1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH vụ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG bộ tại CÔNG TY cổ PHẦN LOGISTICS CẢNG đà NẴNG

90 349 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường bộ tại công ty cổ phần Logistics Cảng Đà Nẵng
Tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân
Người hướng dẫn ThS. Võ Thị Thanh Thương
Trường học Trường Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Ngoại Thương
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 8,47 MB

Cấu trúc

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA

  • 1.1. Tổng quan về dịch vụ

  • 1.1.1. Khái niệm dịch vụ

  • 1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ

  • 1.1.3. Bản chất của dịch vụ

  • 1.2. Khái quát chung về hoạt động giao nhận

  • 1.2.1. Định nghĩa về dịch vụ giao nhận và người giao nhận

  • 1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận

  • 1.2.3. Trách nhiệm của người giao nhận

  • 1.2.4. Vị trí của người giao nhận trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá

    • Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa người giao nhận và các bên tham gia vào quy trình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường bộ

  • 1.2.5. Phân loại dịch vụ giao nhận

  • 1.2.6. Tầm quan trọng của hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu

  • 1.3. Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ

  • 1.3.1. Cơ sở pháp lý, đặc điểm giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ

  • 1.3.1.1. Cơ sở pháp lý

  • 1.3.1.2. Đặc điểm giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường bộ

  • 1.3.2. Nhiệm vụ của các bên tham gia quá trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ

  • 1.3.2.1. Nhiệm vụ của người giao nhận

  • 1.3.2.2. Nhiệm vụ của các chủ hàng XNK

  • 1.3.2.3. Nhiệm vụ của hải quan

  • 1.4. Trình tự giao nhận hàng xuất nhập khẩu

  • 1.4.1. Đối với hàng xuất khẩu

  • 1.4.2. Đối với hàng nhập khẩu

  • 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng

  • 1.5.1. Nhân tố khách hàng

  • 1.5.2. Các nhân tố nội tại doanh nghiệp

  • 1.5.3. Các nhân tố về điều kiện hạ tầng dịch vụ

  • 1.6. Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ giao nhận

  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS CẢNG ĐÀ NẴNG (DANALOG)

  • 2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Logistics cảng Đà Nẵng

  • 2.1.1. Các thông tin cơ bản về công ty

  • 2.1.2. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển

  • 2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh của công ty

  • 2.1.4. Cơ cấu tổ chức công ty

  • 2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức

    • Sơ đồ 2.1: Mô hình quản trị của công ty Danalog

  • 2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ chính của các phòng ban và chi nhánh

  • 2.1.5. Phân tích tình hình nhân sự

    • Bảng 2.1: Nguồn nhân lực của công ty Danalog từ năm 2017 – 2019

    • ĐVT: Người

  • 2.1.6. Phân tích tình hình cơ sở vật chất

  • 2.1.7. Phân tích nguồn tài chính của công ty Danalog

    • Bảng 2.2: Tình hình tài chính của công ty Danalog năm 2018-2019

    • Bảng 2.3: Nguồn vốn năm 2018-2019 của công ty Danalog

    • Biểu đồ 2.1: Tình hình nguồn vốn của công ty Danalog từ năm 2017-2019

  • 2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây (2017-2019)

  • 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh

    • Bảng 2.4: Kết quả hoạt động SXKD năm 2017 – 2019 của công ty Danalog

  • 2.2.2. Dịch vụ cung cấp

    • Bảng 2.5: Doanh thu dịch vụ cung cấp của công ty Danalog năm 2018 – 2019

    • Biểu đồ 2.3: Doanh thu cung cấp dịch vụ của Danalog năm 2018 – 2019

  • 2.2.3. Cơ cấu chi phí của Danalog

    • Bảng 2.6: Bảng cơ cấu chi phí của Danalog 2017 – 2019

  • 2.3. Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ tại công ty Danalog

  • 2.3.1. Khách hàng

  • 2.3.2. Đối thủ cạnh tranh

  • 2.3.3. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

  • 2.3.3.1. Đối với hàng xuất khẩu

    • Sơ đồ 2.2: Quy trình xuất khẩu hàng hoá bằng đường bộ

    • Hình 2.1: Màn hình khai hải quan điện tử

    • Hình 2.2: Seal hải quan

  • 2.3.3.2. Đối với hàng nhập khẩu

    • Sơ đồ 2.3: Quy trình nhập khẩu hàng hoá bằng đường bộ

  • 2.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ tại công ty Danalog

  • 2.4.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động giao nhận xuất nhập khẩu bằng đường bộ

  • 2.4.3. Các mặt hạn chế

  • 2.5. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

  • 2.5.1. Thuận lợi

  • CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN TẠI DANALOG.

  • 3.1. Cơ hội và thách thức đối với ngành giao nhận vận tải ở Việt Nam

    • Những năm gần đây ngành dịch vụ Logistics nói chung và dịch vụ giao nhận vận tải nói riêng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Dịch vụ giao nhận hàng hóa là một trong những mắt xích quan trọng nằm trong chuỗi cung ứng của dịch vụ Logistics đã và đang trở thành một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, giúp cho các hoạt động lưu thông, chuyên chở hàng hóa được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, đưa sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp tiếp cận đến mọi vùng miền và tận tay người tiêu dùng.

  • 3.1.1. Cơ hội

  • 3.1.2. Thách thức

  • 3.2. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty

  • 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận tại công ty Danalog

  • 3.3.1. Giải pháp tối thiểu hoá các chi phí

  • 3.3.2. Giải pháp về nguồn nhân lực

  • 3.3.3. Giải pháp về cơ sở vật chất và kỹ thuật

  • 3.3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

  • 3.3.5. Giải pháp: Hạn chế sự ảnh hưởng của tính thời vụ

  • 3.3.6. Giải pháp về Marketing, thâm nhập và mở rộng thị trường

  • 3.4. Một số kiến nghị

  • KẾT LUẬN

  • PHỤ LỤC

  • Hoá đơn thương mại (Invoice)

  • Phiếu đóng gói (Packing list)

  • Bill of lading

  • Phiếu EIR

  • Phiếu cân (VGM)

  • Lệnh giao hàng (D/O)

  • Giấy đề nghị mượn cont rỗng

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nội dung

Những nămgần đây hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng tăng lên nhanh chóng,gắn liền với hoạt động xuất nhập khẩu là giao nhận vận tải nói chung và giao nhậnvậ

Tổng quan về dịch vụ

Khái niệm dịch vụ

Theo Philip Kotler, dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ thể này cung cấp cho chủ thể kia, trong đó đối tượng cung cấp nhất thiết phải mang tính vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một vật nào cả, còn việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc không có thể gắn liền với một sản phẩm vật chất nào.

“Dịch vụ là một hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các mối quan hệ giữa khách hàng hoặc tài sản mà khách hàng sở hữu với người cung cấp mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu”.

Đặc điểm của dịch vụ

Dịch vụ có 5 đặc điểm:

-Tính vô hình: được thể hiện ở chỗ người ta không thể nào dùng các giác quan để cảm nhận được các tính chất cơ lý hoá của dịch vụ.

-Tính không thể tách rời: Dịch vụ thường được cung ứng và tiêu dùng một cách đồng thời, khác với hàng hoá vật chất thưởng phải sản xuất ra rồi nhập kho, phân phối qua nhiều nấc trung gian, rồi sau đó mới đến tay người tiêu dung cuối cùng.

-Tính không đồng nhất: Khó có thể có một tiêu chuẩn chung nào để đánh giá được chất lượng của dịch vụ.

-Tính không thể cất trữ: Là hệ quả của tính vô hình và không thể tách rời.

Dịch vụ chỉ tồn tại vào thời gian mà nó được cung cấp

-Tính không chuyển quyền sở hữu: Khi mua dịch vụ khách hàng chỉ được quyền sử dụng dịch vụ, được hưởng lợi ích mà dịch vụ mang lại trong một thời gian nhất định.

Bản chất của dịch vụ

- Dịch vụ là quá trình vận hành các hoạt động, hành vi dựa vào các yếu tố vô hình nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng.

- Dịch vụ là một quá trình, nó diễn ra theo một trình tự nhất định bao gồm nhiều giai đoạn, nhiều bước khác nhau Trong mỗi giai đoạn sẽ có thêm nhiều dịch vụ phụ, dịch vụ cộng thêm.

- Dịch vụ gắn liền với hiệu suất thành tích bởi mỗi dịch vụ đều gắn với mục tiêu là mang lại giá trị nào đó cho người tiêu dùng.

Khái quát chung về hoạt động giao nhận

Định nghĩa về dịch vụ giao nhận và người giao nhận

Giao nhận vận tải hay còn gọi là Freight Forwarding được hiểu đơn giản là dịch vụ giúp hoàn thành mục đích gửi hàng từ nơi đi tới nơi đến Theo đó đơn vị giao nhận hàng (Forwarder) sẽ đứng ra ký hợp đồng vận chuyển với chủ hàng, và liên hệ với các hãng vận tải (hàng không hoặc đường bộ) để thoả thuận vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của khách với chi phí tốt nhất.

Theo định nghĩa chuyên ngành của FIATA (Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận) như sau: “Giao nhận vận tải dùng để chỉ các dịch vụ liên quan đến vận chuyển, gom hàng, xếp dỡ, lưu kho, đóng gói hay phân phối hàng hóa và các dịch vụ phụ trợ khác liên quan tới các dịch vụ nêu trên Trong đó bao gồm (nhưng không giới hạn) ở những vấn đề như hải quan hay tài chính, khai báo, mua bảo hiểm, thu tiền hay các chứng từ liên quan tới hàng hóa. Điều 163, Luật Thương mại Việt Nam quy định: “Dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng).”

Nói chung, giao nhận hàng hoá bao gồm các nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.

Theo quy tắc mẫu của FIATA thì “Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hoạt động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở”

Theo điều 233, Luật thương mại 2005 thì người giao nhận – thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics là: “Thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận

Theo điều 167 của Luật thương mại, người giao nhận hàng hoá có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác;

- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng;

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng;

- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được toàn bộ hoặc một phần những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm;

- Trong trường hợp hợp đồng không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.

Trách nhiệm của người giao nhận

a Khi là đại lý của chủ hàng

Tuỳ theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về: + Giao hàng không đúng chỉ dẫn

+ Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn.

+ Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan

+ Chở hàng đến sai nơi quy định

+ Giao hàng cho người không phải là người nhận

+ Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng

+ Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế

+ Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên.

- Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết

- Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn” (Standard Trading Conditions) của mình. b Khi là người chuyên chở (principal)

- Chịu trách nhiệm cung cấp những dịch vụ mà khách hàng yêu cầu

- Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do người thứ ba gây ra – là người, anh ta thuê để thực hiện hợp đồng với khách hàng

Theo điều 170, Luật Thương mại Việt Nam giới hạn trách nhiệm của người giao nhận:

- Trong trường hợp không vượt quá giá trị hàng hoá, trừ khi các bên có thoả thuận khác trong hợp đồng

- Không được miễn trách nhiệm nếu không chứng mình được việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng không phải lỗi của mình gây ra

- Tiền bồi thường được tính trên cơ sở giá trị hàng hoá ghi trên hoá đơn và các khoản tiền khác có chứng từ hợp lệ

- Người làm dịch vụ giao nhận không phải chịu trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

+ Không nhận được thông báo khiếu nại vòng 14 ngày làm việc, kể từ ngày giao hàng

+ Không nhận được thông báo bằng văn bản về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc toàn án trong thời gian 9 tháng, kể từ ngày giao hàng

Theo điều 169, Luật Thương mại Việt Nam quy định Người làm dịch vụ giao nhận không chịu trách nhiệm trong những trường hợp sau:

+ Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác.

+ Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp.

+ Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá.

+ Do chiến tranh, đình công.

+ Do các trường hợp bất khả kháng.

+ Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình.

Vị trí của người giao nhận trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá

Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, người giao nhận đóng vai trò quan trọng kết nối người mua (người nhận hàng) và người bán (người gửi hàng) với nhau để quan hệ mua – bán có thể diễn ra một cách liền mạch, liên tục.

Quan hệ vận chuyển hàng hoá

Quan hệ nghiệp vụ giao nhận hàng hoá

Quan hệ mua – bán hàng hoá

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa người giao nhận và các bên tham gia vào quy trình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường bộ

Trong xu thế ngày càng phát triển của ngành dịch vụ Logistics nói chung và giao nhận vận tải đường bộ nói riêng, người giao nhận đường bộ không chỉ là đại lý; người nhận uỷ thác mà còn cung cấp các dịch vụ vận tải đóng vai trò như người chuyên chở, người gom hàng, hoạt động tổng hợp mọi khâu trong Logistics.

Tổ chức giám định hàng hoá Cửa khẩu (nơi diễn ra hoạt động giao nhận – hàng hoá)

Người bán hàng/Người gửi hàng/Chủ hàng

Người mua hàng – Người nhận hàng

Chuyên chở hàng hoá Đại lý của chủ hàng

Các cơ quan, tổ chức khác

Phân loại dịch vụ giao nhận

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các loại hình vận chuyển ngày càng đa dạng và phong phú Có thể phân loại vận chuyển hàng hoá theo một số tiêu thức như: Loại phương tiện vận chuyển; mức độ điều tiết của nhà nước và theo mức độ phối hợp giữa các phương tiện

- Theo phương tiện vận tải

Giao nhận bằng đường bộ - đường sắt: Là hình thức sử dụng các phương tiện vận tải trên mặt đất vận chuyển hàng hóa sang biên giới trên đất liền giữa hai quốc gia

Giao nhận bằng đường biển: Sử dụng tàu biển để vận chuyển hàng hóa, là phương thức vận tải phổ biến nhất hiện nay trong thương mại quốc tế.

