Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động và những lý do trên, em đã chọn đề tài “Thực trạng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc D
Trang 1Trải qua những năm rèn luyện học tập tại Trường Đại học Duy Tân với sự dìu dắttận tình của các thầy cô Em xin chân thành cám ơn sâu sắc đến các thầy các cô đã tạochỉ bảo, dạy dỗ cho chúng em có những kiến thức làm nền tảng cho công việc thực tếsau này Bên cạnh đó, em xin gởi lời cám ơn xâu sắc đến Thạc sĩ Trần Chí Quang Huy.Trong thời gian qua thầy đã hướng dẫn chỉ bảo giúp em có thể hoàn thành tốt khóa luậntốt nghiệp của mình Kính chúc thầy thật nhiều sức khỏe và thành đạt.
Đồng thời, em xin gởi lời cám ơn sâu sắc chân thành đến ban lãnh đạo, và cácanh chị chuyên viên tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân - Chi Nhánh Đà Nẵng đã chỉ bảo,
hỗ trợ tận tình trong quá trình thực tập của em Đặc biệt là các anh chị trong phòng tíndụng doanh nghiệp đã tạo điều kiện, chỉ dẫn giúp em có thể nắm bắt được tình hình hoạtđộng thực tế cũng như các nghiệp vụ thực tế tại chi nhánh Từ những kinh nghiệm này
đã giúp cho em có được kiến thức thực tế để hoàn thiện và ứng dụng vào khóa luận củamình
Do thời gian học tập và làm việc có phần ngắn ngủi cùng với những kiến thức,kinh nghiệm còn nhiều hạn chế Vì vậy khóa luận tốt nghiệp sẽ không thể tránh hết đượcnhững sai sót Kính mong được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của quý thầy cô cùng các anhchị để có thể cũng cố, hoàn thiện hơn cho khóa luận tốt nghiệp cũng như nâng cao cáckiến thức kinh nghiệm hữu ích cho công việc và học tập sau này
Kính chúc cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân - Chi Nhánh Đà Nẵng ngày cànghoàn thành tốt các chỉ tiêu, phấn đấu trở thành nơi kinh doanh năng động nhất thành phố
Trang 2Tôi xin cam đoan bản Khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêngtôi Các dữ liệu, kết quả nêu trong Khóa luận là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng vàkhông sao chép bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã được công bố, ngoại trừ những sốliệu và tài liệu trích dẫn.
Đà Nẵng, Ngày 15 tháng 12 năm 2014
Người thực hiện Nguyễn Thị Mai
Trang 3CVGSTD: Chuyên viên giám sát tín dụng
CVQHKH: Chuyên viên quan hệ khách hàng
CVQLTD: Chuyên viên quản lý tín dụng
CVTĐTD: Chuyên viên thẩm định tín dụng
ĐKGDBD: Đăng ký giao dịch bảo đảm
DN: Doanh nghiệp
DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
DSCV: Doanh số cho vay
NHNN: Ngân hàng nhà nướcNHTM: Ngân hàng thương mại
NN – LN: Nông nghiệp – lâm nghiệpQLTD: Quản lý tín dụng
SXKD: Sản xuất kinh doanhTCKT: Tổ chức kinh tếTCTD: Tổ chức tín dụngTMCP: Thương mại cổ phầnTNHH: Trách nhiệm hữu hạnTPGD: Trưởng phòng giao dịchTSĐB: Tài sản đảm bảo
VND: Việt Nam đồng
Trang 4Số hiệu
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của chi nhánh qua 3 năm 2011 – 2013 30Bảng 2.2 Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh qua 3 năm 2011 – 2013 34Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm 2011 –
Bảng 2.4 Tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNNVV của chi nhánh trong
Bảng 2.5 Tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNNVV của chi nhánh theo
Bảng 2.6 Tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNNVV của chi nhánh theo đối
Bảng 2.7 Tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNNVV của chi nhánh theo
Bảng 2.8 Tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNNVV của chi nhánh theo
Bảng 2.9 Biến động lãi suất cho vay ngắn hạn đối với DNNVV của chi nhánh
Bảng 2.10 Thu nhập từ hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNVV của chi
Trang 5Số hiệu hình,
Biểu đồ 2.1 Tình hình huy động vốn của chi nhánh qua 3 năm 2011 – 2013 phân
Biểu đồ 2.2 Tình hình huy động vốn của chi nhánh qua 3 năm 2011 – 2013 phân
Biểu đồ 2.3 Tình hình huy động vốn của chi nhánh qua 3 năm 2011 – 2013 phân
Biểu đồ 2.4 Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh qua 3 năm 2011 – 2013 34Biểu đồ 2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm 2011 –
Biểu đồ 2.6 Cho vay ngắn hạn đối với DNNVV của chi nhánh trong cho vay
Biểu đồ 2.7 DSCV ngắn hạn đối với DNNVV của chi nhánh qua 3 năm 2011 –
Biểu đồ 2.8 Thể hiện dư nợ cho vay ngắn hạn đối với DNNVV của chi nhánh
qua 3 năm 2011 – 2013 theo đối tượng khách hàng 56Biểu đồ 2.9 Thể hiện DSTN ngắn hạn đối với DNNVV của chi nhánh qua 3 năm
Biểu đồ 2.10 Thể hiện nợ xấu cho vay ngắn hạn đối với DNNVV của chi nhánh
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Lý luận chung về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái niệm cho vay 3
1.1.2 Nguyên tắc cho vay 3
1.1.3 Phân loại cho vay 4
1.1.3.1 Theo thời hạn vay 4
1.1.3.2 Theo phương thức cho vay 4
1.1.3.3 Theo mục đích sử dụng vốn 7
1.1.3.4 Theo hình thức bảo đảm 7
1.1.3.5 Theo phương thức hoàn trả nợ vay 8
1.1.3.6 Phân loại khác 8
1.2 Lý luận chung về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thương mại 9
1.2.1 Lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa 9
1.2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa 9
1.2.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa 9
1.2.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa 11
1.2.2 Lý luận chung về cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thương mại 12
1.2.2.1 Khái niệm cho vay ngắn hạn 12
1.2.2.2 Đặc điểm cho vay ngắn hạn đối với DNNVV 12
1.2.2.3 Phương thức cho vay ngắn hạn đối với DNNVV 12
1.2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNVV 14
1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại 18
1.4 Kinh nghiệm trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nước trên thế giới 21
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN-CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG QUA 3 NĂM 2011 - 2013 27 2.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân – Chi nhánh Đà Nẵng 27
Trang 7Đà Nẵng 27
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 28
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ 29
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Quốc Dân - chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm 2011 – 2013 30
2.2.1 Tình hình huy động vốn của chi nhánh qua 3 năm 2011 – 2013 30
2.2.2 Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh qua 3 năm 2011 – 2013 33
2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm 2011 – 2013 36
2.3 Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNVV tại ngân hàng TMCP Quốc Dân - chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm 2011 – 2013 38
2.3.1 Những quy định cho vay ngắn hạn đối với DNNVV tại chi nhánh 38
2.3.2 Quy trình về cho vay ngắn hạn đối với DNNVV tại chi nhánh 41
2.3.3 Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNVV tại chi nhánh qua 3 năm 2011 – 2013 45
2.3.3.1 Đánh giá nhu cầu vay ngắn hạn đối với DNNVV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 45
2.3.3.2 Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNVV tại chi nhánh trong cho vay chung qua 3 năm 2011 – 2013 47
2.3.3.3 Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNVV tại chi nhánh theo hình thức bảo đảm qua 3 năm 2011 – 2013 51
2.3.3.4 Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNVV tại chi nhánh theo đối tượng khách hàng qua 3 năm 2011 – 2013 54
2.3.3.5 Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNVV tại chi nhánh theo ngành nghề kinh tế qua 3 năm 2011 – 2013 57
2.3.3.6 Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNVV theo phương thức vay qua 3 năm 2011 – 2013 62
2.3.3.7 Thực trạng biến động lãi suất cho vay ngắn hạn đối với DNNVV tại chi nhánh qua 3 năm 2011 – 2013 65
2.3.3.8 Phân tích thu nhập từ hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNVV tại chi nhánh qua 3 năm 2011 – 2013 67
2.4 Đánh giá về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm 2011 -2013 68
2.4.1 Những kết quả đạt được 68
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 69
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 74
Trang 8VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN –
CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 75
