DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮTTẮT Ý NGHĨA 2 L/C Letter of Credit - Thư tín dụng chứng từ 3 NOR Notice of Readiness - Thông báo sẵn sàng của tàu 4 B/L Bill of Lading - Vận đơn đường b
Trang 1KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH NGOẠI THƯƠNG
Đà Nẵng, năm 2020
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tác giả được thực hiện dưới sựhướng dẫn của Th.s Nguyễn Huy Tuân Những kết quả và các số liệu trong khóaluận được thực hiện tại công ty Cổ phần vận tải biển GLS, không sao chép bất kỳnguồn nào khác Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong bài nghiêncứu, tác giả xin cam đoan rằng những dữ liệu của bài nghiên cứu này là do tác giả
tự nghiên cứu và không sao chép bất kỳ ai
Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này
Đà Nẵng, ngày 21 tháng 4 năm 2020 Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Giàu
Trang 3Em xin chúc tất cả các thầy cô giáo luôn thành công trong sự nghiệp giáo dụcđào tạo cũng như mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
Trong quá trình thực tập tại công ty GLS em được bổ sung nhiều kiến thứcngoài thực tế trên nền tảng lý thuyết em đã được học tại trường Nhờ đó, em đã hiểuthêm hoạt động giao nhận hàng hóa Xuất Nhập Khẩu, giúp em thêm tự tin để tiếnbước trong xã hội Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình củacác anh chị trong công ty GLS, đã tạo điều kiện cho em hiểu thêm những kiến thứcngoài thực tế qua những lần giao nhận hàng xuất nhập khẩu
Em xin chúc ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên công ty GLS luôngặt hái được nhiều thành công trong công việc
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe Ban GiámHiệu, quý thầy cô và các anh chị trong công ty GLS Kính chúc sự thành công vàphát triển vững mạnh đến quý công ty
Đà Nẵng, ngày 21 tháng 4 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Giàu
Trang 4DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
TẮT
Ý NGHĨA
2 L/C Letter of Credit - Thư tín dụng chứng từ
3 NOR Notice of Readiness - Thông báo sẵn sàng của tàu
4 B/L Bill of Lading - Vận đơn đường biển
5 C/O Certificate of Origin - Giấy chứng nhận xuất xứ
6 CFS Container Freight Station - Kho hàng lẻ
7 FCL Full container load - Hàng nguyên container
8 LCL Less than container load - Hàng lẻ
10 WTO World Trade Organization – Tổ chức thương mại Thế giới
11 AFTA ASEAN Free Trade Area - Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
12 COR Cargo Outturn Report - Biên bản đổ vỡ hàng hóa
13 D/O Delivery order - Lệnh giao hàng
14 FIATA International Federation of Freight Forwarders Associations
-Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế
15 ESCAP Economic and Social Commission for Asia and the Pacific - Ủy
hội Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc
16 MTO Multimodal Transport Operator - Người kinh doanh vận tải đa
20 P/L Packing List - Phiếu đóng gói
21 SB Shortage Bond – Chứng nhận hàng thiếu
22 GLS Công ty TNHH Dịch Vụ Tiếp Vận Toàn Cầu
23 GLSS Công ty Cổ phần Vận tải biển GLS
24 NVOCC Non-Vessel Operating Common Carrier
25 SSD Công ty Cổ phần Sài Gòn Shipping
26 CBCNV Cán bộ công nhân viên
27 EIR Equipment Interchange Receipt – Phiếu ghi lại tình trạng
Trang 528 CY Container yard - Bãi chứa container
29 ICD Inland Container Depot - cảng cạn/ cảng khô/ cảng nội địa
30 GATT General Agreement on Tariffs and Trade - Hiệp ước chung về
thuế quan và mậu dịch
31 ASEAN Association of Southest Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia
36 ROROC Report on receipt of Cargo - Biên bản quyết toán giao nhận
hàng với tàu
37 LOR Letter of Reservation - Thư kháng cự
38 O.B/L Original List - Phiếu đóng gói
39 H.B/L House Bill of Lading - Vận đơn nhà của nhà thầu chuyên chở
40 BHXH Bảo hiểm xã hội
42 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
43 VGM Verified Gross Mass
Trang 62.10 Công ty có thời gian làm việc thuận lợi cho khách hàng đến
giao dịch
66
2.11 Nhân viên phục vụ chu đáo cho tất cả các khách hàng 662.12 Thái độ phục vụ của nhân viên ân cần, nhã nhặn 662.13 Anh/chị hoàn toàn tin tưởng vào hành vi của nhân viên 672.14 Nhân viên có đủ kiến thức để trả lời khách hàng một cách
thỏa đáng
67
2.15 Nhân viên tư vấn và trả lời khách hàng một cách thỏa đáng 682.16 Độ an toàn trong việc thực hiện giao dịch cao 68
2.18 Sự chính xác, nhanh gọn của việc giao nhận hàng hóa cho
khách hàng
69
2.19 Nhân viên có khả năng phát hiện sơ suất của hồ sơ để tư
vấn, hướng dẫn ngay cho doanh nghiệp
69
2.20 Bố trí thời gian giao nhận hàng hóa hợp lý cho Công ty và
cả khách hàng
70
Trang 72.21 Dịch vụ giao nhận đáp ứng nhu cầu khách hàng 702.22 Mức phí giao dịch dịch vụ giao nhận tại Công ty cao hơn
các đối thủ khác trên thị trường Đà Nẵng
71
2.23 Nên hạ mức phí giao dịch dịch vụ giao nhận tại Công ty 71
2.25 Dịch vụ giao nhận tại Công ty đáp ứng nhu cầu của Anh/chị 722.26 Anh/chị hoàn toàn hài lòng khi sử dụng dịch vụ tại Công ty 722.27 Anh/chị sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ giao nhận tại Công ty 73
Trang 8DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ
1.1 Sơ đồ mối quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan 15
2.4 Tình hình nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2016-2018 392.5 Sơ đồ quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường biển 43
2.7 Biểu đồ sản lượng container vận chuyển quốc tế 2016-2018 62
Trang 9MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Mục tiêu nghiên cứu 1
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1
4.Phương pháp nghiên cứu 2
5.Kết cấu của đề tài 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 3
1.1 Xuất nhập khẩu 3
1.1.1 Khái niệm về xuất nhập khẩu 3
1.1.2 Vai trò của xuất nhập khẩu 4
1.2 Vận tải bằng đường biển 6
1.2.1 Lịch sử ra đời và phát triển của vận tải đường biển 6
1.2.2 Khái niệm vận tải biển 6
1.2.3 Lợi ích vận chuyển bằng đường biển 7
1.3 Tổng quan về nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu 7
1.3.1 Nghiệp vụ giao nhận 7
1.3.1.1 Khái niệm và phân loại giao nhận 7
1.3.1.2 Nội dung cơ bản của nghiệp vụ giao nhận 8
1.3.1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ giao nhận 9
1.3.2 Người giao nhận 9
1.3.2.1 Phạm vi hoạt động và các dịch vụ của người giao nhận 10
1.3.2.2 Vai trò người giao nhận trong vận tải quốc tế 11
1.3.2.3 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận 12
1.3.2.4 Quan hệ giữa người giao nhận với các bên liên quan 14
Trang 101.3.2.5 Các tổ chức giao nhận trên Thế Giới và Việt Nam 16
1.3.3 Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu 16
1.3.3.1 Đối với hàng lưu kho, lưu bãi ở cảng 16
1.3.3.2 Đối với hàng hóa không phải lưu kho bãi tại cảng 18
1.3.3.3 Đối với hàng đóng trong container 18
1.3.4 Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu 19
1.3.4.1 Chuẩn bị để nhận hàng 21
1.3.4.2 Lập tờ khai hải quan và khai báo từ xa 22
1.3.4.3 Mở tờ khai hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu 22
1.3.4.4 Theo dõi quá trình dỡ và nhận hàng 22
1.3.4.5 Lập chứng từ pháp lý ban đầu để bảo vệ quyền lợi chủ hàng 24
1.3.4.6 Quyết toán 25
1.3.4.7 Các chứng từ trong giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển 25
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN GLS_CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 28
2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần vận tải biển GLS 28
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 28
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 30
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động của Công ty 31
