Khả năng sinh trưởng

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG LÚA VÀ KHOAI LANG TRONG KHẨU PHẦN CƠ BẢN RAU LANG TRÊN SỰ TĂNG TRỌNG VÀ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT CỦA THỎ LAI (Trang 31 - 32)

- Sinh trưởng và phát triển trong thời kỳ bú mẹ

Tác động ảnh hưởng đến sinh trưởng của thỏ bú mẹ bắt đầu ngay từ khi còn ở tử cung. Chăm sóc thỏ chửa là yếu tố quan trọng đến sự phát triển của thai và chất lượng của thai ảnh hưởng đến sinh trưởng của thỏ con sau này. Nếu thỏ cái có chửa mà không được cung cấp dinh dưỡng tốt, con mẹ phải sử dụng dinh dưỡng của bản thân nuôi thai, làm suy nhược cơ thể mẹ và sức sống đàn con cũng giảm sút vì sữa mẹ kém.

Thỏ con theo mẹ rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài, đặc biệt là nhiệt độ. Nếu nhiệt độ cao hoặc thấp hơn so với nhu cầu (25-280

C), thỏ con ít hoạt động, không

muốn bú mẹ, da nhăn nheo, biến màu, tỷ lệ chết cao. 14

mịn, mỏng đã phủ hết mình. Thỏ con mở mắt vào 9-12 ngày tuổi. Thỏ đẻ nhiều con thì thỏ con đã đạt 200-300g và ra khỏi ổ đẻ, tập ăn thức ăn của mẹ.

- Sinh trưởng và phát triển của thỏ sau cai sữa

Thỏ sau cai sữa vài ngày thích ứng ngay với môi trường mới. Những cá thể tốt, khỏe mạnh thì lớn nhanh. Phụ thuộc vào giống và chế độ nuôi dưỡng, mà tốc độ sinh trưởng và thời gian đạt tới khối lượng xuất thịt có khác nhau. Lúc 10-12 tuần tuổi, thỏ đạt khối lượng 1,8-2,2kg. Sau tuần tuổi 12-14, tốc độ tăng trọng của thỏ giảm dần.

Khả năng tăng trọng của cá thể độc lập với hệ số di truyền ở giai đoạn 7-11 tuần tuổi. Ở giai đoạn này, thỏ con cũng ít bị tác động của môi trường sau cai sữa. Từ 12 tuần tuổi, thỏ tăng trọng bắt đầu giảm, cơ thể lúc này đã bắt đầu phát dục. Cho nên, việc xác định khả năng tăng trọng cá thể giai đoạn 7-11 tuần tuổi làm cơ sở chọn giống về tính sinh trưởng là phù hợp và quan trọng nhất (Lê Viết Ly, 2001).

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG LÚA VÀ KHOAI LANG TRONG KHẨU PHẦN CƠ BẢN RAU LANG TRÊN SỰ TĂNG TRỌNG VÀ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT CỦA THỎ LAI (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w