3.1 Định hướng, mục tiêu hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Đà Nẵng trong thời gian tới 75
3.1.1 Định hướng hoạt động 75
3.1.1.1 Định hướng hoạt động chung của chi nhánh trong thời gian tới 75
3.1.1.2 Định hướng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNVV 76
3.1.2 Mục tiêu 77
3.2 Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Đà Nẵng 77
3.2.1 Các giải pháp chính 77
3.2.1.1 Mở rộng quy mô cho vay đối với DNNVV tại chi nhánh 77
3.2.1.2 Tăng cường công tác thẩm định, kiếm tra nhằm hạn chế kiếm soát những rủi ro khi cho vay 79
3.2.1.3 Giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu trong cho vay 81
3.2.1.4 Xây dựng chiến lược marketing trong hoạt động cho vay 82
3.2.1.5 Mở rộng tìm kiếm khách hàng mới 83
3.2.2 Các giải pháp hỗ trợ 84
3.2.2.1 Tư vấn hỗ trợ cho các DNNVV đang quan hệ của chi nhánh 84
3.2.2.2 Tăng cường huy động vốn để phát triển mở rộng quy mô cho vay DN 85
3.3 Một số kiến nghị 86
3.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước 86
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 87
3.3.3 Kiến nghị đối với chi nhánh 88
3.3.4 Kiến nghị đối với DNNVV 89
KẾT LUẬN 90
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
Hòa nhập cùng với xu hướng của nền kinh tế thế giới, Việt Nam chúng ta đang tiếnhành một chương trình đổi mới sâu rộng chuyển sang nền kinh tế thị trường Cùng vớinhững nổ lực đổi mới đó, ngành ngân hàng đã và đang được cải cách hoàn thiện nhằmmục đích ngày càng khẳng định vai trò của mình trong vai trò xúc tác đưa nền kinh tế đilên cùng với thế giới Tham gia vào quá trình này không thể không kể đến các doanhnghiêp cũng như các tổ chức kinh tế đã góp phần mạnh mẽ vào quá trình này Và để đápứng nhu cầu ấy, vốn luôn là yếu tố cần thiết để các doanh nghiệp cũng như các tổ chứckinh tế mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của mình
Trong bối cảnh kinh tế diễn ra mạnh mẽ như ngày nay, thì nhu cầu sử dụng vốn đểđầu tư cho hoạt động kinh doanh, đầu tư các dự án, công trình cũng tăng cao Không chỉ
để bổ sung cho cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị Các doanh nghiệp luôn luôn cần nguồnvốn bổ sung liên tục cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh hay dịch vụ của mình Nắmbắt được nhu cầu thiết yếu ấy, các ngân hàng luôn tìm cách đáp ứng nhu cầu vốn của nềnkinh tế Nổi bật lên là hoạt động cho vay, đây là một trong hai hoạt động chủ yếu củangân hàng và cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của ngân hàng Đặc biệt là hoạt động cho vay ngắn hạn Cho vay ngắn hạnchiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng, mang lại phần lớn thu nhập cho ngânhàng và giúp cho nền kinh tế đất nước phát triển một cách xuyên suốt Hòa chung với sựphát triển của ngành ngân hàng Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Dân - Chi Nhánh
Đà Nẵng đã và đang cố gắng để là được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địaphương, là chiếc cầu nối giữa nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn, trở thành trung tâm tiền tệlẫn cả về chất lượng và số lượng Nhằm đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho các thành phầnkinh tế đồng thời mang lại lợi nhuận cho ngân hàng Nhận thức được tầm quan trọng của
hoạt động và những lý do trên, em đã chọn đề tài “Thực trạng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân – Chi nhánh Đà Nẵng”
Đề tài: “Thực trạng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân – Chi nhánh Đà Nẵng” này chỉ là một
Trang 10phần rất nhỏ trong rất nhiều nghiệp vụ của ngân hàng TMCP Quốc Dân - Chi nhánh ĐàNẵng.
Mục đích nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng và
đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTMCPQuốc Dân – CN Đà Nẵng, qua đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vayngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng
Đối tượng nghiên cứu: Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Phạm vi nghiên cứu: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quốc Dân - chi nhánh Đà
Nẵng
Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận chủ yếu dựa vào phương pháp thống kê, so
sánh, phân tích và tổng hợp
Bố cục đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệpnhỏ và vừa tại các Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngânhàng TMCP Quốc Dân - Chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm 2011 - 2013
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn đối với doanhnghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân- Chi nhánh Đà Nẵng
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 12 năm 2014
Người thực hiện Nguyễn Thị Mai
Trang 11CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Lý luận chung về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm cho vay
Cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu của ngân hàng thương mại Hoạtđộng cho vay của NHTM phải an toàn, hiệu quả thì NHTM mới tồn tại và phát triển.Muốn vậy các khâu của hoạt động cho vay phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định và thựchiện trôi chảy để NHTM thu hồi được vốn và lãi khi kết thúc thời hạn cho vay
Theo Luật số 47/2010/QH12 của Quốc hội: Luật các tổ chức tín dụng: “Cho vay là
hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng mộtkhoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa
thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
1.1.2 Nguyên tắc cho vay
Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng: Việc sử
dụng vốn vay vào mục đích gì do hai bên, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận và ghi vàotrong hợp đồng tín dụng Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận nhằm đảmbảo hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ sau này Do vậy, về phía ngân hàngtrước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của khách hàng, đồng thời phải kiểmtra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng như mục đích đã cam kết hay không Điềunày rất quan trọng vì việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không có ảnh hưởng rấtlớn đến khả năng thu hồi nợ vay sau này Việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúngmục đích dễ dẫn đến thất thoát và lãng phí khiến vốn vay không tạo ra được ngân lưu đểtrả nợ cho ngân hàng
Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệuquả sử dụng vốn vay, đồng thời giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng hoàn trả nợ chongân hàng Từ đó, nâng cao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng và củng cố quan hệvay vốn giữa khách hàng và ngân hàng sau này
Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng: Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động
Trang 12cho vay Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng
sử dụng để cho vay Đại đa số nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là vốn huyđộng từ khách hàng gửi tiền, do đó, sau khi cho vay trong một thời gian nhất định, kháchhàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả lại cho khách hànggửi tiền
Hơn nữa, bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền
sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải được hoàn trả, cả gốc vàlãi
1.1.3 Phân loại cho vay
Trong nền kinh tế thị trường hoạt động cho vay của NHTM rất đa dạng và phongphú với nhiều loại hình cho vay khác nhau Việc áp dụng hình thức cho vay nào là tùythuộc vào đặc điểm kinh tế của đối tượng sử dụng vốn tín dụng nhằm sử dụng và quản lývốn tín dụng có hiệu quả và phù hợp với sự vận động cũng như đặc điểm kinh tế khácnhau của đối tượng cho vay
Trên thực tế việc phân loại cho vay theo các tiêu thức sau:
1.1.3.1 Theo thời hạn vay
Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng
Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60tháng
Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên
1.1.3.2 Theo phương thức cho vay
Trang 13Số tiền cho vay của ngân hàng được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn củakhách hàng, giá trị tài sản bảo đảm và khả năng hoàn trả của khách hàng, khả năng nguồnvốn của ngân hàng và giới hạn cho vay theo qui định của Luật pháp.
