Mục đích nghiên cứu - Xác định được các lỗi dùng từ, nguyên nhân, giải pháp khắc phục phùhợp với học sinh lớp 5 có hiệu quả trong nghiên cứu và giảng dạy.. Đối tượng nghiên cứu - Các lỗi
Trang 1MỤC LỤC TRANG
Mục lục 1
I ĐẶT VẤN ĐỀ 2
1 Lí do chọn đề tài 2
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 3
8 Phương pháp nghiên cứu 3
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5
1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 5
1.1 Cơ sở lí luận 5
1.2 Cơ sở thực tiễn 6
2 BIỆN PHÁP 7
2.1 Giáo viên cần nắm vững kiến thức về từ và nguyên tắc dùng từ 7 2.2 Học sinh cần có sự chuẩn bị kĩ càng trước khi học các tiết Luyện từ và câu, Tập làm văn 11
2.3 Thống kê các dạng lỗi dùng từ của học sinh lớp 5 11
2.4 Giáo viên hướng dẫn từng lỗi cho học sinh 12
2.5 Giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập, thực hành 18
III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 20
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
V PHỤ LỤC 22
Trang 2I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lí do chọn đề tài
Từ ngữ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng vàtrong đời sống mỗi con người Đó là công cụ để giao tiếp và tư duy Đốivới học sinh (HS), từ ngữ càng có vai trò quan trọng Từ ngữ có tính chấthai mặt: nó vừa là đối tượng học tập của HS, vừa tạo cho các em công cụ
để học tập các môn học khác Trong trường Tiểu học, HS được học từ ngữmột cách trực tiếp và khoa học qua môn Tiếng Việt Môn Tiếng Việt ởTiểu học bao gồm các phân môn: Học vần (Lớp 1), Tập viết (Lớp 1, 2, 3),Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu và Tập làm văn Mỗi mộtphân môn lại có một nhiệm vụ chính:
- Phân môn Học vần là phân môn khởi đầu giúp HS chiếm lĩnh và làmchủ công cụ giao tiếp mới Cùng với Tập viết, Học vần hướng dẫn
HS biết cách sử dụng từ ngữ tiếng Việt trong học tập và giao tiếp
- Phân môn Tập viết trang bị cho HS bộ chữ cái Latinh và những yêucầu kĩ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp, từ
đó giúp các em viết thạo chữ quốc ngữ
- Tập đọc có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu hình thành và phát triển nănglực đọc cho HS
- Chính tả dạy cho HS tri thức và kĩ năng chính tả, phát triển năng lực
sử dụng ngôn ngữ ở dạng viết trong hoạt động giao tiếp
- Dạy học Luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phongphú vốn từ của HS, cung cấp cho HS những hiểu biết sơ giản về từ vàcâu, rèn cho HS kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu đểdiễn đạt tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời có khả năng hiểungười khác nói gì
- Kể chuyện giúp HS phát triển ngôn ngữ, đặc biệt kĩ năng nghe nói
- Phân môn Tập làm văn nối tiếp tự nhiên các bài học của môn TiếngViệt nhằm giúp HS tạo ra năng lực mới: năng lực sản sinh ngôn bảnnói hoặc viết Tập làm văn có khả năng hàng đầu trong việc rèn cho
HS nói và viết đúng tiếng Việt, có tác dụng lớn trong việc củng cốnhận thức cho HS
Tuy rằng mỗi một phân môn Tiếng Việt lại có một vị trí, nhiệm vụriêng nhưng tất cả đều có quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau, bổsung hỗ trợ cho nhau để đạt được mục tiêu cao nhất của môn Tiếng Việt,
đó là hình thành bốn kĩ năng cho HS: nghe, nói, đọc, viết; từ đó, HS có
Trang 3thể sử dụng thành thạo từ ngữ tiếng Việt, phục vụ vào công việc và trongcuộc sống.