Giao nhận bằng đường hàng không: Là phương thức giao hàng xuất nhập khẩu sử dụng phương tiện vận tải là máy bay Thường được sử dụng cho hàng hóa có giá trị lớn, khối lượng nhỏ, thời gian sử dụng ngắn hoặc yêu cầu bảo quản đặc biệt

Giao nhận vận tải đa phương thức (MTO): Là phương thức vận tải kết hợp nhiều phương tiện vận tải khác nhau, mục đích là tối ưu hóa chi phí và thời gian vận chuyển

Giao nhận đường ống: Là phương thức sử dụng phương tiện vận tải là đường ống Thường được dùng để vận chuyển các hàng hóa là chất lỏng như khí gas, dầu khí

- Theo đặc trưng sở hữu và mức độ điều tiết của nhà nước:

Vận chuyển riêng (private carier): Là loại hình vận chuyển trong đó các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh có phương tiện vận tải và tự cung cấp dịch vụ vận chuyển cho riêng mình.

Vận chuyển hợp đồng (contract carier): Người vận chuyển hợp đồng cung cấp dịch vụ vận tải cho khách hàng có chọn lọc Cơ sở hợp đồng là sự thoả thuận về chi phí và dịch vụ giữa vận chuyển và chủ hàng mà không bị nhà nước chi phối và quy định cước phí.

Vận chuyển công cộng (common carrỉe): Đây là loại hình chịu sự kiểm soát nhiều nhất từ phía chính quyền và công chúng Các công ty vận chuyển công cộng có trách nhiệm cung cấp dịch vụ vận chuyển phục vụ công dân và nền kinh tế quốc tế với mức giá chung do nhà nước quy định mà không có sự phân biệt đối xử.

- Theo khả năng phối hợp các phương tiện vận tải:

Vận chuyển đơn phương thức: Là loại hình vận chuyển sử dụng một loại phương tiện vận tải, loại hình này cho phép chuyên doanh hoá cao tạo khả năng cạnh tranh và hiệu quả.

Vận chuyển đa phương thức: Là loại hình vận chuyển phối hợp ít nhất hai loại phương tiện vận tải, sử dụng một chứng từ duy nhất và chịu trách nhiệm hoàn toàn về quá trình vận chuyển hàng hoá.

Vận tải đứt đoạn: Là loại dịch vụ vận chuyển hàng hoá từ nơi đi đến nơi đến bằng hai hay nhiều phương thức vận tải, sử dụng hai hay nhiều chứng từ vận tải và nhiều nhà vận chuyển phải chịu trách nhiệm về hàng hoá trong một hành trình vận chuyển

- Các phương án vận chuyển khác Đại lí vận tải: Công việc của đại lý vận tải là tập hợp một khối lượng lớn các lô hàng nhỏ từ một hoặc nhiều chủ hàng khác nhau và giao tới các địa điểm theo yêu cầu Đại lý vận tải có nhiệm vụ giống như các nhà buôn bán trong kênh phân phối.

Môi giới vận tải: Là những người trung gian đưa chủ hàng và đơn vị vận tải đến với nhau bằng việc cung cấp kịp thời những thông tin về cước phí, tuyến vận tải và năng lực vận chuyển Họ vó thể sắp xếp quá trình vận tải song họ không có trách nhiệm thực hiện việc này.

Dịch vụ vận chuyển bưu kiện: Đối với nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực như thương mại điện tử, bán hàng qua catalog, kinh doanh mĩ phẩm… thì việc sử dụng dịch vụ vận chuyển bưu kiện là phương án lựa chọn quan trọng Tốc độ nhanh, thời gian ngắn, an toàn và chi phí cao là đặc điểm của loại hình dịch vụ này.

Tầm quan trọng của hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu

Khối lượng hàng hoá luân chuyển trên thế giới tăng nhanh kéo theo sự phát triển không ngừng của ngành giao nhận vận tải Các doanh nghiệp kinh doanh ngành giao nhận hàng hoá ngày càng mang lại lợi ích, hộ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng và với nền kinh tế nói chung.

- Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Quá trình xuất nhập hàng tại các cảng đòi hỏi phải thực hiện rất nhiều thủ tục, theo các quy trình khá phức tạp mà chủ hàng khó có thể tự mình thực hiện suôn sẻ Forwarder với kinh nghiệm trong ngành sẽ nắm rõ các bước cần làm, giúp xử lý nhanh chóng, vận chuyển lô hàng luôn kịp tiến độ Bên cạnh đó hoạt động giao nhận tạo điều kiện cho các nhà xuất nhập khẩu có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh của họ góp phần giảm giá hàng hóa xuất nhập khẩu Ngoài ra, giao nhận cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chi phí không cần thiết như: Chi phí xây dựng kho cảng, bến bãi nhờ vào việc sử dụng kho cảng, bến bãi của người giao nhận, chi phí đào tạo nhân công

- Đối với nền kinh tế quốc dân: Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội Tỉ trọng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đóng góp vào GDP tăng dần theo từng năm, bổ sung nguồn vốn quan trọng cho nền kinh tế Ngoài ra giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là ngành nghề dịch vụ thương mại gắn liền và liên quan mật thiết và tác động tới hoạt động ngoại thương và vận tải đối ngoại Đây là một loại hình dịch vụ thương mại không cần đầu tư nhiều vốn nhưng mang lại một nguồn lợi tương đối chắc chắn và ổn định nếu biết khéo léo tổ chức và điều hành trên cơ sở tận dụng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có Trong xu thế quốc tế hóa đời sống hiện nay thì hoạt động giao nhận càng có vai trò quan trọng Điều này dựa trên đặc điểm nổi bật của thương mại quốc tế là người mua và người bán ở những nước khác nhau Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, người bán thực hiện việc giao hàng tức là hàng được vận chuyển từ người bán sang người mua Để cho quá trình vận chuyển đó được bắt đầu, tiếp tục và kết thúc tức hàng hóa tới tay người mua, cần thực hiện một loạt các công việc khác nhau liên quan tới chuyên chở như: đưa hàng ra cảng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải hàng ở dọc đường tất cả những công việc đó là nghiệp vụ của người giao nhận Như vậy, nghiệp vụ giao nhận là điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thương mại quốc tế.

Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ

Cơ sở pháp lý, đặc điểm giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ

Việc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu phải dự trên cơ sở pháp lý như các quy phạm pháp luật quốc tế, các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước Việt Nam về giao nhận vận tải, các loại hợp đồng, L/C…thì mới bảo đảm quyền lợi của khách hàng xuất nhập khẩu

Các quy phạm pháp luật quốc tế như:

- Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế

- Công ước về Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường bộ (CMR)

- Công ước vận tải đường bộ quốc tế (TIR)

Nhà nước Việt Nam cũng ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vận tải, xếp dỡ, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu như:

- Luật Giao thông đường bộ 2008

- Luật thương mại năm 2005

- Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

- Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ

- Thông tư 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 63/2014/TT-BGTVT về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ

1.3.1.2 Đặc điểm giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường bộ

-Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường bộ phụ thuộc vào yếu tố cự li và khối lượng

Giao nhận hàng hoá quốc tế bằng đường bộ là việc phục vụ cho quá trình chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu và ngược lại là một bộ phận của giao nhận hàng hoá quốc tế Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường bộ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như cự li vận chuyển và khối lượng hàng hoá

- Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường bộ có tính thời vụ, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thị trường xuất nhập khẩu

Tính thời vụ là một thuộc tính của dịch vụ giao nhận do nó phục vụ cho quá trình xuất nhập khẩu Chỉ khi nào hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ thì dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế mới có điều kiện phát triển mà hoạt động xuất nhập khẩu lại mang nặng tính thời vụ có thời điểm diễn ra mạnh song có thời điểm hoạt động ít

- Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường bộ phụ thuộc vào cơ sở vật chất kĩ thuật và kinh nghiệm, nghiệp vụ của người kinh doanh giao nhận

Tiến hành kinh doanh dịch vụ giao nhận thì phải có các phương tiện chuyên chở, các đầu xe, phương tiện quản lý liên lạc, phương tiện lưu giữ hàng hoá để tiến hành kinh doanh các dịch vụ liên quan như: Gom hàng, vận chuyển, bốc xếp, nhận hàng Yêu cầu của các dịch vụ đó còn đòi hỏi người kinh doanh dịch vụ giao nhận phải có trình độ, bản lĩnh kinh doanh và kinh nghiệm.

Nhiệm vụ của các bên tham gia quá trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ

1.3.2.1 Nhiệm vụ của người giao nhận

- Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hoá với chủ hàng.

- Giao hàng hoá xuất khẩu cho chủ hàng nước ngoài

- Giao hàng nhập khẩu cho chủ hàng trong nước theo sự uỷ thác của chủ hàng nước ngoài.

- Tiến hành việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản hàng hoá

- Hàng hoá hư hỏng tổn thất trong quá trình vận chuyển thì công ty vận tải phải bồi thường nếu có biên bản hợp lệ và nếu nhà vận tải không chứng minh được mình không có lỗi.

- Chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hoá do mình gây nên trong quá trình vận chuyển

1.3.2.2 Nhiệm vụ của các chủ hàng XNK

- Ký kết hợp đồng uỷ thác giao nhận với người vận chuyển

- Ký kết hợp đồng xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản hàng hoá với nhà vận chuyển

- Cung cấp chứng từ cần thiết để giao nhận hàng hoá

- Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết phát sinh

- Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để có cơ sở khiếu nại các bên liên quan.

- Thanh toán các chi phí cho người giao nhận

1.3.2.3 Nhiệm vụ của hải quan

- Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu qua cửa khẩu.

- Đảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

- Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền ViệtNam qua cửa khẩu.

Trình tự giao nhận hàng xuất nhập khẩu

Đối với hàng xuất khẩu

Bước 1: Nhận thông tin từ khách hàng

- Nhận thông tin khách hàng từ bộ phận kinh doanh hoặc từ bộ phận chứng từ chuyển qua:

+Bộ phận kinh doanh sau khi ký hợp đồng với chủ hàng sẽ chuyển thông tin chủ hàng cho bộ phận chứng từ để tiến hành giao dịch thực hiện công việc.

+Sau đó, người phụ trách chứng từ sẽ chuyển hồ sơ và thông tin chủ hàng cho giám sát bộ phận giao nhận để phân công thực hiện lô hàng

+Khi đã có thông tin về khách hàng, bộ phận giao nhận dưới sự phân công của giám sát bộ phận, sẽ liên lạc trực tiếp với khách hàng để lấy thông tin về lô hàng, yêu cầu khách hàng fax bản chứng từ để kiểm tra trước 1 ngày trước ngày xuất hàng Sau đó bộ phận giao nhận chuyển cho người lập chứng từ kiểm tra lần 2 và chuẩn bị hồ sơ.

+Sau khi kiểm tra bản sao chứng từ của lô hàng đầy đủ và hợp lệ, nhân viên giao nhận sẽ yêu cầu người phụ trách chứng từ cùng kiểm tra và lập hồ sơ

- Tiến hành nhận hàng hóa từ khách hàng:

+Ngay lập tức khi nhận được chứng từ hàng xuất, nhân viên giao nhận phải đến gặp khách hàng để lấy chữ ký của người có thẩm quyền phía khách hàng để hoàn tất hồ sơ khai báo hải quan Khi giao nhận chứng từ gốc với khách hàng phải có “Phiếu giao hàng”, hai bên ký nhận và mỗi bên giữ một bản

+Chủ hàng tiến hành giao hàng cho công ty Logistics tại địa điểm đã thoả thuận, thường là tại kho của chủ hàng Trong khâu này công ty cần kiểm tra các đặc điểm liên quan đến hàng hoá như: số lượng, chất lượng, quy cách, trọng lượng Và công ty cung cấp đầy đủ các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hoá cho khách hàng.

Bước 2: Tư vấn đóng gói, đóng kiện và sắp xếp xe nhận hàng

Nhân viên công ty sẽ tư vấn quy cách đóng gói hàng hoá theo đúng quy định vận chuyển, đảm bảo hàng hoá không bị hư hại, đổ vỡ trong suốt quá trình vận chuyển và giao nhận, đảm bảo hàng hoá được vận chuyển một cách an toàn nhất Bước 3: Làm thủ tục hải quan cho hàng hoá

Nhân viên giao nhận đến hải quan thực hiện quy trình làm thủ tục giấy tờ để hàng hoá được xuất khẩu Nộp hồ sơ hải quan cho lô hàng xuất khẩu với hải quan cử khẩu, đồng thời xuất trình hàng hoá để hải quan giám sát cửa khẩu kiểm tra, giám sát, đối chiếu với khai báo của chủ hàng trên tờ khai hải quan Nộp tờ khai và biên lai lệ phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng đối với phương tiện ra vào cửa khẩu để hải quan đóng dấu và ký xác nhận Làm thủ tục hải quan cho hàng hoá, thủ tục cho xe và người; đóng thuế xuất khẩu.