Thời hạn cho vay và số kỳ hạn trả nợ được xác định tùy thuộc vào đặc điểm sảnxuất kinh doanh của khách hàng, nguồn trả nợ trong giai đoạn vay
Trong hợp đồng tín dụng khách hàng có thể vốn vay làm nhiều lần tùy theo tiến độhoặc nhu cầu sử dụng thực tế Khi rút vốn vay khách hàng phải lập bảng kê rút vốn theomẫu của ngân hàng và được ngân hàng chấp nhận, số tiền ngân hàng duyệt rút vốn làkhoản nợ chính thức của lần rút vốn đó
Việc trả nợ được thực hiện theo lịch trả nợ đã được ghi trong hợp đồng tín dụng,bất cứ khoản nợ nào khi đến hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký khách hàng phải chủ độngtrả nợ cho ngân hàng, nếu không thì ngân hàng sẽ trích tiền từ tài khoản tiền gửi củakhách hàng để thu nợ hoặc khách hàng sẽ bị phạt quá hạn nếu không có tiền trả nợ chokhoản nợ đến hạn
Ngân hàng cũng có thể cho vay theo hình thức “cho vay trên tài sản” là hình thứccho vay được bảo đảm trực tiếp bằng bằng các khoản phải thu hoặc hàng tồn kho củakhách hàng Ngân hàng sẽ cho vay theo tỷ lệ phần trăm nhất định trên giá trị ghi sổ cáckhoản phải thu hoặc hàng tồn kho Khi thu được nợ hoặc khi bán hàng thu được tiềnkhách hàng sẽ trả nợ cho ngân hàng, trường hợp này giống như chiết khấu bộ chứng từbán hàng
Cho vay theo hạn mức tín dụng:
Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duytrì trong một khoảng thời gian nhất định
Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một khoản thời giannhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
Cho vay theo hạn mức tín dụng thường được áp dụng đối với các khách hàng cónhu cầu vay vốn – trả nợ thường xuyên, có uy tín với ngân hàng Mỗi lần rút tiền vay,khách hàng ký vào khế ước nhận nợ, trong đó nêu rõ thời gian trả nợ cho từng khoản rútvốn Thời gian này được xác định căn cứ vào kỳ luân chuyển của đối tượng vay vốn hoặcthời gian thu tiền bán hàng của khách hàng
Trang 14Cho vay theo dự án đầu tư:
Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triểnsản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống
Cho vay hợp vốn:
Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phươngán vay vốn của khách hàng; trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phốihợp với các tổ chức tín dụng khác Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định củaQuy chế này và Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàngNhà nước ban hành
Cho vay trả góp:
Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vayphải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn chovay
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng:
Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vihạn mức tín dụng nhất định Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lựccủa hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng:
Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm
vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rúttiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng Khi cho vay phát hành
và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định củaChính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
Cho vay theo hạn mức thấu chi:
Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận chokhách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với cácquy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán quacác tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
Các phương thức cho vay khác: mà pháp luật không cấm, phù hợp với quy định tại
Quy chế này và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm củakhách hàng vay
Trang 151.1.3.3 Theo mục đích sử dụng vốn
Cho vay bổ sung vốn lưu động: Mục đích của loại cho vay này là Ngân hàng cho
các doanh nghiệp vay để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình, nhằm mở rộng sản xuấthay đáp ứng một nhu cầu nào đó về tiền của doanh nghiệp Dựa vào đặc điểm của từngngành mà Ngân hàng sẽ thiết lập các điều kiện cho vay, phương thức cho vay, cách thứctrả nợ dựa trên nguồn thu tiền bán hàng của doanh nghiệp Có thể phân chia loại hình nàytheo tiêu thức cho vay doanh nghiệp sản xuất và cho vay thương mại hay có thể cho vaytheo các ngành nghề kinh tế: Cho vay ngành công nghiệp, ngành nông nghiệp, cho vayngành dịch vụ
Cho vay tiêu dùng: Mục đích của loại cho vay này là người đi vay phải sử dụng
tiền vay vào việc tiêu dùng, mua sắm tài sản cố định nhằm mục đích phục vụ lợi ích cánhân Khi thực hiện hình thức cho vay này, cán bộ tín dụng đã phải tính đến nguồn tiềnđược dùng trả nợ Ngân hàng chính là thu nhập cá nhân của người vay tiền Hình thức chovay này chỉ mới xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, khi nền kinh tế hàng hoá phát triển vànhững cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra, khiến giới tư bản sản xuất đã phải bỏ đi baonhiêu hàng hoá khi mà nhu cầu tiêu dùng có nhưng không có cầu thực sự Hình thức phổbiến nhất của loại hình này là cho vay trả góp, một loại hình đã được áp dụng rất thànhcông ở các nước phát triển Ngân hàng có thể cho các công chức vay để họ mua sắm ô tô,
xe máy, trả góp nhà Ở các nước phương Tây và Mỹ thì một người có thể mua ô tô để đilại trở lên rất dễ dàng trong khi tài khoản của anh ta không cần phải có 100% hay 50% giátrị của chiếc xe đó Điều này đã giúp cho việc tiêu thụ hàng hoá trở lên thuận lợi hơn, dovậy nó thúc đẩy sản xuất phát triển
1.1.3.4 Theo hình thức bảo đảm
Cho vay bảo đảm bằng tài sản:
Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố,hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác
Đây là những khoản cho vay mà bên cạnh việc cho khách hàng vay vốn, Ngânhàng còn nắm giữ tài sản của người vay với mục đích xử lý tài sản đó để thu hồi vốn vaykhi người đi vay vi phạm hợp đồng tín dụng Quá trình cung ứng vốn của Ngân hàngthương mại, không kể dưới hình thức nào đều làm tăng khối lượng tiền vào nền kinh tế,
Trang 16làm tăng khối lượng hàng hoá trên thị trường Ngoài ra khi thực hiện việc cho vay Ngânhàng không trực tiếp quản lý nguồn vốn của mình vì thế có rất nhiều rủi ro xảy ra, nguy
cơ không thu hồi đủ vốn vay là rất cao vì thế các Ngân hàng khi cho vay thường yêu cầungười vay phải có tài sản bảo đảm cho khoản vay
Trong cho vay kinh doanh nguồn thu lợi thứ nhất là doanh thu đối với vay vốn lưuđộng, hoặc là khấu hao, lợi nhuận đối với những khoản vay trung và dài hạn Cho vay tiêudùng nguồn thu nợ thứ nhất của Ngân hàng là thu nhập cá nhân như tiền lương, các khoảnthu nhập tài chính và các khoản thu nhập khác Khi đánh giá các hoạt động của kháchhàng, nếu Ngân hàng nhận thấy là nguồn thu nhập thứ nhất không có cơ sở chắc chắn thìNgân hàng phải yêu cầu thiết lập thêm chính sách pháp lý để có thêm nguồn thu nợ thứhai, chính là tài sản đảm bảo cho khoản vay đó
Cho vay bảo đảm không bằng tài sản:
Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của người khác
mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay
Là khoản cho vay mà Ngân hàng không nắm giữ tài sản của người đi vay để xử lýnhằm thu hồi nợ mà thay vào đó là điều kiện ràng buộc khác khi ký hợp đồng tín dụng.Những điều kiện này có thể là: người đi vay không được giao dịch với Ngân hàng nàokhác, hoạt động kinh doanh của người đi vay phải được Ngân hàng quản lý Có như vậyNgân hàng mới quản lý được tình hình tài chính của người đi vay
Thông thường chỉ có những khách hàng có quan hệ lâu năm với Ngân hàng hoặcnhững khách hàng có uy tín, hay những khách hàng mà Ngân hàng có tham gia góp vốnvào thì mới được cho vay không có đảm bảo
1.1.3.5 Theo phương thức hoàn trả nợ vay
Cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn
Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ, cho vay trả góp
1.1.3.6 Phân loại khác
Ngoài các cách phân loại trên còn có một số cách phân loại khác:
Dựa theo ngành nghề (công, nông nghiệp…)
Dựa theo mức rủi ro (nợ quá hạn có khả năng thu hồi và không có khả năng thuhồi)
Trang 171.2 Lý luận chung về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thương mại
1.2.1 Lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quyđịnh pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn(tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán củadoanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụthể như sau:
Quy mô
Khu vực
Doanh nghiệp
Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động
I Nông, lâm
nghiệp và thủy
sản
10 người trở xuống
20 tỷ đồng trở xuống
từ trên 10 người đến
200 người
từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng
từ trên 200 người đến 300 người
II Công nghiệp
và xây dựng 10 người trởxuống 20 tỷ đồng trởxuống từ trên 10 người đến200 người từ trên 20 tỷ đồngđến 100 tỷ đồng từ trên 200 ngườiđến 300 người
III Thương mại
và dịch vụ 10 người trởxuống 10 tỷ đồng trởxuống từ trên 10 người đến50 người từ trên 10 tỷ đồngđến 50 tỷ đồng từ trên 50 ngườiđến 100 người
1.2.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Do đặc trưng riêng của nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Namcòn có những đặc trưng riêng Những đặc điểm cơ bản của các doanh nghiệp nhỏ và vừatại Việt Nam thể hiện như sau:
Các DNNVV ở Việt Nam thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức tổchức doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp và các công ty tưnhân đến các hợp tác xã Trong một thời gian dài, các doanh nghiệp thuộc các thành phầnkinh tế khác nhau không được đối xử bình đẳng, bị phân biệt đối xử, điều đó ảnh hưởngđến tâm lý, phong cách kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay, đồng thời cũng tạo ranhững xuất phát về tiếp cận nguồn lực không như nhau (trong giao đất, trong vay vốnngân hàng…)
Trang 18Là những doanh nghiệp có quy mô vốn và lao động nhỏ, đây thường là nhữngdoanh nghiệp khởi sự thuộc khu vực kinh tế tư nhân Đặc điểm này đã làm cho các doanhnghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động của mình.
Khả năng quản lý hạn chế: Các chủ doanh nghiệp thường là những lao động phổthông, kỹ thuật viên, kỹ sư tự đứng ra thành lập và vận hành doanh nghiệp, vừa tham giatrực tiếp vào sản xuất nên mức độ chuyên môn trong quản lý không cao Đôi khi, việctách bạch giữa các bộ phận không rõ ràng, những người quản lý các bộ phận cũng thườngtham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất Phần lớn những người chủ doanh nghiệp đềukhông được đào tạo qua một khóa quản lý chính quy nào Mặc dù vậy, họ thường khôngquan tâm đến việc đào tạo để nâng cao năng lực quản lý
Trình độ tay nghề của người lao động thấp, các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừathường không đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong việc thuê nhữngngười lao động có tay nghề cao do hạn chế về khả năng tài chính Bên cạnh đó, định kiếncủa người lao động cũng như của những bạn bè, người thân của họ về khu vực này vẫncòn khá lớn vì họ cho rằng làm việc trong các doanh nghiệp này rủi ro mất việc lớn nhưngđồng thời lương thấp, không thăng tiến được… Người lao động ít được đào tạo, đào tạolại do kinh phí hạn hẹp hoặc người chủ không muốn đào tạo người lao động, vì vậy trình
độ thấp và kỹ năng làm việc thấp Ngoài ra sự không ổn định khi làm việc cho các doanhnghiệp nhỏ và vừa, cơ hội để phát triển thấp tại các doanh nghiệp này cũng tác động làmcho nhiều lao động có kỹ năng không muốn làm việc cho khu vực này
Khả năng về công nghệ thấp do không đủ tài chính cho nghiên cứu, triển khai,nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cho dù có sáng kiến công nghệ nhưng không đủ tài chínhcho việc nghiên cứu triển khai nên không thể hình thành công nghệ mới hoặc bị cácdoanh nghiệp lớn mua với giá rẻ Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất linh hoạttrong việc thay đổi công nghệ sản xuất do giá trị dây chuyền công nghệ thường thấp và họthường có những sáng kiến đổi mới công nghệ phù hợp với quy mô của mình từ nhữngcông nghệ cũ và lạc hậu Điều này thể hiện tính linh hoạt trong đổi mới công nghệ và tạonên sự khác biệt về sản phẩm để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tồn tại trên thịtrường
Trang 19Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam thường thuê mặt bằng với diện tích hạnchế và cách xa trung tâm hoặc sử dụng diện tích đất riêng của mình làm mặt bằng sảnxuất, kinh doanh Vì vậy các doanh nghiệp này gặp khó khăn trong việc mở rộng sản xuấtkinh doanh khi quy mô doanh nghiệp mở rộng.
Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt đối với thị trường nước ngoài Nguyênnhân chủ yếu là do các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường là những doanh nghiệp mới hìnhthành, khả năng tài chính cho các hoạt động marketing rất hạn chế và họ chưa có nhiềukhách hàng truyền thống, thêm vào đó quy mô thị trường của các doanh nghiệp nàythường bó hẹp trong phạm vi địa phương, việc mở rộng ra các thị trường mới là rất khókhăn
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, do đó họ thường
sử dụng nguồn vốn vay từ bạn bè, người thân Nguyên nhân là do các doanh nghiệp nhỏ
và vừa thiếu tài sản đảm bảo, sổ sách chứng từ ké toán không rõ ràng, minh bạch, chưa có
uy tín trên thị trường
1.2.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giữnhững vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồng nhưsau:
Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thườngchiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét cácdoanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%) Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sảnlượng và tạo việc làm là rất đáng kể
Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ
và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụtại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định Vì thế, doanh nghiệp nhỏ vàvừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế
Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên
dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động
Trang 20Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp nhỏ vàvừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành mộtsản phẩm hoàn chỉnh.
Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ởnhững trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp cácđịa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạocông ăn việc làm ở địa phương, đóng góp không nhỏ giá trị GDP cho quốc gia
1.2.2 Lý luận chung về cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Khái niệm cho vay ngắn hạn
Cho vay ngắn hạn là những khoản vay có thời hạn trong vòng khoảng dưới 12tháng Loại cho vay này thường gắn với những khoản vay của doanh nghiệp để bổ sungvào tài sản lưu động cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.2.2 Đặc điểm cho vay ngắn hạn đối với DNNVV
Thời hạn cho vay thông thường dưới 12 tháng Cho vay ngắn hạn gắn liền với chu
kỳ ngân quỹ và nhu cầu vốn thời vụ của DN, Các khoản vay ngắn hạn phụ thuộc vàonhiều quá trình luân chuyển vốn lưu động của DN nên thời hạn thu hồi vốn nhanh Xuấtphát từ các đặc điểm này, các NHTM thường xác định thời hạn cho vay dựa trên chu kỳsản xuất kinh doanh của khách hàng để có kế hoạch quản lý nợ và hình thức cho vay phùhợp
Lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn các loại hình cho vay khác
Đối tượng được tài trợ bởi vay ngắn hạn là một phần hoặc toàn bộ nhu cầu vốn lưuđộng của DNNVV
1.2.2.3 Phương thức cho vay ngắn hạn đối với DNNVV
Trong nền kinh tế thị trường, NHTM có thể cho khách hàng vay ngắn hạn dưới cáchình thức sau:
Phương thức cho vay từng lần: Cho vay từng lần được áp dụng đối với khách hàng
có nhu cầu vốn không thường xuyên Mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng cho vaylàm thủ tục vay vốn cần thiết và kí kết hợp đồng tín dụng
Trang 21Số tiền cho vay = Tổng nhu cầu vốn của dự án hoặc phương án - Vốn chủ sở hữuhoặc vốn tự có và vốn tham gia khác (nếu có).
Mỗi hợp đồng tín dụng có thể phát tiền vay một hoặc nhiều lần phù hợp với tiến độ
và nhu cầu sử dụng vốn thực tế của khách hàng Mỗi lần nhận tiền vay khách hàng lậpgiấy nhận nợ Trên giấy nhận nợ phải ghi thời hạn cho vay cụ thể, đảm bảo không vượt sovới thời hạn cho vay ghi trên hợp đồng tín dụng Loại tiền nhận nợ phải phù hợp với loạitiền xác định trên hợp đồng tín dụng Tiền vay phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoảntheo mục đích sử dụng tiền vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
NH cho vay quản lý chặt chẽ các khoản phát tiền vay của một phương án hay dựán, bảo đảm tổng số tiền cho vay trên các giấy nhận nợ không vượt quá số tiền đã kí tronghợp đồng tín dụng
Thu nợ gốc và lãi tiền vay
Thu nợ gốc: được tiến hành theo thả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng, khách hàngphải chủ động trả nợ khi đến hạn và có thể trả trước hạn
Tính và thu lãi: lãi được tính và thu cùng với ngày trả nợ gốc hoặc tính và thu hàngtháng vào một ngày quy định được ghi vào hợp đồng tín dụng Trường hợp đặc biệt, NHcho vay và khách hàng thoả thuận về thời điểm thu lãi
Chuyển nợ quá hạn: đến thời điểm cuối cùng của thời hạn cho vay đã thoả thuậntrong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả được hết số nợ gốc hoặc nợ lãi thìchuyển toàn bộ dư nợ gốc thực tế còn lại của hợp đồng tín dụng sang nợ quá hạn
Phương thức cho vay theo hạn mức:
Cho vay theo hạn mức tín dụng được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vayvốn thường xuyên và có đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợpvới phương thức cho vay từng lần
Hạn mức tín dụng: NHTM cho vay căn cứ vào phương án hay dự án, kế hoạch sảnxuất, kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khác hàng, tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sảnđảm bảo tiền vay theo quy định của NHTM, khả năng nguồn vốn của NHTM để tính toán
và thoả thuận với khách hàng một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặctheo chu kì sản xuất kinh doanh Việc thoả thuận này phải được thể hiện và kí kết bằnghợp đồng tín dụng
Trang 221.2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNVV
Các nhân tố thuộc về ngân hàng: Đây là nhân tố nội tại ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng Nhóm nhân tố này có ý nghĩa quyết địnhđến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, bao gồm: Quy mô ngân hàng, năng lực tài chính,đội ngũ cán bộ công nhân viên, trình độ về năng lực của cán bộ
Về năng lực tài chính của Ngân hàng
Năng lực tài chính quyết định khả năng cho vay của Ngân hàng Đối với cácNHTM, nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ chính và phần lớn mang lại thu nhập cho ngânhàng Ngân hàng sử dụng nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động được đem cho vaynhằm mục đích tạo thêm thu nhập bằng chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huyđộng Trong đó nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng là huy động được, còn nguồn vốn tự cóchỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng Tuy nhiên, đây là nguồnvốn đóng vai trò quân trọng vì nó là cơ sử để thu hút các nguồn vốn khác, tạo uy tín chongân hàng, tạo lập tư cách pháp nhân và duy trì hoạt động ngân hàng, góp phần điềuchỉnh các hoạt động ngân hàng Đối với cho vay doanh nghiệp, ngân hàng chủ yếu chovay các món trung bình với mức lãi suất hợp lý đã được quy định, và thu lợi từ các khoảnvay thông qua việc thu lãi Vì vậy, ngân hàng xem xét sử dụng nguồn vốn nào để cho vaynhằm dạt được hiệu quả cao nhất.Với một quy mô vốn lớn thì ngân hàng có thể có nhiềulựa chọn khác nhau để thu hút được kết quả cao và là hiệu quả tốt nhất
Về chính sách cho vay
Chính sách cho vay là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối hoạtđộng cho vay của ngân hàng Chính sách cho vay doanh nghiệp được đưa ra nhằm sửdụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp trong phạm vi phép của nhữngquy định của NHNN Việt Nam Chính sách cho vay xác định giới hạn áp dụng cho hoạtđộng cho vay, xác định các đối tượng có thể được vay vốn, những ràng buộc về tài chính,nguồn vốn để tài trợ cho vay, phương thức quản lý danh mục cho vay, lãi suất, thời hạn,
và điều kiện áp dụng các khoản vay, khả năng thanh toán nợ của khách hàng vay vốn,đồng thời thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động cho vay, nhằm đảmbảo rằng mỗi quyết định cho vay của Ngân hàng đều khách quan và tuân thủ các quy định
Trang 23của NHNN Việt Nam và phù hợp với thông lệ chung của quốc tế, từ đó nâng cao hiệu quảhoạt động cho vay của ngân hàng.