Tuy nhiên, thực tế tại các trường Tiểu học cho thấy việc dạy và học
từ ngữ còn gặp nhiều khó khăn Đối với giáo viên (GV), khi dạy phânmôn Luyện từ và câu, GV chưa khai thác sâu các dạng bài tập để từ đótìm ra phương pháp dạy tốt giúp HS mở rộng vốn từ Bên cạnh đó, khidạy các tiết viết hay trả bài Tập làm văn, GV cũng chưa có nhiều biệnpháp uốn nắn cách dùng từ của các em sao cho chính xác Đối với HS,đặc biệt là HS Tiểu học, trong việc học tập và giao tiếp, các em mắc rấtnhiều lỗi về từ vựng khiến cho việc diễn đạt suy nghĩ, tư tưởng tình cảmcủa các em còn hạn chế Điều đó ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động họctập, lao động và trong sinh hoạt đời sống của các em
Bản thân tôi rất yêu thích tiếng Việt và muốn tìm ra biện pháp đểviệc dạy và học từ ngữ của GV và HS bớt khó khăn hơn, qua đó nâng caochất lượng các giờ học Tiếng Việt
Chính bởi những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp chữa lỗi dùng từ cho học sinh lớp 5”.
2 Mục đích nghiên cứu
- Xác định được các lỗi dùng từ, nguyên nhân, giải pháp khắc phục phùhợp với học sinh lớp 5 có hiệu quả trong nghiên cứu và giảng dạy
- Đề xuất một số biện pháp chữa lỗi dùng từ cho học sinh lớp 5
- Góp phần làm tăng hiệu quả dạy và học phân môn Luyện từ và câu,Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung
3 Đối tượng nghiên cứu
- Các lỗi dùng từ của học sinh lớp 5 trong dạy học phân môn Luyện từ
và câu, Tập làm văn
4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
- Học sinh lớp 5
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: Dùng các giác quan (có thể kết hợp với sửdụng các phương tiện kĩ thuật) để tri giác các sự vật, hiện tượng, các tàiliệu học tập trong những điều kiện tự nhiên của chúng
- Phương pháp điều tra: Khảo sát một số đối tượng trên một diện rộngnhằm phát hiện các quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm
về mặt định tính và định lượng của đối tượng cần nghiên cứu
Trang 4- Phương pháp thống kê: Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toáncác đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phântích, dự đoán và ra quyết định.
- Phương pháp tổng hợp: Người nghiên cứu tổ hợp các tài liệu lí thuyết
đã thu thập từ các nguồn khác nhau, các kết quả quan sát và thống kêđược về sự vật, hiện tượng, đối tượng giáo dục trong và sau quá trìnhnghiên cứu, từ đó đưa ra những kết luận cần thiết về sự vật, hiện tượng,đối tượng giáo dục đó Đây là một phương pháp hết sức quan trọng trongnghiên cứu khoa học
Trang 5II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
1.1 Cơ sở lí luận
Việc sử dụng từ ở các lứa tuổi khác nhau đều bị chi phối bởi sự pháttriển tâm sinh lí của lứa tuổi Muốn đưa ra một số biện pháp chữa lỗi dùng từcho HS Tiểu học, chúng ta phải chú ý đến các đặc điểm tâm lí và việc sửdụng từ ngữ của các em để chiểu theo đó mà có phương hướng và phươngpháp, biện pháp chữa thích hợp
Hầu hết HS lớp 5 có ngôn ngữ nói thành thạo, ngôn ngữ viết bắt đầuhoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm Cũng với đó, nhờ có bộ nãophát triển, trí tưởng tượng của các em phát triển phong phú hơn Các em bắtđầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh Tuy nhiên tưởng tượngcủa các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tìnhcảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tìnhcảm của các em Các em vẫn còn nhỏ tuổi, vốn sống còn ít nên vốn từ cũng