2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty 32
2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty 32
2.2.2 Mối liên hệ giữa các phòng ban 32
2.2.3 Đội ngũ lao động trong chi nhánh GLS 35
2.3 Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần vận tải biển GLS_chi nhánh Đà Nẵng 37
2.3.1 Tình hình tài chính của Công ty 37
2.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2016_2018) 40
2.4 Thực trạng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần vận tải biển GLS_chi nhánh Đà Nẵng 42
Trang 112.4.1 Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển
tại Công ty 42
2.4.1.1 Chuẩn bị hàng hóa 43
2.4.1.2 Hợp đồng lưu khoang (Booking note) 43
2.4.1.3 Chuẩn bị chứng từ 44
2.4.1.4 Tổ chức nhận, vận chuyển hàng đến cảng 45
2.4.1.5 Làm thủ tục hải quan 46
2.4.1.6 Thực hiện và luân chuyển thủ tục chứng từ 49
2.4.1.7 Hoàn tất 50
2.4.2 Thực trạng công tác tổ chức giao hàng 51
2.4.3 Thực trạng công tác thủ tục chứng từ 52
2.4.4 Thực trạng lực lượng giao hàng xuất khẩu 52
2.5 Thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần vận tải biển GLS_chi nhánh Đà Nẵng 53
2.5.1 Thực trạng quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty 53
2.5.1.1 Cung cấp thông tin cho đại lý và chuyển lịch tàu, thông tin Booking cho khách hàng 55
2.5.1.2 Gửi thông tin làm Bill và kiểm tra xác nhận Bill 55
2.5.1.3 Trình e-manifest 56
2.5.1.4 Nhận thông báo tàu đến, lấy và giao lệnh 56
2.5.1.5 Làm thủ tục hải quan 57
2.5.1.6 Sắp xếp và theo dõi kế hoạch dỡ hàng 58
2.5.1.7 Hoàn tất 59
2.5.2 Thực trạng công tác tổ chức nhận hàng 60
2.5.3 Thực trạng công tác thủ tục chứng từ 61
2.5.4 Thực trạng lực lượng nhận hàng nhập khẩu 61
2.6 Nhận xét về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần vận tải biển GLS_chi nhánh Đà Nẵng 63
2.6.1 Ưu điểm 73
2.6.2 Tồn tại 74
Trang 12TÓM TẮT CHƯƠNG 2 76
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN GLS_CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 77
3.1 Định hướng mục tiêu phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của Công ty trong thời gian tới 77
3.1.1 Triển vọng phát triển của ngành dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Việt Nam 77
3.1.2 Phương hướng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của Công ty trong thời gian tới 78
3.2 Một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần vận tải biển GLS_chi nhánh Đà Nẵng 78
3.2.1Giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần vận tải biển GLS_chi nhánh Đà Nẵng 78
3.2.1.1 Giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 78
3.2.1.2 Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 80
3.2.1.3 Giải pháp hoàn thiện công tác thủ tục chứng từ 81
3.2.1.4 Giải pháp hoàn thiện lực lượng giao nhận hàng xuất nhập khẩu 83
3.2.2 Kiến nghị đối với Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền 84
KẾT LUẬN 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 13LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Với xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay của nhân loại thì thương mạiquốc tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng là lĩnh vực đóng vai tròquan trọng, mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế quốc nội hội nhập với nền kinh tế quốc
tế Xuất nhập khẩu là hoạt động rất quan trọng không thể thiếu trong hoạt độngthương mại quốc tế Xuất nhập khẩu cho phép phát huy tối đa nội lực trong nướcđồng thời tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thế giới Hoạtđộng xuất nhập khẩu hàng hóa không những đáp ứng đủ nhu cầu của sản xuất vàtiêu dùng trong nước mà còn đem lại nguồn lực và tài nguyên từ nước ngoài Ngoài
ra, xuất nhập khẩu cũng đã mở ra các loại hình dịch vụ liên quan đến xuất nhậpkhẩu và phát triển một cách mạnh mẽ, là một ngành đầy tiềm năng trong tương lai.Một trong số ngành đó là sự phát triển của dịch vụ giao nhận (một phần nhỏ trongdịch vụ logistics) có ý nghĩa đảm bảo việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch
vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng sản phẩm, dịch vụ Để thực hiệntrọn vẹn hoạt động ngoại thương không thể thiếu khâu tổ chức vận chuyển hàng hóa
từ quốc gia này đến quốc gia khác Do đó tôi chọn đề tài “GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN VẬN TẢI BIỂN GLS_CHI NHÁNH ĐÁ NẴNG” làm khóa luận tốt nghiệp.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tạicông ty cổ phần vận tải biển GLS_chi nhánh Đà Nẵng để tìm ra ưu nhược điểmcũng như khó khăn trong công tác giao nhận tại công ty, từ đó đề xuất giải phápnhằm hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Bài luận nghiên cứu Hoạt động giao nhận hàng hóaxuất nhập khẩu bằng đường biển
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi hoạt động giaonhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần vận tải biểnGLS_chi nhánh Đà Nẵng
Trang 144 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, phân tích dữ liệu thứcấp như báo cáo của các phòng ban trong công ty, dữ liệu từ sách báo, internet Bêncạnh đó kết hợp nghiên cứu thực nghiệm: quan sát và thực hành thực tế để đối chiếu
lý thuyết
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu gồmnhững chương sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đườngbiển
Chương 2: Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằngđường biển tại Công ty cổ phần vận tải biển GLS_chi nhánh Đà Nẵng
Chương 3: Một số giải pháp hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩubằng đường biển tại Công ty cổ phần vận tải biển GLS_chi nhánh Đà Nẵng
Trang 15CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1.1 Xuất nhập khẩu
1.1.1 Khái niệm về xuất nhập khẩu
Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 thì khái niệm xuất khẩu,nhập khẩu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam được quy định cụ thể như sau:
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Namhoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hảiquan riêng theo quy định của pháp luật
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từnước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khuvực hải quan riêng theo quy định của pháp luật
Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế Nókhông phải hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bánphức tạp có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩysản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nângcao mức sống nhân dân Xuất nhập khẩu là hoạt động dễ đem lại hiểu quả đột biếnnhưng có thể gây thiệt hại lớn vì nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từbên ngoài mà các chủ thể trong nước tham gia xuất nhập khẩu không dễ dàng khốngchế được
Hoạt động xuất nhập khẩu được tổ chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiềukhâu từ điều tra thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hóa xuất nhập khẩu, thươngnhân giao dịch, các bước tiến hành giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng tổ chứcthực hiện hợp đồng cho đến khi hàng hóa chuyển đến cảng chuyển giao quyền sởhữu cho người mua, hoàn thành các thanh toán Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ này phảiđược nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng đặt chúng trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủnắm bắt những lợi thế nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất, phục vụ đầy đủ kịp thờicho sản xuất, tiêu dùng trong nước
Trang 161.1.2 Vai trò của xuất nhập khẩu
Đối với nhập khẩu
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế, nhập khẩu tácđộng một cách trực tiếp và quyết định đến đời sống Nhập khẩu là để tăng cường cơ
