Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên lợn thịt nuôi tại trại lợn công ty cổ phần thiên thuận tường, cẩm phả, quảng ninh (Trang 29)

* Phương pháp xác định tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn thịt

-Thống kê toàn bộ đàn lợn cần theo dõi của trại theo các chỉ tiêu.

-Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh, phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt của trại.

-Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày để phát hiện và chẩn đoán các bệnh có thể xảy ra trên đàn lợn thịt.

-Ghi chép số liệu và tính toán tỷ lệ lợn mắc các bệnh.

Điều trị bệnh gặp trên đàn lợn thịt tại trại

-Bệnh viêm phổi ở lợn

Điều trị: Tiamulin 10 % (thành phần Tiamulin HF 100 mg tá dược vừa đủ 1 ml) tiêm bắp liều trung bình 1 - 1,5 ml/ 10 kg/ TT/ lần/ ngày. Dùng liên tục 3 - 5 ngày.

-Bệnh tụ huyết trùng

Điều trị: Dùng Ceftri One LA (thành phần Ceftriaxọne sodium 10g, Spectinomycine 5g, dung môi vừa đủ 100ml) tiêm sâu bắp thịt liều 1ml/10kg TT, tiêm 2 liều, liều sau cách liều trước 48h.

-Hội chứng tiêu chảy ở lợn

Điều trị: Dùng Hanflor LA (thành phần Florfenicol 300 mg tá dược vừa đủ 1ml) tiêm bắp. Liều 1 ml/20 kg TT. Tiêm 2 mũi, cách nhau 48 giờ.

Lịch phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn thịt của trại được trình bày ở bảng 3.1:

Bảng 3.1. Lịch tiêm vắc xin cho lợn con và lợn thịt tại trang trại Tuần tuổi Loại vắc xin Cách dùng Phòng bệnh

1 Suyễn + Glassor Tiêm bắp Suyễn lợn, viêm đa xoang 2 Tai xanh Tiêm bắp Tai xanh (lần 1) 3 Suyễn + Glassor Tiêm bắp Suyễn lợn, viêm đa xoang 4 Tai xanh Tiêm bắp Tai xanh (lần 2) 5 Dịch tả + THT Tiêm bắp Tả cổ điển, tụ huyết trùng

6 LMLM Tiêm bắp Lở mồm long móng

7 Viêm phổi dính sườn Tiêm bắp Viêm phổi dính sườn

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý theo phần mềm Microsoft Excel 2010 trên máy vi tính.

Các công thức được tính như sau:

- Tỷ lệ lợn thịt mắc bệnh: Tỷ lệ lợn thịt mắc bệnh (%) =  số lợn thịt mắc bệnh x 100  số lợn thịt theo dõi - Tỷ lệ lợn thịt khỏi bệnh: Tỷ lệ lợn thịt khỏi bệnh (%) =  số lợn thịt khỏi bệnh x 100  số lợn thịt điều trị - Tỷ lệ nuôi sống: Tỷ lệ nuôi sống (%) =  số lợn sống x 100  số lợn theo dõi Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại

Đối tượng nuôi của trại là lợn nái sinh sản, lợn đực giống và lợn thương phẩm. Các giống lợn được nhập từ nước ngoài như Yorkshire, Landrace, Pietrain, Hampshire, Duroc. Trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,3 - 2,4 lứa/năm. Số con sơ sinh là 11,20 con/lứa, số con cai sữa: 9,9 con/lứa.

Lợn từ chuồng úm được chuyển sang chuồng thương phẩm để nuôi thành lợn thương phẩm. Đến khoảng 4 đến 5 tháng tuổi lợn có khối lượng trung bình từ 90 đến 105 kg/con thì xuất bán.

Qua điều tra từ số liệu sổ sách theo dõi của trại trong đầu năm 2021 thì cơ cấu đàn lợn được thể hiện qua bảng 4.1:

Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại giống hạt nhân (2021)

STT Tổng đàn Loại lợn 5273 1 Lợn đực giống 68 2 Lợn nái hậu bị 187 3 Lợn nái sinh sản 498 4 Lợn thịt 1999 5 Lợn nhập ngoại 174 6 Lợn con theo mẹ 618

7 Lợn con cai sữa 1729

Qua bảng 4.1 cho thấy:

Tại trại lợn con theo mẹ có xu hướng được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 28 ngày tuổi tiến hành cai sữa và chuyển sang chuồng cai sữa của trại. Số lợn đực giống trong năm 2021 được đầu tư để cải thiện chất lượng tinh. Cụ thể lợn ngoại được nhập từ Canada là 174 con bao gồm các giống Duroc, Yorkshine, Landrace. Lợn nái có xu hướng tăng khi lợn nái hậu bị là 187 con, loại dần những nái già, khả năng sản xuất kém đồng thời tăng đàn nái trong năm 2021. Hiện tại tổng đàn của trại giống hạt nhân là 5273 con.

