Giới thiệu sơ bộ về chủ đầu tư
Tên chủ đầu tư: Tổng Công ty Cà phê Việt Nam Địa chỉ: Số 4 Ông Ích Khiêm – Ba Đình – Hà Nội
Công ty xuất nhập khẩu cà phê Đà Lạt là đơn vị được uỷ quyền của Tổng Công ty cà phê thực hiện và khai thác dự án
Địa chỉ trụ sở: 115 quốc lộ 20, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
Định hướng phát triển của Tổng công ty Cà phê đến năm 2010
Theo chiến lược phát triển của Tổng Công ty Cà phê và phát triển sản xuất của Tổng Công ty Cà phê trong những năm tới là tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước thành viên và toàn Tổng công ty, nhằm tối đa hoá lợi nhuận từ việc sản xuất và kinh doanh cà phê bằng cách chuyển hoá, biến đổi cả về lượng và chất từ từng đơn vị thành viên để Tổng Công ty Cà phê Việt nam trở thành nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt nam cả về số lượng, chất lượng và kim ngạch, nhà sản xuất cà phê thành phẩm đa dạng, là đối tác tin cậy thu hút đầu tư trong nước… giữ vững vai trò trung tâm phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện công ăn việc làm thu nhập người lao động, góp phần bảo đảm ổn định đời sống chính trị trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Để làm được như vậy phải có một số giải pháp thực hiện sau:
• Công nghệ chế biến:
+ Đầu tư xây dựng hoàn thiện 02 nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao tại Lâm Đồng và Gia Lai nhằm tạo điều kiện cho Tổng công ty chủ động thu mua, chế biến, tiêu thụ và gia tăng giá trị cà phê xuất khẩu qua chế biến chất lượng cao
tiến tới thực hiện vai trò định hướng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Đảm bảo hàng năm chế biến đạt 300.000-350.000 tấn cà phê xuất khẩu trong đó khoảng 100.000 tấn cà phê chất lượng cao
+ Tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biên chè áp dụng công nghệ chế biến ướt 100%, đạt sản lượng cà phê chè chế biến ướt 20.000-30.000 tấn/năm. Đối với cà phê vối, phấn đấu thực hiện công nghệ chế biến ướt và đánh bóng khoảng 30% sản lượng cà phê với chế biến 100.000 tấn
• Xuất nhập khẩu:
+ Phần đấu đến năm 2010 xuất khẩu đạt 350.000-400.000 tấn cà phê nhân chiếm 40-50% thị phần của cả nước, kim ngạch đạt khoảng 400 triệu USD. Riêng cà phê chè xuất khẩu 17.000 tấn chiếm 80-90% thị phần so với cả nước. Thị trường tiêu thụ tập trung vào thị trường Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản…Cà phê hoà tan các loại xuất khẩu khoảng 5.000 tấn tập trung vào các thị trường Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan, Nga.
+ Tiếp tục thực hiện chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu Vinacafe đối với thị trường trong nước và quốc tế…
• Nông nghiệp:
+ Tập trung đầu tư thâm canh chăm sóc ổn định khoảng 13.500 ha cà phê + Tham mưu giúp việc cho Bộ Nông Nghiệp và PTNT xây dựng quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam, dự kiến năm 2010 phát triển ổn định 450.000 ha cà phê trong đó cà phê vối 410.000 ha, cà phê chè 40.00 ha đặc biệt phát triển trồng mới khoảng 5000 ha cà phê organic.
Mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Lâm Đồng
• Giới thiệu khái quát tỉnh Lâm Đồng
Lâm Đồng là tỉnh thuộc Cao nguyên Tây Nguyên. Tỉnh nằm trên cao nguyên thứ ba và cao nhất của vùng đất Tây Nguyên, cao nguyên Lâm Viên-Di Linh. Tỉnh có diện tích 9.765 km2, dân số 1.120.000 người, tỉnh lỵ là thành phố Đà Lạt. Tỉnh có thị xã Bảo Lộc, các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Bảo Lâm, Di Linh, Đạ Huoai, Đa Tẻh và Cát Tiên.
Trong những năm gần đây, kinh tế xã hội của tỉnh Lâm Đồng đạt được nhiều thành tựu nổi bât. GDP của tỉnh năm 2002-2005 đã tăng từ 11 đến 12%,
trong đó công nghiệp, xây dựng tăng 11,76%, nông nghiệp tăng trên 8% và dịch vụ tăng khoảng 8-9%.
Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng GDP của các thành phần kinh tế tăng, đầu tư nước ngoài cũng tăng.
Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010
Mục tiêu chung là đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy có hiệu quả các ngành công nghiệp có thể cạnh tranh, các ngành công nghiệp có tính mũi nhọn của tỉnh để tạo được bước chuyển căn bản về hiệu quả và tốc độ tăng trưởng theo hướng kết hợp tăng trưởng với phát triển bền vững trong công nghiệp.
Huy động mọi nguồn lực nhằm phát huy các lợi thế so sánh về nguyên liệu, lao động, khí hậu và vị trí nằm trong khu vực kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời khắc phục có hiệu qảu những mặt hạn chế, gắn phát triển công nghiệp với nông nghiệp- nông thôn và du lịch. Khai thác có hiệu quả các tiềm lực, tài nguyên thiên nhiên trong tỉnh để đến năm 2010 đạt tối thiểu từ 28% đến 30%, thúc đẩy mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tạo thêm nhiều việc làm.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp chế biến nông lâm sản giai đoạn 2006- 2010 đạt 15%/năm.
• Chương trình chế biến cà phê của tỉnh Lâm Đồng
Theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010, chương trình đầu tư và phát triển các sản phẩm chế biến nông lâm sản như sau:
Mục tiêu chung của chương trình là tập trung vốn đầu tư đổi mới giống cây trồng, vật nuôi nguyên liệu đồng thời với đầu tư đổi mới công nghệ, kỹ thuật chế biến và bảo quản nông sản. Khuyến khích và hỗ trợ các nhà đầu tư, đầu tư đồng bộ từ nhà máy chế biến gắn với vùng nguyên liệu chất lượng cao.
Chú trọng xây dựng các cơ sở chế biến có quy mô nhỏ ở các vùng nguyên liệu nhưng xa trung tâm để tang khả năng bảo quản và hạn chế giảm chất lượng nguyên liệu.
Dự kiến thu hút vốn đầu tư đến 2010: Chế biến nông sản: 1.420 tỷ đồng
Lĩnh vực chế biến lâm sản: 4.874 tỷ đồng
Đối với công nghiệp chế biến cà phê: ổn định nguyên liệu với diện tích 120.000 đến 122.000 ha, khuyến khích trồng các giống cà phê chất lượng cao, đưa năng suất bình quân trong toàn tỉnh đạt 2.5 tấn/ha trở lên.
Tiếp tục xây dựng dây chuyền chế biến cà phê nhân xuất khẩu công suất từ 40.000 đến 50.000 tấn năm. Xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng một số nhà máy chế biến công suất trung bình 5.000 tấn nhân/năm và tinh chế quy mô nhỏ.
Giai đoạn 2006 đến 2010, kêu gọi đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy đầu tư nhà máy chế biến cà phê hoà tan và các sản phẩm cao cấp khác. Tăng dần sản phẩm cà phê tinh chế phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hiện nay các cơ sở chế biến cà phê tại Lâm Đồng chưa đáp ứng được nhu cầu, đây là nguyên nhân chưa thực sự khuyến khích việc trồng cà phê trong tỉnh. Vịêc htiếu cơ sở chế biến còn làm giảm chất lượng cà phê sau thu hoạch do đó để đảm bảo cân đối giữa sản xuất và chế biến cần đầu tư các nhà máy chế biến theo chương trình chế biến đã đề ra.
Nhu cầu thị trường
• Thị trường thế giới:
Giá cà phê trên thị trường thế giới tiếp tục đứng ở mức thấp so với thời điểm đầu tháng 02/2007. Trên thị trường London, cà phê robusta giao kỳ hạn tháng 03/2007 đạt 1.455 USD/tấn, giảm 8% so với thời điểm đầu tháng 02/2007 nhưng vẫn cao hơn trên 20% so với cùng kỳ năm 2006. Trên thị trường New York, cà phê arabica giao kỳ hạn tháng 3/2007 giảm xuống còn 110.5 Uscent/1b, giảm 3% so với trung tuần 02/2007 và giảm trên 2% so với cùng kỳ năm 2006
Theo báo cáo gần đây của Tổ chức cà phê thế giới (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2007/08 tăng 2.3% so với niên vụ 2005/06. Cũng theo ICO, tiêu thụ cà phê toàn cầu trong năm 2007 sẽ duy trì ở mức rất cao, trong khoảng 117-118 triệu bao. Bên cạnh đó, ICO cũng đưa ra cảnh báo về những ảnh hưởng xấu từ hiện tượng ELNINO đến sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2006/07. Như vậy, khả năng thiếu hụt nguồn cung cà phe toàn cầu trong năm 2007 và trong năm 2008 là hoàn toàn có thể xảy ra.