Bước 4: Tổ chức giao hàng

Nhân viên công ty sẽ tới tận kho của khách hàng để lấy hàng sau đó vận chuyển đến của khẩu để làm thủ tục hải quan cần thiết và giao tận nơi Biên bản giao hàng sẽ được ký nhận đầy đủ.

Bước 5: Lập bộ chứng từ

Người giao nhận tập hợp vận đơn cùng một số chứng từ khác như hoá đơn thương mại, hợp đồng mua bán ngoại thường, Packing list…lập thành bộ chứng từ thanh toán gửi cho chủ hàng Ngoài ra, người giao nhận còn phải mua bảo hiểm hàng hoá nếu cần, thông báo cho người gửi thời gian vận chuyển, thanh toán các chi phí cần thiết như phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng với phương tiện ra vào của khẩu, một số lệ phí cần thiết khác.

Bước 6: Lưu hồ sơ, quyết toán

Nhân viên bộ phận chứng từ phải lưu lại các hồ sơ, chứng từ để tham khảo sau này và tạo thành từng file riêng theo khách hàng Sau khi hoàn tất các thủ tục xuất khẩu cho lô hàng, nhân viên phụ trách lô hàng đó sẽ tổng hợp tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển và gửi cho bộ phận giao nhận để quyết toán.

Đối với hàng nhập khẩu

Bước 1: Chuẩn bị chứng từ và chuẩn bị nhận hàng

- Tiếp nhận bộ chứng từ về hàng hoá

- Mua bảo hiểm cho hàng hoá (nếu có)

- Lập kế hoạch nhận hàng

- Thông báo bằng lệnh giao hàng

Bước 2: Làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá

- Xin giấy phép nhập khẩu

- Làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng

- Nộp thuế nhập khẩu (nếu có)

Bước 3: Nhận hàng từ cửa khẩu về kho của công ty

- Kiểm tra thực tế hàng hoá

- Xuất trình vận đơn gốc để lấy lệnh giao hàng

Nhân viên giao nhận đến phòng thương vụ của cửa khẩu xuất trình lệnh giao hàng – D/O có ghi rõ tên công ty, địa chỉ, mã số thuế Sau đó đóng phí nâng hạ container, phí vệ sinh container…nhân viên thương vụ cửa khẩu giữ lại 2 D/O, giao cho nhân viên giao nhận phiếu nhập khẩu container (phiếu EIR) Nhân viên giao nhận vào văn phòng hải quan cổng cửa khẩu xuất trình tờ khai, 2D/O, phiếu nhập khẩu container Hải quan cổng cửa khẩu lưu lại D/O ký tên, đóng dấu, ghi ngày ký lên phiếu nhập khẩu container Để đưa hàng ra khỏi cửa khẩu, tài xế xe phải xuất trình cho bảo vệ phiếu nhập khẩu container.

Bước 4: Làm các chứng từ pháp lý

Mục đích của việc làm các chứng từ pháp lý để bảo vệ quyền lợi của chủ hàng.

- Biên bản kiểm tra sơ bộ (Survey Record)

- Thư dự kháng (Letter of Indemnity)

- Biên bản hư hỏng, đổ vỡ

- Giấy chứng nhận hàng thừa thiếu so với lược khai

- Biên bản giám định (Certificate of Servey)

Bước 5: Giao nhận hàng

Nhân viên giao nhận áp tải hàng về kho, bàn giao hàng cho nhà nhập khẩu. Nhân viên giao nhận đại diện nhà nhập khẩu kiểm tra số lượng, tình trạng hàng hoá, ký vào biên bản giao nhận hàng Khi container rút hết hàng, nhân viên giao nhận phải kiểm tra có hư hỏng phải sửa chữa ngay, đồng thời phải lau chùi container. Bước 6: Quyết toán chi phí giao nhận và tập hợp chứng từ

Nhân viên giao nhận sau khi giao cỏntainer hàng hoá cho khách họ phải tập hợp chi phí liên quan đến công tác giao nhận để tổng với phòng kế toán của công ty.Sau đó nhân viên giao nhận hàng tập hợp chứng từ cần thiết để bàn giao cho nhà nhập khẩu

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng

Nhân tố khách hàng

Việc khách hàng vận chuyển mặt hàng nào, địa điểm ở đâu, khối lượng bao nhiêu, thời hạn giao nhận hàng trong hợp đồng…tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình giao nhận hàng hoá của doanh nghiệp Khi thương mại quốc tế ngày càng phát triển, khách hàng nhận thấy sự hạn chế của người giao nhận trong vai trò là đại lý môi giới, việc các đại lý giao nhận không chịu trách nhiệm về hàng hoá trong quá trình vận chuyển Khách hàng mong muốn sẽ có người thu xếp, hoàn toàn chịu trách nhiệm quá trình chuyên chở cũng như các dịch vụ liên quan như gom hàng,mua bảo hiểm, thuê phương tiện vận tải…Do đó người giao nhận cần cung cấp các dịch vụ liên quan theo yêu cầu của khách hàng, phát triển dịch vụ giao nhận theo nhiều hướng.

Các nhân tố nội tại doanh nghiệp

- Trình độ đội ngũ nhân viên

Trình độ đội ngũ công nhân viên tác động rất lớn đến kinh doanh dịch vụ giao nhận kho vận Hoạt động kinh doanh này đòi hỏi các cán bộ nhân viên phải có kiến thức, trình độ cao về nghiệp vụ, am hiểu luật pháp, giỏi ngoại ngữ, đặc biết phải có sự nhạy bén trong công việc Khách hàng chỉ tin tưởng, uỷ thác toàn quyền giao nhận cho công ty khi họ thấy được năng lực của cán bộ nhân viên và kết quả hoạt động của công ty.

Với cơ chế quản lý phức tạp như hiện nay gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động giao nhận Thời gian kể từ khi trình lên cấp trên chờ phê duyệt hoặc từ cấp trên gửi xuống khá dài do phải thông qua nhiều cấp bậc Chính vì vậy tốn khá nhiều thời gian ra quyết định và bỏ lỡ cơ hội kinh doanh; thông tin liên lạc thì thiếu độ chính xác, làm sai lệch hướng nhận định dẫn tới việc giải quyết sai

Ngoài việc sử dụng đồng vốn để nâng cấp trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho đơn vị kinh doanh, dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế còn phải dùng trong quá trình thực hiện các dịch vụ như ứng trước tiền thuê tàu, tiền làm thủ tục hải quan, nộp thuế xuất nhập khẩu nên nếu không có vốn hoặc vốn yếu sẽ gây rất nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty

Dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế đòi hỏi người kinh doanh phải có một khối lượng cơ sở vật chất nhất định để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của khách hàng, đó là hệ thống kho bãi chứa hàng, số lượng đầu xe vận chuyển và các loại xe chuyên dụng, trang thiết bị, phương tiện thông tin liên lạc hiện đại để liên lạc như hệ thống mạng máy tính kết nối internet, các phương tiện viễn thông quốc tế, các phương tiện dùng trong quản lý hiện trường Chỉ khi có đủ điều kiện về phương tiện giao nhận vận tải, các thiết bị thông tin hiện đại mới có thể cạnh tranh trên thị trường và đáp ứng yêu cầu giao nhận phát triển ngày càng mạnh mẽ như hiện nay.

Các nhân tố về điều kiện hạ tầng dịch vụ

Cơ sở hạ tầng cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới dịch vụ giao nhận Với địa hình hiểm trở; cơ sở hạ tầng cũ, kém chất lượng của nước ta hiện nay gây ra không ít khó khăn trong quá trình vận chuyển Hệ thống giao thông đường bộ chật hẹp,chưa được nâng cấp hoàn chỉnh, còn nhiều đoạn đường xấu khó đi, nhiều cầu có tải trọng nhỏ không chịu được sức nặng của nhiều lô hàng siêu trọng và nhiều đường sắt không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế nên làm cho hàng hoá dễ bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển và thời gian kéo dài Để vận chuyển được hàng hoá qua các cầu nhỏ, tải trọng thấp buộc phải xé nhỏ lô hàng hoá hoặc phải chuyển tải qua địa phận khác Chính bởi những lý do đó mà hàng hoá có thể sẽ bị đổ vỡ, hư hỏng hay kéo dài thời gian giao hàng như vậy người vận chuyển sẽ bị phạt bồi thường và dẫn đến chi phí vận chuyển tăng, khi đó việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, không có lợi nhuận hay lỗ Vì vậy nếu cơ sở hạ tầng được đảm bảo, nâng cấp thường xuyên sẽ góp phần nâng hiệu quả dịch vụ giao nhận.

Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ giao nhận

Để đánh giá được nâng cao một lĩnh vực cạnh tranh như dịch vụ giao nhận hàng hoá Các công ty đều phải hằng ngày cải tiến nâng cao chất lượng và độ tin tưởng của khách hàng dành cho dịch vụ của mình Bạn không thể cải tiến nó nếu như bạn không có một chỉ số đo lường của dịch vụ mà bạn đang làm, điều này có nghĩa nói lên rằng các công ty phải đo lường và đánh giá được chất lượng của dịch vụ giao nhận của mình một cách khách quan trước khi cải tiến và hoàn thiện dịch vụ của mình được đi lên một tầm cao mới Để đánh giá được chất lượng dịch vụ giao nhận ta có một số tiêu chí cơ bản sau:

- Giá cả: Ngành vận tải đang là ngành có nhu cầu khá lớn trên thị trường Việc cạnh tranh là điều bắt buộc Tuy nhiên, một công ty vận chuyển hàng hóa sẽ được đánh giá uy tín, chất lượng sẽ là công ty công khai bảng giá một cách minh bạch, rõ ràng Thực tế dịch vụ giao nhận giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tiết kiệm được thời gian, tuy nhiên ngoài tiết kiệm thời gian, để có mức chi phí thấp nhất cho khách hàng các doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận cần phải có nhiều biện pháp giảm chi phí cho khách hàng như việc tìm ra hình thức vận chuyển tốt nhất, tiết kiệm nhất, cải tiến rút ngắn các khâu rườm rà gây lãng phí… Khi nói đến chất lượng, giá cả thường được coi là một yếu tố khác nằm ngoài chất lượng, tuy nhiên khi khách hàng xem xét một hàng độ thoả dụng của họ phụ thuộc rất nhiều vào giá cả, thậm chí đây có thể là yếu tố quyết định đến việc sử dụng hàng hoá.

- Thời gian giao nhận hàng: thời gian giao nhận hàng hoá được xem xét trên hai phương diện:

+Sự chính xác về thời gian: Với sự phát triển ngày càng cao của công nghệ thông tin, thời gian ngày càng được chú trọng yêu cầu chính xác về thời gian không chỉ riêng một ngành mà tất cả các ngành, các dịch vụ Đặc biệt đối với dịch vụ vận tải giao nhận vấn đề thời gian càng cần được chú trọng nhiều hơn Hiện nay điều kiện về đường xá, về phương tiện vận chuyển hay về địa hình chưa đáp ứng được nhu cầu đề ra của ngành nên ảnh hưởng đến sự chính xác về thời gian giao nhận làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

+Sự tiết kiệm về thời gian: Các mặt hàng vận chuyển hết sức phong phú và đa dạng, có những mặt hàng thời gian sử dụng không dài như nông sản nếu thời gian vận chuyển quá dài sẽ rất dễ hư hỏng vì vậy cần rút ngắn thời gian vận chuyển, thời gian càng ngắn thì hàng hoá xuất nhập khẩu sẽ càng đảm bảo được chất lượng Hơn nữa thời gian vận chuyển càng ngắn sẽ càng tiết kiệm được chi phí cho cả khách hàng và bên vận chuyển.

- Độ an toàn của hàng hoá được vận chuyển: Hàng hoá vận chuyển đa dạng, phong phú, trong đó có những mặt hàng dễ bị hư hại như, vỡ, dễ mốc, hàng khó bảo quản…Đối với mỗi mặt hàng khác nhau cần có hình thức vận chuyển khác nhau để giảm thiểu mức tổn thất về nhỏ nhất Với những hàng hoá quan trọng các đơn vị vận chuyển cần mua bảo hiểm cho hàng hoá Mức độ đền bù thiệt hại cần được xác định rõ ràng và hợp lý nếu như có tổn thất, các doanh nghiệp phải đảm bảo tốt nhất cho hàng hoá được vận chuyển.

- Cơ sở vật chất: Chất lượng cơ sở vật chất được phản ánh qua tiêu chuẩn về độ an toàn của hàng hoá Cơ sở vật chất có đầy đủ, hiện đại, chất lượng thì mới đảm bảo hàng hoá được bảo quản một cách tốt nhất Đây cũng chính là một tiêu chí để khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ.

