Phương pháp tiến hành

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG LÚA VÀ KHOAI LANG TRONG KHẨU PHẦN CƠ BẢN RAU LANG TRÊN SỰ TĂNG TRỌNG VÀ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT CỦA THỎ LAI (Trang 51 - 52)

Thỏ con sau cai sữa được nuôi cách ly, theo dõi tình trạng sức khỏe, tiêm phòng những bệnh thường gặp như cầu trùng, ký sinh trùng… Chuồng được che chắn ánh nắng. Lồng nuôi, máng ăn được phun xịt thuốc sát khuẩn cẩn thận trước khi đưa vào thí nghiệm. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng được thực hiện đồng đều trên các đơn vị thí nghiệm.

Thức ăn được cho ăn ngày 3 lần: sáng lúc 7 giờ cho ăn rau lang, trưa 11 giờ cho ăn lúa hoặc khoai lang và tối 17 giờ cho ăn tiếp rau lang. Mỗi ngày thay nước uống 2 lần vào các buổi sáng và chiều.

Thu thập và xử lý mẫu

Lượng thức ăn hàng ngày được xác định bằng cách cân trọng lượng thức ăn mỗi lần cho ăn. Sáng hôm sau cân lại thức ăn thừa và thức ăn rơi vãi, từ đó ta tính được mức ăn thật sự của mỗi ngày.

Mỗi tuần cân trọng lượng thỏ một lần vào buổi sáng trước khi cho ăn để theo dõi tăng trọng.

Mỗi tuần lấy mẫu thức ăn ăn vào, thức ăn thừa vào một ngày cố định trong tuần. Mẫu được sấy khô ở 550

C trong 48 giờ sau đó nghiền mịn để phân tích thành phần hóa học.

Giai đoạn tiêu hoá được thực hiện trong 7 ngày, các mẫu thức ăn, thức ăn thừa của từng đơn vị thí nghiệm được cân để tính mức ăn vào/ngày. Mẫu phân của từng đơn vị thí nghiệm cũng được thu và cân trọng lượng. Các mẫu thức ăn vào, thức ăn thừa và phân được sấy khô, nghiền mịn sau đó trộn đều các loại mẫu của 7 ngày theo từng đơn vị thí nghiệm để phân tích các thành phần dưỡng chất như DM, OM, CP, EE, NDF và Ash. Riêng nước tiểu sau khi thu sẽ được cân và phân tích Nitơ ngay trong ngày.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG LÚA VÀ KHOAI LANG TRONG KHẨU PHẦN CƠ BẢN RAU LANG TRÊN SỰ TĂNG TRỌNG VÀ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT CỦA THỎ LAI (Trang 51 - 52)