sở vật chất kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất và các hàng hóa chotiêu dùng mà sản xuất trong nước không thể sản xuất được, hoặc sản xuất nhưngkhông đáp ứng được nhu cầu trong nước Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhậpkhẩu những thứ mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng xuất khẩu, như vậy sẽtác động tích cực đến sự phát triển cân đối và khai thác tiềm năng, thế mạnh của nềnkinh tế quốc dân về sức lao động, vốn, cơ sở vật chất, tài nguyên và khoa học kỹthuật
Chính vì vậy mà nhập khẩu có vai trò như sau:
- Nhập khẩu thúc đẩy nhanh quá trình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Bổ xung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo một sựphát triển cân đối ổn định Khai thác đến mức tối đa tiềm năng và khả năng của nềnkinh tế vào vòng quay kinh tế
- Nhập khẩu đảm bảo đầu vào cho sản xuất tạo việc làm ổn định cho người laođộng góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân
- Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu góp phần nâng cao chấtlượng sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa rathị trường quốc tế đặc biệt là nước nhập khẩu
Điều đó cho thấy vai trò của nhập khẩu là hết sức quan trọng đặc biệt là đốivới các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) trong việc cải thiện đời sốngkinh tế, thay đổi một số lĩnh vực, nhờ có nhập khẩu mà tiếp thu được những kinhnghiệm quản lí, công nghệ hiện đại thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng
Đối với xuất khẩu
Xuất khẩu là một cơ sở của nhập khẩu và là hoạt động kinh doanh để đem lạilợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy kinh tế Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại
tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng Nhà nước luôn coi trọng
Trang 17và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phầnkinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ.Xuất khẩu có vai trò to lớn trong việc:
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu
Công nghiệp hóa đất nước đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máymóc, thiết bị, kỹ thuật, vật tư và công nghệ tiên tiến
Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn:
Liên doanh đầu tư với nước ngoài
Vay nợ, viện trợ, tài trợ
Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ
Xuất khẩu sức lao động
Trong các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ cũng phảitrả bằng cách này hay cách khác Để nhập khẩu, nguồn vốn quan trọng nhất là từxuất khẩu Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào chosản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước
Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyênnăng lực sản xuất trong nước Có thể hiểu, xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn và kỹthuật, công nghệ tiên tiến thế giới từ bên ngoài
Thông qua xuất khẩu, hàng hóa sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thịtrường thế giới về giá cả, chất lượng Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi phải tổ chức lạisản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường
Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện côngtác quản lý sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành
- Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân
Trước hết, sản xuất hàng xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động, tạo ra nguồnvốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng phục vụ đời sống nhân dân
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại củađất nước
Trang 18Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại làm cho nền kinh tế gắn chặt vớiphân công lao động quốc tế Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn cáchoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển.
Ví dụ như, xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng,đầu tư, vận tải quốc tế
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để pháttriển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
1.2 Vận tải bằng đường biển
1.2.1 Lịch sử ra đời và phát triển của vận tải đường biển
Vận tải hàng hóa bằng đường biển có từ thời cổ đại Chủ yếu là vận tải ven
bờ, khối lượng hàng hóa vận chuyển nhỏ
Thế kỷ 17,18 theo sự phát triển của kinh tế thế giới, hàng hóa càng đa dạngnhưng vận tải biển mới chỉ chú ý đến những mặt hàng cần thiết cho nhu cầu sinhhoạt
Thế kỷ 19 trên các tuyến vận tải khối lượng hàng hóa đã tăng lên Đặc biệtnhững năm 40-50 thế kỷ 19, hàng loạt các công ty vận tải biển ra đời Năm 1869khai thông kênh Suê, năm 1895 kênh Kiel thúc đẩy vận tải biển phát triển mạnh mẽ Đầu thế kỷ 20 hàng nguyên liệu công nghiệp chiếm 2/3 khối lượng hàng hóavận chuyển bằng đường biển
Giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới khối lượng hàng vận chuyển tăng chậm Sau chiến tranh thế giới thứ 2 vận tải biển và thương mại thế giới phát triểnkhông ngừng
Đặc điểm nổi bật trong vận tải biển thế giới:
+ Phát triển mạnh mẽ về khả năng vận chuyển của đội tàu vận tải biển thế giới.+ Chuyên môn hóa đội tàu
+ Khối lượng hàng lỏng tăng nhanh trong cơ cấu hàng vận chuyển
1.2.2 Khái niệm vận tải biển
Vận tải đường biển là hình thức vận chuyển hàng hóa sử dụng phương tiện và
cơ sở hạ tầng đường biển để phục vụ mục đích vận chuyển Phương tiện thườngdùng sẽ là các tàu thuyền và phương tiện xếp, tháo gỡ hàng hóa như xe cần cẩu…
Trang 19Cơ sở hạ tầng để phục vụ cho vận tải đường biển bao gồm các cảng biển, các cảngtrung chuyển…
Vận tải đường biển thích hợp cho những khu vực có vùng biển liền kề và cócảng cho tàu cập bến Có thể thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trongnước hoặc chuyển hàng quốc tế đều được Vì các tàu vận chuyển thường quy mô vàtrọng tải lớn nên thông thường hình thức vận tải đường biển được áp dụng nhiềucho ngành xuất nhập khẩu để chở số lượng hàng hóa có khối lượng hàng lớn
1.2.3 Lợi ích vận chuyển bằng đường biển
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa thì vận tải đường biển cònkhá nhiều lợi ích khác để người gửi hàng có thể lựa chọn:
+ Có thể vận chuyển được những khối hàng có kích thước và khối lượng lớn.+ Hầu như không bị hạn chế về số lượng phương tiện và công cụ hỗ trợ vậnchuyển
+ Giá thành vận chuyển thấp hơn các loại hình khác
+ Các tuyến đường vận tải trên biển hầu như là tuyến đường giao thông tựnhiên nên ít gặp các trở ngại khi di chuyển so với đường bộ
+ Có tính an toàn cao do ít va chạm giữa các tàu hàng
+ Góp phần mở rộng giao thương quốc tế thông qua đường biển
1.3 Tổng quan về nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu
1.3.1 Nghiệp vụ giao nhận
1.3.1.1 Khái niệm và phân loại giao nhận
Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận “Dịch vụ giao nhận đượcđịnh nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưukho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay cóliên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm,thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa”
Theo luật thương mại Việt Nam năm 1997 thì “Giao nhận hàng hóa là hành vithương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi,
tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác cóliên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vậntải hoặc của người giao nhận khác”
Trang 20Tóm lại, giao nhận là tập hợp các nghiệp vụ, thủ tục liên quan đến quá trìnhvận tải nhằm di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) Người giaonhận có thể tự thực hiện hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba.