Tiêu thụ cà phê năm 2006/07 ước tính ở mức 120,3triệu bao và mức tiêu thụ sẽ tăng lên 122 triệu bao năm 2007/08
Trong tháng 5, Braxin đã xuất khẩu 2,2 triệu bao cà phê xanh, tăng 12,5 % so với 1,95 triệu và 92,671 bao cà phê robustam tăng 29,6% so với 71.485 bao cùng tháng năm 2006.
Xuất khẩu cà phê của Costa Rica trong tháng 05/2007 đạt 205.895 bao loại 60kg, tăng 4.96% so với cùng tháng năm ngoài. Tính tổng lượng cà phê nước này xuất khẩu trong tháng 9 đầu niên vụ 2006/07 đạt 1.1 triệu bao, tăng 2,12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu cà phê của Honduras trong tháng 05/2007 đạt 528.675 bao loại 60kg tăng 19,4% so với cùng tháng năm trước. Tính từ đầu niên vụ tới nay nước này đã xuất khẩu được 2,25 triệu bao, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu cà phê của Guatemala trong tháng 5 đạt 482.444 bao, tăng 13% so với cùng tháng năm ngoái và tổng lượng cà phê nước này xuất khẩu trong 9 tháng đầu niên vụ 2006/7 cũng tăng 115 ; êm 2.3 triệu bao.
• Thị trường trong nước
Ước xuất khẩu tháng 5/2007 đạt khoảng 110 ngàn tấn, kim ngạch đạt 161 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước lượng tăng 24% nhưng kim ngạch tăng 54%. Xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm 2007 ước đạt 776 ngàn tấn, kim ngạch 1,1 tỉ USD chiếm 42% giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản, gần gấp hai lần kim ngạch XK gạo và là mặt hàng nông sản đầu tiên có giá trị kim ngạch XK đạt trên 1 tỉ USD. Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh về kim ngạch xuất khẩu do giá cà phê luôn giữ ở mức cao và tăng mạnh trong những tháng gần đây, đặc biệt vào những ngày cuối tháng 5/2007.
Tuy nhiên đáng chú ý :
- Tỉ lệ lượng cà phê tồn kho/ sản lượng của nước ta thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới.
- Theo tính toán, tỉ lệ cà phê tồn kho/ sản lượng của Braxin ước khoảng 1/3 cao hơn rất nhiều với tỷ lệ của Việt nam. Lượng cà phê tồn kho của Braxin luôn bằng 1/3 đến 1/2 lượng cà phê toàn cầu. Chính điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Braxin trong việc chi phối giá cà phê arabica trên thị trường thế giới. Thực tế
cho thấy diễn biến giá cà phê arabica trên thị trường thế giới nhìn chung khá ổn định so với biến động của giá cà phê Robusta
Bảng 1: Thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA về thực trạng cà phê của nước ta trong niên vụ 2006 - 2007
(ĐVT: bao, 60kg/bao)
Thị
trường Niên vụ
Tồn kho đầu
vụ Sản lượng Xuất khẩu
Tiêu thụ nội địa Brazil 2004/2005 11.819 43.600 27.920 15.500 2005/2006 11.999 36.100 24.050 16.000 2006/2007 8.049 44.800 27.750 16.600 Việt Nam 2004/2005 300 14.500 13.992 618 2005/2006 190 12.333 11.709 636 2006/2007 178 13.850 13.045 655 Toàn cầu 2004/2005 20.578 120.734 91.182 30.634 2005/2006 22.023 112.693 85.571 31.498 2006/2007 20.480 123.643 92.819 32.329 06/07 so 05/06 -7 9.72 8.47 2.64
Số liệu trên do Braxin đã đầu tư tốt công nghệ chế biến nên sản lượng tồn kho lớn và điều này giúp họ có thể chủ động trong việc xuất khẩu cà phê và giá xuất khẩu. Trong khi ở Việt nam sản lượng cà phê tồn kho thấp nên không thể chủ động được sản lượng xuất khẩu cũng như giá của việc xuất khẩu. Chính vì thế trong chiến lược phát triển ngành cà phê đi đôi với việc tăng diện tích trồng cà phê cần phần xây dựng các nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao để tăng lượng cà phê dự trữ phục vụ cho việc xuất khẩu.
