Đối với bất kỳ một dự án nào thì quy trình soạn thảo đều có ảnh hưỏng lớn đến chất lượng công tác lập dự án. Hiệu quả dự án đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp, phân công, bố trí công việc giữa các phòng ban trong công ty. Do vậy, để công tác lập dự án ngày càng hoàn thiện hơn thì quy trình thực hiện dự án đầu tư của công ty cũng phải được đổi mới và hoàn thiện hơn.
Hiện nay, công ty sử dụng quy trình lập dự án nói chung là phù hợp với xu hướng chung và theo mô hình quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2000. Tuy nhiên vẫn còn một số dự án chưa thực hiện tốt do trong bước lập dự án chưa thực hiện tốt các tiêu chuẩn đặt ra. Hầu hết cácdự án lập chưa thực hiện đầy đủ việc nghiên cứu trong 3 giai đoạn là nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi mà đi thẳng vào nghiên cứu tiền khả thi và khả thi. Vì vậy, với bước lập kế hoạch và thực hiện, chủ nhiệm dự án cần tiến hành lập chi tiết và cụ thể, đưa ra các mốc thời gian quan trọng để yêu cầu can sbộ lập dự án hoàn thành công việc của mình đúng thời hạn. Trong bước chuẩn bị lập dự án cần tập hợp số liệu đầy đủ, hợp lý. Khi tiến hành vào công việc lập dự án chính thức cần tăng cường công tác giám sát của chủ nhiệm dự án, đôn đốc các cán bộ lập dự án thực hiện theo đúng tiến độ.
Lập dự án là một công việc có tính tập thể. Trong quy trình lập dự án, mỗi bước đều gắn với trách nhiệm của các phòng ban, các cá nhân cụ thể mà trong đó chủ nhiệm dự án là ngưòi chịu trách nhiệm chính. Do đó, để thống nhất được toàn bộ ý kiến của từng phòng ban và từng các nhân là một việc không phải lúc nào cũng thuận lợi. Bởi các phòng ban trong công ty hoạt động độc lập có chức năng khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau về dự án. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của dự án. Vì vậy để công tác lập dự án hoàn thiện hơn nữa cần phải đổi mới và hoàn thiện quy trình lập dự án tại công ty. Cần phải đổi mới quy chế quản lý của công ty. Cần có sự phối hợp thống nhất giữa các phòng ban
trong công ty để dự án được lập ra tốt hơn. Cần phải lập ra một ban chyên môn chuyên trách trong lĩnh vực lập dự án và cử một người làm quản lý, giám sát, kiểm tra việc thực hiện công viêc, nghiệm thu sản phẩm khi hoàn thành. Như vậy, khi chủ đầu tư yêu cầu công ty lập dự án thì ban chuyên môn sẽ làm việc với chủ đầu tư, từ đó giao việc cụ thể cho từng phòng ban của công ty. Ngoài ra mỗi giai đoạn cần tăng cường công tác giám sát, đánh giá của các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác lập dự án. Đồng thời phải thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn của các các bộ lập dự án và đặc biệt là chủ nhiệm dự án.
Cần tăng cường thực hiện công tác theo dõi giám sát việc thực hiện quy trình lập dựa án bởi thực tế do không có sự giám sát chặt chẽ của chủ nhiệm dự án nên một số bước trong quy trình lập dự án tiến hành không đầy đủ hoặc chưa tốt. Hiện nay, tại công ty hầu hết các dự án sau khi lập xong phải chỉnh sửa lại nên công tác kiểm tra đánh giá dự án đôi khi bị xem nhẹ. Do đó, khi hoàn thành dự án các cán bộ làm công tác lập dự án cần kiểm tra đánh giá lại xem có thiếu sót gì không sau đó trình chủ nhiệm dự án kiểm tra lại. Để khắc phục vấn đề này, phòng phát triển dự án cần mở rộng cách thức lập dự án theo các trích hưởng theo sản phẩm đó là các dự án hoàn thành sẽ phân công cho một thành viên trong phòng dự án đứng ra giám sát chặt chẽ quy trình làm việc của dự án. Trưởng ban dự án cần quan tâm hơn nữa đến công tác lập dự án của từng thành viên, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện để có dự án hoàn chỉnh trình chủ đầu tư.