ít Những từ ngữ mà các em sử dụng thường có tính chất khẩu ngữ, hồnnhiên, chủ yếu là bắt chước theo lối nói của người lớn hoặc trong những cuốntruyện tranh hàng ngày các em hay đọc
Do tư duy của trẻ ở lứa tuổi Tiểu học còn nặng tính hình tượng nên các
em tiếp nhận từ trừu tượng khó hơn nhiều so với từ cụ thể HS lớp 5 bắt đầubiết khái quát hóa lí luận Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thứccủa các em vẫn còn sơ đẳng Trí nhớ của HS lớp 5 được phát triển và tăngcường nhưng hiệu quả ghi nhớ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độtích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tốtâm lí tình cảm hay hứng thú của các em Vì thế phần đông học sinh lớp 5còn kém trong việc nắm bắt cũng như khả năng ghi nhớ kiến thức về từ
Trong quá trình học tập, sự tập trung chú ý của HS lớp 5 đã bắt đầubền vững Các em có thể tập trung vào bài giảng và ít bị phân tán trong giờhọc Kĩ năng tổ chức, điều chỉnh sự chú ý của trẻ dần hình thành Các em đã
có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập cũng như trong việc tiếp nhậncác kiến thức về từ ngữ Tuy vậy, các em vẫn còn nhỏ tuổi nên thường quantâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấpdẫn, có nhiều tranh ảnh, trò chơi Nhưng thông thường, những tiết dạy hàngngày của GV ít khi sử dụng những đồ dùng dạy học đó Vì thế, sự tập trungchú ý của HS vào bài học cũng thấp hơn, nếu có thì cũng chỉ tập trung ởnhững HS có học lực khá giỏi
Trang 6Như ta thấy, HS lớp 5 đã nắm được tiếng mẹ đẻ khá vững Các em đều
có thể nói năng chính xác, trôi chảy Tiếp nhận lời nói của người khác, các
em cũng đều hiểu đầy đủ, rõ ràng Tuy nhiên, ngôn ngữ của các em còn nhiềuhạn chế Trong cuốn sách “Từ ngữ ở trường Tiểu học” (1975), tác giảCh.Hondard cho biết: Về mặt số lượng, những gì HS Tiểu học có được vẫnchưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu, tuy các em có được một vốn liếngkhoảng 4900 từ (vốn từ này, đối với một số người học ngoại ngữ sẽ là rấtquý, đạt được thật không phải là đơn giản), nhưng so với yêu cầu đối với mộtngười lớn có trình độ văn hóa trung bình, cần đến 25000 từ trong giao tiếpthông thường thì quả còn thiếu nhiều Số lượng các từ chưa đủ để có thể vậndụng trong những hoàn cảnh nói năng đa dạng trong cuộc sống Về mặt chấtlượng, khiếm khuyết trong ngôn ngữ của HS lại càng cần phải chú ý nhiềuhơn Từ ngữ các em dùng thường được hiểu một cách hạn hẹp, phiến diện,thậm chí có lúc còn sai lệch nữa Khi diễn đạt những ý tương đối phức tạp thì
từ mà các em sử dụng mang nhiều sai phạm về ngữ pháp Những từ ngữ màcác em vẫn dùng là một kiểu loại có tính chất khẩu ngữ, hồn nhiên nhưngthiếu gọt giũa nên nhiều chỗ không được chuẩn, nếu không muốn nói là saitrầm trọng
Tóm lại, với HS lớp lớp 5, đặc điểm tâm sinh lí của các em bao gồm tưduy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, chú ý, trí nhớ đều có sự phát triển hơn lứatuổi đầu bậc Tiểu học Tuy nhiên, những đặc điểm đó vẫn còn có những hạnchế nhất định và ảnh hưởng đến các hoạt động trong cuộc sống hàng ngàycũng như việc sử dụng từ ngữ của các em
1.2 Cơ sở thực tiễn
- Nội dung kiến thức:
Phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho HS vàtrang bị cho các em một số kiến thức về từ và câu Khảo sát chương trìnhSGK Tiếng Việt, tôi thấy ở lớp 5 có hai tiết Luyện từ và câu mỗi tuần (chưa
