1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá giảng viên đại học theo hướng chuẩn hóa trong giai đoạn hiện nay

14 684 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 373,83 KB

Nội dung

Trong lí luận và thực tiễn, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục luôn được xem là lực lượng cốt cán của sự nghiệp phát triển GD-ĐT, là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng

Trang 1

Đánh giá giảng viên đại học theo hướng chuẩn

hóa trong giai đoạn hiện nay

Trần Xuân Bách

Trường Đại học Giáo dục Luận án Tiến sĩ ngành: Quản lý Giáo dục; Mã số: 62 14 05 01

Người hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Đức Chính, PGS.TS Đặng Xuân Hải

Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động đánh giá, đánh giá trong giáo dục,

triết lý và nguyên tắc đánh giá GV - một điều kiện quan trọng đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH Phân tích thực trạng công tác đánh giá đội ngũ GV ĐH ở một số trường

ĐH để đánh giá và tổng kết thực tiễn Đề xuất bộ tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá GV theo các chức danh GV (GV, GVC, GVCC) làm ví dụ cho quy trình đánh giá Đề xuất quy trình đánh giá đội ngũ GV ĐH theo hướng chuẩn hóa, vận dụng cụ thể vào các trường ĐH như một điều kiện để nâng cao và đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH Thử

nghiệm việc áp dụng bộ tiêu chuẩn và quy trình đánh giá GV

Keywords: Giáo dục đại học; Giảng viên đại học; Quản lý giáo dục; Đánh giá

Content

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Phát triển của thế giới ngày nay trong bối cảnh của toàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức, của phong trào đấu tranh và khát vọng tự do dân chủ, là những tư duy mới về nhà nước với sự tham gia tích cực của xã hội dân sự Toàn cầu hoá là xu thế và cũng đã là hiện trạng của thế giới ngày nay Về bản chất, đó là một quá trình mang tính tất yếu, kéo dài trong nhiều thế kỷ Với sự

hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ truyền thông và thông tin hiện đại, thế giới ngày nay có đặc điểm lớn là trao quyền cho các cá nhân Các cá nhân, nhóm người hợp tác, cạnh tranh với nhau trên phạm vi toàn cầu nhờ các công nghệ hỗ trợ mạng, điều đó cũng làm cho thế giới dường như nhỏ lại, phẳng ra Hiện nay, nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý, hỗ trợ bằng các mạng lưới giá trị để khuyến khích hợp tác và tham gia vào các dịch vụ thiết yếu Quốc gia nào có thể chế đủ tiến bộ, đảm bảo được những quyền tự do dân chủ cơ bản cho nhân dân, tạo được không gian đủ rộng cho

sự năng động sáng tạo của các cá nhân, thì quốc gia đó sẽ có điều kiện huy động được nhiều nhất các nguồn lực cho phát triển Vai trò của xã hội dân sự trong hiện tại và tương lai sẽ đóng vai trò

Trang 2

quan trọng vào tiềm năng phát triển của mỗi quốc gia trong tiến trình toàn cầu hoá Đồng thời cũng chính xã hội dân sự sẽ đóng vai trò chủ thể tích cực trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc trong quá trình toàn cầu hoá Vì vậy, cách tiếp cận trong đánh giá xã hội dân sự cũng cần phải có sự thay đổi [83]

1.2 Với việc gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) vào năm 2006, nền kinh tế nước

ta ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu Khi gia nhập WTO, thì đồng thời chúng ta phải thừa nhận GDĐH là một loại dịch vụ (theo hiệp định GATS) Cho nên việc đánh giá GV đã

trở thành một hoạt động nhất thiết phải có, đặc biệt là đối với đánh giá của khách hàng (người

học, nhà đầu tư ) đối với GV - người trực tiếp thực hiện dịch vụ này

1.3 Với mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, hơn bao giờ hết vấn đề phát triển nguồn lực ở nước ta được đặt ra như một yêu cầu cấp bách Đồng thời phát triển nguồn nhân lực đã được nhận thức như là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, trong đó GD&ĐT

là con đường quan trọng nhất Đảng ta đã xác định: Phát triển GD&ĐT là quốc sách hàng đầu; giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục ĐH có vị trí quan trọng đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập của đất nước