- Cách thức phục vụ: Đối với các ngành dịch vụ nói chung và dịch vụ logistics nói riêng thì đây là một tiêu chuẩn quan trọng Cách thức phục vụ bao gồm thái độ của nhân viên như nhân viên trực điện thoại, nhân viên giao hàng, lái xe, các thủ tục khi giao nhận hàng hoá, ưu đãi ưu tiên khách hàng hay cách chăm sóc khách hàng…

THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS CẢNG ĐÀ NẴNG (DANALOG)

Giới thiệu về công ty cổ phần Logistics cảng Đà Nẵng

2.1.1 Các thông tin cơ bản về công ty

Tên pháp định: Công ty cổ phần Logistics cảng Đà Nẵng

Tên quốc tế: Da Nang Port Logistics

Trụ sở: 97 Yết Kiêu, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Tp Đà Nẵng Điện thoại: +84.02363667669

Website: www.danalog.com.vn

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0400999731 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp Đà Nẵng cấp lần đầu ngày 05/03/2009 và đăng ký thay đổi lần thứ nhất vào ngày 12/10/2009; đăng ký thay đổi lần thứ tám vào ngày 02/11/2017.

Vốn đầu tư chủ sở hữu: 43,100,000,000 đồng

Tài khoản: 0041000120788 – NH TMCP VIETCOMBANKVN-CN ĐÀ NẴNG

2000201351444 – NH NN&PTNT-CN ĐN

06001012000897 - TMCP HÀNG HẢI VN-CN ĐÀ NẴNG

Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải-5229

2.1.2 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần Logistics Cảng Đà Nẵng (Danalog) nằm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trung tâm kinh tế của miền Trung, là nút giao thông quan trọng trong nước và các nước khu vực Nằm ngay trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây và trên đường dẫn vào cảng Tiên Sa, nối liền Quốc lộ 14B Hệ thống giao thông nối Danalog với cảng Tiên Sa, sân bay quốc tế Đà Nẵng, Quốc lộ 1A, ga đường sắt, các khu công nghiệp đều hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt và cả với hàng hoá siêu trường siêu trọng Sự ra đời của Công ty cổ phần Logistics cảng Đà Nẵng nhằm tạo nguồn hàng xuất nhập khẩu cho cảng Đà Nẵng, thu hút hàng hóa thị trường trong nước và các tỉnh nam Lào, Đông Bắc Thái Lan theo tuyến hành lang kinh tế Đông Tây về cảng Đà Nẵng, góp phần cho việc hàng hoá thông qua cảng thông suốt, nhanh chóng và hiệu quả Công ty cổ phần Logistics cảng Đà Nẵng được hình thành và phát triển qua các giai đoạn sau:

- Năm 2006: Thành lập Công ty cổ phần Logistics Cảng Đà Nẵng tiền thân là Trạm Kho vận Cảng Đà Nẵng, với nhiệm vụ là đơn vị hậu cần của Cảng Đà Nẵng.

- Năm 2009: Thực hiện theo chủ truơng đổi mới doanh nghiệp nhà nước và kế hoạch phát triển của Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng, Công ty cổ phần Logistics Cảng Đà Nẵng được thành lập và được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0400999731, ngày 05/03/2009 đã tám lần điều chỉnh giấy phép kinh doanh, lần thay đổi gần nhất ngày 2/11/2017 Vốn điều lệ: 43,1 tỷ đồng, trong đó, 02 cổ đông lớn là: Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng chiếm 45,10%/ vốn điều lệ; Công ty CP Container Việt Nam chiếm 30,91% vốn điều lệ

- Sự ra đời của Công ty CP Logistics Cảng Đà Nẵng là hết sức cần thiết Năm

2009 là thời điểm Việt Nam thực thi cam kết mở cửa các lĩnh vực dịch vụ trong khuôn khổ các hiệp định đã ký kết với WTO, trong đó có lĩnh vực Logistics.Theo đó, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sẽ được phép kinh doanh loại hình dịch vụ này tại nước ta Đây chính là thời điểm nhu cầu về dịch vụ logictics phát triển mạnh mẽ Theo thống kê, hiện nay, dịch vụ Logistics chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập GDP của Việt Nam, từ 20 đến 25%.

- Ngày 18/08/2011: Công ty đã đăng ký lên sàn giao dịch Upcom

- Tháng 03/2009, vốn điều lệ thực góp 27.528.550.000 đồng;

- Tháng 12/2009, vốn điều lệ 29.626.600.000 đồng theo Nghị quyết số 09/NQ

- HĐQT ngày 27/11/2009 của Hội đồng quản trị về việc bán tiếp cổ phần;

- Ngày 31/07/2010, vốn điều lệ 29.951.600.000 đồng theo Nghị quyết số 09/NQ ngày 27/11/2009 của Hội đồng quản trị về việc bán tiếp cổ phần;

- Công ty cổ phần Logistics Cảng Đà Nẵng chính thức trở thành công ty đại chúng kể từ ngày 25/08/2010 theo Quyết định số 2672/UBCK – QLPH của Ủy ban chứng khoán Nhà nước;

- Ngày 01/04/2011, vốn điều lệ 30 tỷ đồng theo Nghị quyết số 01/2011/NQ - HĐQT ngày 08/02/2011;

- Năm 2014: VĐL tăng lên 36 tỷ đồng qua đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu;

- Năm 2017, VĐL nâng lên 43.100.000.000 đồng.

2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty

Dựa vào báo cáo thường niên năm 2018, Công ty Danalog có những ngành nghề kinh doanh chính như sau:

- Bốc xếp hàng hóa;

- Kinh doanh, khai thác kho bãi và dịch vụ giao nhận, kho vận;

- Dịch vụ Kho CFS, Kho Ngoại quan;

- Dịch vụ khai thuế hải quan;

- Đại lý vận tải nội địa, đại lý Container;

- Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa;

- Vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ và đường bộ;

2.1.4 Cơ cấu tổ chức công ty

Sơ đồ 2.1: Mô hình quản trị của công ty Danalog

2.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ chính của các phòng ban và chi nhánh

Hội đồng quản trị ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

Khai thác kho bãi nội địa

Bộ phận kinh doanh vận tải, thương mại, đại lý tàu

Bộ phận khai thác Deport

Bộ phận kỹ thuật/ cơ giới

Công nhân Công nhân Đại lý Đội xe

- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty.

- Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty.

- Giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản lý rủi ro của công ty.

- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.

- Xem xét tính phù hợp của các Quyết định của HĐQT, Ban Tổng giám đốc trong công tác quản lý của công ty, phù hợp với quy định pháp luật và điều lệ công ty.

- Kiểm tra, đánh giá các quy trình trọng yếu của công ty, nhằm phát hiện những rủi ro tiềm tang hoặc những thiếu sót, từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị phù hợp.

- Tham gia các buổi họp của HĐQT theo thư mời, kiểm tra việc giám sát việc triển khai các Nghị quyết của Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) đối với Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc công ty.

- Xem xét việc chấp hành luật, chính sách và chế độ tài chính kế toán của công ty.

- Nghiên cứu và để ra chiến lược cho việc phát triển hoạt động kinh doanh của công ty, lập kế hoạch theo từng chu kỳ, thời kỳ hoạt động.

- Điều hành và kiểm tra trực tiếp hoạt động của cấp dưới.

- Trực tiếp xây dựng các quy định, chế độ, chính sách chung của công ty về tôt chức nhân sự, lương tài chính kế toán.

Phòng Hành chính – Nhân sự

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề cho nhân viên.

- Vận hành hệ thống lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ khác theo đúng quy định của công ty.

- Tham gia xây dựng và giám sát triển khai hệ thống quản trị, đánh giá thực hiện công việc tại các đơn vị đúng quy định.

- Theo dõi và giải quyết chế độ BHXH, BHYT cho người lao động toàn công ty.

- Phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, xây dựng các chưng trình, kế hoạch, quy định an toàn lao động, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ… và theo dõi, giám sát thực hiện.

- Theo dõi, cập nhập và quản lý hồ sơ, danh sách lao động công ty.

- Các công việc nội chính, hành chính của phòng.

Phòng Tài chính – Kế toán

- Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của công ty, không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây (2017-2019)

2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả hoạt động SXKD trong năm: Thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019, Công ty cổ phần Logistics Cảng Đà Nẵng đã triển khai thực hiện tốt theo các nội dung đã đặt ra Đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phối kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, các tổ công nhân, bộ phận hiện trường và kết quả đạt được như sau:

+ Doanh thu: 102.859 triệu đồng, tăng 31,87% so với kế hoạch năm 2019 + Lợi nhuận trước thuế: 9.223 triệu đồng, tăng 32,31% so với kế hoạch năm

- Tình hình thực hiện so với kế hoạch:

Các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2019 đạt được so với Nghị quyết và kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đã đề ra, cụ thể như sau:

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động SXKD năm 2017 – 2019 của công ty Danalog ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu TH 2017 TH 2018 KH 2019 TH 2019

1 Tổng doanh thu 44.850 67.974 78.000 102.910 151,56% 136,846% Trong đó:

2 Lợi nhuận trước thuế 7.805 9.223 9.660 12.781 118,16% 111,12%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty Danalog)

Biểu đồ 2.2: Kết quả hoạt động SXKD năm 2017 – 2018 của công ty Danalog ĐVT: Triệu đồng

Tổng doanh thu Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế

Nhận xét: Qua bảng về kết quản hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 – 2019, nhìn chung về doanh thu và lợi nhuận qua các năm từ 2017 đến 2019 có sự tăng lên đều đặn, cụ thể tổng doanh thu năm 2019 là 102.910 triệu đồng, tăng lên 58.060 triệu đồng so với doanh thu năm 2017 Tổng doanh thu thực hiện năm 2019 tăng 51,56% so với năm 2018 và tăng 36,846% so với kế hoạch đầu năm Lợi nhuận trước thuế năm 2019 tăng 18,16% so với năm 2018 và tăng 11,12% so với kế hoạch đầu năm Lợi nhuận sau thuế năm 2019 cũng tăng 18,39% so với năm 2018 và tăng 10,33% so với chỉ tiêu kế hoạch đầu năm.

Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2019 vượt so với kế hoạch đã đề ra là do các nguyên nhân:

Về doanh thu: Doanh thu năm 2019 vượt 33,21% so với kết hoạch đề ra, một con số thay đổi khá lớn là do nỗ lực của toàn thể nhân viên của công ty và do sự thay đổi nhiều kết cấu loại hình kinh doanh của công ty Trong đó, công ty chú trọng khai thác dịch vụ Vận tải bằng xe đầu kéo, Depot container; dịch vụ KhoCFS; Kho Ngoại quan và công ty cũng đã mạnh dạn giảm kinh doanh loại hình lưu kho, bãi, vận chuyển đối với mặt hàng dời, hàng bao Điều nay cho thấy công ty đã nhận thấy và cắt giảm các hoạt động kinh doanh không hiệu quả trong những năm trước, tập trung cho các hoạt động có lợi thế để đáp ứng theo đúng định hướng mà Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị đề ra.

Về lợi nhuận: Lợi nhuận kế toàn trước thuế là 12.781 triệu đồng, tương ứng vượt 32,31% kế hoạch so với Nghị quyết tại đại hội cổ đông thường niên năm 2019 đã thông qua Đạt được kết quả trên nhờ vào sự chỉ đạo, định hướng kịp thời từ Hội đồng quản trị và việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trong quá trình điều hành của Ban Giám đốc như: Tổ chức và khai thác tốt diện tích kho, bãi; Nâng cao chất lượng thực hiện dịch vụ tại kho, bãi; Mở rộng hoạt động kinh doanh.

Bảng 2.5: Doanh thu dịch vụ cung cấp của công ty Danalog năm 2018 – 2019 Đơn vị tính: VNĐ

Vận chuyển 22.126.054.396 34,6% 34.795.341.990,64 34,25% Kho nội địa 7.116.104.530 11,14% 9.556.127.073,00 9.4%

Kho Ngoại Quan 1.094.431.331 1,71% 3.654.433.012,00 3.6% Thuê cont, mua cont

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Biểu đồ 2.3: Doanh thu cung cấp dịch vụ của Danalog năm 2018 – 2019 ĐVT: VND

Kho nội địa Kho CFS Kho ngoại quan

Depot Sửa chữa Thuê xe Khác Năm 2018 Năm 2019

Nhận xét : Công ty Danalog cung cấp 8 dịch vụ chính mang lại doanh thu cao.

Cụ thể năm 2018 doanh thu cung cấp dịch vụ hơn 63 tỷ đồng, năm 2019 doanh thu tăng cao hơn 101 tỷ đồng Trong đó dịch vụ vận chuyển chiếm doanh thu nhiều nhất (vận chuyển chiếm hơn ẳ doanh thu dịch vụ của công ty) và ít nhất là các hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác của công ty Dịch vụ thuê tàu và sửa chữa bị giảm so với năm

2018, tuy nhiên không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu vì chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Tất cả các dịch vụ khác như vận chuyển, kho, depot…đều tăng hơn so với năm 2018.

- Dịch vụ vận chuyển: doanh thu dịch vụ vận chuyển tăng cao so với năm

2018 là 12.669 triệu đồng Nguyên nhân là do Việt Nam mở cửa nền kinh tế, nhu cầu xuất nhập khẩu tăng cao dẫn đến khách hàng sử dụng dịch vụ cận chuyển cũng tăng lên.

- Dịch vụ kho CFS, Kho nội địa, Kho Ngoại quan đều tăng đáng kể so với năm

2018 vì nhu cầu xuất nhập khẩu tăng cao nên các dịch vụ đi kèm cũng tăng theo đó.

