Tiêu hoá tinh bột

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG LÚA VÀ KHOAI LANG TRONG KHẨU PHẦN CƠ BẢN RAU LANG TRÊN SỰ TĂNG TRỌNG VÀ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT CỦA THỎ LAI (Trang 26 - 27)

Thức ăn sử dụng trong phương thức nuôi thâm canh có đậm độ dưỡng chất cao do nó chứa các nguồn ngũ cốc và tinh bột cao hơn thức ăn truyền thống. Sự thay đổi này đã thúc đẩy Cheeke và Patton (1980) đề xuất giả thuyết rằng khẩu phần mức độ tinh bột cao cùng với thời gian di chuyển nhanh của nó trong đường ruột có thể là nguồn cung cấp tinh bột quan trọng cho các vi sinh manh tràng mà trong quá trình lên men chúng có thể xúc tiến các rối loạn tiêu hoá.

11

Wolter et al.(1980) thấy rằng có khoảng 70% tinh bột trong thức ăn đến ruột non mà không bị phân hủy mặc dù hoạt lực cao của amylase nước bọt (De Blas, 1986). Độ pH dạ dày thấp làm cho enzyme này không ổn định. Khả năng tiêu hoá tinh bột ở

ruột non cao bởi độ pH ở đoạn này tối ưu (Fraga et al., 1977) và lượng tinh bột có trong manh tràng thì thấp (1,0-1,9% DM) ngay cả khi khẩu phần có hàm lượng tinh bột cao (30%). Tuy nhiên, vi sinh manh tràng có hoạt lực amylase quan trọng (Blas, 1986) và thậm chí còn mạnh hơn loài nhai lại (Makka et al., 1987) và nó làm cho lượng tinh bột trong manh tràng không giống với dòng tinh bột khẩu phần trôi vào manh tràng. Chỉ với 15% tinh bột nguyên mẫu của khẩu phần có trong manh tràng thì cũng đủ gây nên sự lên men có hại. Thỏ con cai sữa dường như nhạy cảm hơn với tinh bột dạng này vì hệ thống enzyme tuyến tuỵ chưa hoàn thiện và hệ thống này chỉ phát triển nhanh từ tuần tuổi thứ 3-4 (Corring et al., 1972), theo đó Blas (1986) thấy rằng lượng tinh bột trong phần cuối hồi tràng của thỏ 28 ngày tuổi khoảng 4% với khẩu phần có 30% tinh bột, trong khi ở thỏ trưởng thành giá trị này dưới 0.5%. Kết quả này thực sự quan trọng vì các rối loạn tiêu hoá có tỷ lệ mắc phải cao trong tuần đầu sau cai sữa (28-40 ngày tuổi).

Một số tác giả như Lee et al. (1985) cho rằng tỷ lệ tiêu hoá tinh bột phụ thuộc vào nguồn thực liệu và cách xử lý chúng. Tuy nhiên Santoma et al. (1987) không thấy sự khác nhau về tỷ lệ chết; khả năng tăng trưởng, chuyển hoá thức ăn kể cả tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô, chất hữu cơ và protein khi sử dụng một lượng lớn (hơn 33%) các loại ngũ cốc khác nhau (lúa mì, bắp, yến mạch và lúa mạch) trong khẩu phần.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG LÚA VÀ KHOAI LANG TRONG KHẨU PHẦN CƠ BẢN RAU LANG TRÊN SỰ TĂNG TRỌNG VÀ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT CỦA THỎ LAI (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w