1.4 Đội ngũ “Nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”[1] trong việc phát triển giáo dục Do vậy, muốn phát triển giáo dục - đào tạo, điều quan

trọng trước tiên là phải chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo Trong lí luận và thực tiễn, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục luôn được xem là lực lượng cốt cán của sự nghiệp phát triển GD-ĐT, là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục Do vậy, muốn phát triển GD&ĐT đào tạo, điều quan trọng trước tiên là phải chăm lo xây dựng và phát triển ĐNGV

1.5 Việc quản lí, đánh giá, phát triển đội ngũ GV ở các nước có nền giáo dục phát triển đã

có nhiều công trình nghiên cứu, ứng dụng Ở nước ta, vấn đề phát triển nguồn nhân lực đã có nhiều công trình nghiên cứu của tác giả như Phạm Minh Hạc, Nguyễn Minh Đường, Đặng Quốc Bảo, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương, Đặng Bá Lãm đề cập Vấn đề quản lí giáo dục, đào tạo cũng đã được một số tác giả như Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí, Lê Khánh Bằng, Phan Văn Kha, Nguyễn Minh Đường, nghiên cứu Các tác giả này đã xây dựng được hệ thống lí luận cốt lõi của lí thuyết phát triển, quản lí nguồn nhân lực nói chung Nhưng trong một số điểm cụ thể của từng cơ sở giáo dục ĐH thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới, nhất là vấn đề đánh giá đội ngũ GV ĐH

Trang 3

1.6 Chủ trương kiểm định các trường ĐH theo bộ tiêu chuẩn là việc làm cần thiết, trong

đó vấn đề đánh giá đội ngũ GV một cách khoa học theo hướng chuẩn hoá là một trong những điều kiện đảm bảo chất lượng quan trọng nhất trong quy trình này

Vấn đề đánh giá GV đã được đặt ra và được bàn bạc đến trong một số bài viết đăng trên các tạp chí hoặc kỷ yếu các hội thảo khoa học Đặc biệt, trong thời gian gần đây, GS.TS Nguyễn Đức Chính, PGS.TS Nguyễn Phương Nga và cộng sự cũng đã có nghiên cứu về vấn

đề Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động của GV trong ĐH Quốc Gia Hà Nội.[27]

Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích một số khía cạnh khác nhau về công tác quản lí phát triển, đánh giá đội ngũ GV Tuy nhiên, còn ít những nghiên cứu về đánh giá giảng viên ĐH theo hướng chuẩn hoá ở nước ta thì hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào trình bày một cách đầy đủ và hệ thống

Với những lí do trên, đồng thời nhằm góp phần thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí

giáo dục, chúng tôi chọn đề tài “Đánh giá giảng viên ĐH theo hướng chuẩn hoá trong giai

đoạn hiện nay ”

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề xuất phương pháp và quy trình đánh giá GVĐH theo hướng chuẩn hóa để các cơ sở giáo dục đại học áp dụng vào việc đánh giá GV của đơn vị mình góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GVĐH trong giai đoạn hiện nay

3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý cơ sở giáo dục ĐH

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đánh giá GV ĐH theo hướng chuẩn hóa

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu tiêu chí và quy trình đánh giá GV ĐH được định hướng bằng khung chuẩn nghề nghiệp và phương pháp, kỹ thuật đánh giá đa dạng thì việc đánh giá giảng viên sẽ mang tính chuẩn hoá và cho hiệu quả cao hơn

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Trang 4

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động đánh giá, đánh giá trong giáo dục, triết lý và nguyên tắc đánh giá GV, một điều kiện quan trọng đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH

5.2 Phân tích thực trạng công tác đánh giá đội ngũ GV ở ĐH để đánh giá và tổng kết thực tiễn

5.3 Đề xuất các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá GV theo các chức danh GV (GV, GV chính, GV cao cấp) làm ví dụ cho xây dựng quy trình đánh giá

5.4 Đề xuất quy trình đánh giá đội ngũ GV ở ĐH theo hướng chuẩn hóa, vận dụng cụ thể vào các trường ĐH như một điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo ĐH Thử nghiệm quy trình đánh giá GV