4.2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn tại trại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.1. Công tác chăn nuôi

Hàng ngày thường xuyên thực hiện công tác cho lợn ăn, kiểm tra tình hình sức khỏe của đàn lợn, kiểm tra đường nước, vệ sinh chuồng trại, khu vực xung quanh chuồng trại để đảm bảo một môi trường tốt tạo điều kiện thuận lợi cho lợn sinh trưởng và phát triển tốt đạt khối lượng bình quân dự kiến khi xuất chuồng. Chuồng nuôi được xây dựng khép kín, trang thiết bị hiện đại, có hệ thống dàn mát và quạt thông gió, cửa sổ kính có thể mở ra để sử dụng gió ngang vậy nên rất thuận lợn trong việc điều chỉnh độ thông thoáng cho chuồng nuôi. Thức ăn cho lợn thịt được sử dụng là thức ăn do Công ty TNHH De Heus cung cấp.

* Thực hiện quy trình kỹ thuật

Ở trong chăn nuôi lợn trang trại hiện đang áp dụng quy trình “cùng vào cùng ra”, trong đó một chuồng hoặc một ô được đưa vào để nhốt đồng loạt cùng một loại lợn (có thể tương đương về khối lượng hoặc tuần tuổi). Sau một thời gian nuôi nhất định số lợn này được xuất khỏi chuồng. Sau đó tiến hành vệ sinh chuồng trại, khử trùng, tiêu độc, phun vôi và chuẩn bị đưa lứa lợn tiếp theo vào.

*Thực hiện dây truyền sản xuất khép kín

Công ty đã tổ chức được dây truyền sản xuất khép kín, từ lợn nái, lợn đực giống, lợn con cai sữa cho đến lợn thương phẩm. Đây là một điều kiện lý tưởng giúp công ty kiểm soát về nguồn gen, đảm bảo về chất lượng đầu vào lợn thương phẩm, thuận lợi trong công tác quản lý giống, phòng ngừa nguồn lây bệnh từ bên ngoài trại

*Chăm sóc và quản lý lợn

Công việc hàng ngày cần làm ở chuồng lợn thịt là: kiểm tra lượng cám ngày hôm trước lợn đã ăn hết hay còn thừa, cho lợn ăn, quan sát kiểm tra toàn đàn lợn xem có cá thể nào bỏ ăn hay có biểu hiện của bệnh không, quét dọn chuồng, thay máng nước, kiểm tra đường nước uống…

*Công tác theo dõi chăm sóc phát hiện lợn ốm

Hàng ngày, tiến hành quan sát, kiểm tra để có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn lợn, cũng như phân biệt lợn khỏe, lợn ốm nhằm kịp thời tách lợn ốm ra một ô riêng để lên kế hoạch điều trị và chế độ chăm sóc phù hợp.

Vào mỗi buổi sáng tiến hành quan sát lượng cám thừa trong máng ăn, sau đó cho lợn ăn đồng thời theo dõi lợn trong từng ô chuồng nuôi, đánh dấu những con bỏ ăn, biểu hiện lạ và lưu ý những ô chuồng có phân nhão, lỏng. Sau đó tiến hành vệ sinh chuồng trại , tách và điều trị bệnh cho lợn nếu có.

Tùy vào điều kiện thời tiết, độ tuổi của lợn để điều chỉnh nhiệt độ, tốc độ gió và độ thông thoáng phù hợp cho chuồng nuôi.

Bảng 4.2. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng lợn thịt STT Công việc Số lần thực hiện Kết quả Đạt % 1 Cho ăn 350 350 100

2 Kiểm tra vòi nước uống 350 350 100 3 Vệ sinh chuồng (dọn phân) 175 175 100 4 Vệ sinh máng, thay nước 175 175 100

5 Tách lợn ốm để cách ly 12 12 100

6 Vệ sinh máng ăn 7 7 100

7 Mổ khám 3 3 100

8 Phun sát trùng 25 25 100

Nhìn vào bảng 4.2 kết quả thực hiện khối lượng công việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt. Qua thời gian làm việc trực tiếp tại chuồng lợn thịt em đã thực hiện được quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn thịt.

Công việc cho lợn ăn đặc biệt cần chú ý vì nếu cho ăn quá ít thì lợn sẽ đói và chậm lớn, cho ăn quá nhiều thì lượng cám thừa đến ngày hôm sau sẽ không còn mùi thơm để kích thích lợn ăn nữa, cám thừa ẩm mốc và hỏng lợn ăn vào sẽ bị tiêu chảy, vừa ảnh hưởng tới năng suất vừa làm tăng chi phí thức ăn. Vì vậy dựa vào lượng cám tiêu thụ của ngày hôm trước để xác định khẩu phần ăn cho lợn vào ngày hôm sau nhằm tối ưu hóa việc tiếp nhận thức ăn của lợn và hạn chế tối đa cám thừa bị thất thoát.