Nguyên nhân chủ yếu của những thay đổi này là do Công ty có sự thay đồi nhiều về kết cấu các loại hình kinh doanh Trong đó, Công ty chú trọng và dịch vụ giao nhận vận chuyển và các dịch vụ đi kèm như: Kho CFS, Kho Ngoại quan Công ty đã cắt giảm những hoạt động không hiệu quả trong những năm trước và tập trung vào những hoạt động có lợi thế để đáp ứng theo đúng định hướng mà Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị đề ra

2.2.3 Cơ cấu chi phí của Danalog

Bảng 2.6: Bảng cơ cấu chi phí của Danalog 2017 – 2019 Đơn vị tính: Triệu đồng

Chi phí tài chính 361 609 715 248 68,7 106 17,41

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

Chi phí vốn năm 2018 tăng 20.749 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 78,38% so với năm 2017 Năm 2018, công ty đầu tư thêm trang thiết bị mới làm cho chi phí vốn năm 2918 tăng so với năm 2017 Năm 2019 chi phí vốn tiếp tục tăng lên 22.165 triệu đồng, tương ứng tăng 46,94% so với năm 2018 Nguyên nhân là do nhu cầu về dịch vụ tăng cao cùng với việc hồi phục của nền kinh tế, vì vậy các công ty dịch vụ không đáp ứng kịp nhu cầu vận chuyển nên đã ảnh hưởng đến giá cả tăng.

Năm 2018 chi phí tài chính tăng 248 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 68,7% Sang đến năm 2019, chi phí này giảm xuống là 106 triệu đồng tức giảm 14,41% so với năm 2018.

-Chi phí quản lý doanh nghiệp

Năm 2018 chi phí này tăng 699 triệu đồng, tức tăng 6,86% so với năm 2017. Sang đến năm 2019 chi phí này tăng lên mạnh so với năm 2018 như sau: tăng 9.594 triệu đồng, tức tăng tương ứng tỷ lệ 88,16%.

Nguyên nhân làm cho chi phí này tăng cao là do khấu hao máy móc thiết bị tăng, đồng thời công ty cũng đã nâng cấp một phần kho bãi hàng hoá, mở thêm Depot container Công ty đã tuyển thêm nhân công, nhân viên quản lý dẫn đến chi phí trả lương tăng lên năm 2019, chi phí nhân công tăng Mặt khác, công ty cũng đã tiến hành tăng lương cho cán bộ quản lý trong công ty nhằm thu hút nhân tài, hạn chế tình trạng “chảy máu chất xám”.

Chi phí này cũng có biến động qua các năm Năm 2018 chi phí này tăng 21 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 87,5% so với năm 2017 Đến năm 2019, chi phí này tăng mạnh lên 375 triệu đồng tức tỷ lệ tăng tương ứng là 833,33% so với năm 2018.Nguyên nhân tăng lên là do trong năm 2019 công ty phải trích chi phí dự phòng và phải trả do vi phạm hợp đồng với khách hàng.

Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ tại công ty Danalog

bộ tại công ty Danalog

Danalog ra đời nhằm phục vụ trung chuyển và quá cảnh hàng hoá cho tuyến EWEC; thực hiện dịch vụ vận chuyển và thủ tục giao nhận trọn gói cho hàng hoá quá cảnh, từng bước xây dựng dịch vụ logistics tiến đến hoàn chỉnh để phục vụ một cách tốt nhất cho khách hàng

Phạm vi hoạt động chủ yếu của Danalog là các nước thuộc tuyến hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC), các tỉnh Nam Lào và miền Trung - Tây Nguyên, Danalog còn làm đại lý cho nhiều công ty vận chuyển như các hãng tàu Wanhai, tàu SICT Tuy nhiên khách hàng hàng thường xuyên của công ty là các công ty công nghiệp, xuất khẩu nước ngoài như Doosan Heavy, Young Shin Tranding; các công ty xuất hàng đi quốc tế như Dệt may 29-3, Hoà Thọ, Phong Phú; các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá bằng container có sử dụng dịch vụ hậu cần khi xuất nhập khẩu hàng qua Cảng Đà Nẵng như: dịch vụ giao nhận, các dịch vụ bến bãi, thuê container Khách hàng chủ yếu XNK các mặt hàng như giấy, gia công hàng may mặc… qua các nước như Lào, Trung Quốc, Myanmar…

Sau mỗi hợp đồng giao nhận kết thúc, công ty vẫn thường xuyên liên hệ với khách hàng cũ để chăm sóc và hỗ trợ khách hàng, vì vậy mối quan hệ giữa khách hàng với công ty rất tốt, giúp cho công ty giữ được lượng khách hàng tiềm năng này Việc thường xuyên liên hệ với khách hàng sẽ giúp công ty có thể dễ tiếp cận và năm bắt thông tin khách hàng trong những giao dịch sau, ngoài ra còn có thể thu hút được khách hàng mới thông qua việc giới thiệu từ những khách hàng tiềm năng này.

Với đà phát triển mạnh mẽ của vận tải buôn bán hàng hoá quốc tế, các dịch vụ giao nhận ngày càng trở nên phổ biến và được mở rộng Ở Việt Nam, ngành giao nhận hàng hoá không ngừng phát triển Do việc đòi hỏi cấp thiết của việc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, bên cạnh đó còn do việc kinh doanh dịch vụ này có vốn đầu tư ban đầu không lớn mà nếu làm tốt lợi nhuận sẽ rất cao Vì vậy, hàng loạt công ty trong và ngoài nước đã đổ xô vào kinh doanh lĩnh vực này, thị trường giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ở Đà Nẵng cũng là một thị trường rất tiềm năng nên thu hút hàng loạt các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này làm cho việc cạnh tranh trên thị trường giao nhận của Danalog trở nên gay gắt hơn.

Công ty Cổ phần Danalog có một số đối thủ cạnh tranh chính tại Đà Nẵng như sau: Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu Đà Nẵng (Vietfracht Đà Nẵng), Công ty TNHH Container Miền Trung, Công ty cổ phần Đại lý vận tải SAFI, Công ty Giao Nhận Kho Vận Ngoại Thương VINATRANS Đà Nẵng, Công ty Cổ phần Saigonship Đà Nẵng.

Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu Đà Nẵng (Vietfracht Đà Nẵng)

- Lịch sử hình thành:

Vietfracht Đà Nẵng được thành lập từ năm 1975 Vietfracht Đà Nẵng là một công ty dẫn đầu trong ngành vận tải đường biển tại Việt Nam, cũng đồng thời sở hữu một mạng lưới đại lý khắp thế giới để phục vụ tốt nhất nhu cầu vận chuyển của khách hàng Với kinh nghiệm tích luỹ hơn 40, Vietfracht cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chất lượng cao bao gồm:

+ Giao nhận hàng hoá bằng đường biển/đường bộ/đường hàng không

+ Đại lý hàng hải

+ Môi giới hàng hải và thuê tàu

Vietfracht Đà Nẵng đang từng bước hoàn thiện hệ thống kinh doanh với tầm nhìn đưa công ty trở thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp chuỗi dịch vụ hàng hải, vận tải và kho vận ở khu vực miền trung để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.

- Quy mô Công ty:

+ Cơ sở hạ tầng trang thiết bị vận chuyển, kho bãi: Công ty sở hữu 01 bãi container diện tích 4.400m2, 04 xe đầu kéo, 04 romoc 40’.

- Phân tích lợi thế cạnh tranh:

Với lợi thế có mạng lưới đại lý khắp thế giới thuận lợi cho việc tiếp cận và tìm kiếm khách hàng Là một doanh nghiệp hàng đầu của ngành hàng hải cạnh tranh trực tiếp với các Công ty Vận tải biển và Logistics trong khu vực miền Trung, trong đó có Công ty Danalog Tuy nhiên so với Vietfracht Danang, Danalog có lợi thế về diện tích kho chứa hàng với 13.000m 2 và quy mô về cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển đáp ứng được nhu cầu cao hơn Bên cạnh đó, Danalog là công ty thành viên của Công ty Cảng Đà Nẵng vì vậy có lợi thế về hệ thống cảng biển phục vụ nhanh chóng và thuận lợi trong việc XNK hàng hoá Quy mô của Danalog lớn hơn, doanh thu thu về hằng năm cao hơn so với Vietfracht Dannang

Công ty cổ phần giao nhận vận tải miền trung - VINATRANS Đà NẵngCông ty cổ phần giao nhận vận tải miền trung - VINATRANS Đà Nẵng, được thành lập vào năm 1996 và đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế Ngày nay, VINATRANS DANANG là một trong những công ty giao nhận quốc tế hàng đầu tại Khu vực Miền Trung Việt Nam trên cơ sở là một nhà cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải đường biển, hàng không, vận tải đa phương thức, thuê tàu, chuyển phát nhanh, dịch vụ kho bãi logistics, khai thuê Hải quan VINATRANS DANANG có lợi thế có các chi nhánh và các văn phòng đại diện ở các tỉnh thành và các thành phố lớn, có hệ thống đại lý giao nhận trên khắp các châu lục Á, Âu, Mỹ, Úc VINATRANS DANANG được chứng nhận của hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA va Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận FIATA, là hội viên của Hiệp hội Giao nhận Việt Nam (VIFFAS) Với nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trong quá trình cung cấp chất lượng dich vụ, Vinatrans Danang có lượng khách hàng lâu năm đó là một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn của công ty Tuy “sinh sau đẻ muộn” so với đàn anh những Danalog cũng có những điểm mạnh riêng Với hệ thống kho bãi có sức chứa hàng ngàn tấn hàng và hệ thống cảng Tiên Sa thuận lợi cho việc giao nhận hàng hoá.

Thị trường Logistics miền trung là thị trường vô cùng tiềm năng và thu hút nhiều doanh nghiệp kinh doanh mảng dịch vụ này, vì vậy công ty cần có hướng đi và chiến lược cụ thể, cần tạo dựng được vị thế của mình trên thị trường để thu hút được khách hàng và có thể cạnh tranh được với những đối thủ mạnh như Vietfracht, Vinatrans hay nhiều đối thủ cùng ngành khác.

2.3.3 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Để phù hợp với yêu cầu của các hợp đồng về tính nhanh chóng, chính xác và hiệu quả trong giao nhận cũng như phù hợp với điều kiện hoạt động của chính doanh nghiệp, Danalog đã cả tiến linh hoạt quy trình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường bộ, cụ thể như sau:

2.3.3.1 Đối với hàng xuất khẩu Đối với hàng xuất khẩu, quy trình giao nhận được tiến hành theo các bước sau:

Sơ đồ 2.2: Quy trình xuất khẩu hàng hoá bằng đường bộ

Bước 1: Ký kết hợp đồng

Công ty tìm kiếm và liên hệ với khách hàng Hai bên sẽ thoả thuận với nhau để đi đến ký hợp đồng thương mại về các điều khoản của hợp đồng giao nhận hàng hoá xuất khẩu với các nhiệm vụ là làm thủ tục thông quan xuất khẩu, vận chuyển hàng hoá giao cho người nhận tại địa điểm giao hàng đã chỉ rõ trong hợp đồng.

Bước 2: Nhận kế hoạch từ khách hàng

Khách hàng liên hệ với công ty để thảo luận và thống nhất với bộ phận kinh doanh giao nhận để ký hợp đồng Sau đó bộ phận giao nhận sẽ cử nhân viên giao nhận xuống làm việc trực tiếp với khách hàng.

Bước 3: Bố trí phương tiện nhận hàng

Sau khi ký kết hợp đồng, khách hàng sẽ cung cấp các chứng từ cần thiết cho bộ phận giao nhận gồm:

Kiểm hoá tại cửa khẩu (Nếu có)

Bố trí phương tiện nhận hàng

Thông quan hàng xuất khẩu tại cửa khẩu

Quyết toán và lưu hồ sơ Nhận kế hoạch từ khách hàng

- Hoá đơn thương mại (Invoice)

- Phiếu đóng gói (Packing List)

(Phụ lục đính kèm chứng từ)

Các chứng từ này bao gồm các thông tin bao gồm chi tiết về lô hàng, số kiện, số ký, nhãn mác, bao bì; các thông tin về số lượng container, hãng xe, địa điểm giao hàng…Các thông tin này cần được kiểm tra kỹ lưỡng, bởi nếu có sai sót thì khi đi đăng ký tờ khai Hải quan sẽ bị trả về, làm tốn kém thời gian và chi phí Mặt khác, Danalog là công ty có cung cấp cả các dịch vụ về thuê xe đầu kéo vận chuyển container hàng hoá quốc tế Vì thế nếu không muốn phải tự thuê xe thì các chủ hàng có thể sử dụng dịch vụ của công ty Khi đó, khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin đầy đủ về lô hàng cho công ty Tiêp theo, Danalog và khách hàng sẽ có thoả thuận về phương thức và địa điểm nhận hàng Về phương thức, người gửi hàng có thể trực tiếp mang hàng đến hoặc sử dụng dịch vụ vận chuyển nội địa của công ty Công ty có đội xe tải hoạt động rất hiệu quả, không chỉ sử dụng cho mục đích vận chuyển quốc tế bằng đường bộ mà còn rất tiện dụng cho vận chuyển nội địa trước khi vào chặng vận tải chính Việc nhận hàng từ người gửi hàng cũng có những yêu cầu nghiêm ngặt vì sau khi người giao nhận nhận hàng, trách nhiệm về hàng hoá sẽ thuộc về người giao nhận Nếu hàng là hàng nguyên container thì trách nhiệm của người giao nhận còn được giảm nhẹ Còn đối với những lô hàng lẻ, Danalog có thể sử dụng những dịch vụ như đóng gói hàng hoá cho phù hợp với phương thức vận chuyển, tuyến đường vận chuyển Hàng hoá đòi hỏi phải phù hợp với hợp đồng mua bán ngoại thương Sau khi đã kiểm tra chính xác, Danalog có trách nhiệm bảo quản hàng hoá chuyển giao cho người chuyên chở.

