LƯỢNG THỨC ĂN VÀ DƯỠNG CHẤT ĂN VÀO CỦA THỎ TRONG THÍ NGHIỆM NUÔ

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG LÚA VÀ KHOAI LANG TRONG KHẨU PHẦN CƠ BẢN RAU LANG TRÊN SỰ TĂNG TRỌNG VÀ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT CỦA THỎ LAI (Trang 56 - 59)

NGHIỆM NUÔI DƯỠNG

Bảng 15. Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của thỏ trong thí nghiệm nuôi dưỡng (gDM/con/ngày)

Chỉ tiêu

TABS Mức độ rau lang, % ±SE / P Lúa KL 5% 6% 7% 8% TABS MĐRL DM 77,8 81,3 77,4 78,6 79,6 82,8 1,21/0,057 1,71/0,185 OM 71,6 75,7 71,7 72,7 73,7 76,5 1,11/0,018 1,57/0,191 CP 13,0 11,8 12,0a 12,2ab 12,4ab 13,0b 0,17/0,001 0,24/0,037 NDF 26,4 29,9 27,3 27,8 28,2 29,5 0,49/0,001 0,69/0,185 Ash 6,26 5,66 5,76 5,86 5,95 6,27 0,10/0,001 0,21/0,130 ME (MJ/con/ngày) 1,09 1,14 1,09 1,11 1,12 1,16 0,02/0,045 0,02/0,191

DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: protein thô, NDF: xơ trung tính, Ash: tro, ME:năng lượng trao

đôi, KL: khoai lang, TABS: thức ăn bổ sung, MĐRL: mức độ rau lang

Các giá trị trung bình mang các chữ a, b trên cùng một hàng thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức độ

P<0,05

Qua bảng 15 cho thấy lượng vật chất khô tiêu thụ ở nghiệm thức bổ sung khoai lang cao hơn nghiệm thức bổ sung lúa gần có ý nghĩa thống kê. Tương tự lượng vật chất hữu cơ ở nghiệm thức bổ sung khoai lang cao hơn nghiệm thức bổ sung lúa có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Lượng vật chất khô và vật chất hữu cơ ăn vào có khuynh

hướng tăng theo các mức độ tăng của rau lang cho ăn nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Lượng vật chất khô ăn vào của thỏ trong thí nghiệm từ 77,4-82,8gDM/con/ngày, kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyen Van Hiep et al. (2009) với lượng vật chất khô ăn vào từ 61,3-75,4gDM/con/ngày và thấp hơn nghiên cứu của Phùng Thị Thúy Liễu (2008) từ 76,9-92,5gDM/con/ngày.

Lượng đạm thô ăn vào ở khẩu phần bổ sung lúa là 13g/con/ngày cao hơn ở khẩu phần bổ sung khoai lang có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả này được giải thích do lúa có hàm lượng đạm thô (7,37%DM) cao hơn khoai lang (2,80%gDM). Lượng đạm thô ăn vào tăng dần khi tăng các mức độ rau lang cho ăn từ 5-8% trọng lượng cơ thể, cao nhất là 13,0g/con/ngày ở khẩu phần 8% rau lang và thấp nhất ở khẩu phần 29 Lúa KL 5% 6% 7% 8% TABS MĐRL TL đầu TN,g 889 884 888 881 880 898 4,79/0,472 6,78/0,238 TL cuối TN,g 2.115 2.059 2.028a 2.090ab 2.084ab 2.147b 17,9/0,042 25,3/0,035 TT,g/ngày 20,0 19,1 18,9a 19,4ab 19,6ab 20,3b 0,18/0,002 0,26/0,013 HSCHTA 3,89 4,26 4,10 4,05 4,07 4,09 0,26/0,001 0,09/0,972 TTTA,đồng/con 36.202 30.829 32.414 32.994 33.529 35.124

TC,đồng/con 79.202 73.829 75.414 75.994 76.529 78.124 TT, đồng/con 95.194 92.681 91.275 94.088 93.788 96.600 CL, đồng/con 15.992 18.852 15.861 18.093 17.259 18.476

5% rau lang là 12g/con/ngày (P<0,05). Lượng đạm thô ăn vào của thí nghiệm cao hơn kết quả nghiên cứu của Tô Văn Phương (2008) với lượng đạm thô ăn vào từ 10,4-12,5g/con/ngày và Nguyễn Trường Giang (2008) từ 9,67-11,7g/con/ngày, nhưng thấp hơn kết quả nghiên cứu của Phạm Huỳnh Khiết Tâm (2007) từ 13,0- 13,8g/con/ngày.

Hàm lượng xơ trung tính ăn vào ở khẩu phần bổ sung khoai lang là 29,9g/con/ngày cao hơn ở khẩu phần bổ sung lúa (26,4g/con/ngày) (P<0,05). Sự khác biệt này là do khoai lang có hàm lượng xơ trung tính cao hơn lúa. Hàm lượng xơ trung tính ăn vào có khuynh hướng tăng khi tăng các mức độ rau lang từ 5-8% và giá trị từ 27,3- 29,5g/con/ngày, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Lượng xơ trung tính ăn vào của thí nghiệm thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Linh (2005) với lượng NDF ăn vào từ 46,5-49,5g/con/ngày và Dương Hồng Duyên (2008) từ 36,5-50,5g/con/ngày.

Lượng ME ăn vào ở khẩu phần rau lang có bổ sung khoai lang (1,14MJ/con/ngày) cao hơn ở khẩu phần rau lang có bổ sung lúa (1,09MJ/con/ngày (P<0,05). Khi tăng mức độ rau lang trong khẩu phần thì lượng ME ăn vào có khuynh hướng tăng từ 1,09-1,16MJ/con/ngày (P>0,05). Kết quả lượng ăn vào ME của thí nghiệm thấp hơn kết quả báo cáo của Ramchurm and Dullull (2001) từ 1,26-1,52MJ/con/ngày.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG LÚA VÀ KHOAI LANG TRONG KHẨU PHẦN CƠ BẢN RAU LANG TRÊN SỰ TĂNG TRỌNG VÀ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT CỦA THỎ LAI (Trang 56 - 59)