6 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Vì điều kiện khách quan và chủ quan còn nhiều hạn chế, chúng tôi giới hạn việc khảo sát thực trạng việc đánh giá đội ngũ GV ở các ĐH và các trường ĐH đại diện cho các vùng, miền, đồng thời chỉ ra khả năng vận dụng và thử nghiệm vào ĐH đa ngành, đa lĩnh vực - cụ thể là ĐH Đà Nẵng

Việc đánh giá con người, nhất là đối với đội ngũ GV - đội ngũ trí thức có vị trí xã hội đặc biệt là vấn đề nhạy cảm, luận án chỉ giới hạn nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá các hoạt động chính theo chức năng nhiệm vụ của GV Phạm trù tư tưởng, đạo đức, lối sống chỉ được phản chiếu qua việc thực thi nhiệm vụ của người GV

7 NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ

- Đánh giá theo hướng chuẩn hoá là định hướng cho người được đánh giá đồng thời là thước đo cho người đánh giá để cùng phấn đấu đạt chuẩn đề ra Đội ngũ giảng viên là đội ngũ trí thức có vị trí xã hội đặc biệt, cho nên việc đánh giá họ phải tuân thủ theo những triết lý, nguyên tắc và phương pháp phù hợp mới đảm bảo được mục đích là vừa vì sự phát triển của bản thân họ, vừa vì sự phát triển của nhà trường

- Khung chuẩn nghề nghiệp giảng viên hay cụ thể hơn là bộ tiêu chí đánh giá theo hướng chuẩn hoá, bao quát toàn bộ lĩnh vực cơ bản hoạt động chủ yếu của GV trong nhà trường (giảng dạy, NCKH, dịch vụ chuyên môn, trách nhiệm công dân) do các nhà quản lý mong muốn Những tiêu chí, chỉ số là những mong muốn cụ thể của mỗi nhà trường theo mục tiêu mà họ hướng tới

- Trong quy trình đánh giá theo tiếp cận chuẩn hoá cần có sự tham gia của mọi lực lượng liên quan và bao quát mọi khía cạnh trong hoạt động nghề nghiệp của GV sẽ đảm bảo tính khách quan, chính xác góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

Trang 5

8 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Hoàn thiện nguyên tắc, cơ sở lý luận của việc đánh giá GV

- Xây dựng qui trình đánh giá GV theo chức danh một cách khoa học gắn với các tiêu chuẩn, tiêu chí

- Chỉ rõ thực trạng bức tranh đánh giá GV và phân tích thực trạng theo một số tiếp cận khoa học để tìm quy trình đánh giá xác đáng hơn

- Đề xuất qui trình đánh giá GV theo hướng chuẩn hoá và áp dụng vào đánh giá GV nói chung, trường hợp cụ thể là GV ở ĐHĐN

9 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

9.1 Cơ sở phương pháp luận

9.1.1 Phân tích hệ thống

Theo hệ phương pháp này, luận án xem đội ngũ GV là yếu tố quan trọng của quy trình đào tạo ĐH, tác động trực tiếp đến chất lượng, vì vậy việc đánh giá GV phải gắn liền với việc xác định mục tiêu, nội dung chương trình, giáo trình, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, NCKH và phát triển dịch vụ ở các cơ sở giáo dục đại học Việc đánh giá GV phải nằm trong hệ thống quản lí nguồn nhân lực cũng là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố,

có liên hệ mật thiết với nhau tạo thành một chỉnh thể trong mối quan hệ của các yếu tố phát triển đội ngũ

9.1.2 Tiếp cận phức hợp

Tiếp cận phức hợp là hệ phương pháp áp dụng vào việc nghiên cứu một đối tượng khi ta dựa trên nhiều lí thuyết khác nhau Để nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá GV, Luận án dựa vào nhiều lí thuyết khác nhau như: Tâm lí học, Giáo dục học, Hành chính học, Điều khiển học, Lí thuyết thông tin, Khoa học quản lí giáo dục, Lí thuyết phát triển nguồn nhân lực… làm cơ sở cho việc xây dựng các tiêu chí đánh giá