Bước 3: Thông quan hàng xuất khẩu tại cửa khẩu và kiểm hoá

Sau khi nhận đầy đủ bản chính hoặc bản fax chứng từ của khách hàng, nhân viên giao nhận tiến hành lập tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu dựa vào các thông tin trên bộ chứng từ Nhân viên bộ phận giao nhận dùng phần mềm khai báo hải quan điện tử ECUS5-VNACCS để truyền số liệu lên tờ khai, lưu ý doanh nghiệp phải khai đúng, trung thực vì phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các khai báo trên hệ thống khai báo hải quan điện tử Khai báo hải quan điện tử thành công hệ thống mạng của hải quan tự động báo tiếp nhận hồ sơ, số tờ khai và phân luồng hàng hoá Sau khi mở tờ khai hải quan nhân viên sẽ chuẩn bị đưa hàng lên phương tiện vận tải và giao cho người vận tải Thông thường nhân viên giao nhận Danalog sẽ gửi mail cho nhân viên nhận hàng bên cửa khẩu về thủ tục thông quan, nhân viên giao nhận bên cửa khẩu sẽ chờ đến khi thông báo xe hàng đến, sau đó đến cửa khẩu tiến hành thông quan hàng hoá Nộp hồ sơ hải quan cho lô hàng xuất khẩu với hải quan cửa khẩu, làm kiểm hoá, đồng thời xuất trình hàng hoá để hải quan giám sát cửa khẩu kiểm tra, giám sát, đối chiếu với khai báo của chủ hàng trên tờ khai hải quan Nộp tờ đơn và biên lai lệ phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng đối với phương tiện ra vào cửa khẩu để hải quan đóng dấu và ký xác nhận Làm thủ tục hải quan cho hàng hoá và thủ tục cho xe và người Tùy theo mặt hàng mà chuẩn bị tiền đóng thuế ngay hay là đóng thuế sau một thời gian nào đó Trong quá trình giao nhận, trước khi mở tờ khai hải quan, khâu kiểm hóa thường được nhân viên giao nhận thực hiện đồng thời với các thủ tục thông quan hàng xuất khẩu khác.

Hình 2.1: Màn hình khai hải quan điện tử Bước 5: Tổ chức giao hàng

Nhân viên giao nhận liên lạc và giao lệnh cho nhân viên lái xe vào cảng để bốc container lên xe

Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ tại công ty Danalog

2.4.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động giao nhận xuất nhập khẩu bằng đường bộ

Dịch vụ giao nhận là một trong những lĩnh vực hoạt động chính của Danalog Hiện nay, Công ty có mạng lưới giao nhận khắp cả nước và cả nước ngoài, doanh thu từ hoạt động này chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng doanh thu, góp phần quan trọng vào sự phát triển vững mạnh của toàn công ty Doanh thu của công ty trong năm 2019 đạt hơn 102 tỷ trong đó, dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hoá đạt mức doanh thu cao nhất là hơn 34 tỷ đồng tương ứng với mức tỷ trọng là34,25% trong tổng doanh thu cung cấp dịch vụ của công ty năm 2019 Danalog luôn hướng đến tiêu chí tiết kiệm thời gian giao nhận nhất có thể cho khách hàng, với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm có thể kiểm soát được công việc và giải quyết tốt các tình huống phát sinh, ngoài ra công ty cũng áp dụng khai báo hải quan điện tử giúp công việc khai báo hải quan được thuận tiện và nhanh chóng, rút ngắn được thời gian giao nhận Song song với việc rút ngắn thời gian giao nhận, công ty còn chú trọng đến sự an toàn của hàng hoá trong quá trình giao nhận, đảm bảo hàng hoá không bị mất mát, hư hỏng hay thất thoát trong quá trình làm hàng vì sự an toàn của hàng hoá tạo nên niềm tin của khách hàng và tạo uy tin cho công ty Dịch vụ giao nhận vận chuyển của công ty đang hoạt động hiệu quả mình chứng là lượng khách hàng của công ty chủ yếu sử dụng dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường bộ để vận chuyển nội địa hay vận chuyển hàng xuất nhập khẩu qua các nước như Lào,Campuchia, Trung Quốc… Tuy nhiên trang thiết bị phục vụ cho giao nhận vận chuyển còn hạn chế cần được đầu tư và nâng cấp để đảm bảo luôn đáp ứng được kịp thời nhu cầu giao nhận hàng hoá của khách hàng

Giao nhận vận tải đường bộ là một hoạt động truyền thống và then chốt của Danalog Hoạt động giao nhận đường bộ là một mắt xích quan trọng trong chuỗi dịch vụ giao nhận, chiếm một phần doanh thu trong hoạt động giao nhận cũng như trong tổng doanh thu của công ty. Đối với mảng này, Danalog cạnh tranh trực tiếp với các công ty tên tuổi như Vietfracht, SAFI, VINATRANS, Saigonship… trong nhiều năm liền, Danalog được đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành Mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng công ty cũng đã vượt qua và đạt được nhiều thành tựu.

Trong quá trình hoạt động công ty đã ngày càng vươn ra nhiều thị trường mới, thị trường mà công ty hướng đến là các nước thuộc tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) Khu vực Châu Á thì Trung Quốc là thị trường giao nhận lớn của công ty, ngoài ra các thị trường khác cũng giữ vai trò quan trọng

Khu vực Châu Âu: chủ yếu là các nước thuộc khối EU: Italia, Hunggari… Khu vực Chây Mỹ: Hoa Kỳ, Cuba.

Qua đó cho thấy công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng thị trường giao nhận, có sự điều chỉnh cơ cấu phù hợp với tình hình kinh tế thị trường, vươn ra nhiều thị trường mới trên thế giới.

Vì là một công ty dịch vụ nên hàng giao nhận của Danalog cũng rất đa dạng về chủng loại tuy nhiên một số mặt hàng mà công ty thực hiện nghiệp giao nhận chủ yếu đó là: Clinker, dăm gỗ, than, xi măng, thiết bị, may mặc, giấy…

Thu nhập và quyền lợi của nhân viên

Danalog thực hiện việc chi trả lương cho nhân viên dựa theo cấp bậc của nhân viên, năng lực, chức vụ, thang bảng lương và điều kiện kinh doanh của công ty

Với số lao động khoảng 122 người và thu nhập bình quân của lao động là

13 triệu đông/tháng

Lương tối thiểu của cấp quản lý trong công ty

Phó giám đốc: 20.000.000/tháng

Trưởng phòng: 16.500.000/tháng

Công ty cũng thực hiện đầy đủ các chính sách về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, thực hiện thưởng lương tháng 13, hàng năm đều tổ chức cho nhân viên đi nghỉ mát trong nước

Công ty tổ chức làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 Nhân viên được nghỉ lễ và tết 9 ngày theo quy định của Bộ lao động và được hưởng nguyên lương Công ty cũng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chhuyên môn cho nhân viên để phát triển năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu công việc.

-Thiếu đội ngũ nhân viên và phương tiện vận chuyển

Mặc dù hệ thống kho bãi hiện đại và trang thiết bị tương đối đầy đủ, nhưng đội xe của công ty vẫn còn thiếu thốn và có nhiều bất lợi, nhất là đội xe đầu kéo vì đã được trang bị từ lâu nên xe có thiết kế cũ, tình trạng xe xuống cấp nên tiêu hao nhiều xăng dầu dẫn đến tốn kém Điều này làm cho chi phí tăng lên ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Đội ngũ nhân viên mặc dù là bộ phận đông nhân công ty nhưng và một số lúc cao điểm lại thiếu người, đặc biệt là nhân viên giao nhận Nhân viên giao nhận có thể kiêm luôn nhân viên chứng từ, bởi lẽ đó nên nhân viên phụ trách mảng này luôn phải làm việc quá tải vì áp lực thời gian Đặc biệt vào những mùa cao điểm, việc nhận quá nhiều đơn hàng nên phải đi lấy lệnh và làm thủ tục thông quan hàng hoá trở nên quá tải Lực lượng nhân viên luân chuyển thường xuyên nên công việc bị gián đoạn; việc làm lệnh, giấy báo, bộ chứng từ còn phụ thuộc quá nhiều vào đại lý, chưa giành được sự chủ động trong công việc, có lúc rất nhiều lô hàng và gấp nhưng có lúc lại có quá ít và chưa cận ngày đáo hạn.

-Tính thời vụ của hoạt động giao nhận

Hoạt động giao nhận mang tính thời vụ là đặc thù của dịch vụ giao nhận vận tải bên cạnh đó nó cũng được coi là một tồn tại cần được khắc phục Tính thời vụ thể hiện và mùa giao nhận, lượng giao nhận quá lớn, làm không hết việc Nhiều khi thiếu thiết bị, không có container, không đủ xe đầu kéo Song đến mùa hàng xuống, khối lượng hàng giảm, công việc vì thế mà ít đi Khoảng thời gian hàng nhiều thường là những tháng giữa năm như tháng 6 đến giữa tháng 8 và những tháng cuối năm (các dịp lễ, Tết).

Tính thời vụ làm cho hoạt động của công ty không ổn định, kết quả kinh doanh theo tháng không đồng đều Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và thu nhập của người lao động, gây ra nhận thức không đúng đặn về nghề nghiệp. Hơn thế nữa, trong những khoảng thời gian hàng xuống công ty vẫn phải khấu hao máy móc, vẫn phải trả lương cho công nhân, khiến lợi nhuận bị giảm sút Tồn tại này mang tính khách quan nằm ngoài dự liệu của doanh nghiệp nên việc khắc phục vấn đề này không phải đơn giản, nó cần sự vận động của bản thân doanh nghiệp, hơn thế là sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng.

-Các hạn chế về ứng dụng Logistíc trong hoạt động giao nhận

Tuy công ty có vận dụng logistics trong quản lý giao nhận nhưng vẫn còn một số tồn tại chẳng hạn như đội xe chưa được đầu tư đúng mức Số lượng các loại xe vẫn còn thiếu, chủ yếu là các loại xe tải nhỏ để chở hàng lẻ, số lượng xe đầu kéo còn ít chưa đáp ứng được mùa cao điểm Diện tích kho bãi cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Trong mùa cao điểm, nhất là vào cuối năm, nhu cầu về giao nhận cũng như kho bãi tăng cao, nhưng công ty không thể đáp ứng đủ, gây tổn thất cho công ty.

Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

- Chính sách mở cửa của nhà nước trong những năm gần đây tác động khá lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nắm bắt cơ hội đó, Danalog đã đẩy mạnh kinh doanh đưa kết quả kinh doanh tăng đáng kể Hơn nữa, Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006 đã tạo một đòn bẩy tang doanh thu cho các doanh nghiệp nói chung và công ty Danalog nói riêng.

- Với kinh nghiệm dày dặn của ban lãnh đạo công ty, định hướng và đưa ra những chiến lược phù hợp với tình hình chung, đặc biệt trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt Quan trọng là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty nhằm phát triển công ty đạt được chỉ tiêu đặt gia cũng như theo kịp bước phát triển của thị trường, đưa công ty ngày càng lớn mạnh, đặc biệt bộ phận kinh doanh vận tải nhân viên trẻ, năng động, có tinh thần tập thể và trách nhiệm cao với công việc, luộn tìm tòi, học hỏi.

- Văn phòng công ty được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị hiện đại như: máy vi tính, máy fax, máy photocopy, máy scan, máy in, đặc biệt toàn bộ hệ thống máy tính được kết nối mạng internet để tiếp cận thông tin: thông tin thị trường, tỷ giá hối đói, tìm kiếm địa chỉ, giờ tàu đi, tàu đến, tra cứu container, biết hàng đã tới chưa, cập nhập các văn bản về thuế mới ban hành…

- Vị trí: Nằm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trung tâm kinh tế của miền trung, là nút giao thông quan trọng trong nước và các nước khu vực Nằm ngay trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây và trên đường dẫn vào cảng Tiên Sa, nối liền với quốc lộ 14B Hệ thống giao thông nối Danalog với cảng Tiên Sa, sân bay quốc tế Đà Nẵng, Quốc lộ 1A, ga đường sắt, các khu công nghiệp đều hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt.

- Công ty có lượng khách hàng tương đối ổn định Có mối quan hệ làm ăn lâu dài, uy tín với các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực thương mại quốc tế, điều này tạo thuận lợi cho Danalog.