Phân loại:
- Căn cứ vào phạm vi hoạt động: gồm giao nhận nội địa và giao nhận quốc tế
- Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh
Giao nhận thuần túy chỉ bao gồm thuần túy việc giao hàng và nhận hàng.Giao nhận tổng hợp là giao nhận bao gồm tất cả các hoạt động như xếp dỡ,bảo quản, vận chuyển
- Căn cứ vào phương thức vận tải
Giao nhận bằng đường biển, hàng không, đường sắt, đường thủy, ô tô, bưuđiện, đường ống, vận tải liên hợp, vận tải đa phương thức
- Căn cứ vào tính chất giao nhận
Giao nhận riêng là người kinh doanh xuất nhập khẩu tự tổ chức, không sửdụng dịch vụ giao nhận
Giao nhận chuyên nghiệp là hoạt động giao nhận của các tổ chức công tychuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận theo sự ủy thác của khách hàng
1.3.1.2 Nội dung cơ bản của nghiệp vụ giao nhận
Hoạt động dịch vụ giao nhận bao gồm những nội dung:
Nhận ủy thác giao nhận vận tải trong và ngoài nước bằng các phương tiện vậntải khác nhau các loại hàng hóa xuất nhập khẩu mậu dịch và chi phí mậu dịch
Làm đầu mối vận tải đa phương thức, đưa hàng hóa đi bất cứ đâu theo yêu cầungười gửi hàng
Thực hiện dịch vụ có liên quan đến giao nhận vận tải như ký hợp đồng vớingười chuyên chở, lưu cước tàu chợ, thuê tàu chuyến, phương tiện vận tải nội địa.Làm thủ tục liên quan gởi và nhận hàng, mua bảo hiểm cho hàng hóa xuấtnhập khẩu, bảo quản, tái chế, thu gom hoặc chia lẻ hàng, cược cont, giao hàng đếncác địa điểm theo yêu cầu
Làm tư vấn cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu về vận tải và bảo hiểm,các tổn thất có thể xảy ra, và khiếu nại, bồi thường
Trang 211.3.1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ giao nhận
Môi trường bên ngoài
Môi trường vĩ mô
₊ Cơ cấu, chính sách xuất nhập khẩu trong và ngoài nước
₊ Xu hướng toàn cầu hóa, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới
₊ Luật lệ, tập quán thương mại quốc tế
₊ Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin
₊ Giá nguyên vật liệu, giá cước vận tải
Môi trường vi mô
Môi trường bên trong
₊ Chiến lược kinh doanh của công ty
Định nghĩa người giao nhận:
Theo khái niệm của Liên đoàn hiệp hội giao nhận (FIATA): “Người giao nhận(Forwarder, Freight forwarder hay Forwarding agent) là người thu xếp chuyên chởtoàn bộ hàng hóa theo hợp đồng ủy thác và hoạt động vì lợi ích của người ủy thác
mà bản thân họ không phải là người chuyên chở Người giao nhận cũng đảm bảothực hiện mọi công việc liên quan đến hoạt động giao nhận như đảm bảo lưu kho,trung chuyển, làm thủ tục hải quan kiểm hóa…”
Theo định nghĩa giao nhận vận tải do Ủy ban kinh tế, xã hội châu Á Thái BìnhDương ESCAP đưa ra như sau: “Người giao nhận vận tải là đại lý ủy thác thay mặtnhà xuất nhập khẩu thực hiện những nhiệm vụ từ đơn giản như lưu cước, làm thủ
Trang 22tục thuế quan cho đến làm chọn gói các dịch vụ của toàn bộ quá trình vận tải vàphân phối hàng”.
Theo luật thương mại Việt Nam được Quốc Hội khóa IX thông qua tại kỳ họpthứ 11 ngày 10/5/1997 thì: “Người giao nhận là người làm dịch vụ giao nhận, là cácthương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, các công ty giao nhận hoặc bất kỳthương nhân nào khác”
1.3.2.1 Phạm vi hoạt động và các dịch vụ của người giao nhận
Phạm vi hoạt động người giao nhận
Đại diện cho người gửi hàng (người xuất khẩu)
Chọn tuyến đường, phương thức vận tải, người vận chuyển phù hợp, lưu cước.Nhận hàng và cung cấp chứng từ liên quan
Nghiên cứu kỹ điều khoản của thư tín dụng (L/C), luật pháp, luật lệ của nướcxuất nhập khẩu, kể cả nước chuyển tải và chuẩn bị các chứng từ cần thiết
Đóng gói hàng hóa (trừ khi hàng hóa đã được đóng gói trước khi giao chongười giao nhận), cân đo, kiểm đếm hàng hóa, nhắc nhở người gửi hàng về bảohiểm (nếu người gửi hàng yêu cầu)
Vận chuyển hàng hóa tới cảng, làm thủ tục thông quan, giao hàng cho ngườivận chuyển Chi các khoản phí, lệ phí, cước phí Nhận vận đơn từ người vận chuyển
và giao cho người xuất khẩu Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa đến cảngđích thông qua các hợp đồng với người vận chuyển và liên hệ với đại lý nước ngoài.Ghi chú tổn thất, mất mát, hàng hóa (nếu cần), giúp người gửi hàng khiếu nạinhững mất mát tổn thất này
Đại diện người nhận hàng (người nhập khẩu)
Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận chuyển hàng hóa khi người nhậnhàng giành được quyền vận tải
Nhận hàng từ người vận chuyển, thanh toán cước phí (nếu cần) Thu xếp khochuyển tải (nếu cần) Làm thủ tục thông quan và giao hàng cho người nhận
Giúp người nhận hàng khiếu nại với người vận chuyển nếu hàng hóa bị hư hại,tổn thất Giúp người nhận hàng gửi hàng vào kho và phân phối hàng hóa (nếu cần)
Các dịch vụ khác
Trang 23Ngoài các dịch vụ trên, người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ phụ trợkhác như gom hàng, tư vấn (có thể miễn phí) về thị trường xuất nhập khẩu, cạnhtranh, logistics, hoạt động quản lý chuỗi cung ứng, các điều kiện incoterms phù hợp,kênh thông tin hữu ích về thương mại quốc tế cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu nontrẻ mới vào ngành.