9.1.3 Phân tích thực tiễn

Theo cách tiếp cận này, khi nghiên cứu về quy trình đánh giá đội ngũ GV, luận án cần phải lưu ý đến yếu tố lịch sử, chính trị, truyền thống, văn hoá, điều kiện kinh tế - xã hội của giáo dục đào tạo, đặc biệt là đặc thù văn hoá Việt Nam, để làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chí và quy trình đánh giá

Trang 6

9.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

9.2.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá trong nghiên cứu các nguồn tài liệu lí luận và thực tiễn có liên quan đến công tác đánh giá nói chung và đánh giá nguồn nhân lực nói riêng bao gồm:

- Các tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin, các văn kiện của Đảng, Nhà nước, của Hồ Chí Minh có liên quan đến đề tài, nhất là tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán

bộ, đánh giá cán bộ;

- Các tác phẩm về tâm lí học, giáo dục học, khoa học quản lí, khoa học quản lí giáo dục,…trong và ngoài nước;

- Các công trình NCKH quản lí giáo dục của các nhà lí luận, các nhà quản lí giáo dục, các nhà giáo… có liên quan đến đề tài như các luận văn, luận án, các báo cáo khoa học, các chuyên khảo, các bài báo

Các tài liệu trên được phân tích, nhận xét, tóm tắt và trích dẫn phục vụ trực tiếp cho việc giải quyết các nhiệm vụ của đề tài

9.2.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phương pháp điều tra, khảo sát

+ Phỏng vấn sâu chuyên gia

+ Điều tra bằng bảng hỏi

9.2.3 Nhóm các phương pháp xử lí thông tin

- Sử dụng thống kê toán học để xử lí các kết quả nghiên cứu về định lượng và định tính

- Sử dụng phần mềm tin học

- Sử dụng mô hình, sơ đồ, đồ thị…

References

1 Ban chấp hành TW Đảng, Chỉ thị của Ban bí thư về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục (số 40-CT/TƯ)

Ba

n

Trang 7

2 Ban Khoa giáo Trung ương (2001), Triển khai Nghị quyết Đại hội IX trong lĩnh vực Khoa giáo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

Ba

n

3 Ban Tu thư khai trí (1971), Từ điển Việt Nam, Sài gòn, Khai trí Ba

n

4 Ban TCCB Chính phủ (Bộ Nội vụ) (1998), Quy chế đánh giá công chức hàng năm ban hành theo QĐ số: 11/1998/TCCP-CCVC ngày 05/12/1998

Ba

n

5 Đặng Quốc Bảo (1995), Một số tiếp cận mới về khoa học quản lí và việc vận dụng vào quản lí giáo dục, Trường Cán bộ quản lí GD và ĐT, HN

Ba

o

6 Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1999), Khoa học tổ chức và quản lí, một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Trung tâm NCKH tổ chức quản lí, Nxb Thống

kê, Hà Nội

Ba

o

7 V.P Bespalco (1996), So sánh các chuẩn giáo dục phổ thông quốc tế: Chuẩn giáo dục Hoa

Kỹ và chuẩn giáo dục LB Nga NXB Academa Moscow

Be

8 Bikas C Sanyal (2003), Quản lí trường ĐH trong Giáo dục ĐH, Tài liệu tham khảo Bi

9 Bộ GD&ĐT (2004), Đổi mới giáo dục ĐH Việt Nam - Hội nhập và thách thức, Kỷ yếu

Hội thảo quốc gia,(3-2004)

Bo

10 Bộ GD&ĐT (2006), Tài liệu Bộ GD&ĐT làm việc với các trường ĐH và Cao đẳng,

(10/2006)

Bo

11 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (2007), Quyết định số: 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 về việc ban hành tiêu chí đánh giá chất luợng trường ĐH

Bo

12 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (2008), Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT Ngày 28 tháng 11

năm 2008 về việc Ban hành Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên

Bo

13 Bộ trưởng - Trưởng Ban TCCB Chính phủ (Bộ Nội vụ) (1995), Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức bậc ĐH, ban hành theo QĐ số: 538/TCCP-BCTL ngày 18/12/1995

