu hàng dệt may cho Mỹ, từ đó tạo ra áp lực lớn đối với ngành này. [1,tr.126]

Thứ ba, tranh chấp thương mại có thể dấy lên giữa Việt Nam, Mỹ và

Trung Quốc về vấn đề truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Doanh nghiệp Trung Quốc có thể gia tăng đầu tư vào Việt Nam, núp bóng sản phẩm của Việt Nam để tránh hàng rào thế quan của Mỹ. Việt Nam có thể chịu rủi ro khi Mỹ có thể gộp chung nguồn gốc hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc. [1,tr.126]

Thứ tư, với việc hàng hóa Trung Quốc gặp khó khăn trong tiêu thụ ở Mỹ,

khi hơn 350 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc bị đánh thuế (2019), rất nhiều cơng ty Trung Quốc sẽ cần tìm kiếm thị trường mới để tiêu thụ hàng hóa của họ và thị trường ngay gần họ là Việt Nam. Việc đồng nhân dân tệ giảm giá mạnh khiến hàng hóa Trung Quốc trở nên rẻ hơn tương đối so với hàng hóa Việt Nam, hàng hóa Trung Quốc dễ ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam. Điều này làm cho hàng hóa Việt Nam sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn. [1,tr.126]

Thứ năm, việc Trung Quốc liên tục phá giá đồng nhân dân tệ khiến cho

đồng Việt Nam tăng giá làm tăng nhập siêu của Việt Nam. Để hạn chế khả năng thâm hụt cán cân thương mại, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ phải giảm giá đồng Việt Nam.[1,tr.128]

Thứ sáu, dưới tác động của chiến tranh thương mại, nguy cơ lạm phát

của Việt Nam có thể tăng cao hơn mức dự kiến. Trong số hàng hóa Trung Quốc bị tăng thuế, có rất nhiều nhóm hàng tiêu dùng và trong tương lai có thể là tồn bộ hàng hóa nhập từ Trung Quốc và Mỹ đều có thể bị ảnh hưởng, thì nhiều doanh nghiệp sẽ chọn tăng giá để giảm bớt áp lực cho mức thuế cao hơn mà họ phải chịu, như một cách đẩy bớt thuế cho người tiêu dùng. [1,tr.128]

Thứ bảy, nguy cơ từ dòng vốn FDI chảy quá nhanh và mạnh vào thị

trường Việt Nam, chuyển giao công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, tạo thêm áp lực cho hạ tầng kinh tế - xã hội của một số địa phương. [1,tr.128]

Một phần của tài liệu XHNV CDTN QUAN hệ THƯƠNG mại mỹ TRUNG QUỐC dưới THỜI TỔNG THỐNG DONALD TRUMP (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w