1.3.2.2 Vai trò người giao nhận trong vận tải quốc tế
Ngày nay, cùng với sự phát triển vận tải và buôn bán quốc tế, giao nhận táchkhỏi vận tải và buôn bán trở thành ngành kinh tế độc lập Do đó, người giao nhậnkhông chỉ là đại lý, người nhận ủy thác mà còn đóng vai trò như một bên chính Vaitrò này của người giao nhận được thể hiện:
-Môi giới hải quan (Custom Brocker): Lúc đầu người giao nhận chỉ hoạt độngtrong nước, làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu, sau này mở rộng ra phục vụ
cả hàng xuất khẩu, dành chỗ chở hàng, lưu cước hãng tàu theo ủy thác của ngườixuất khẩu hoặc người nhập khẩu nếu họ dành được quyền vận tải
-Đại lý (Agent): Người giao nhận làm trung gian cho người gửi hàng và ngườichuyên chở như là một đại lý của người gửi hàng hoặc người chuyên chở
-Lo liệu chuyển tải và tiếp gửi hàng hóa (Transhipment and on carriage): Nếuhàng hóa chuyển tải hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, người giao nhận phải chuyểntải hàng hóa qua những phương tiện vận tải khác hoặc làm thủ tục quá cảnh, hoặcgiao hàng hóa đến tay người nhận
-Người chuyên chở (Carrier): Người giao nhận đóng vai trò là người chuyênchở, nghĩa là họ trực tiếp ký hợp đồng vận tải với người gửi hàng, chịu trách nhiệm
về hàng hóa và chuyên chở chúng từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng
-Người gom hàng (Cargo consolidator): Dịch vụ này xuất hiện sớm ở Châu
Âu phục vụ trong vận tải cont đường sắt Lúc này, người chuyên chở thực hiện côngtác biến hàng lẻ (LCL) thành hàng nguyên cont (FCL) Khi là người gom hàngngười giao nhận có thể là người chuyên chở hoặc là đại lý
-Lưu kho hàng hóa (Warehousing): Khi cần lưu kho hàng hóa trước xuất khẩuhoặc sau nhập khẩu, người giao nhận sẽ thực hiện việc đó bằng kho có sẵn của mìnhhoặc đi thuê và phân phối hàng hóa nếu có yêu cầu
Trang 24-Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO): Khi người giao nhận cungcấp dịch vụ vận tải đi suốt hay còn gọi là “Vận tải từ cửa tới cửa” thì người giaonhận đóng vai trò là người kinh doanh vận tải liên hợp, là người chuyên chở và chịutrách nhiệm đối với hàng hóa.
1.3.2.3 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận
Quyền hạn, nghĩa vụ của người giao nhận
Điều 167 Luật thương mại quy định, người giao nhận có quyền và nghĩa vụsau:
- Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích củakhách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thôngbáo ngay cho khách hàng
- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn củakhách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm
- Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồngkhông thỏa thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng
Trách nhiệm của người giao nhận
Khi là đại lý của chủ hàng
Tùy theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy
đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:
- Giao hàng không đúng chỉ dẫn
- Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn
- Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan
- Chở hàng sai nơi quy định
- Giao hàng cho người không phải là người nhận
- Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận
- Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế
- Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên
Trang 25Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm
về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhậnkhác… nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết
Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêuchuẩn” (Standard Trading Conditions) của mình
Khi là người chuyên chở (principal)
Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầuđộc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêucầu:
₊ Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyênchở, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể
là hành vi và thiếu sót của mình
₊ Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệ củacác phương thức vận tải quy định Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiềntheo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng
Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trườnghợp anh ta tự vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện vận tải của chính mình(perfoming carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từvận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyênchở (người thầu chuyên chở - contracting carrier)
₊ Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đónggói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối… thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm nhưngười chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiệncủa mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịutrách nhiệm như một người chuyên chở
Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩnthường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòngthương mại quốc tế ban hành Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm
về những mất mát, hư hỏng của hàng hóa phát sinh từ những trường hợp sau đây:
₊ Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy thác
₊ Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp
Trang 26₊ Do nội tùy hoặc bản chất của hàng hóa
₊ Do chiến tranh, đình công
₊ Do các trường hợp bất khả kháng
Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽkhách hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải
do lỗi của mình
1.3.2.4 Quan hệ giữa người giao nhận với các bên liên quan
Người giao nhận là người nhận sự ủy thác của chủ hàng để lo liệu việc vậnchuyển hàng hóa từ nơi nay đến nơi khác, mà trong quá trình vận chuyển hàng hóaphải qua rất nhiều giai đoạn, chịu sự kiểm soát, kiểm tra của rất nhiều cơ quan chứcnăng Do đó, người giao nhận cũng phải tiến hành các công việc có liên quan đếnrất nhiều bên
Trang 27Nguồn: Tự nghiên cứu
Hình 1.1: Sơ đồ mối quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan
Đối với quan hệ khách hàng, có thể là người gửi hàng hoặc người nhận hàngthuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, mang nhiều quốc tịch khác nhau Mốiquan hệ này được điều chỉnh bằng hợp đồng ủy thác giao nhận
Quan hệ với Chính phủ và các cơ quan chức năng đại diện cho Chính phủ như:
Bộ Thương mại, Hải quan, Giám định, Cơ quan quản lý ngoại hối, kiểm dịch, y tế…Quan hệ với người chuyên chở và đại lý của người chuyên chở: Đó có thể làchủ tàu, người môi giới, hay bất kỳ người kinh doanh vận tải nào khác, mối quan hệnày được điều chỉnh bằng hợp đồng dịch vụ
Ngoài ra, người giao nhận còn có mối quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng, ngườibảo hiểm
- Chính phủ và các cơ quan chức năng:
Người giao nhận
Người gửi
hàng
HĐ bảo hiểm HĐDV
Người bảo hiểm
Người chuyên chở Ngân hàng
Trang 281.3.2.5 Các tổ chức giao nhận trên Thế Giới và Việt Nam
Tổ chức giao nhận trên Thế Giới
Khi nhắc đến hiệp hội giao nhận phải kể đến FIATA một hiệp hội giao nhậntầm cỡ nhất trên Thế Giới hiện nay