kể các tuần ôn tập) Ở lớp 5 các kiến thức lí thuyết được học thành tiết riêng
Đó là các nội dung như từ và cấu tạo từ, biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa),các lớp từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, từ loại… Ngoài ra, chương trìnhcòn cung cấp cho HS một số kiến thức ngữ âm – chính tả như tiếng, cấu tạotiếng Những nội dung này được phân bố như sau:
+ Về vốn từ: Nội dung vốn từ cung cấp cho HS: Ngoài các từ ngữ đượcdạy qua các bài Tập đọc, Chính tả, Tập viết… HS được cung cấp vốn từmột cách có hệ thống trong các bài từ ngữ theo chủ đề Chương trình đãxác định vốn từ cần cung cấp cho HS Đó là, những từ ngữ thông dụng tối
Trang 7thiểu về thế giới xung quanh như công việc của HS ở trường và ở nhà,tình cảm gia đình và vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, những phẩm chất vàhoạt động của con người… Những từ ngữ được dạy ở Tiểu học gắn vớiviệc giáo dục HS tình gia đình, nhà trường, yêu Tổ quốc, yêu nhân dân,yêu lao động… Chúng làm giàu nhận thức, mở rộng tầm mắt của HS,giúp các em nhận thấy vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người, dạycác em biết yêu và ghét Nội dung chương trình từ ngữ ở Tiểu học phùhợp với yêu cầu phát triển ngôn ngữ của HS đồng thời đảm bảo nguyên
tắc giáo dục trong dạy từ Ở lớp 5, HS được học thêm khoảng 600 – 650
từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ và một số yếu tố gốc Hán thông dụng)theo các chủ đề: Tổ quốc, Nhân dân; Hòa bình, Hữu nghị, Hợp tác; Thiênnhiên; Bảo vệ môi trường; Hạnh phúc; Công dân; Trật tự, An ninh;Truyền thống; Nam và nữ; Trẻ em, Quyền và bổn phận
+ Các mạch kiến thức và kĩ năng về từ: Các lớp từ (từ đồng nghĩa, từ trái
nghĩa, từ đồng âm, dùng từ đồng âm chơi chữ, từ nhiều nghĩa), Cấu tạo từ(ôn tập về từ và cấu tạo từ), Từ loại (đại từ, đại từ xưng hô, quan hệ từ,luyện tập về quan hệ từ, ôn tập về từ loại)
- Cấu trúc các dạng bài: Khảo sát các kiểu bài học Luyện từ và câu
trong SGK, tôi thấy các bài học được chia thành hai dạng bài:
+ Dạng bài tìm hiểu kiến thức mới: Dạng bài này được đặt tên theomột mạch kiến thức và có phần ghi nhớ được đóng khung Một bài gồm có
ba phần Phần “Nhận xét” đưa ngữ liệu chứa hiện tượng cần nghiên cứu và
hệ thống câu hỏi giúp HS nhận xét, phân tích để tìm hiểu nội dung bài học,giúp HS rút ra được những nội dung của phần ghi nhớ Phần “Ghi nhớ” tómlược những kiến thức và quy tắc của bài học Phần “Luyện tập” là một tổ hợpbài tập nhằm vận dụng kiến thức đã học vào trong hoạt động nói, viết
+ Dạng bài mở rộng vốn từ: Dạng bài này chỉ gồm các bài tập nhưnglại chứa những nội dung kiến thức mới để HS tự tìm và lĩnh hội kiến thức
Qua giảng dạy, tôi nhận thấy HS thường mắc rất nhiều lỗi về từ vựng,
ví dụ như dùng từ không hợp văn cảnh, dùng từ chưa chính xác, dùng thừa
từ, lặp từ, thiếu từ… GV chưa có nhiều biện pháp uốn nắn cách sử dụng từcủa các em một cách chính xác Vì thế HS vẫn còn tái diễn những lỗi dùng từtrong các bài tập làm văn viết, trong cách nói năng hàng ngày, khiến cho việcdiễn đạt suy nghĩ, tư tưởng tình cảm của các em còn hạn chế, gây nhiều khókhăn trong hoạt động học tập, lao động hay trong sinh hoạt đời sống
2 Biện pháp
2.1 GV cần nắm vững kiến thức về từ và nguyên tắc dùng từ:
Trang 8Khái niệm trên đã đưa ra những cái chung nhất, những đặc tính cơ bảnnhất của từ tiếng Việt và đây được coi là một khái niệm đầy đủ.