Quy trình cho vay
Việc tuân thủ và phối hợp chặt chẽ các bước trong quy trình vay tạo điều kiện chongân hàng phát hiện kịp thời các sai phạm, gian lận, khiếm khuyết trong quá trình cho vay
để kịp thời can thiệp, xử lý và điều chỉnh cho phù hợp nhằm ngăn ngừa rủi ro trong hoạtđộng cho vay Đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay,làm giảm các rủi ro có thể xảy ra kiên quan đến hoạt động của ngân hàng
Hình thức cho vay
Nếu như hình thức cho vay của ngân hàng càng mở rộng, chẳng hạn như không chỉcho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn mà còn mở rộng ra các hình thức cho vay khácnhư liên doanh, liên kết…thì ngân hàng phải có trách nhiệm tìm nguồn vốn, huy động vốncũng như tìm kiếm, điều tra nhu cầu vay vốn của khách hàng để cho vay nhằm kiếm đượcnguồn thu nhập cao nhất, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng
Thông tin tín dụng
Thông tin tín dụng là những thông tin về tài chính, quan hệ tín dụng, bảo đảm tiềnvay, tình hình hoạt động và thông tin pháp lý của khách hàng có quan hệ với ngân hàng.Hoạt động thông tin tín dụng là việc thu thập, tổng hợp, cung cấp,lưu trữ, phân tích, xếphạng, dự báo, trao đổi, khai thác và sử dụng thông tin tín dụng nhằm góp phần đảm bảo
an toàn hoạt động tín dụng của ngân hàng thông qua ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.Đặc biệt đối với cho vay doanh nghiệp, đặc điểm của cho vay doanh nghiệp là rủi ro cao
do có các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, do đó ảnh hưởng đến khả năng thanhtoán các khoản nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng Chính vì thế mà việc thu thập cácthông tin tín dụng là rất quan trọng và cần được quan tâm nhằm hạn chế rủi ro và nângcao hiệu quả cho vay doanh nghiệp của ngân hàng
Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng
Mạng lưới hoạt động của ngân hàng có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả cho vaycủa ngân hàng Với mạng lưới hoạt động rộng ngân hàng có thể thu hút một lượng lớnkhách hàng đến vay tiền Muốn vậy các NHTM cần phải mở rộng mạn lưới hoạt độngrộng khắp, khi đó người dân có thể dễ dàng đến ngân hàng vay vốn và trả nợ cho ngân
Trang 24hàng.khi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn họ thường đến chi nhánhngân hàng thay vì đến hội sở chính, đồng thời tạo điều kiện cho ngân hàng phục vụ tậntình và chu đáo Qua đó cũng tiết kiệm được chi phí và thời gian cho ngân hàng cũng nhưngười vay vốn Mặt khác, với tình hình hiện nay, khi mà sự cạnh tranh giữa các ngânhàng diễn ra ngày càng khốc liệt nhằm chiếm giữ thị phần, lôi kéo khách hàng thì việc mởrộng mạnh lưới hoạt động của ngân hàng là hết sức cần thiết và cần được chú trọng.
Về công tác tổ chức hoạt động của Ngân hàng
Công tác tổ chức hoạt động có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động của bất
cứ tổ chức, doanh nghiệp nào Nếu công tác tổ chức được sắp xếp một cách khoa họ, bốtrí các phần hành công việc cụ thể, rõ ràng, không bị chồng chéo, có mối liên hệ chặt chẽgiữa các phòng ban và các công việc trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc chung thì sẽlàm cơ sở, động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động,trăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường Đối với các NHTM nếu công việc
bố trí các công việc được thực hiện một cách rõ ràng cụ thể, khoa học, và tuân thủ cácnguyên tắc tín dụng sẽ làm cơ sở cho hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động tíndụng nói riêng của ngân hàng phát triển một cách lành mạnh
cụ thể trong quá trình thẩm định, giải ngân, đôn đốc kiểm tra, xử lý thu hồi nợ Khi chovay, một khoản vay được coi là kết thúc, có hiệu quả khi người vay vốn trả hết nợ gốc vàlãi đúng hạn, muốn thực hiện được việc đó đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng gồm cán bộtín dụng, kế toán, thủ quỹ người lãnh đạo phải am hiểu tình hình kinh tế, xã hội, có trình
độ chuyên môn giỏi, tâm huyết với nghề nghiệp và có sự phối kết hợp chặt chẽ với nhau,
có sự cộng đồng trách nhiệm thì mới có thể đảm bảo cho khoản vay có hiệu quả, an toànvốn
Trang 25Như vậy, tất cả các yếu tố trên đều có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động cho vaycủa Ngân hàng Để có thể là được hiệu quả cao nhất cần biết phối hợp chặt chẽ tất cả cácyếu tố nội lực cũng như các yếu tố bên ngoài.
Các nhân tố thuộc về khách hàng: Khách hàng là đối tượng trực tiếp quan hệ với
ngân hàng trong quá trình hoạt động của Ngân hàng, do đó nó cũng ảnh hưởng trực tiếpđến hiệu quả cho vay của ngân hàng Trước khi thực hiện một khoản vay, ngân hàng cầnđiều tra tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu nhu cầu vay vốn của khách hàng Khách hàng cóđủ điều kiện vay vốn phải thỏa mãn các điều kiện cần thiết về năng lực pháp luật dân sự,năng lực hành vi dân sự, về dạo đức, về mục đích sử dụng vốn vay, về khả năng tài chính,
về phương án sản xuất kinh doanh…Tất cả những yếu tố đó quyết định đến khả năng trả
nợ của khách hàng đối với ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả của món vay màngân hàng thực hiện Bởi vì đạo đức của người vay vốn quyết định đến hành vi trả nợ của
họ đối với ngân hàng
Các nhân tố thuộc về môi trường
Về môi trường kinh tế xã hội
Môi trường kinh tế xã hội cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của ngànhngân hàng Tuy nhiên sự tác động này có tính hai mặt Khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh
và ổn định sẽ tạo ra môi trường kinh doanh tốt cho các hoạt động kinh tế nói chung vàhoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng Kinh tế phát triển, thu nhập của dân cư tăng lên,khi đó nhu cầu mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tănglên nhằm tăng thêm quy mô hoạt động, cải tiến khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượnghoạt động, tăng thêm thu nhập Chính vì vậy mà nhu cầu về vốn là rất quan trọng, điều đógiúp cho ngân hàng phát huy khả năng cho vay của mình và tạo động lực để nâng caohiệu quả hoạt động cho vay Hơn nữa, khi kinh tế phát triển nhanh và ổn định, thu nhậpcủa người dân được nâng cao, khả năng trả nợ của ngân hàng cũng tăng điều đó giải quyếtmột phần gánh nặng cho ngân hàng trong việc thu hồi vốn khi khách hàng có đủ khả năng
và chủ động trả nợ cho ngân hàng Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển không ổn định và
có xu hướng suy thoái, thu nhập của người dân bị giảm sút, hoạt động sản xuất kinhdoanh kém hiệu quả, thu nhập của người dân bị giảm sút, hoạt động sản xuất kinh doanhkém hiệu quả, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.một số khoản nợ có thể không
Trang 26có khả năng thu hồi Mặt khác khi nền kinh tế kém ổn định cũng ảnh hưởng đến hoạtđộng của ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay Do
đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Về môi trường pháp lý
Bất kỳ một tổ chức doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường đều phải tuân theosự quản lý của Nhà nước và các quy định của pháp luật Hoạt động của Ngân hàng cũngkhông nằm ngoài quy luật đó Mọi hoạt động của ngan hàng phải được thực hiện theo sựchỉ đạo của Nhà nước và nằm trong khuôn khổ pháp luật, chịu sự quy định của Ngân hàngNhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật dân sự và một số quy định khác Do đó, hệthống các quy định của Nhà nước phải đảm bảo rõ ràng, đồng bộ, đầy đủ và minh bạchnhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữacác ngân hàng trong các hoạt động của mình, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng và đâycũng là cơ sử pháp lý để ngân hàng giải quyết các khiếu nại, tố cáo khi có tranh chấp xảy
ra trong hoạt động tín dụng Nếu các quy định của pháp luật không rõ ràng, không đồng
bộ, không kịp thời, không ổn định và có nhiều kẽ hở thì rất khó cho ngân hàng trong cáchoạt động nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, bởi vì ngân hàng không có một căn
cứ pháp lý rõ ràng, đầy đủ, và kịp thời để hoạt động Điều đó sẽ giúp Ngân hàng nâng caochất lượng và hiệu quả hoạt động của mình
Về chính sách kinh tế của Nhà nước
Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, Nhà nước ta luôn có các chính sáchkhuyến khích đầu tư phát triển kinh tế trong nước, thu hút sự đầu tư của nước ngoài vàocác dự án, các chương trình phát triển kinh tế của đất nước, tạo công ăn việc làm, tăng thunhập cho người lao động, góp phần làm giảm thất nghiệp, cải thiện đời sống cho ngườidân và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đối với các chính sách phát triển kinh tếphát triển công nghiệp và dịch vụ nhà nước ta có các chính sách ưu đãi đối với việc vayvốn của các doanh nghiệp, nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn nhanh nhất
để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh
1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa của các ngân hàng thương mại
Trang 27Nhóm chỉ tiêu định tính: Đây là nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay ngắn
hạn trên cơ sở pháp lý; việc tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ; việc thực hiện theođúng cam kết trong hợp đồng cho vay
Trên cơ sở pháp lý, hoạt động cho vay ngắn hạn có chất lượng phải chấp hành
pháp luật của Nhà nước, cao nhất là Luật các tổ chức tín dụng, các quy chế cho vay, cácvăn bản chỉ đạo của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước và các văn bản quy phạm phápluật có liên quan
Trên cơ sở quy chế cho vay của NHTM, hoạt động cho vay ngắn hạn có chất lượng
luôn phải tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay Từ những đặc điểm riêng cócủa mình, hầu hết các ngân hàng đều nghiên cứu và đưa ra các quy chế cho vay phù hợpnhất Cụ thể là các ngân hàng đưa ra các khái niệm, quy định, các quy trình và các hướngdẫn cụ thể dành cho các cán bộ ngân hàng Các quy định trong quy trình cho vay được ápdụng cụ thể cho từng trường hợp xin vay ở mỗi NHTM là nhằm thực hiện việc cho vay cóchất lượng Do vậy việc tuân thủ những quy trình là tiền đề của chất lượng cho vay