FIATA (Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế) có tên chính thứcbằng tiếng Anh là "International Federation of Freight Forwarders Associations".Thành lập tại Viên (Áo) năm 1926, trụ sở tại Zurich (Thụy Sỹ), bao gồm các hiệphội giao nhận của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên hoạt động trên lĩnhvực giao nhận hàng hóa quốc tế FIATA có khoảng 40.000 thành viên tại hơn 150Quốc gia và vùng lãnh thổ Slogan hiện tại của FIATA là “Global Voice of FreightLogistics” FIATA được nhiều tổ chức kinh tế quốc tế, kể cả Liên hiệp quốc côngnhận là một tổ chức tư vấn về logistics, giao nhận quốc tế Điều lệ giao nhận, mẫuvận đơn FBL (FIATA Bill of Lading)… là những văn kiện có giá trị do FIATAsoạn thảo, được công nhận và sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế
Mục tiêu chính của FIATA bảo vệ tăng cường lợi ích của người giao nhận trênphạm vi quốc tế, tăng cường các quan hệ phối hợp giữa các tổ chức giao nhận vớichủ hàng và người chuyên chở Phạm vi hoạt động của FIATA là rất rộng lớn
Tổ chức giao nhận của Việt Nam
Tháng 11/1993 Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), sau này đổitên thành Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA) tháng 7/2013, ra đờiđại diện quyền lợi cho các công ty doanh nghiệp giao nhận ngày càng đông đảo tạiViệt Nam
Tầm nhìn: Liên kết, hợp tác những nhà cung cấp dịch vụ giao nhận, vận tải,logistics trong và ngoài nước nhằm kiến tạo vai trò
Sứ mệnh: Nâng cao tính chuyên nghiệp, phát triển dịch vụ logistics hiện đại,kết nối logistics khu vực và toàn cầu, đóng góp hiệu quả vào việc phát triển doanhnghiệp trong ngành, cũng như phát triển kinh tế đất nước Việt Nam
1.3.3 Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu
1.3.3.1 Đối với hàng lưu kho, lưu bãi ở cảng
Đối với loại hàng này, việc giao hàng gồm hai bước lớn:
Bước 1: Giao hàng xuất khẩu cho cảng
Trang 29- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác ký kết hợp đồng lưu kho, bảoquản hàng hóa với cảng
- Trước khi giao hàng phải giao cho cảng các giấy tờ:
₊ Bảng liệt kê hàng hóa _Cargo List
₊ Giấy phép xuất khẩu
₊ Lệnh xếp hàng_Shipping Insttruction
- Giao hàng vào kho cảng, nhận phiếu nhập kho
Bước 2: Cảng giao hàng xuất khẩu cho tàu
- Trước khi giao hàng cho tàu, chủ hàng phải:
Làm thủ liên quan đến xuất khẩu như: hải quan, kiểm dịch, kiểm nghiệm (nếucó)
Báo cáo cảng ngày giờ dự kiến tàu đến (ETA – Estimated Time of Arrival),chấp nhận thông báo sẵn sàng bốc dỡ (NOR – Notice of Readiness)
Giao cho cảng sơ đồ xếp hàng (Cargo Plan/ Stowage Plan)
- Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu:
Trước khi xếp, phải tổ chức vận chuyển hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếphàng, ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe, công nhân và người áp tải (nếu cần).Tiến hành bốc và giao hàng cho tàu Việc xếp hàng lên tàu do công nhân cảnglàm Hàng sẽ được giao cho tàu dưới sự giám sát của đại diện hải quan Trong quátrình giao hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi số lượng hàng giao vàoTally Report, cuối ngày phải ghi vào Daily Report và khi xếp xong một tàu, ghi vàoFinal Report Phía tàu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi kết quả vào Tally Sheet.Việc kiểm đếm cũng có thể thuê nhân viên của công ty kiểm kiện
Khi giao nhận xong một lô hoặc toàn tàu, cảng phải lấy Biên lai thuyền phó(Mate’s Receipt) để trên cơ sở đó lập vận đơn (Bill of Lading – B/L)
Căn cứ vào số lượng hàng đã xếp ghi trong Tally sheet (Bảng kiểm đếm), cảng
và tàu sẽ lập Bảng tổng kết xếp hàng lên tàu (General Loading Report) và hai bên sẽ
ký xác nhận vào bảng này kết thúc việc giao nhận hàng với tàu
Tính toán thưởng phạt xếp dỡ, nếu có
Trang 301.3.3.2 Đối với hàng hóa không phải lưu kho bãi tại cảng
Đây là hàng hóa xuất khẩu do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các nơitrong nước để xuất khẩu, có thể để tại các kho riêng của mình chứ không qua cáckho của cảng Từ kho riêng, các chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác có thểgiao trực tiếp cho tàu
Các bước giao nhận cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng, chỉ khác làkhông phải ký hợp đồng thuê kho bãi của cảng (giao tay ba)
1.3.3.3 Đối với hàng đóng trong container
Gửi hàng nguyên container (FCL)
Người xuất khẩu liên lạc với hãng tàu, thông báo các thông tin về hàng hóa,nơi đi, nơi đến… Hãng tàu sẽ fax cho chủ hàng bảng lịch tàu để chủ hàng chọnchuyến tàu Sau khi đã thống nhất hàng sẽ đi chuyến tàu nào thì hãng tàu sẽ fax chochủ hàng Booking Note (Bản đăng ký lưu khoang, lưu cước), chủ hàng điền vào vàđưa lại cho đại diện hãng tàu hoặc Đại lý tàu
Sau đó hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container rỗng để chủ hàng mượn và cấpcho chủ hàng seal (kẹp chì) Chủ hàng hoặc người vận tải thay mặt chủ hàng nhậncontainer phải ký vào phiếu EIR – một dạng của biên bản giao container – để quytrách nhiệm khi làm hư hỏng hoặc mất mát container
Chủ hàng lấy container rỗng về địa điểm đóng hàng của mình
Mời đại diện hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định (nếu có) đến kiểmtra và giám sát việc đóng hàng vào container Sau khi đóng xong, nhân viên hảiquan sẽ niêm phong, kẹp chì container
Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tàu tại CY (Container Yard), trướckhi hết thời gian quy định (Closing time) của từng chuyến tàu
Chủ hàng lập Container Packing List và trao cho hãng tàu để lập B/L
Trang 31Quy trình cơ bản như sau:
- Chủ hàng gửi Booking note cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, cung cấpcho họ những thông tin cần thiết về hàng xuất khẩu Sau khi Booking note đượcchấp nhận, chủ hàng sẽ thỏa thuận với hãng tàu về ngày, giờ, địa điểm giao nhậnhàng
- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác mang hàng đến giao cho ngườichuyên chở hoặc đại lý của họ tại trạm CFS (Container Freight Station – Trạm đónghàng lẻ) hoặc ICD quy định
- Các chủ hàng mời đại diện hải quan kiểm tra, kiểm hóa, giám sát việc đónghàng vào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng Sau khi hải quanniên phong, kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành thủ tục giao hàng và yêu cầucấp vận đơn hoặc chứng từ vận tải
-Người chuyên chở cấp biên lai nhận hàng hoặc một vận đơn chung chủ
-Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến
1.3.4 Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu
Cơ sở pháp lý
Các văn bản của nhà nước như:
Các văn bản quy định tàu bè của nước ngoài ra vào các cảng quốc tế của ViệtNam Các văn bản quy định trách nhiệm giao nhạn hàng hóa của các đơn vị, doanhnghiệp Luật quốc gia điều chỉnh mối quan hệ phát sinh từ các hợp đồng mua bán,vận tải bảo hiểm, giao nhận, xếp dỡ
₊ Các hiệp định (Agreement) là bản giao ước ký kết giữa các nước để cùngnhau thỏa thuận về một vấn đề nào đó như hiệp định thương mại GATT, hiệp định
Trang 32thương mại giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ, hiệp định khung về tăng cường hợptác kinh tế ASEAN.