Đối với công việc vệ chuồng, vệ sinh máng ăn, thay nước: hàng ngày sau khi cho lợn ăn, em tiến hành quét chuồng trại, dọn phân vào máng tắm cho lợn sau đó xả và thay nước mới vào. Vệ sinh máng ăn, chuồng em phụ trách hiện tại chưa được lắp đặt hệ thống máng ăn tự động vì vậy mỗi ngày đều phải dọn thức ăn thừa và quét bụi cám để tránh cám dính cục vào máng

ăn, lâu ngày sẽ bị mốc làm ảnh hưởng tới sức khỏe đàn lợn. Điều kiện chuồng nuôi có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của đàn lợn và phòng ngừa dịch bệnh vậy nên em cố gắng dọn chuồng nuôi sạch sẽ, thông thoáng thì đàn lợn sẽ thoải mái, chống stress, hấp thụ và chuyển hóa thúc ăn tốt hơn. Chính vì thế nên khâu vệ sinh chuồng trại hằng ngày là một công việc rất quan trọng.

Khó khăn về nguồn nước sạch nên công việc kiểm tra bể nước, vòi nước uống được thực hiện thường xuyên để xem bể chứa có hết nước hay không, các núm uống có tắc hay không, màu sắc của nước có trong hay không, từ đó sẽ giúp xử lý các vấn đề liên quan đến nguồn nước một cách kịp thời và hiệu quả. Vì vậy, trong quá trình vệ sinh chuồng trại em thường kiểm tra vòi nước uống và trong thời gian rảnh thì đi kiểm tra bể lọc và bể chứa nước uống cho lợn.

Tách lợn ốm, còi cọc kém ăn chậm lớn để theo dõi điều trị và chăm sóc. Điều này rất cần thiết trong việc quản lý đàn lợn, phòng tránh bệnh lây lan. Khi chuồng có lợn chết, em tiến hành kiểm tra, mổ khám để xác định nguyên nhân chết, nếu lợn chết do mắc bệnh truyền nhiễm thì báo cáo với quản lý khu trại và thực hiện biện pháp xử lý kịp thời. Để phòng bệnh thì 1 tuần em phun sát trùng một lần đối với trong chuồng và 3 tuần một lần đối với khu vực xung quanh chuồng trại.

Như vậy, công tác quản lý tốt sẽ hạn chế rủi ro và thất thoát, từ đó tối ưu chi phí chăn nuôi, đêm lại năng suất và lợi nhuận kinh tế cho người chăn

nuôi.

4.2.2. Công tác thú y

* Công tác vệ sinh: công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới thành quả chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Vikon S 500 định kỳ, tỷ lệ pha như sau:

-Sát trùng bề mặt chuồng, hệ thống cấp nước, giày ủng bánh xe: 1:100 (300ml/1m2) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Sát trùng không khí: 1:200

-Rắc vôi định kỳ ở cửa vào và trên đường đi trong chuồng, khu tiêu hủy lợn…

Qua quá trình làm việc em đã nắm được quy trình vệ sinh sát trùng trong chăn nuôi như thế nào là hợp lý, cách sử dụng thuốc sát trùng, liều lượng phù hợp và điều quan trong là khi phun sát trùng phải mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, gang tay, đội mũ...để đảm bảo an toàn. Kết quả trong công tác vệ sinh cụ thể được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi

Công việc Số Tuần Kết quả (lần)

Phun sát trùng 25 25

Rắc vôi 25 14

Quét mạng nhện 25 5

Vệ sinh hố bể sát trùng 25 20

Lau kính 25 3

Bảng 4.3 cho thấy các công việc được thực hiện trong công tác vệ sinh chăn nuôi đều được thực hiện đầy đủ và không được bỏ sót khâu nào. Đảm bảo an toàn trong phòng bệnh, bảo vệ đàn lợn khỏe mạnh và phát triển tốt.

4.2.3. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt

4.2.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn thịt tại trại

Bảng 4.4. Chương trình dinh dưỡng dành cho lợn thịt tại cơ sở

Tuần tuổi Khẩu phần

(kg/con/ngày) Loại TĂ

Tổng (Kg) Tổng TĂ/Lợn(kg) 4 0,15 3800 1,05 222,25 5 0,3 3803 16,1 6 0,5 7 0,7 8 0,8 9 1,0 3842 25,9 10 1,2 11 1,5 12 1,7 3804 82,6 13 1,8 14 2,0 15 2,1 16 2,1 17 2,1 18 2,2 3840 96.6 19 2,2 20 2,2 21 2,4 22 2,4 23 2,4 (Nguồn: TNHH Dehus)

Qua bảng 4.4 cho thấy thức ăn cho lợn của trại ăn là thức ăn hỗn hợp đầy đủ chất dinh dưỡng do Công ty TNHH De Heus sản xuất bao gồm các loại thức ăn cho lợn thịt ăn là: 3800, 3803, 3842, 3804, 3840.