2.1.2 Vai trò của từ:
Trong ngôn ngữ, từ là cái quan trọng nhất Nói cách khác, từ là chấtliệu cơ bản, được sử dụng để tạo ra những đơn vị, kết cấu ở bậc cao hơn Vìthế, không có từ con người không thể tiến hành giao tiếp được Và như vậy,bản thân ngôn ngữ cũng không tồn tại
Từ ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ, từ làđơn vị trung tâm của ngôn ngữ Vai trò của từ trong hệ thống ngôn ngữ quyđịnh tầm quan trọng của việc dạy từ ngữ ở Tiểu học Không có một vốn từđầy đủ thì không thể nắm ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp
Việc học từ ở Tiểu học sẽ tạo cho HS năng lực từ ngữ, giúp HS nắmtiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện để học tập tiếp theo và phát triển toàn diện Vốn từcủa HS càng giàu bao nhiêu thì khả năng lựa chọn từ càng lớn, càng chínhxác, sự trình bày tư tưởng, tình cảm càng rõ ràng, đặc sắc bấy nhiêu Vì vậy,
số lượng từ, tính đa dạng, tính năng động của từ được xem là điều kiện quantrọng hàng đầu để phát triển ngôn ngữ Cũng chính vì vậy, ở Tiểu học, từ ngữđược dạy trong tất cả các giờ học của các môn học khác: Toán, Tự nhiên xãhội…, được dạy trong tất cả các phân môn tiếng Việt: Tập đọc, Chính tả,Luyện từ và câu, Tập làm văn… Ở đâu có dạy nghĩa từ, dạy sử dụng từ thì ở
đó có dạy từ ngữ
2.1.3 Nguyên tắc dùng từ:
2.1.3.1 Dùng từ phải đúng âm thanh
Âm thanh và hình thức cấu tạo là mặt vật chất, là cái biểu đạt của từ.Chữ viết tiếng Việt theo nguyên tắc ngữ âm học, cho nên cần ghi đúng âmthanh và cấu tạo của từ được sử dụng, nếu không sẽ không biểu hiện chínhxác nội dung ý nghĩa của từ, sự giao tiếp sẽ không đạt hiệu quả như mongmuốn
2.1.3.2 Dùng từ phải đúng về nghĩa
Nội dung ý nghĩa là một bình diện của từ Nó là cái được biểu đạt củamỗi từ Do đó, muốn đạt được hiệu quả giao tiếp, khi nói, cũng như khi viết,
Trang 9phải dùng từ cho đúng với ý nghĩa của từ Hướng tới yêu cầu này, cần chú ýtới các phương diện cụ thể sau:
- Mỗi từ gắn với nội dung ý nghĩa nhất định Vì vậy, từ được dùng phảibiểu hiện được chính xác nội dung cần thể hiện, ý nghĩa của từ phải phù hợpnội dung định thể hiện Có những trường hợp không đạt được sự phù hợpnày
Ví dụ: “Lớp 5B còn tồn tại một số yếu điểm như đi học muộn, nói
chuyện trong giờ học”
“Yếu điểm” có nghĩa là “chỗ quan trọng” Với nghĩa này, nó khôngphù hợp với nội dung định thể hiện Trong câu trên cần dùng từ “điểm yếu”với nghĩa là “nhược điểm”
- Nghĩa của từ bao gồm cả thành phần nghĩa sự vật, cả thành phầnnghĩa biểu thái (biểu hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc của con người) Trongtiếng Việt, có một số từ biểu thị cùng một nghĩa nhưng có rất nhiều từ để diễnđạt Vì vậy, khi sử dụng, chúng ta phải chú ý để làm sao dùng từ không chỉđúng về nghĩa mà còn phải thể hiện được thái độ, tình cảm của mình đối vớivấn đề cần hướng tới
Ví dụ như các từ: chết, mất, hi sinh, qua đời, từ trần, băng hà, ngỏm,ngoẻo, toi…; cho, biếu, tặng, hiến, dâng, thí, bố thí,…