₊ Các nghị định thư (Protocol) là văn kiện phụ của Hiệp định, nhằm cụ thểhóa những điểm mà Hiệp định chỉ nói khái quát và thi hành Hiệp định Nghị địnhthư cũng có thể trở thành một văn kiện độc lập Một số nghị định thư: nghị định thưgia nhập WTO của Việt Nam, nghị định thư về tăng cường giải quyết tranh chấpASEAN, nghị định thư 1968
₊ Các quy chế: quy chế xuất nhập khẩu xăng dầu, thuốc; quy chế cửa khẩubiên giới đất liền
Nguyên tắc giao nhận tại cảng
Tiến hành trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa người gửi hàng hoặc người ủy thácvới cảng
Đối với hàng không lưu kho tại cảng thì chủ hàng hoặc người được ủy thácgiao nhận trực tiếp với người chuyên chở Trong trường hợp chủ hàng hoặc ngườiđược ủy thác phải kết toán trực tiếp với người chuyên chở (nếu nhập FOB) và chỉthỏa thuận với cảng về địa điểm xếp dỡ, thanh toán các chi phí liên quan
Việc xếp dỡ trong phạm vi cảng là do cảng thực hiện Trường hợp chủ hàngmuốn đưa phương tiện của mình vào xếp dỡ thì phải thỏa thuận với cảng và thanhtoán phí, lệ phí liên quan
Khi được ủy thác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, cảng giao nhận với tàubằng hình thức nào thì giao nhận với chủ hàng bằng hình thức đó
Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi hàng đã ra khỏi kho, bãi cảng.Khi nhận hàng tải cảng thì chủ hàng hoặc người được ủy thác phải xuất trình
bộ chứng từ liên quan đến việc giao nhận và giao nhận hàng liên tục trong một thờigian nhất định
Việc giao nhận cảng có thể nhận ủy thác hoặc chủ hàng tự thực hiện
Trang 33Trình tự giao hàng nhập khẩu
Yêu cầu:
Tổ chức dỡ hàng nhanh nhằm giải phóng tàu và không bị phạt do dỡ hàngchậm Nhận hàng quyết toán đầy đủ, chính xác với tàu
Phát hiện kịp thời những tổn thất của hàng hóa, lập các biên bản, giấy tờ hợp
lệ, kịp thời gian để khiếu nại các bên có liên quan
Nguồn: Tự nghiên cứu
Hình 1.2: Sơ đồ trình tự giao nhận hàng nhập khẩu
(1) Hàng lưu kho bãi tại cảng
(2) Hàng không lưu kho, bãi cảng
Chủ hàng có thể tự mình thực hiện quá trình giao nhận hoặc ủy thác cho doanhnghiệp chuyên nghiệp về dịch vụ giao nhận
1.3.4.1 Chuẩn bị để nhận hàng
Khâu chuẩn bị gồm các công việc sau:
₊ Kiểm tra và hoàn thiện bộ chứng từ
₊ Mua bảo hiểm cho hàng hóa ngay sau khi nhận được thông báo giao hàngcủa người gửi hàng
₊ Lập phương án giao nhận, chuẩn bị phương tiện vận tải phù hợp, kho bãi,nhân công
₊ Thông báo bằng lệnh giao hàng (Delivery order) để chủ hàng nội địa kịplàm thủ tục giao nhận hàng tay bao ngay dưới cần cầu cảng
Mở tờ khai tại chi cục khải quan cửa khẩu
Lập tờ khai hải quan và khai báo
từ xa
Chuẩn bị để
nhận hàng
Dỡ và nhận hàng
(1)
Đưa hàng về kho
Lưu kho hàng hóa
Lập chứng
từ pháp lý ban đầu Quyết toán
(2)
Trang 341.3.4.2 Lập tờ khai hải quan và khai báo từ xa
Lập tờ khai hải quan
Để lập tờ khai hải quan cần các thông tin trong bộ chứng từ: Hợp đồng ngoạithương, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói chi tiết, vận đơn đường biển
Nội dung của tờ khai thể hiện rõ tên người nhận, người gửi, tên hàng, sốlượng, phẩm chất, quy cách, ngày vận đơn, số hóa đơn, giá trị tính thuế và thuế.Đặc điểm của tờ khai hải quan điện tử là tùy số lượng, chủng loại và xuất xứhàng hóa mà nội dung tờ khai còn có thêm phần phụ lục tờ khai và phần khai báoxác định trị giá tính thuế nêu rõ thông tin hàng hóa để cung cấp thông tin xác địnhtrị giá tính thuế cho Hải quan cửa khẩu
Khai báo từ xa
Truyền tờ khai hải quan để lấy số tờ khai và kết quả phân luồng Mỗi doanhnghiệp XNK đều phải đăng ký một tài khoản khai báo hải quan điện tử Tờ khai hảiquan sẽ được truyền tới máy tính của bộ phận tiếp nhận tờ khai của các cán bộ hảiquan cửa khẩu bằng tài khoản của chính doanh nghiệp Hệ thống sẽ tiếp nhận và gửilại phản hồi, cho số tờ khai, số tiếp nhận và kết quả phân luồng
1.3.4.3 Mở tờ khai hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu.
Chủ hàng hoặc người được ủy thác xuất trình bộ chứng từ hàng nhập tới chicục hải quan cửa khẩu tiến hành thông quan hàng hóa:
₊Làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu
₊Nộp thuế nhập khẩu (nếu có)
₊Tiến hành kiểm hóa (nếu có)
₊Rút tờ khai và thanh lý tờ khai
1.3.4.4 Theo dõi quá trình dỡ và nhận hàng.
Lập “Bảng đăng ký hàng về bằng đường biển” giao cho cảng
Nhận và ký NOR (nếu là tàu chuyến)
Thông báo cho chủ hàng nội địa thời gian giao hàng (nếu giao hàng tay ba),kiểm tra lại kho bãi chứa hàng (nếu đưa về kho riêng)
Xuất trình vận đơn gốc (B/L) tới hãng tàu để đổi lấy lệnh giao hàng (D/O),làm thủ tục hải quan và nộp thuế nhập khẩu
Trang 35Kiểm tra sơ bộ hàm tàu, công cụ vận tải và tình trạng hàng hóa xếp bên trongtrước khi dỡ hàng (nếu nhận nguyên tàu hoặc nguyên container).
Tổ chức dỡ hàng, nhận hàng và quyết toán với tàu theo từng vận đơn hoặctoàn bộ tàu
(1) Hàng lưu kho bãi tại cảng
Chủ hàng đóng phí lưu kho, chi phí xếp dỡ hàng và lấy biên lai
Chủ hàng mang bản D/O để cảng ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng
Làm thủ tục hải quan
Sau khi hải quan xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng có thể manghàng ra khỏi cảng chở về kho riêng của mình
(2) Hàng không phải lưu kho bãi của cảng
Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác đứng ragiao nhận trực tiếp với tàu:
Để tiến hành xếp dỡ hàng 24h trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng phảitrao cho cảng một số chứng từ:
₊ Bản lược khai hàng hóa
₊ Sơ đồ xếp hàng
₊ Chi tiết hầm hàng
₊ Hàng quá khổ, quá nặng nếu có
Chủ hàng xuất trình vận đơn cho đại diện của hãng tàu và nhận lệnh giao hàng(Delivery Order)
Chủ hàng trực tiếp nhận hàng từ hãng tàu và lập các chứng từ cần thiết trongquá trình nhận hàng như:
Trang 36₊ Biên bảng giám định hầm tàu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm quy tráchnhiệm cho tàu về những tổn thất xảy ra sau này.