Trên cơ sở hợp đồng cho vay, khi tiến hành hoạt động cho vay, ngân hàng và
khách hàng sẽ lập nên một hợp đồng tín dụng Trong hợp đồng tín dụng sẽ quy định chitiết về các yếu tố quan trọng như thời hạn vay, mục đích sử dụng, số tiền vay, phươngthức trả nợ, trả lãi và được thể hiện ở dạng những cam kết Một khoản vay được coi là
có chất lượng khi nó được thực hiện đúng những cam kết đã kí trong hợp đồng tín dụng.Nếu một khoản vay mà ngay từ mục đích vay vốn khách hàng đã không tuân thủ theođúng cam kết thì khoản vay đó không được coi là có chất lượng Hoặc khoản vay màkhông được hoàn trả đúng thời hạn, khách hàng khất lần nhiều lần thì cũng không là đượcchất lượng
Các nhóm chỉ tiêu định tính trên đây đã có thể phản ánh một phần của chất lượngcho vay Đây là những chỉ tiêu gần như bắt buộc phải có để một khoản cho vay được coi
là có chất lượng Tuy vậy, muốn xem xét cụ thể, cẩn thẩn và toàn diện thì cần phải xétđến các chỉ tiêu định lượng
Nhóm chỉ tiêu định lượng: Nhóm các chỉ tiêu định lượng phản ánh mặt lượng của
khoản cho vay, thông qua việc phân tích các chỉ tiêu về lượng, tính toán và so sánh các tỷ
lệ Nhóm các chỉ tiêu định lượng bao gồm:
Trang 28Doanh số cho vay: DSCV thể hiện tổng số tiền mà ngân hàng đã cho khách hàng
vay trong một thời gian xác định hay, không kể khoản tiền đó đã thu hồi hay chưa DSCVđược tính bằng cách cộng dồn các khoản cho vay trong một thời kỳ
Thông qua chỉ tiêu này để biết được xu hướng cho vay của ngân hàng tăng haygiảm, số lượng khách hàng và mối qua hệ của ngân hàng với khách hàng
Doanh số thu nợ: Là tổng số tiền mà ngân hàng thu về trong một khoảng thời gian
nhất định Chỉ tiêu này được tính bằng cách cộng dồn các khoản thu nợ trong một thời kỳ
cụ thể DSCV của ngân hàng lớn thì DSTN cao, như vậy mới đảm bảo được chất lượngcho vay Ngược lại, nếu DSTN thấp thể hiện dư nợ lớn, từ đó đánh giá hiệu quả cho vaycủa ngân hàng kém
Dư nợ cho vay: Là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân chưa thu hồi tại một thời
điểm nhất định Nó được tính trên số dư cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng
Dư nợ cuối kỳ = DSCV trong kỳ - DSTN trong kỳ + Dư nợ đầu kỳ
Dựa vào chỉ tiêu này có thể đánh giá được quy mô cho vay của ngân hàng, nếu dư
nợ cuối kỳ thấp và có xu hướng giảm thì hoạt động cho vay của ngân hàng chưa được mởrộng, chưa có sự thu hút với khách hàng, nếu dư nợ cuối kỳ cao thì ngân hàng đã đáp ứngtốt được nhu cầu vốn cho khách hàng, các sản phẩm của ngân hàng có sự thu hút vớikhách hàng
Nợ quá hạn hoặc nợ xấu: khi khách hàng không trả được khoản nợ đến hạn hay
không có bất cứ sự thông báo gì về nguyên nhân trả chậm so với thời gian đã ký tronghợp đồng, hay khách hàng không có sự điều chỉnh về kỳ hạn trả nợ thì khoản nợ này sẽchuyển thành nợ quá hạn và áp dụng mức lãi suất mới dành cho khoản nợ này Phânloại nợ quá hạn như sau:
Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý): nợ quá hạn dưới 90 ngày Là loại nợ được đánh giá
có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khảnăng trả nợ
Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày Là loại
nợ được đánh giá không thu hồi gốc và lãi khi đến hạn
Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ): nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày Là loại nợđược đánh giá có khả năng tổn thất cao
Trang 29Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): nợ quá hạn trên 360 ngày Là loại nợđược đánh giá không có khả năng thu hồi, mất vốn.
Nợ xấu: Nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5
Tỷ lệ nợ xấu (%) = nợ xấu/ tổng dư nợ x 100%
Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng
Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấyngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay Ngượclại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy các khoản tín dụng được cải thiện hoặccũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ
1.4 Kinh nghiệm trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nước trên thế giới
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thường được hiểu là những doanh nghiệp “có
quy mô nhỏ bé về vốn, lao động hay doanh thu” nhưng DNNVV thường chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng số doanh nghiệp của nền kinh tế, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởngGDP, tạo phần lớn công ăn việc làm và tại nhiều vùng, miền là những trụ cột của kinh tếđịa phương.Tuy nhiên, trong những năm gần đây trước những biến động kinh tế và sựcạnh tranh khốc liệt từ những loại hình kinh tế khác, DNNVV đã gặp phải không ít trởngại từ những bước đầu khởi sự cho đến những khó khăn trong quá trình sản xuất - kinhdoanh Quản lý nhà nước trong những năm qua luôn đề cao vai trò và đặt trọng tâm vàoviệc phát triển và hỗ trợ DNNVV, không can thiệp quá sâu vào quá trình vận động pháttriển của doanh nghiệp mà tác động tích cực gián tiếp thông qua việc cải cách môi trườngkinh doanh, trợ giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực như tài chính, công nghệ vànguồn nhân lực Mỗi quốc gia khác nhau có những chính sách và biện pháp hỗ trợ riêngbiệt về phạm vi, nội dung và thời gian thực hiện nhưng những thành công của một vài nềnkinh tế lớn trong việc triển khai các chính sách về DNNVV đã được ghi nhận như nhữngbài học kinh nghiệm thành công và cần được tham khảo trong quá trình phát triển hệthống doanh nghiệp này tại nhiều nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam
Đông Nam Á thường được biết đến là một trong những khu vực có sự phát triểnkinh tế sôi động nhất trên thế giới với phần lớn các nước thành viên là các nền kinh tếđang phát triển Thành công của các nền kinh tế trong khu vực này đánh dấu sự đóng góp
Trang 30quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong tạo công ăn việc làm, tăngthu nhập cho người lao động, gia tăng sự tăng trưởng kinh tế và huy động các nguồn lực
xã hội tham gia vào quá trình đầu tư phát triển Bên cạnh đó, DNNVV cũng được xem lànhân tố đo lường sự tác động của các chính sách kinh tế mới được ban hành có tác độngnhư thế nào khi đưa vào triển khai thực tế đối với cộng đồng doanh nghiệp
Tại Đông Nam Á, 98% tổng số doanh nghiệp là DNNVV và 60% lao động trungbình của mỗi quốc gia tính từ năm 2007-2012 hiện đang làm việc trong các DNNVV.Tính đến cuối năm 2011, thống kê tại một số nền kinh tế điển hình cho thấy:
Malaysia có mức độ tăng trưởng DNNVV đạt 6,4% và hàng năm đóng góp trungbình 32% GDP;
Thái Lan hiện có 3 triệu DNNVV chiếm trên 99% tổng số doanh nghiệp trongnước, thu hút 10,5 triệu lao động, chiếm 78,2% tổng số người làm việc, giá trị sản lượngđạt 3 nghìn 750 tỉ Bạt, chiếm 37,8% GDP;
Singapore trong 10 người làm việc thì có 6 người làm ở DNNVV, tỉ lệ đóng gópcủa DNNVV đối với kinh tế quốc dân vượt quá 50%
Nhận thức được vai trò quan trọng và những đóng góp tích cực cho nền kinh tếcủa DNNVV, các nước Đông Nam Á chú trọng đến việc phát triển DNNVV theo hướngtạo điều kiện về mặt chính sách và triển khai các biện pháp hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ tiếpcận nguồn vốn vay Dưới đây là một số quốc gia điển hình trong các hoạt động hỗ trợdoanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay và đã thành công trong quá trình triển khai thựchiện, cụ thể như:
Malaysia: Hệ thống bảo lãnh tín dụng đa dạng, linh hoạt và hiệu quả DNNVV của
Malaysia chủ yếu hoạt động trên 2 nhóm lĩnh vực chính: Nông nghiệp, thương mại, dịch
vụ và Công nghiệp, xây dựng Từ tháng 1/2014, các quy định về số lượng lao động vàdoanh thu đối với DNNVV của Malaysia đã được sửa đổi, qua đó giới hạn về số lượnglao động và doanh thu được nâng cao tương ứng với từng lĩnh vực nhằm mở rộng hơnphạm vi và quy mô của các DNNVV tại nước này để thích ứng được với sự cạnh tranh từcác doanh nghiệp nước ngoài và sự thay đổi từ các quy định, chính sách của hội nhập kinh
tế quốc tế
Trang 31Quy mô
Khu vực
Nông nghiệp,
thương mại,
dịch vụ
Từ 300.000 RM đến 3 triệu RM (Malaysia Ringgit)
Từ 5-30 lao động
Từ 3 triệu RM đến không quá 20 triệu RM
Từ 30-75 lao động
Công nghiệp,
xây dựng
Từ 300.000 RM đến 15 triệu RM
Từ 5-75 lao động
Từ 15 triệu RM đến không quá 50 triệu RM
Từ 75-200 lao động
(Nguồn: http://www.smecorp.gov.my)
Về cơ bản, các nhân tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của cácDNNVV tại Malaysia được thể hiện trên hai khía cạnh: lợi ích từ cơ chế quản lý nhà nướcmột đầu mối và lợi ích từ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, mà tiêu biểu hơn cả là một
hệ thống các chính sách tín dụng đa dạng, linh hoạt và hiệu quả
Chính sách bảo lãnh tín dụng (BLTD) là một chính sách quan trọng trong hầu hếtcác chính sách phát triển kinh tế của quốc gia này và được hình thành từ rất sớm nhằmduy trì sự phát triển bền vững và ở mức độ cao của cộng đồng DNNVV Hệ thống BLTDđược xây dựng thống nhất từ cấp trung ương đến cấp địa phương, phân chia theo lĩnh vực
hoạt động và thực hiện theo 3 mô hình (BLTD của Chính phủ, BLTD của các hiệp hội,
BLTD của khu vực tư nhân) Tại Malaysia, DNNVV có thể tiếp cận vốn vay từ 4 quỹ bảo
lãnh tín dụng:
Hệ thống BLTD chung (General Guarantee Scheme): là Tổng công ty BLTD
Malaysia (CGC), là tổ chức ra đời sớm nhất để phục vụ cho việc BLTD cho các DNNVV
do Chính phủ thành lập từ năm 1972, với số vốn góp từ các ngân hàng thương mại và cáccông ty tài chính của Chính phủ Hiện nay, hệ thống này có số bảo lãnh cao nhất trong 4
hệ thống (với mức bảo lãnh tín dụng là 90% và phí bảo lãnh từ 0,5%-1% giá trị bảo
lãnh).