Lợn giai đoạn 4 tuần tuổi sử dụng loại thức ăn hỗn hợp 3800 với khẩu phần ăn tự do trong tuần là 0,15 kg/con/ngày. Giai đoạn lợn từ 5 – 8 tuần tuổi sử dụng loại thức ăn hỗn hợp 3803 với khẩu phần ăn tự do tăng theo tuần từ 0,3 kg/con/ngày ở tuần 5 đến 0,8 kg/con/ngày ở tuần 8. Lợn từ tuần 9 – 11 tuần tuổi sử dụng loại thức ăn hỗn hợp 3842 với khẩu phần ăn tự do lần lượt theo tuần 1,0; 1,2;1,5 kg/con/ngày. Giai đoạn từ tuần 12-17 tuần tuổi sử dụng thức ăn hỗn hợp 8304 với khẩu phần ăn tự do lần lượt theo tuần 1,7; 1,8; 2,0 ;2,1; 2,1; 2,1 kg/con/ngày. Đối với lợn giai đoạn 18-23 tuần tuôi sử dụng loại thức ăn hỗn hợp 3840 với khẩu phần ăn lần lượt theo tuần 2,2; 2,2; 2,2; 2,4; 2,4; 2,4 kg/con/ngày. Tổng thức ăn tiêu thụ của 1 lợn thịt từ 4-23 tuần tuổi là 222,25 kg TĂ/con.

4.2.3.2. Tình hình bệnh trên đàn lợn thịt tại cơ sở

Bảng 4.5. Tỷ lệ lợn mắc một số bệnh theo các tháng Tháng Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) Số lợn chết (con) Tỷ lệ lợn chết (%) 12 199 1 0,5 1 0,5 1 198 1 0,5 0 0 2 198 5 2,53 2 1,01 3 196 2 1,02 1 0,5 4 195 3 1,54 0 0 5 195 0 0 0 0 Tổng 199 12 6,06 4 2,01

Qua bảng 4.5 cho thấy tình hình nhiễm bệnh ở các tháng là khác nhau. Tổng số lượng lợn theo dõi là 199 con; tổng số lợn mắc bệnh là 12 con, chiếm tỷ lệ 6,06 %; số lợn chết là 4 con, chiếm tỷ lệ 2,01 %. Như vậy số lợn chết chiếm 1/3 tổng số lợn mắc bệnh, điều trị khỏi 2/3 số lợn mắc bệnh.

4.2.3.3. Tỷ lệ nuôi sống của lợn thịt nuôi tại trại

Tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn thịt nuôi tại trại được thể hiện ở bảng 4.7

Bảng 4.6: Tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn thịt nuôi tại trại qua các tháng

Tháng Số lợn theo dõi Tỷ lệ nuôi sống (%) Cộng dồn (%) 12 199 100 100 1 198 99,50 99,50 2 198 100 99,50 3 196 98,99 98,49 4 195 99,49 97,99 5 195 100 97,99

Qua bảng 4.6 cho thấy tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn rất cao, đạt 97,99% chứng minh rằng điều kiện chuồng trại, công tác quản lý, chăn nuôi, phòng và chữa bệnh tại cơ sở là phù hợp làm giảm khả năng nhiễm bệnh trên đàn lợn, nâng cao tỷ lệ nuôi sống đem lại hiệu quả cao trong chăn nuôi lợn thịt.

4.3. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn bằng thuốc và vắc xin

- Công tác tiêm phòng:

Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn thịt của trại được trình bày ở bảng 4.7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.7. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho lợn thịt của trại

Tuần

tuổi Loại vắc xin

Cách dùng Phòng bệnh Số lợn được tiêm (con) Số lợn an toàn (con) Tỷ lệ (%) 5 Dịch tả + THT Tiêm bắp Tả cổ điển, tụ huyết trùng 199 199 100 6 LMLM Tiêm bắp Lở mồm long móng 198 198 100 7 Viêm phổi dính sườn Tiêm bắp Viêm phổi dính sườn 198 198 100

Trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch tả lợn Châu Phi thì công tác vệ sinh phòng bệnh càng được đặt lên hàng đầu vì chưa có vắc xin phòng

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên lợn thịt nuôi tại trại lợn công ty cổ phần thiên thuận tường, cẩm phả, quảng ninh (Trang 29)