Kết quả công tác điều trị

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên lợn thịt nuôi tại trại lợn công ty cổ phần thiên thuận tường, cẩm phả, quảng ninh (Trang 43 - 46)

Tên

bệnh Tên thuốc Liều lượng

Cách dùng Thời gian điều trị (ngày) Số lợn điều trị (con) Số lợn khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Viêm phổi Tiamulin 10 % 1 – 1,5ml/ 10kg TT Tiêm bắp thịt 3 – 5 ngày 7 4 57 Tiêu chảy Hanflor LA 1ml/20kg TT Tiêm bắp thịt 3 ngày 4 4 100 THT Ceftri one LA 1ml/10kg TT Tiêm bắp thịt 4 ngày 1 1 100

Qua bảng 4.9 cho thấy: - Bệnh viêm đường hô hấp

+ Điều trị: Bệnh viêm đường hơ hấp có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị, tùy vào giai đoạn phát triển của lợn. Ở trại thường sử dụng loại thuốc sau:

+ Tiamulin 10 % (thành phần Tiamulin HF 100 mg tá dược vừa đủ 1 ml) tiêm bắp liều trung bình 1 – 1,5 ml/ 10 kg/ TT/ lần/ ngày. Dùng liên tục 3 – 5 ngày rồi theo dõi.

- Hội chứng tiêu chảy ở lợn

+ Điều trị: Dùng Hanflor LA (thành phần Florfenicol 300mg tá dược vừa đủ 1 ml) tiêm bắp. Liều 1 ml/20 kg TT. Tiêm 2 mũi, cách nhau 48 giờ.

Kết quả điều trị 4 con, khỏi 4 con, tỷ lệ 100 % - Tụ huyết trùng

+ Điều trị: Dùng Ceftri One LA (thành phần Ceftriaxọne sodium 10g, Spectinomycine 5g, dung môi vừa đủ 100ml) tiêm sâu bắp thịt liều 1ml/10kg TT, tiêm 2 liều,cách nhau 48h.

4.5. Kết quả khác

Ngồi việc chăm sóc, ni dưỡng đàn lợn và tiến hành nghiên cứu chuyên đề khoa học, em cịn tham gia một số cơng việc khác như:

- Tham gia hỗ trợ dự án nuôi lợn thịt bổ sung chế phẩm sinh học probiotic - Lấy mẫu phân, mẫu đất, cân lợn và đo độ dày mỡ lưng cho dự án - Mổ khám lợn chết

Tiến hành: trước tiên khám sơ bộ cơ thể lợn, sờ hạch ở cổ và ở bẹn, màu sắc của da sau đó lần lượt mổ khám hạch ở cổ, hạch ở bẹn, khớp chân, mổ tách xoang ngực và lần lượt khám từng cơ quan nội tạng. Dựa vào đặc điểm bệnh tích, hình thái, màu sắc…để chuẩn đoán bệnh.

- Xử lý lợn bị lòi dom:

Tiến hành như sau: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết (găng tay, cồn sát trùng, kim khâu, băng gạc…) Đeo găng tay để vệ sinh và tránh làm tổn thương niệm mạc ruột, dùng nước muối sinh lý (0,9 %) hoặc cồn iodine nhỏ lên phần ruột bị sa, dùng dao mổ tiến hành loại bỏ những tổ chức hoại tử hoặc nhiễm bẩn, sau đó tiến hành nhét phần ruột vào bụng qua hậu môn. Dùng chỉ may vịng theo cơ vịng hậu mơn dạng rút túi, không rút quá chặt, chừa lỗ cho phân đi ra ngồi. Hạn chế ăn, sau 7 ngày cơ vịng vững chắc, có thể cắt chỉ hoặc để chỉ tự bung ra.

- Chuẩn bị nhập lợn:

Chuẩn bị các dụng cụ và công việc như sau:

+ Quét lại nền chuồng các ô cho sạch sẽ, tránh bụi bẩn. + Chuẩn bị ván gỗ chắn các cửa để lùa lợn vào các ô.

+ Chuẩn bị đá nhỏ cài núm uống để kích thích lợn con biết vị trí uống nước. + Thắp sẵn các bóng úm trước khi lùa lợn vào.

+ Điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi từ hệ thống quạt. + Lọc lợn theo đúng kích cỡ, to xếp phía dưới gần quạt.

+ Dồn lợn vào góc máng nước để tập thói quen đi vệ sinh cho lợn. - Xuất lợn:

Khi có kế hoạch xuất lợn, công ty sẽ thông báo, công nhân kỹ thuật đuổi lợn lên thùng xe và sau đó em chở lợn ra khu cân lợn để kế toán cân và bán lợn.

Xe thu mua đến trại phải sạch sẽ, dừng tại cổng công ty không được phép di chuyển vào khu vực trại. Chỉ sử dụng xe của công ty để vận chuyển lợn từ trong trại ra ngồi cổng cơng ty sau đó cho lên xe thu mua. Xe của cơng ty sau đó phải rửa sạch sẽ và sát trùng rồi mới được vào trong khu vực trại nuôi.

Cân lần lượt từng xe, mỗi xe chở từ 8 – 15 con tùy vào số lượng của người mua. Khi đuổi lợn phải đuổi theo từng ô ra hành lang rồi đuổi đến cầu cân.

Xuất lợn xong phải quét dọn, rửa sạch sẽ rồi phun vôi cầu cân và đường đuổi lợn, xịt rửa vệ sinh xe của công ty và trả về nơi đỗ xe quy định.

- Vệ sinh chuồng trại sau khi xuất lợn:

Sau khi xuất hết lợn trong chuồng, em tiến hành xử lý phần thơ, hót hết phân và rác thải hữu cơ sau đó xịt ẩm nền chuồng cho phân khơ dính ở nền bở ra rồi xịt lại 1 lượt bằng nước sạch.

Xử lý xong phần thơ thì tiến hành dội sút đợi 30 phút sau đó xịt lại tồn bộ chuồng bằng máy xịt áp lực.

Tiếp theo là hịa vơi bột vào nước và dùng máy phun vơi để phun toàn bộ chuồng trại từ trong ra ngoài, hàng lang, tường bao quanh…

Sau khi nước vôi ở nền chuồng đã khơ thì phun sát trùng nền chuồng, sát trùng khơng khí và sát trùng khu vực xung quanh trại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiêu hủy lợn bệnh. - Thay núm uống cho lợn.

- Chát lại nền chuồng.

- Vệ sinh bể chứa nước của giàn mát.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên lợn thịt nuôi tại trại lợn công ty cổ phần thiên thuận tường, cẩm phả, quảng ninh (Trang 43 - 46)