- Nghĩa của từ bao gồm cả nghĩa đen và nghĩa bóng (nghĩa gốc, nghĩachuyển đổi, nghĩa phát sinh) tạo nên hiện tượng nhiều nghĩa Các nghĩa nàyphát triển từ nghĩa gốc và có quan hệ với nhau trên cơ sở duy trì một nétnghĩa giống nhau nào đó
Ví dụ như các từ “đầu” (đầu năm, đầu tháng, đầu tuần, đầu nhà, đầulàng, đầu núi,…), “chân” (chân thành, chân tình, chân núi, chân mây,…)
Bởi vậy, khi muốn dùng một từ theo cách chuyển đổi ý nghĩa, cần phảidựa vào nghĩa đen, nghĩa gốc của từ Hơn nữa, khi đánh giá một từ là đúnghay sai phải căn cứ vào mối liên hệ với nghĩa gốc của từ Có những từ lầnđầu tiên được dùng với nghĩa chuyển đổi nào đó, nhưng theo đúng quy luậtchuyển đổi thì vẫn được coi là dùng đúng và có phần sinh động Chẳng hạn,với cách dùng từ “sống” trong câu “HS được thực hành trên máy sống” thì từ
“sống” ở đây không phải được dùng theo nghĩa gốc “sinh vật ở trạng thái cótrao đổi chất với môi trường, có sinh đẻ, lớn lên và chết” mà với nghĩachuyển đổi “ở trạng thái vận động được, làm việc được” Nghĩa chuyển đổinày có liên hệ với nghĩa gốc “Máy sống” tức là “máy còn vận hành, hoạtđộng được” Cho nên, từ “sống” trong trường hợp này được công nhận làđúng
Trang 102.1.3.3 Dùng từ phải đúng với kết hợp ngữ pháp
Các từ trong câu, trong văn bản luôn có mối quan hệ với nhau về ngữnghĩa và ngữ pháp Chúng nằm trong mối quan hệ giữa với những từ đi trướchoặc đi sau chúng Vì vậy, khi dùng từ, cần thiết lập cho chúng mối quan hệcủa các từ vì các quan hệ này do bản chất ngữ nghĩa – ngữ pháp của các từquy định
Trong tiếng Việt, một số từ chỉ có khả năng rất hạn chế với một số từngữ nhất định Chẳng hạn những từ “lườm”, “liếc”, “trợn”, “nhắm”… thường
đi với “mắt”; “vẫy”, “nắm” chỉ biểu thị hành động của tay; từ “nỗi” thườngkết hợp với những từ mang ý nghĩa tiêu cực, từ “niềm” thường kết hợp vớinhững từ mang ý nghĩa tích cực Ví dụ như: nỗi đau đớn, niềm sung sướng;nỗi bất hạnh, niềm hạnh phúc; nỗi thất vọng, niềm hi vọng; nỗi nghi ngờ,niềm tin tưởng…
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lưu ý, từ “đã”, “sẽ”, “đang” chỉ kếthợp với động từ mà không kết hợp với danh từ; số từ không kết hợp với danh
từ tổng hợp
Tuy nhiên, có những kết hợp bất thường nhưng lại tạo ra giá trị tu từnhư các trường hợp sau: “Nỗi sung sướng của thằng bé khốn nạn” (NguyễnCông Hoan), “Hạnh phúc của một tang gia” (Vũ Trọng Phụng), “Bi kịch lạcquan” (Tuốc-ghê-nhép), “Âm thanh im lặng” (Vũ Quần Phương), “Kẻ sátnhân lương thiện” (Lại Văn Long)… Đó là biện pháp tu từ nghịch ngữ gây sựchú ý, tạo ấn tượng mạnh mẽ, đảo nghĩa của các từ trong kết hợp
2.1.3.4 Dùng từ phải đúng phong cách ngôn ngữ
Mỗi phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong một phạm vi nhất định,nhằm thực hiện mục đích giao tiếp nhất định Người sử dụng phải căn cứ vàohoàn cảnh giao tiếp để sử dụng từ cho phù hợp HS Tiểu học thường mắc lỗidùng từ của ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ viết, hoặc ngược lại
Ví dụ: Cô giáo em đẹp đẹp là Hai mắt cô nom như thủy tinh