Hệ thống bảo lãnh các khoản vay đặc biệt (Special Loan Scheme): tài trợ cho các
doanh nghiệp có các dự án đặc biệt, doanh nghiệp xuất khẩu, … được thành lập từ năm1981
Hệ thống BLTD cơ bản (Principal Guarantee Scheme) được thành lập từ năm
1989
Hệ thống BLTD chủ yếu – mới (new Principal Guarantee Scheme) được thành lập từ năm
1994
Trang 32Ba hệ thống BLTD này hoạt động vì mục đích lợi nhuận do các tổ chức tư nhânthành lập nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các DNNVV với mức phí bảo lãnh cao hơnCGC tùy thuộc thỏa thuận giữa các bên
Thái Lan: Toàn diện và tập trung hóa hệ thống chính sách hỗ trợ tín dụng Kể từ
sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1997, chính sách về phát triển DNNVV đã trở thành mộttrong những tiêu điểm trong các chính sách cải cách kinh tế của Thái Lan Chính phủthành lập Ủy ban Khuyến Khích DNNVV (SMEPO) là cơ quan độc lập trực thuộc Thủtướng Chính phủ bao gồm Quỹ Phát triển DNNVV, hàng năm được Chính phủ cấp vốn từnguồn viện trợ nước ngoài hoặc từ khu vực tư nhân Ủy ban có trách nhiệm đề xuất, xâydựng và thực thi các chính sách phát triển và hỗ trợ DNNVV Hệ thống các chính sách hỗtrợ tín dụng của Thái Lan được thực hiện theo kế hoạch và lộ trình với các bước phát triển
cơ bản Mỗi bước phát triển cơ bản sẽ bao gồm nhiều biện pháp cụ thể Lộ trình này đượcthực hiện tập trung đối với các nhóm ngành chính như lương thực, thức ăn gia súc, dệtmay, thiết bị điện và điện tử, …Song song với kế hoạch và lộ trình phát triển dài hạn, cácchương trình phát triển DNNVV cũng được thực hiện hàng năm với các hoạt động hiệuquả về thành lập và phát triển thị trường vốn cho DNNVV, đào tạo chủ doanh nghiệp vàngười lao động, hỗ trợ nghiên cứu, tìm kiếm thị trường, …
Singapore: Khu vực DNNVV của Singapore được đánh giá khá năng động khi
92% các doanh nghiệp hoạt động là DNNVV, sử dụng gần 500.000 lao động chiếm xấp xỉ50% lực lượng lao động trong cả nước Một trong những thành công lớn của nền kinh tếSingapore trong việc phát triển DNNVV là quan điểm xuyên suốt trong việc hỗ trợDNNVV thông qua các chính sách hỗ trợ tín dụng giúp doanh nghiệp phát triển và nângcao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Cụ thể, Chính phủ nước này cungcấp các khoản viện trợ không hoàn lại để đào tạo doanh nghiệp thông qua Quỹ Phát triển
kỹ năng Singapore Mục tiêu là để hỗ trợ việc phân tích nhu cầu về kỹ năng, đào tạo laođộng tại nơi làm việc Hơn 35.000 công ty/doanh nghiệp đã được hưởng nhiều lợi ích từQuỹ này Bên cạnh đó, Chính phủ Singapore cũng tập trung hình thành các nhóm kinh tếtrong DNNVV tại các địa phương với mức hỗ trợ vay vốn cao nhằm nâng cao sức cạnhtranh và hoạt động hiệu quả của DNNVV trên phạm vi cả nước
Trang 33Như vậy, có thể thấy rằng dù có sự khác nhau về điều kiện, tình hình và tốc độphát triển kinh tế thì thành công của các nền kinh tế như Malaysia, Thái Lan và Singaporechính là việc đã nhận thức được vai trò quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế thịtrường và sự cần thiết của các chính sách và biện pháp hỗ trợ cũng như tạo điều kiện choDNNVV phát triển, đặc biệt là hỗ trợ khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các DNNVV.Các chính sách trợ giúp tài chính luôn được đặt trong trọng tâm phát triển mà trong đó các
mô hình bảo lãnh, hỗ trợ tín dụng thực hiện được tối đa vai trò của một cơ quan, đơn vịtạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả tới nguồn vốn vayphục vụ các mục đích sản xuất kinh doanh của bản thân doanh nghiệp cũng như góp phần
ổn định và duy trì tính bền vững trong sự phát triển của DNNVV tại chính các nền kinh tếnày
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trang 34Đây là chương khái quát chung về những lý thuyết cơ bản về hoạt động cho vayngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại Khái niệm, nguyêntắc cho vay, phân loại cho vay và lý thuyết về doanh nghiệp nhỏ và vừa Khi ngân hàngthương mại cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng chịu những nhân tốtác động từ nhiều yếu tố, làm thế nào để ngân hàng thương mại áp dụng tốt cho từng hoạtđộng của mình, và hiệu quả thể hiện như thế nào tại mỗi ngân hàng, sau đây ta cùng nhautìm hiểu trong chương tiếp theo.
Trang 35CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN-CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG QUA 3 NĂM 2011 - 2013 2.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân – Chi nhánh Đà Nẵng
Tên giao dịch quốc tế: National Citizen Bank
Tên gọi tắt: NCB
Trụ sở chính: 441 Lê Duẩn, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (0511) 3.651.666; Fax: (0511) 3.651.667
Đà Nẵng đã là được sự tăng trưởng ổn định và dần dần thương hiệu NCB đã đi vào lòngcông chúng trên địa bàn thành phố
Trải qua hơn 7 năm có mặt tại địa bàn, đến nay NCB Đà Nẵng đã phát triển mộtmạng lưới khá tốt với 1 chi nhánh và 6 phòng giao dịch trải đều trên địa bàn các quận.Đội ngũ nhân viên đã lên đến hơn 80 người
Định hướng chiến lược của NCB Đà Nẵng trong thời gian đến:
Trang 36Khách hàng mục tiêu: Khách hàng cá nhân và các DNNVV.