Bt

14 Centra, J A.(1998), Xác định hiệu quả công tác của giáo viên, Nxb JOSSEY-BASS, San

Francisco - London

Ce

15 Centra, J A.(1977), Đánh giá giảng dạy của SV và quan hệ với việc học tập của SV Tạp

chí nghiên cứu cứu của giáo dục Mỹ 1977 b, 14 (1), 17-24

Ce

16 Centra, J A.(1973) Tự đánh giá của GV ĐH: Một so sánh với đánh giá của SV Tạp chí

đánh giá giáo dục, 1973b, 287-295

Ce

17 Centra, J A.(1976), Ảnh hưởng của những hướng dẫn khác nhau đối với đánh giá giảng dạy của SV Tạp chí đánh giá giáo dục, 13 (4) 277-282

Ce

18 Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2000), Những tư tưởng chủ yếu về giáo dục, Tài Ch

Trang 8

liệu tham khảo, Hà Nội

19 Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Đại cương về khoa học quản lí, Giáo

trình dành cho các khoa đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục, Hà Nội

Ch

20 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2003), Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ, công chức trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước

Ch

21 Chính phủ nước CHXHCN Viêt Nam (2005), Nghị quyết 14-2005/NQ-CP: “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020”

Ch

22 Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2003), Điều lệ trường ĐH, Ban hành

theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính

phủ

th

23 Nguyễn Đức Chính, Đinh Thị Kim Thoa (2005), Đo lường và đánh giá trong giáo dục,

Tập bài giảng

Chi

24 Nguyễn Đức Chính, Đinh Thị Kim Thoa (2005), Kiểm tra đánh giá theo mục tiêu, Khoa

Sư phạm, ĐH Quốc Gia Hà Nội

Chi

25 Nguyễn Đức Chính (chủ biên) (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục ĐH, Nhà

xuất bản ĐHQG Hà Nội

Chi

26 Nguyễn Đức Chính (2004), Đánh giá GV ĐH, Khoa Sư phạm ĐHQG HN Chi

27 Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Phương Nga (2006), Báo cáo nghiệm thu đề tài trọng điểm cấp ĐHQG, MS:QGTĐ.02.06, NXB ĐH Quốc Gia

Chi

28 Nguyễn Đức Chính (2008), Tập bài giảng Đo lường đánh giá trong giáo dục, Khoa SP,

ĐH QGHN

Chi

29 Cohen, S.A và Berger, W.G.(1970) “Tầm quan trọng của những đánh giá kết quả đạt được của SV về các kỳ thi trong khoá học”

Co

30 Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục ĐH,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

Cu

31 Ngô Cương (2003), Đánh giá sự nghiệp Giáo dục công cộng (I), (II), Nxb Giáo dục

Thượng Hải

Cu

32 Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành TW (Khóa VIII), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

Da

33 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội

Da

34 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002),Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành TW ( Khóa IX), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

Da

Trang 9

35 Nguyễn Tiến Đạt (2000), Kinh nghiệm và thành tựu GD&ĐT trên thế giới, Hà Nội Da

36 Vũ Cao Đàm (1996), Phương pháp luận NCKH, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Da

37 Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ III Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về chiến lược cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Da

38 Michel Develay (biên dịch Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Phan Hữu Chân) (1998), Một số vấn

đề về đào tạo giáo viên, Nxb Giáo dục

De

39 ĐH Đà Nẵng (2005), Quy hoạch phát triển tổng thể ĐH ĐN đến năm 2015 Dh

40 ĐH Đà Nẵng (2007),Hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng năm học 2006-2007 Dh

41 ĐH Quốc Gia Hà Nội - Trường CBQLGD& ĐT (HVQLGD) (2000), Giáo dục học ĐH, (tài liệu dùng để NC chuyên đề"Giáo dục học ĐH" theo chương trình cấo chứng chỉ phục vụ chức danh giáo chức bậc ĐH)