- Thị trường logistics Đà Nẵng là thị trường hết sức tiềm năng, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia vào mảng dịch vụ này, do đó đối thủ cạnh tranh cũng ngày càng nhiều đòi hỏi công ty phải đưa ra những chiến lược phù hợp để có thể cạnh tranh và thu hút khách hàng.

- Công ty nhận được ngày càng nhiều hợp đồng dịch vụ giao nhận hàng háo nhất là hàng hoá nhập khẩu, tuy nhiên đội ngũ nhận viên giao nhận còn ít nên không đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng.

- Việc áp mã số thuế, thủ tục hải quan ở các cửa khẩu còn mất nhiều thời gian,giá xăng dầu cũng ngày càng biến động…chính vì vậy chi phí dịch vụ giao nhận thường cao, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty với các đối thủ trên thị trường.

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN TẠI DANALOG

Cơ hội và thách thức đối với ngành giao nhận vận tải ở Việt Nam

Những năm gần đây ngành dịch vụ Logistics nói chung và dịch vụ giao nhận vận tải nói riêng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế ở Việt Nam Dịch vụ giao nhận hàng hóa là một trong những mắt xích quan trọng nằm trong chuỗi cung ứng của dịch vụ Logistics đã và đang trở thành một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, giúp cho các hoạt động lưu thông, chuyên chở hàng hóa được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, đưa sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp tiếp cận đến mọi vùng miền và tận tay người tiêu dùng.

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc giao lưu hàng hoá giữa nước ta và quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường liên doanh, liên kết với các đối tác Việt Nam trong việc xây dựng các khu chế xuất, nhà máy, cảng biển, sân bay cũng như nhiều công trình khác… đó chính là cơ hội lớn cho Việt Nam để phát triển dịch vụ giao nhận vận tải.

Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển vận tải như: đường bờ biển dài hơn 3.260km, có nhiều cảng nước sâu, có biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia; hệ thống sông ngòi chằng chịt và hệ thống được bộ dọc theo đất nước.

Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển logistics khi tham gia các hiệp định quốc tế như: CPTPP, FTA, AFTA Khi tham gia các hiệp định quốc tế sẽ mở ra cơ hội hợp tác, đầu tư, gia tăng quy mô, hiệu quả kinh doanh cũng như giảm chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp Logistics Bên cạnh đó sẽ làm hoạt động xuất nhập khẩu sôi động hơn và đây là cơ hội gia tăng khách hàng cũng như mở rộng quy mô thị trường dịch vụ hậu cần đặc biệt là dịch vụ hậu cần quốc tế Đặc biệt hơn những cam kết cắt giảm hàng rào phi thuế quan và cam kết tạo điều kiện thương mại mang đến kỳ vọng mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp trong nước, góp phần làm giảm chi phí dịch vụ hậu cần. Định hướng của Chính phủ về cải tiến các lĩnh vực bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng, cơ cấu lại thị trường vận tải hàng không vào năm 2020 sẽ góp phần phát triển thị trường vận tải hàng hóa và tăng vai trò vận tải hàng không, đặc biệt là các khu kinh tế trọng điểm và vùng sâu vùng xa Nhà nước đã có quy hoạch và trên thực tế đang và sẽ đầu tư phát triển bằng nhiều nguồn vốn các công trình kết cấu hạ tầng như khu cảng nước sâu Cái Mép, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, Sân bay quốc tế Long Thành, hành lang đường bộ Đông Tây (EWEC), hành lang Hà Nội – Hải Phòng – Hà Khẩu – Côn Minh, hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt xuyên Á… Mặt khác, các thể chế như thủ tục hải quan, cải cách hành chính, đẩy nhanh tiến trình hội nhập sâu… tiếp tục được củng cố, cải thiện Vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là nguốn vốn ODA nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và các nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho Việt Nam ngày càng tăng, lĩnh vực dịch vụ đang được quan tâm phát triển, hoạt động giao nhận đã bắt đầu thu hút sự chú ý của các cấp quản lý nhà nước cũng như của các doanh nghiệp nước ngoài.

Cuối cùng, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, biểu hiện rõ nhất là từ tháng 7/2005 chúng ta đã bắt đầu thực hiện thông quan điện tử thí điểm ở một số địa phương, đến năm 2007 sẽ áp dụng trên toàn quốc Đây chính là một trong những điều kiện tiên quyết để ngành công nghiệp logistics Việt Nam phát triển, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Việc dịch chuyển cơ sở sản xuất của nhiều doanh nghiệp nước ngoài từ nơi khác đến Việt Nam đã tạo ra cơ hội rât lớn trong việc xây dựng một mạng lưới giao nhận kho vận hoạt động hiệu quả Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vượt mốc 500 tỷ USD, hàng container qua các cảng biển Việt Nam đạt hơn 14,2 triệu TEU và dự báo tiếp tục tăng trong năm

2020, tiềm năng phát triển của dịch vụ logistics của Việt Nam là rất lớn Tương lai không xa, dịch vụ cung cấp logistics sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng, có thể đóng góp tới 15% GDP của cả nước Khắc phục tình trạng trên chính là điều kiện, tiền đề cho việc xây dựng Việt Nam thành một trung tâm trung chuyển hàng hóa và phân phối quốc tế.

Bên cạnh những cơ hội, ngành giao nhận vận tải của Việt Nam cũng đang đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức Các cơ quan chức năng, các nhà quản lý,cũng như các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của ngành.

Khi nói đến đối tượng sử dụng dịch vụ logistics, các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp chưa đánh giá hết được tầm quan trọng của việc quản trị logistics và chuỗi cung ứng, đặc biệt là các công đoạn còn lại từ cảng trong nước đến tay người tiêu dùng cuối cùng Cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình giao nhận vận tải còn nghèo nàn và thiếu đồng bộ, hạn chế dẫn đến chi phí vận chuyển cao hơn so với các nước Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải có quy mô nhỏ, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa có sự liên kết hợp tác để tạo ra sức cạnh tranh dẫn đến các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường ngành giao nhận vận tải của Việt Nam Quy mô hoạt động, vốn và nguồn nhân lực của các doanh nghiệp logistics còn nhiều hạn chế, nguồn nhân lực có kiến thức và trình độ quản lý logistics còn rất ít; môi trường pháp lý còn nhiều bất cập, sự khác biệt về hệ thống luật pháp, thông quan hàng hoá và các thủ tục hành chính là những thách thức đối với nhà nước ta trong hội nhập logistics Thiếu sự kết nối giữa các doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp logistics.

Từ khi tham gia vào những hiệp định quốc tế như CPTPP, FTA, AFTA bên cạnh những quy định có lợi cho ta thì cũng có nhiều quy định mà ngành giao nhận phải tuân thủ Theo đó, Việt Nam sẽ cho phép các công ty dịch vụ hàng hải có100% vốn nước ngoài hoạt động bình đẳng tại Việt Nam Điều này sẽ làm cho các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt ngay trên sân nhà Đặc biệt, với việc thành lập Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN (AEC) đã đến rất gần,được biết, khá nhiều DN logistics các nước thuộc khối ASEAN đã sang Việt Nam đầu tư mở rộng thị trường Ngoài ra, nhờ vào các FTA, số lượng DN FDI tăng nhanh Thường thì, những DN này sẽ sử dụng dịch vụ vận tải của các công ty logistics có vốn đầu tư từ nước họ Như vậy, các DN logistics trong nước sẽ khó tiếp cận, hợp tác làm ăn với những DN FDI trên Đa phần các DN dịch vụ logistics của VN là DN nhỏ, vốn ít và thiếu cơ sở vật chất như kho tàng, bến bãi, công nghệ thông tin, phương tiện vận chuyển…; do đó chỉ hoạt động trong một phân khúc nhỏ của ngành như dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hóa, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan… Chuỗi cung ứng ngành có sự tham gia của nhiều nhà cung ứng khác nhau theo từng giai đoạn, dẫn đến sự kém hiệu quả ở mức độ hệ thống Hiệu suất thấp cùng với quy trình hải quan kéo dài và cơ sở hạ tầng kém phát triển dẫn tới chi phí logistics chiếm đến gần 25% GDP cả nước Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), tỷ lệ chi phí logistics trên GDP này cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Singapore (8%), Malaysia (13%), Thái Lan (19%), Trung Quốc (18%). Chi phí logistics theo GDP của Việt Nam cao gần gấp 3 lần so với Hoa Kỳ (7,7%) và gấp hơn 2 lần so với Nhật Bản (11%) và các nước khối EU (10%).

Các số liệu trên cho thấy năng lực cạnh tranh của ngành logistics VN vẫn còn thấp so với các nước Cùng với làn sóng các công ty logistics nước ngoài sẽ đẩy mạnh đầu tư kinh doanh vào VN sau khi các FTA lớn như EVFTA, TPP được ký kết, đây sẽ là thách thức lớn cho các DN logistics nước ta Bên cạnh đó khách hàng ngày càng khó tính chính là những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải.

Mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty

- Tiếp tục hoàn thiện công tác quản trị và nhân sự, xác định con người là nền tảng của sự phát triển bền vững, hướng đến quản trị hiện đại theo xu hướng công nghiệp 4.0 Nâng cao chất lượng dịch vụ và dần xây dựng hình ảnh thương hiệu Danalog ngày càng tốt hơn, trở thành doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics tốt nhất khu vực Miền Trung

- Phát triển kinh doanh tập trung vào các mảng: Kho CFS & Kho ngoại quan; Depot Container và các dịch vụ đi kèm; Kho bãi nội địa; Vận tải xe đầu kéo; Mua bán cho thuê container; Vận chuyển hàng hoá cho các tỉnh Nam Lào qua Cảng Đà Nẵng; Cung cấp phương tiện thiết bị, con người cho Cảng Đà Nẵng thuê nhằm phục vụ các dịch vụ tại bãi container tại cảng Tiên Sa

- Mở rộng quan hệ giao dịch đối ngoại với các tổ chức giao nhận quốc tế, đẩy mạnh công tác marketing tìm kiếm thị trường mới, chú trọng các thị trường như Châu Âu, Trung Quốc…

- Lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh và Điều lệ tổ chức của Công ty phù hợp với năng lực hiện tại theo các quy định của pháp luật Thực hiện các biện pháp thích hợp để đạt được các mục tiêu của Công ty.

- Xây dựng cơ cấu giá hợp lý, thường xuyên tìm kiếm, lựa chọn, tổ chức, phối hợp các phương án vận tải để cước phí có lợi nhất đảm bảo bù đắp giá thành.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận tại công ty Danalog

3.3.1 Giải pháp tối thiểu hoá các chi phí

Mục tiêu của giải pháp

- Hạn chế được chi phí, góp phần nâng cao lợi nhuận cho công ty

- Tận dụng những chi phí có thể tinh giảm để đầu tư kinh doanh có lợi hơn. Cách thực hiện giải pháp

- Tuyển chọn đúng người đúng việc, hạn chế phải tốn chi phí cho việc đào tạo nhân viên không chuyên môn.

- Giảm chi phí nhân công bằng cách chuyển những công việc giấy tờ sang hệ thống điện tử.

- Giảm thiểu các chi phí tổ chức hành chính như: mua sắp trang thiết bị với giá ưu đãi, từ chối các dịch vụ không cần thiết với hoạt động của doanh nghiệp.

- Thương lượng với khách hàng về những khoản chi phí phát sinh trong quá trình giao nhận, để kiểm soát chi phí tốt hơn.

- Kiểm soát tình hình sử dụng các tài sản của công ty như điện, nước… để tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.

- Hoạch định chiến lược chi tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty dựa trên sự đánh giá tổng quát cũng như từng khía cạnh cụ thể các yếu tố chi phí có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại của công ty bao gồm như: tham gia vào thị trường tiền tệ, xác định chiến lược tài chính cho các chương trình, dự án của công ty là mở rộng hay thu hẹp sản xuất…

Kết quả dự kiến giải pháp mang lại

- Cắt giảm được những chi phí cần thiết, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Tăng lợi nhuận cho công ty trong tương lai.

3.3.2 Giải pháp về nguồn nhân lực

- Đào tạo được nguồn nhân lực có kinh nghiệm, làm việc hiệu quả, trình độ chuyên môn cao, giảm những chi phí không cần thiết cũng như tiết kiệm được thời gian

- Nâng cao tay nghề của nhân viên cũng như trình độ, khả năng ứng xử với khách hàng để đạt hiệu quả công việc cao nhất.

Cách thực hiện giải pháp

- Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao đào tạo những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kĩ năng cho cán bộ công nhân, viên chức và đội ngũ trực tiếp phục vụ khách hàng, tài trợ cho các cán bộ công nhân viên có năng lực tham gia các khoá học ở nước ngoài để nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ Bố trí cho nhân viên tham gia các triển lãm tại nước ngoài, thực hiện các nghiệp vụ mua bảo hiển hàng hoá, hàng hoá thâm nhập nước ngoài, giải quyết tranh chấp…

- Nâng cao ý thức cạnh tranh cho cán bộ công nhân viên để tăng năng suất lao động và hiệu quả làm việc, đồng thời có mức lương, thưởng hấp dẫn để thu hút nhân lực có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.

- Chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực trẻ bởi nguồn nhân lực trẻ có lợi thế được tiếp cận với tri thức mới, có khả năng nhạy bén với ngoại ngữ, công nghệ thông tin… Công ty có thể tuyển chọn, đầu tư ngay cho các sinh viên đang theo học các chuyên ngành ngoại thương, thương mại, vận tải, quản trị kinh doanh tại các trường đại học thông qua việc tổ chức ngày hội việc làm tại các trường đại học, buổi tham quan thực tế tại công ty hay tuyển thực tập sinh để đào tạo những nhân viên tiềm năng, khơi gợi niềm đam mê với ngành Logistics cho các sinh viên.

- Chú ý đến phẩm chất và trình độ chuyên môn của nhân viên bởi vì việc bố trí đúng người, đúng việc sẽ tạo ra sự yêu thích lao động và sự say mê trong công việc, từ đó tạo hiệu quả làm việc cao.

Kết quả dự kiến giải pháp mang lại

- Có được nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Nhân lực tiềm năng lớn trong tương lai.

- Nâng cao thương hiệu của công ty.

- Tuy phải bỏ ra chi phí khá lớn nhưng sau đó hàng năm công ty có thể có được lượng nhân lực dồi dào chất lượng cao Đặc biệt không mất chi phí đào tạo lại với các thực tập sinh được tuyển dụng chính thức.

3.3.3 Giải pháp về cơ sở vật chất và kỹ thuật

- Đầu tư cơ sở vật chất và kỹ thuật.

- Nâng cao cơ sở hạ tầng và tranh thiết bị phục vụ cho nhu cầu giao nhận hàng hoá.

Cách thực hiện giải pháp

- Công ty Danalog cần chú trọng đầu tư vào các phương tiện chuyên chở như thường xuyên bảo dưỡng xe, sắp xếp xe chở tránh chồng chéo và liên tục…để phục vụ tốt nhất cho việc nhận hàng, chuý ý giờ giấc xe được chạy trong nội thành, tránh lưu thông vào giờ cao điểm gây tắc nghẽn giao thông.

- Mở rộng và nâng cấp hệ thống website, ứng dụng phần mềm quản lí và cập nhập các thông tin liên quan đến tuyến đường, vị trí di chuyển của xe, tình trạng hàng hoá để khách hàng có thể dựa vào một số thông tin như số B/L, số container là có thể nắm được tình hình hàng hoá của mình.

- Cần khai thác thêm nhiều khách hàng hơn nữa thông qua nguồn dữ liệu khách hàng mua được để có thể sử dụng giải pháp TeleMarketing hiệu quả Thông qua đó sẽ có nhiều khách hàng biết đến và sử dụng dịch vụ của công ty qua hình thức này.

- Đối với kinh doanh kho vận, công ty cần trang bị các trang thiếp bị hiện đại hơn phục vụ cho việc bốc dỡ, bảo quản, vận chuyển hàng hoá…đồng thời đưa hệ thống máy tính vào kho để tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ ở kho.

- Chú trọng đến việc nâng cấp tu bổ lại kho hàng để bảo quản hàng hoá được hiệu quả hơn tránh tình trạng hư hỏng hàng hoá của khách hàng.

Kết quả dự kiến giải pháp mang lại

- Giúp cho khách hàng tin tưởng dịch vụ Trucking của công ty Danalog hơn.

- Hàng hoá được bảo quản tốt hơn.

- Khách hàng có thể biết được lộ trình hàng hoá được vận chuyển đến để để yên tâm sắp xếp công nhân và giờ làm việc phù hợp.

Một số kiến nghị

Hiện nay dịch vụ Logistics liên quan tới vận tải đường bộ chịu sự tác động của các điều ước quốc tế như Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế, Công ước về Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường bộ (CMR), Công ước vận tải đường bộ quốc tế (TIR) Khi Việt Nam trở thành thành viên ASEAN, dịch vụ Logistics còn chịu tác động của các thoả thuận tại khu vực như Hiệp định vận tải qua biên giới (1999), Hiệp định tạo thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh (1968), Hiệp định khung vận tải đa phương thức ASEAN (2005) Trong quá trình kinh doanh dịch vụ, các doanh nghiệp cũng phải tuân thủ các tập quán quốc tế như điều kiện giao nhận hàng (Incoterms), quy tắc thực hiện tín dụng chứng từ, bảo hiểm hàng hoá trong quá trình vận chuyển, bốc xếp, lưu kho, giao nhận…

Hiện nay Việt Nam cũng đã sử dụng Luật thương mại năm 2005 để thay thế cho Luật thương mại 1997, đồng thời các luật hàng không, đường bộ, đường sắt, tường thuỷ nội địa, luật hải quan, luật các tổ chức tín dụng, luật bảo hiểm cũng ra đời Năm 2007 đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ trong việc hoàn thiện khung pháp lý và chính sách liên quan tới Logistics Từ việc chính phủ ban hành Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025 cho đến việc sửa đổi và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại thương, thủ tục hải quan và kiểm tra chuyên ngành

Tóm lại: Do phải chịu nhiều loại luật trong và ngoài nước; đôi khi do không hiểu rõ, hoặc các điều luật bị chồng chéo, thiếu tính thống nhất đã làm cho việc áp dụng luật tại các doanh nghiệp ngành Logistics gặp rất nhiều khó khăn Do vậy kiến nghị cơ quan luật nên có các văn bản luật, văn bản dưới luật, hướng dẫn luật cụ thể, cập nhật sớm tại một địa chỉ thống nhất để các doanh nghiệp dễ dàng tra cứu, áp dụng

- Cải tiến các thủ tục thông quan hàng hóa và phương tiện tại cửa khẩu, áp dụng công nghệ thông tin trong khâu làm thủ tục một cửa, một điểm dừng ở hầu hết các cửa khẩu chính Cải tiến công tác thông tin về hàng hóa và phương tiện qua lại biên giới nhằm giúp cho doanh nghiệp có đầy đủ thông tin kịp thời trong hoạt động CBT Xây dựng sổ tay CBT với đầy đủ hướng dẫn về thủ tục, giấy tờ, luật lệ liên quan của các nước liên quan đến CBT nhằm giúp lái xe và doanh nghiệp thực hiện đúng thủ tục, tiết kiệm thời gian và chi phí, nhất là chi phí ngoài luồng.

- Cần rà soát tổng thể để có phương án đơn giản hóa hồ sơ, chứng từ phải nộp xuất trình vừa đảm bảo tính minh bạch, vừa hiệu quả trong quản lý nhà nước. Ngoài ra việc kiểm tra chuyên ngành cũng cần được cải cách Một số văn bản qua rà soát không còn phù hợp cần được sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ Hiện nay tuy đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp cận xử lý hồ sơ, dữ liệu thông tin đối với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành nhưng việc kiểm tra vẫn bằng phương thức thủ công, chưa áp dụng đúng bản chất của phương pháp rủi ro trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK (vẫn kiểm tra theo lô hàng).

- Các hướng dẫn của hải quan phải ngày càng rõ ràng, dễ hiểu và công khai hơn cho các doanh nắm vững các bước khai báo.

- Có những biện pháp ngăn chặn kịp thời các tiêu cực khi các doanh nghiệp tiến hành thủ tục hải quan.

Cơ quan thuế cần có những thủ tục đóng thuế, cách thu thuế và thủ tục thu thuế thông thoáng hơn, đơn giản hơn đó là điều mà các doanh nghiệp luôn mong muốn thủ tục hoàn thuế cho các doanh nghiệp cần nhanh chóng, đơn giản hơn cho các doanh nghiệp khi họ đi hoàn thuế.

Cần có những biện pháp hạn chế những tiêu cực khi các doanh nghiệp tới cơ quan thuế để hoàn thuế Ngoài ra cần đẩy mạnh công tác đầu tư và xúc tiến thương mại với nước ngoài, thường xuyên tổ chức các chương trình; hội chợ; triển lãm hàng hoá của Việt Nam ở trong và ngoài nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình ra thế giới, đồng thời đây cũng là hoạt động kêu gọi đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển.

Cơ quan lãnh đạo nhà nước

Các cơ quan nhà nước cần tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ trong Quyết định số 200/QĐ-TTG ngày 14/2/2017 tại các bộ ngành địa phương và hiệp hội Các Bộ ngành đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến Logistics, đặc biệt là thủ tục kiểm tra chuyên ngành Nhà nước cần đầu tư hợp lý cho các cảng, sân bay, cảng thông quan nội địa(ICD), đường bộ, đường sắt, đường sông, kho bãi, trang thiết bị, ngân hàng, bảo hiểm theo một kế hoạch tổng thể, có khả năng tương tác và hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách hiệu quả

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa nền kinh tế hiện nay, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam ngày càng được đà phát triển mạnh Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mang lại nhiều cơ hội cũng như những thách thức vô cùng lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng Một trong những nôi dung quan trọng nhất trong chuỗi nghiệp vụ thực hiện một hợp đồng xuất nhập khẩu đó là giao nhận hàng hoá

Là công ty dịch vụ vận tải và Logistics hoạt động có uy tín trong và ngoài nước, Danalog luôn nỗ lực khai thác những tiềm năng sẵn có để nâng cao chất lượng phục vụ, củng cố thị trường hiện tại cũng như mở rộng thị trường mới.Danalog đã khẳng định được vị trí của mình trên thương trường trong và ngoài nước, công ty đang dần hoàn thiện để trở thành một công ty giao nhận hàng đầuViệt Nam Những kết quả mà công ty đạt được cũng nhờ vào những bước đi đúng đắn và sự am hiểu thị trường, chiến lược kinh doanh phù hợp của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong công ty Nhờ vào quy trình tổ chức thực hiện các thủ tục và nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu của công ty đảm bảo rằng hàng hoá được giao và nhận theo đúng thời gian quy định, theo đúng yêu cầu của khách hàng.Qua bài Khoá luận tốt nghiệp này, chúng ta đã có được cái nhìn tổng quát hơn về cách thức tổ chức thực hiện các quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, cụ thể là quy trình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường bộ Đồng thời chúng ta thấy được nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu chỉ là một bước nhỏ trọng hoạt động ngoại thương nhưng đóng vai trò rất quan trọng và phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải am hiểu, nắm vững nghiệp vụ hải quan, nắm bắt kị thời những quy định của Nhà nước ban hành và luôn cập nhập những quy định mới,tuân thủ đúng quy định của Pháp luật Việt Nam Trong thời gian thực tập thực tế tại công ty cổ phần Logistics cảng Đà Nẵng, được sự chỉ bảo tận tình của các anh chị trong công ty, em đã tiếp thu và học hỏi được rất nhiều điều, được trực tiếp trải nghiệm, trực tiếp cọ sát với thực tế để so sánh với lý thuyết và thấy rằng những kiến thức được trang bị trên giảng đường ở trường đại học Duy Tân thật quý báu, sát thực tế và rất cần thiết để chúng em có thể vận dụng trong quá trình đi làm sau này

Vì thời gian thực tập và nghiên cứu có hạn, bài báo cáo này chưa thể đề cập được hết tình hình giao nhận hàng hoá bằng đường bộ tại công ty, song báo cáo là kết quả nghiên cứu về mặt lý luận trong quá trình học tập tại trường và qua thực tế tại công ty thực tập Em hy vong rằng, với những gì đã trình bày, người đọc có thể nắm được tình hình kinh doanh và các thông tin của Công ty cổ phần Logistics cảng Đà Nẵng một cách tổng quát và chính xác nhất Hơn hết người đọc có thể hiểu được quy trình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường bộ của công ty từ đó có thể áp dụng và thực hiện quy trình một cách chuyên nghiệp và chính xác nhất Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô Võ Thị Thanh Thương đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.

- Hoá đơn thương mại (Invoice)

- Phiếu đóng gói (Packing list)

- Giấy đề nghị mượn cont rỗng

Ngày đăng: 29/03/2022, 11:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Thị Ngọc Điệp (2012). Logistics và cơ hội phát triển ở Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Thị Ngọc Điệp (2012). "Logistics và cơ hội phát triển ở Việt Nam
Tác giả: Đỗ Thị Ngọc Điệp
Năm: 2012
3. PGS.TS Hoàng Văn Châu, Vận tải giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, (1999) Nhà xuất bản Kho học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS.TS Hoàng Văn Châu, "Vận tải giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu
4. Phạm Mạnh Hiền, Nghiệp vụ giao nhận vận tải bảo hiểm trong ngoại thương (2007), Nhà xuất bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Mạnh Hiền, "Nghiệp vụ giao nhận vận tải bảo hiểm trong ngoại thương
Tác giả: Phạm Mạnh Hiền, Nghiệp vụ giao nhận vận tải bảo hiểm trong ngoại thương
Năm: 2007
9. Luật thương mại Việt Nam 2005 10. https://www.danalog.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật thương mại Việt Nam 2005"10
5. Báo cáo thường niên 2019 của Công ty cổ phần Logistics cảng Đà Nẵng Khác
6. Báo cáo tài chính 2019 của Công ty cổ phần Logistics cảng Đà Nẵng Khác
7. Hoàng Thị Nguyệt Anh (2009). Nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần đại lý vận tải SaFi, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ TP Hồ Chí Minh Khác
8. Nguyễn Thị Hiền (2010). Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Dịch vụ vận tải vàthương mại Việt Hoa, Khoá luận tốt nghiệp Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w