Dịch vụ sản phẩm: Các sản phẩm liên quan đến huy động vốn, cho vay và các dịch
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của NCB Đà Nẵng
kế toán
Phòng Hành chính nhân sự
Phòng Công nghệ thông tin
Phòng Quan hệ khách hàng
PGD
Sơn Trà
PGD Đống Đa
PGD Núi Thành
PGD Hùng Vương
PGD Nguyễn Văn Linh
PGD Hòa Khánh
Phòng Phân tích tín dụng Phó Giám đốc Phó Giám đốc
Trang 372.1.3 Chức năng, nhiệm vụ
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của NCB Đà Nẵng được thực hiện theo mô hìnhtrực tuyến - chức năng Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất và là người điềuhành trực tiếp mọi hoạt động của chi nhánh, dưới giám đốc là các phó giám đốc và cácphòng ban chức năng, cụ thể như sau:
Giám đốc: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quảntrị, Tổng Giám đốc và pháp luật trong điều hành và quản lý mọi hoạt động của chi nhánhtrong phạm vi quyền hạn được ủy quyền
Phó giám đốc: thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn nhất định do Giám đốcphân công Hỗ trợ giám đốc thực hiện việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh củachi nhánh
Phòng dịch vụ khách hàng: hướng dẫn khách hàng mở và sử dụng tài khoản, thựchiện các nghiệp vụ liên quan đến các loại tài khoản, thực hiện các nghiệp vụ như: nhận vàchi trả tiền gửi, chuyển tiền, cầm cố giấy tờ có giá, thu chi tiền mặt, giải ngân, thu nợ tiềnvay…
Phòng tài chính kế toán: thực hiện toàn bộ công tác kế toán tại chi nhánh
Phòng hành chính nhân sự: Quản lý nhân sự tại chi nhánh, thực hiện công tác hànhchính như văn thư lưu trữ, mua sắm cung ứng các loại văn phòng phẩm…
Phòng công nghệ thông tin: Phụ trách việc vận hành thiết bị máy móc công nghệthông tin, máy ATM…
Phòng quan hệ khách hàng: chịu trách nhiệm tiềm kiếm, thiết lập và duy trì mốiquan hệ với khách hàng, bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thẩm định cho vay, đônđốc thu hồi nợ…
Phòng phân tích tín dụng: phụ trách việc tái thẩm định đối với hồ sơ vay vốn tạichi nhánh và các phòng giao dịch
Phòng giao dịch: làm công tác kinh doanh như huy động, cho vay, chuyển tiền, mởthẻ, thu đổi ngoại tệ …
Trang 382.2 Tình hình hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Quốc Dân - chi nhánh Đà
Nẵng qua 3 năm 2011 – 2013
2.2.1 Tình hình huy động vốn của chi nhánh qua 3 năm 2011 – 2013
Vốn là một trong những yếu tố cần thiết để phục vụ các doanh nghiệp, cá nhân
thực hiện được mục tiêu kinh doanh của mình Đặc biệt là với ngân hàng, nguồn vốn của
NHTM chính là nguồn hình thành nên tài sản Có để đầu tư vào hoạt động kinh doanh của
ngân hàng mình Trong những năm 2011 – 2013 vừa qua, tình hình nguồn vốn và huy
động vốn của NCB Đà Nẵng vừa qua được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh qua 3 năm 2011 – 2013
- Tiền gửi không kỳ hạn 223.523 24,52 265.869 21,49 202.318 11,81 42.346 18,94 -63.551 -23,90
- Tiền gửi kỳ hạn <12 tháng 638.481 70,04 881.612 71,26 1.373.055 80,15 243.131 38,08 491.443 55,74
- Tiền gửi kỳ hạn >12 tháng 49.591 5,44 89.696 7,25 137.734 8,04 40.105 80,87 48.038 53,56
3 Phân theo loại tiền tệ 911.595 100 1.237.177 100 1.713.107 100 325.582 35,72 475.93 38,47
- VND 667.561 73,23 917 862 74,19 1.282.946 74,89 250.301 37,49 365.084 39,78
- Ngoại tệ quy đổi ra VND 244.034 26,77 319.315 25,81 430.161 25,11 75.281 30,85 110.846 34,71
(Nguồn: Phòng tín dụng – Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Đà Nẵng)
Qua bảng 2.1 ta thấy năm 2012 tổng nguồn vốn của Ngân hàng Quốc Dân - chi
nhánh Đà Nẵng là 1.237.177 triệu đồng, tăng 35,72% so với năm 2011 tương ứng
325.582 triệu đồng Năm 2013 tổng nguồn vốn là 1.713.107 triệu đồng, tăng 38,47% so
với năm 2012, tương ứng tăng 475.930 triệu đồng Nguồn vốn của ngân hàng tăng ba năm
như vậy cho thấy ngân hàng đã có chính sách thu hút vốn hợp lý, chính sách lãi suất phù
hợp, các dịch vụ thu hút lượng tiền gửi tốt, từ đó tạo điều kiện tăng nguồn vốn kinh doanh
cho ngân hàng, phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng tốt hơn
Trang 39Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh qua 3 năm 2011 – 2013 phân theo
- Tiền gửi dân cư - Tiền gửi TCKT
Trong đó phân theo khách hàng, thì tiền gửi từ dân cư là nguồn vốn chủ yếu, đây làyếu tố phản ảnh mức độ tin cậy và chất lượng phục vụ của ngân hàng, cụ thể nguồn vốnhuy động của ngân hàng là 771.118 triệu đồng năm 2011, là 917.243 triệu đồng năm 2012tăng 35,72% so với năm 2011, tương ứng tăng 146.125 triệu đồng, năm 2013 là 1.427.532triệu đồng tăng 55,63% so với năm 2012 tương ứng tăng 510.289 triệu đồng Để có nhữngkết quả trên ngân hàng đã áp dụng các gói sản phẩm đa dạng và lãi suất huy động như:tăng lãi suất huy động ngắn ngày, tặng quà, các chươnng trình ưu đãi, và với mức lãi suấtđầu vào như nhau thì các khách hàng cũng rút tiền ở các ngân hàng nhỏ để gửi các ngânhàng có uy tín, tên tuổi nên lượng tiền gửi tăng lên đáng kể
Ngược lại nguồn tiền gửi từ TCKT có xu hướng giảm xuống, cụ thể năm 2013giảm 10,74% so với năm 2012, nguyên nhân là do điều kiện kinh tế khó khăn, chi phíkinh doanh tăng cao, các DN thiếu vốn trầm trọng, và lượng hàng tồn kho tăng cao và các
DN tận dụng triệt để nguồn tiền của mình, tâm lý lo sợ giá trị đồng tiền sẽ mất đi nếu giữhoặc gửi tiền cũng là một nguyên nhân làm cho nguồn tiền gửi này giảm xuống
Có thể thấy, năm 2012 thực sự là một năm khó khăn của tất cả doanh nghiệp vàngân hàng, điều này ảnh hưởng đến nguồn vốn của doanh nghiêp và hoạt động củangân hàng, do đó chi nhánh cần có những chính sách hấp dẫn, chương trình để thu hútkhách hàng hơn nữa, góp phần tăng nguồn vốn để thực hiện chức năng cung ứng vốncho nền kinh tế một cách hiệu quả
Vì vậy nguồn tiền gửi từ dân cư tăng dần qua ba năm cho thấy uy tín và chất
Trang 40lượng phục vụ của ngân hàng càng ngày càng tốt, người dân càng ngày càng tin tưởng
và an tâm khi gửi tiền tại ngân hàng, đồng thời chính sách khách hàng phù hợp đã thuhút lượng tiền gửi từ người dân tốt của chi nhánh, bên cạnh đó còn có sự quan tâm,nhiệt tình, giao tiếp vui vẻ từ nhân viên, người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đãđem lại sự tin tưởng, sự yêu mến và sự thoải mái khi tới ngân hàng gửi tiền
Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn của chi nhánh qua 3 năm 2011 – 2013 phân theo kỳ
- Tiền gửi không kỳ hạn - Tiền gửi kỳ hạn <12 tháng
Nhìn vào biểu đồ ta thấy: Phân theo kỳ hạn, thì tiền gửi kỳ hạn dưới 12 thángchiếm ưu thế, cụ thể năm 2011 là 638.481 triệu đồng, năm 2012 là 881.612 triệu đồng,tăng 38,08% so với năm 2011, năm 2013 là 1.373.055 triệu đồng tăng 55,74% so với năm
2012 Năm 2012 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động kinhdoanh của ngân hàng nói riêng, lạm phát tăng cao, người dân không an tâm về tiền lượngtiền mặt mình nắm giữ, nhưng cũng không gửi lại với thời hạn cao mà chỉ tập trung gửi
kỳ hạn dưới 1 năm, với hy vọng đồng tiền của họ sẽ ổn định hơn về mặt giá trị Vì thế mà
số lượng tiền huy động từ kỳ hạn dưới 12 tháng của chi nhánh tăng qua 3 năm rõ rệt.Ngân hàng chủ yếu huy động từ nguồn tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng như vậy thì để chovay các khoản vay dài hạn sẽ khó khăn đối với ngân hàng
Trải qua 3 năm với sự tác động của các yếu tố từ kinh tế, các chính sách củaNHNN nên cơ cấu nguồn tiền huy động của ngân hàng có sự thay đổi, mặc dù đangtrong giai đoạn khó khăn chung của ngành nhưng tất cả công nhân viên của chinhánh luôn nỗ lực để xây dựng uy tín, nâng cao chất lượng để góp phần làm cho kếtquả hoạt động ngày càng tốt hơn