Tình hình hoạt động của công ty Vinacafe Đà Lạt
• Đặc điểm và chức năng của công ty XNK cà phê Đà Lạt:
Công ty XNK cà phê Đà Lạt là đơn vị trực thuộc Tổng công ty với chức năng và nhiệm vụ chính là thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê Arabica, Robusta chất lượng cao theo công thức chế biến ướt.
Công ty XNK cà phê Đà Lạt đóng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là một trong những vùng cà phê trọng điểm của cả nước với sản lượng cà phê nhân hàng năm lên đến 200.000-250.000 tấn. So với các đơn vị trong Tổng Công ty cà phê thì
Vinacafe Đà Lạt có tuổi đời trẻ nhất mới hơn một tuổi. Hơn một năm để vừa kiện toàn công tác tổ chức và phát triển sản xuất kinh doanh.
• Kết quả hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2007
Sáu tháng đầu năm 2007 là thời gian của việc bùng nổ về giá cà phê nhân trên thị trường. Giá lên cao đi liền với sự tăng trưởng về lợi nhuận do chênh lệch giữa giá mua và giá bán lớn hơn nhiều so với thời kỳ giá thấp báo hiệu tin vui cho ngành cà phê. Vinacafe Đà Lạt là đơn vị thu mua, chế biến, xuất khẩu đóng trên địa bàn có vùng nguyên liệu có sản lượng cà phê rất lớn nên công tác thu mua chế biến xuất khẩu diễn ra thuận lợi. Công ty chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, cũng như thường xuyên nắm bắt được sản lượng hàng hoá, giá cả thị trường nên có những quyết sách chính xác trong việc mua và bán hàng đảm bảo được hiệu quả kinh doanh.
Công ty đã tiến hành ký kết hợp đồng liên kết với các công ty sản xuất cà phê thuộc Tổng công ty cũng như các hộ trồng cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng để chủ động thu mua nguyên liệu đầu vào cũng như tạo sự ổn định được vùng nguyên liệu. Công ty đã là đợn vị thu mua chế biến xuất khẩu cà phê chất lượng cao nên đã chủ động xây dựng nhà xưởng, lắp đặt hệ thống máy móc đồng bộ khép kín, hiện đại. Đồng thời thường xuyên nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm bằng cách gửi cán bộ đi học tập, đào tạo tại chỗ hoặc nước ngoài. Toàn bộ sản phẩm cà phê Arabica của công ty xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2007 rất được ưa chuộng và được khách hàng nước ngoài đặt với giá cao. Để từng bước xây dựng và nâng cao thương hiệu công ty đã liên kết với các công ty thành viên trong tổng công ty chặt chẽ hơn, gắn bó với các bạn hàng nước ngoài truyền thống và phát triển với các bạn hàng mới.
• Những khó khăn:
Giá cả tăng cao quá mức tạo sự bất ổn trong kinh doanh do tâm lý sợ rớt giá trở lại nên không dám mua trươc nhiều và cũng không dám bán trước nhhiều, điều đó làm giảm đi sản lượng xuất khẩu cà phê của công ty.
Giá cà phê lên cao nên các nhà sản xuất cà phê bung hàng bán ồ ạt trong motọ thời gian ngắn vì vậy các nhà xuất khẩu gặp khó khăn do việc phải chi ra một lượng tiền mặt quá lớn trong một lúc để gom nguyên liệu đầu vào vì vậy
không được chủ động. Hàng bán nhanh nên lượng hàng trên thị trường cũng nhanh chóng cạn kiệt đẩy các nhà chế biến xuất khẩu đến khó khăn trong công tác giao hàng cho các hợp đồng ký giao xa thời điểm mua hàng do không thu mua được nguyên liệu. Bên cạnh đó giá lên cao dẫn đến tâm lý cả nhà vườn tranh thủ hái sớm để bán do sợ rớt giá nên chất lượng thu hái không đảm bảo, quả xanh nhiều, các loại quả chín không đồng đều nhau.
Hệ thống nhà xưởng, máy móc chế biến đầu tư chưa đáp ứng được công