₊ Biên bảng hàng bị hư hỏng tổn thất (COR)
₊ Thư dự kháng (LOR) đối với hàng tổn thất không rõ rệt
₊ Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC)
₊ Biên bản giám định
₊ Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý nhập)
Làm thủ tục hải quan Sau đó vận chuyển về khi hoặc nơi phân phối hàng hóa
(3) Đối với hàng nhập bằng container
Hàng nguyên cont (FCL)
Khi nhận được Notice of Arrival, người nhận mang vận đơn và giấy giới thiệuđến hãng tàu lấy D/O và cược cont
Mang D/O đến hải quan làm thủ tục và nộp thuế, kiểm hóa (nếu có)
Sau khi hoàn thành thủ tục chủ hàng mang bộ chứng từ đến văn phòng quản lýtàu để xác nhận D/O
Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng
Hàng lẻ (LCL/LCL)
Người giao nhận mang O.B/L hoặc H.B/L đến hãng tàu hoặc đại lý của ngườigom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy định, nộp tiền lưu kho, phí bốcxếp và lấy biên lai Mang biên lai phí lưu kho, 3 bản D/O, Invoice, P/L đến vănphòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O Người giao nhận xuống kho tìm vị tríhàng, tại kho lưu 1 D/O, mang 2 bản D/O còn lại đến phòng thương vụ cảng để làmphiếu xuất kho Bộ phận này giữ lại 1 D/O và lập 2 phiếu xuất kho cho người giaonhận Đem 2 phiếu xuất kho đến xem và lấy hàng
1.3.4.5 Lập chứng từ pháp lý ban đầu để bảo vệ quyền lợi chủ hàng
Ngay khi giao nhận hàng chủ hàng hoặc người giao nhận kiểm tra hàng hóanếu cần tiến hành lập các chứng từ sau:
₊ Biên bản kiểm tra sơ bộ
₊ Thư dự kháng
₊ Biên bản đổ vỡ
₊ Biên bản quyết toán nhận hàng với tàu
Trang 37₊ Giấy chứng nhận hàng thừa thiếu so với lược khai
₊ Biên bản giám định
Sau khi nhận hàng mời cơ quan, đơn vị giám định (công ty bảo hiểm) đếngiám định tổn thất nhằm xác định tổn thất và làm cơ sở cho khiếu nại
1.3.4.6 Quyết toán
Thanh toán các chi phí liên quan đến công tác giao nhận
Tập hợp các chứng từ cần thiết tiến hành khiếu nại các đơn vị liên quan về tổnthất hàng hóa (nếu có), và theo dõi kết quả khiếu nại của mình
1.3.4.7 Các chứng từ trong giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
Bản lược khai hàng hóa – Cargo manifest: Là bản liệt kê tóm tắt về hàng vậnchuyển trên tàu, do người vận chuyển lập khi đã hoàn thành việc xếp hàng xuốngtàu Công dụng làm giấy thông báo cho người nhận hàng biết về các loại hàng đãxếp trên tàu, làm chứng từ để thuyền trưởng khai báo với hải quan về hàng hóa đãxếp trên tàu, căn cứ để lập bản thanh toán các loại phí liên quan đến hàng (phí xếp
dỡ, phí kiểm đếm, đại lý phí), làm cơ sở để lập bản kết toán giao nhận hàng(ROROC)
Thông báo sẵn sàng (Notice of readiness): Là một văn bản do thuyền trưởnggửi cho người gửi hàng hoặc người nhận hàng để thông báo là tàu đến cảng và sẵnsàng để làm hàng Đối với người nhận hàng thì thông báo này cho người nhận hàngbiết tàu đã đến cảng để có kế hoạch chuẩn bị phương tiện, nhân lực tiếp nhận hàngmột cách nhanh chóng và kịp thời Là căn cứ để xác định thời gian tính “laytime”.Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (report on receipt of cargo – roroc): Saukhi hoàn tất việc dỡ hàng nhập khẩu từ tàu vào bờ, cảng (đại diện cho chủ hàng)phải cùng với thuyền trưởng ký một văn bản xác nhận số lượng kiện hàng đã giao
và đã nhận gọi là ROROC Dù là ROROC hay là bản kết toán cuối cùng (Finalreport) đều có tác dụng chứng minh sự thừa thiếu giữa hàng thực nhận ở cảng đến,
so với số lượng đã ghi ở manifest của tàu ROROC là một trong những căn cứ đểkhiếu nại hãng tàu hay người bán, đồng thời dựa vào nó để cảng giao hàng cho chủnhập khẩu
Phiếu thiếu hàng: khi dỡ xong hàng nhập, nếu phát hiện thấy thiếu hàng, đại lýtàu biển, căn cứ vào biên bản kết toán ROROC, cấp cho chủ hàng một giấy chứng
Trang 38nhận việc thiếu hàng là Shortage bond (SB) hay certificate shortlanded cargo Vềmặt pháp lý SB có tác dụng như một bản trích sao của ROROC, nên dùng làmchứng từ khiếu nại hãng tàu về trách nhiệm bảo quản của tàu đối với số lượng hàng.Giấy chứng nhận hàng hư hỏng (Cargo outturn report – COR): Khi dỡ kiệnhàng từ trên tàu xuống, nếu thấy hàng bị hư hỏng đổ vỡ, cảng và tàu cùng lập mộtbiên bản về tình trạng đó của hàng gọi tắt là COR.
Biên bản đổ vỡ mất mát: Được lập với sự có mặt của 4 cơ quan: hải quan, bảohiểm, cảng và công ty xuất nhập khẩu (chủ hàng)
Lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O): Do người chuyên chở hoặc đại lý của
họ ký phát với mục đích hướng dẫn cảng hoặc bộ phận quản lý hàng hóa chuyểnquyền cầm giữ cho người nhận hàng Lệnh giao hàng được người chuyên chở kýphát sau khi người nhận hàng xuất trình vận đơn hợp lệ và thanh toán các khoản phíliên quan đến vận chuyển hàng hóa
Vận đơn đường biển (Bill of lading – B/L): một chứng từ chuyên chở hànghóa bằng đường biển do người vận chuyển (Carrier) hoặc Đại lý của người chuyênchở sau khi đã nhận hàng để xếp Có chứng từ này người nhận hàng mới lấy đượcD/O, làm thủ tục hải quan, và lấy được hàng
Trang 39TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Hiện nay quá trình vận tải hàng hóa giữa các quốc gia được nâng cao kéo theo
sự ra đời của phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cũng được pháttriển với những ưu điểm vượt trội so với hình thức vận chuyển cổ điển Để cho quátrình vận tải được Bắt đầu – Tiếp tục – Kết thúc, hàng đến tay người mua thì cầnthực hiện các công việc như đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, xếp/dỡ, giaohàng cho người nhận…gọi chung là nghiệp vụ giao nhận Vai trò người giao nhậnngày càng được đề cao, giúp cho việc tổ chức giao nhận nhanh chóng, chính xác vàkinh tế giảm đến mức thấp nhất tổn thất hàng hóa
Trang 40CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN
TẢI BIỂN GLS_CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG.
2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần vận tải biển GLS
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên doanh nghiệp:
Hình 2.1: Logo Công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Dịch vụ Tiếp Vân Toàn Cầu (GLS)
Tên chi nhánh: Công ty Cổ phần Vận Tải Biển GLS_Chi nhánh Đà NẵngTên giao dịch quốc tế: GLOBAL LOGISTICS SERVICE CO.,LTD Tên viết tắt: GLS CO.,LTD
Trụ sở chính: S26-S28, Đường số 1, KDC Him Lam, Phường Tân Hưng, quận
cổ phần vận tải biển GLS_chi nhánh Đà Nẵng
Quá trình phát triển