Dh

42 Doyle, K.O Jr và Wobber, P.L (1978) Tự đánh giá giảng dạy Trung tâm dịch vụ đo

lường giáo dục

Do

43 Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Hà Nội

Du

44 Nguyễn Minh Đường (1996), Tổ chức và quản lí quá trình đào tạo, Tài liệu dùng cho các

khoá đào tạo bồi dưỡng sau ĐH về khoa học giáo dục

Du

45 Trần Khánh Đức (2004), Quản lí và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM, Nxb Giáo dục, Hà Nội

Du

46 Trần Khánh Đức, Đặng Bá Lãm, Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta trong thời

kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Giáo dục, Hà Nội

Du

47 Fuller, F.F và Mannin, B.A.(1973), Tự đối đầu Tạp chí nghiên cứu giáo dục, 43 (4),

469-528

Fu

48 Guthrie, E.R.(1954), Đánh giá giảng dạy: Báo cáo tiến bộ SV, Seatle Gu

49 Tô Tử Hạ Chủ biên (2005), Nghiệp vụ về công tác tổ chức nhà nước, Nxb Thống kê Ha

50 Trịnh Thị Hồng Hà (2/2007), “Đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo hướng chuẩn

hoá”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, (17), tr.36

Ha

51 Đặng Xuân Hải, Trần Xuân Bách (2008), “Phương pháp phản hồi 360 độ với việc đánh

giá cán bộ, GV các trường ĐH và vai trò của SV trong việc đánh giá giảng dạy”, Tạp chí Giáo dục số 187, Tr.7

Ha

52 Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

Ha

c

53 Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại Ha

Trang 10

hoá, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội c

54 Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội

Ha

c

55 Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội

Ha

c

56 Nguyễn Quang Huỳnh (2003), Cơ sở kinh tế - xã hội và một số vấn đề giáo dục ĐH và THCN của Việt Nam đầu thế kỷ 21, Nxb ĐH Quốc Gia Hà Nội

Hu

57 Đặng Thành Hưng (2005), “Quan niệm về chuẩn và chuẩn hoá trong giáo dục”, Kỷ yếu hội thảo Viện Chiến lược 27/01/2005

Hu

58 James L Bess (chủ biên) (1999) , Nền tảng giáo dục ĐH Mỹ, Nxb SIMON &

SCHUSTER CUSTOM, Tài liệu tham khảo

J

59 Khoa Sư phạm ĐH Quốc gia Hà Nội (2004), Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên, Kỷ yếu Hội thảo khoa học.(10/2004)

Kh

60 Khoa sư phạm ĐHQG Hà Nội (2004), Một số vấn đề về giáo dục học ĐH,NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội

Kh

61 Bùi Thị Ngọc Lan (2002), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội

La

62 Nguyễn Lân (1989), Từ điển từ và ngữ Hán Việt, Nxb Tp Hồ Chí Minh, La

63 Đặng Bá Lãm (6/2005), Báo cáo tổng kết đề tài: Luận cứ khoa học cho các giải pháp đổi mới quản lí nhà nước về giáo dục ở nước ta trong thập niên đầu thế kỷ 21

La

64 Larson, R.I.(1970), Đánh giá giảng dạy tiếng Anh ĐH New York La

65 Trần Thị Bích Liễu (2007), Đánh giá chất lượng giáo dục, nội dung - phương pháp - kỹ thuật, NXB ĐHSP, Hà Nội

Li

66 Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Quản lí nguồn nhân lực giáo dục, Bài giảng cho các khoá

đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục, HN

Lo

67 Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí (2000),

Những tư tưởng chủ yếu về giáo dục, Tài liệu tham khảo

Lo

68 Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Đức Chính (2005), “Chuẩn và chuẩn hoá trong giáo

dục-Những vấn đề lí luận và thực tiễn”, Tham luận Hội thảo Chuẩn và Chuẩn hoá trong giáo dục-Những vấn đề lí luận và thực tiễn-Hà Nội 27/1/2005

Lo

69 Hồ Viết Lương (2005), “Chuẩn quốc gia về giáo dục phổ thông - thách thức lớn trong lí

luận chương trình dạy học của giáo dục hiện đại”, Kỷ yếu Hội thảo chuẩn và chuẩn hoá trong giáo dục - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Viện Chiến lược và Chương trình

Lu

Ngày đăng: 08/02/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w