TĂNG TRỌNG, HỆ SỐ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ THỎ THÍ

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG LÚA VÀ KHOAI LANG TRONG KHẨU PHẦN CƠ BẢN RAU LANG TRÊN SỰ TĂNG TRỌNG VÀ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT CỦA THỎ LAI (Trang 59 - 68)

Bảng 16. Tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu quả kinh tế thỏ thí nghiệm

TABS Mức độ rau lang, % ±SE / P Chỉ tiêu

HSCHTA: hệ số chuyển hóa thức ăn, TN: thí nghiệm, TL: trọng lượng, TT: tăng trọng, TTTA: tổng tiền thức

ăn, TC: tổng chi, TT: tổng thu, CL: chênh lệnh, TABS: thức ăn bổ sung, MĐRL: mức độ rau lang Các giá trị trung bình mang các chữ a, b trên cùng một hàng thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức độ

30

Tăng trọng g/ngày

Trọng lượng cuối thí nghiệm ở khẩu phần bổ sung lúa là 2.115g cao hơn khẩu phần bổ sung khoai lang (2.059g) (P<0,05). Vì khẩu phần bổ sung lúa có lượng đạm thô ăn vào và tăng trọng cao hơn khẩu phần bổ sung khoai lang (P<0,05). Khi so sánh giữa các mức độ rau lang cho ăn thì trọng lượng cuối thí nghiệm cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) ở khẩu phần 8% rau lang là 2.147g và thấp ở khẩu phần 5% rau lang là 2.028g

Trọng lượng thỏ khi kết thúc thí nghiệm tương đương với kết quả báo cáo của Trương Hoàng Nam (2008) từ 1856-2190g, nhưng lớn hơn kết quả của Phạm Huỳnh Khiết Tâm (2007) là 1862-1937g và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trường Giang (2008) là 1982-2268g.

Tăng trọng thỏ ở nghiệm thức có bổ sung lúa so với nghiệm thức bổ sung khoai lang có ý nghĩa thống kê (P<0,01), kết quả này được giải thích do lượng đạm thô ăn vào cao hơn ở nghiệm thức có bổ sung lúa. Tăng trọng tăng dần có ý nghĩa thống kê (P<0,05) khi tăng mức độ rau lang trong khẩu phần, cao nhất ở nghiệm thức cho ăn 8% rau lang. Điều này được giải thích do thỏ ở nghiệm thức 8% rau lang tiêu thụ lượng dưỡng chất nhiều hơn các nghiệm thức còn lại. Kết quả tăng trọng của thí nghiệm cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyen Thi Kim Dong et al. (2005) từ 11,3- 18,1g/ngày nhưng tương đương với báo cáo của Tô Văn Phương (2008) từ 16,8- 21,8g/ngày.

20.6 20.4 20.2 20 19.8 19.6 19.4 19.2 19 18.8 y = 1,32x + 3,16 R2 = 0,97 11.8 12 12.2 12.4 12.6 12.8 13 13.2 CP tiêu thụ gDM/con/ngày

Biểu đồ 1: Mối liên quan giữa lượng CP tiêu thụ và tăng trọng của thỏ thí nghiệm

Qua biểu đồ 1 cho thấy có mối tương quan tuyến tính giữa tăng trọng và lượng CP ăn vào rất cao với R2

=0,97. 31 T Ă N G T R Ọ N G ( G /N G À Y ) 20.6 20.4 20 19.8 19.6 19.4 19.2 19 18.8 y = 19,6x - 2,42 R2 = 0,99 1.08 1.09 1.1 1.11 1.12 1.13 1.14 1.15 1.16 1.17 ME (MJ/CON/NGÀY)

Biểu đồ 2: Mối liên quan giữa lượng ME tiêu thụ và tăng trọng của thỏ thí nghiệm

Qua biểu đồ 2 cho thấy có mối tương quan tuyến tính giữa tăng trọng và lượng CP ăn vào rất cao với R2

=0,99.

Hệ số chuyển hóa thức ăn ở khẩu phần bổ sung lúa là 3,89 thấp hơn so với khẩu phần bổ sung khoai lang là 4,26 (P<0,05). Tuy nhiên, hệ số chuyển hóa thức ăn khi tăng các mức độ rau lang trong khẩu phần thì tương đương nhau với giá trị từ 4,05-4,10. Hệ số chuyển hóa thức ăn của thỏ trong thí nghiệm thấp hơn nghiên cứu của Đặng Hùng Cường (2008) từ 4,07-5,04 và Đào Hùng (2006) từ 4,65-4,87 .

Sự khác biệt về tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 3.

TT,g/ngày 25

20

TT,g/ngày HSCHTA

15

10

5

0

Lúa Khoai Lang 5%RL 6%RL 7%RL 8%RL Khẩu phần thí nghiệm

Biểu đồ 3: Tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn của thỏ thí nghiệm 32

79.202

(Ngàn đồ n g/co n )

Qua bảng 16 nhận thấy rằng khi phân tích hiệu quả kinh tế thì ở khẩu phần rau lang có bổ sung khoai lang có chi phí thức ăn thấp hơn khẩu phần rau lang có bổ sung lúa. Tương tự chi phí thức ăn tăng theo các mức độ rau lang của trọng lượng cơ thể và cao nhất ở khẩu phần 8% rau lang (35.124 đồng), thấp nhất ở khẩu phần 5% rau lang (32.414 đồng). Khác biệt này do lượng rau lang tiêu thụ ở khẩu phần 8% rau lang thì nhiều hơn các nghiệm thức còn lại. Về tổng thu thì khẩu phần rau lang bổ sung lúa có tiền bán thỏ (95.194 đồng) cao hơn khẩu phần rau lang bổ sung khoai lang (92.681 đồng), nhưng cho lợi nhuận/con (15.992 đồng) thấp hơn khẩu phần rau lang có bổ sung khoai lang (18.852 đồng). Khi so sánh giữa các mức độ rau lang cho ăn thì khẩu phần 8% rau lang có tổng thu từ bán thỏ cao nhất (96.600 đồng) và cho lợi nhuận/con

lại cao nhất (18.476 đồng), điều này được giải thích là do ở khẩu phần 8% rau lang có lượng dưỡng chất ăn vào cao hơn, tăng trọng cao (20,3g/ngày) và trọng lượng kết thúc thí nghiệm cũng cao nhất (2.147g) dẫn đến tổng thu cao (96.600 đồng). Thấp nhất ở khẩu phần 5% rau lang với lợi nhuận/con là 15.861 đồng. Qua đó cho thấy khẩu phần 8 % rau lang và khẩu phần có bổ sung khoai lang mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm giữa mức độ rau lang và có bổ sung lúa hoặc bổ sung khoai lang được thể hiện qua biểu đồ 3.

120

100

80

60

20 95.194 92.681 91.275 94.088 93.788 96.6 73.829 75.414 75.994 76.529 78.124 15.992 18.852 15.861 18.093 17.259 18.476

TC,đồng/con TT, đồng/con CL, đồng/con 0 Lúa KL 5% 6% 7% 8% Khẩu phần thí nghiệ m

Biểu đồ 4: Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm giữa mức độ rau lang và nghiệm thức bổ sung lúa hoặc bổ sung khoai lang

33

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG LÚA VÀ KHOAI LANG TRONG KHẨU PHẦN CƠ BẢN RAU LANG TRÊN SỰ TĂNG TRỌNG VÀ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT CỦA THỎ LAI (Trang 59 - 68)