1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN cứu KÍNH – KHIÊM NGỮ TRONG THƯ tín TIẾNG hán (có đối CHIẾU với TIẾNG VIỆT)

63 2,8K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 754 KB

Nội dung

Nghiên cứu kính- khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán sẽ giúp chúng tôihiểu sâu hơn về văn hoá giao tiếp của người Trung Quốc và những tinh hoa của văn hoáHoa Hạ, từ đó có thể sử dụng một c

Trang 1

§¹i häc Quèc gia Hµ Néi Trêng §¹i häc Ngo¹i ng÷

M· sè: N.08.13 CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ

Hµ Néi - 2009

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài

Trung Quốc là một trong những dân tộc đặc biệt coi trọng lễ nghi, coi trọng phéplịch sự Trong văn hoá giao tiếp, nguyên tắc lịch sự được đòi hỏi hết sức nghiêm ngặt.Tiêuchuẩn đầu tiên của lịch sự là đề cao đối tượng giao tiếp, hạ thấp bản thân Để thực hiệnnguyên tắc này, đối với người khác, người Trung Quốc dùng kính ngữ, với bản thân mìnhdùng khiêm ngữ

Việc sử dụng kính- khiêm ngữ một cách hợp lý, uyển chuyển còn thể hiện phẩmchất đạo đức khiêm tốn tốt đẹp của con người Phẩm chất đạo đức tốt đẹp này được cả xãhội thừa nhận và phấn đấu vươn tới Đồng thời, việc sử dụng kính- khiêm ngữ còn có tácdụng to lớn trong việc tạo không khí hoà nhã, hữu nghị trong giao tiếp

Kính- khiêm ngữ trong tiếng Hán vô cùng phong phú, tần suất sử dụng cao, phạm viứng dụng rộng Hệ thống từ ngữ này có liên quan mật thiết đến lịch sử văn hoá lâu đời vàthói quen giao tiếp ngôn ngữ của dân tộc Trung Hoa Làm thế nào để sử dụng chính xác,hợp lý kính-khiêm ngữ, điều này quả không đơn giản Nhiều năm nay, sự phức tạp cùngvới tầm quan trọng của kính-khiêm ngữ đã thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà ngônngữ học

Ngày nay, trong thời đại công nghệ thông tin, thư tín đã trở thành một phương thứcgiao tiếp vô cùng quan trọng và hữu hiệu Tuy nhiên, trong quá trình viết thư, không ít họcsinh Việt Nam thường phạm các lỗi về quy cách thư, đặc biệt là các lỗi về sử dụng kính-khiêm ngữ, điều này đôi lúc đã gây ra những trở ngại cho hiệu quả giao tiếp

Là một người học tập nghiên cứu tiếng Hán, chúng tôi hi vọng có thể sử dụng tiếngHán một cách chuẩn xác để biểu đạt tư tưởng tình cảm của mình, nhằm đạt hiệu quả caonhất trong giao tiếp Nghiên cứu kính- khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán sẽ giúp chúng tôihiểu sâu hơn về văn hoá giao tiếp của người Trung Quốc và những tinh hoa của văn hoáHoa Hạ, từ đó có thể sử dụng một cách uyển chuyển, hợp lý tiếng Hán vào giao tiếp Bởivậy chúng tôi quyết định chọn đề tài Nghiên cứu kính- khiêm ngữ trong thư tín tiếngHán( có đối chiếu với tiếng Việt) làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình

2.Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu kính- khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán nhằm mục đích nắm vữngquy tắc cấu tạo, đặc biệt là cách sử dụng của loại từ này, đồng thời tìm ra mối quan hệ mậtthiết giữa kính khiêm ngữ và văn hoá giao tiếp của dân tộc Hán Để công trình nghiên cứu

có tính thực dụng cao, đề tài còn tiến hành so sánh bước đầu kính- khiêm ngữ tiếng Hán vàkính- khiêm ngữ tiếng Việt, tìm ra điểm khác biệt và tương đồng cơ bản giữa chúng, trên

cơ sở đó chỉ ra những lỗi sai của học sinh Việt Nam khi dùng kính- khiêm ngữ tiếng Hánviết thư và những biện pháp khắc phục

Trang 3

3 Đối tượng nghiên cứu

Kính- khiêm ngữ trong tiếng Hán hết sức phong phú đa dạng, đối tượng nghiên cứucủa đề tài này chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu kính- khiêm ngữ trong thư tín hiện đại Trong

so sánh kính-khiêm ngữ tiếng Hán và tiếng Việt, đề tài chủ yếu sử dụng những thành quảnghiên cứu đã có sẵn về kính-khiêm ngữ tiếng Việt làm căn cứ

4.Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát lý luận về kính- khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán

- Miêu tả kết cấu và cách dùng của kính- khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán, sau đó tiếnhành so sánh với tiếng Việt, tìm ra điểm giống nhau và khác nhau

- Vận dụng kết quả nghiên cứu vào công tác dạy học tiếng Hán, đồng thời nêu các kiếnnghị có liên quan

5 Phương pháp nghiên cứu

Trước tiên đề tài áp dụng phương pháp thống kê tiến hành thống kê, khảo sát 200bức thư tiếng Hán của người Trung Quốc và 50 bức thư tiếng Việt của người Việt Nam,tiếp đó miêu tả đặc điểm cấu tạo của kính- khiêm ngữ Sau đó chúng tôi dùng phương phápphân tích tiến hành phân tích đặc điểm ngữ dụng của kính- khiêm ngữ trong thư tín Cuốicùng sử dụng phương pháp quy nạp để tổng kết các đặc điểm kết cấu và ngữ dụng củakính- khiêm ngữ thành những quy tắc cơ bản

Để có thể ứng dụng tốt hơn kết quả nghiên cứu vào công tác dạy, học tiếng Hán,chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát tình hình sử dụng kính- khiêm ngữ tiếng Hán củamột bộ phận sinh viên Việt Nam khi viết thư Từ đó phân tích và nêu lên các kiến nghị cóliên quan

6 Kết cấu công trình nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về kính- khiêm ngữ tiếng Hán

Chương 2: Đặc điểm của kính- khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán(có đối chiếu với tiếngViệt)

Chương 3: Ứng dụng của kết quả nghiên cứu vào dạy, học tiếng Hán cho sinh viên ViệtNam

Trang 4

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ KÍNH-KHIÊM NGỮ TIẾNG HÁN 1.Lịch sử vấn đề

Tiếng Hán là một trong những ngôn ngữ có lịch sử lâu đời và vốn từ vựng phongphú nhất trên thế giới Người dân Trung Quốc trong quá trình giao tiếp đặc biệt chú trọng

sự nho nhã lịch thiệp trong ngôn ngữ và cử chỉ Từ xưa tới nay đã tích luỹ được một hệthống kính- khiêm ngữ hình thành từ trong giao tiếp của quảng đại quần chúng nhân dân

Lời nói lịch thiệp văn minh này mang đậm nét truyền thống trọng “ hoà khí, nhonhã, khiêm tốn” của dân tộc Hán và được đông đảo nhân dân coi như là nguyên tắc cơ bảntrong giao tiếp Tuy nhiên, những nghiên cứu liên quan tới vấn đề này còn thiếu khuyết.Ngoài các nghiên cứu chuyên sâu của hai nhà ngôn ngữ: Chu Duy Phương với “Điều tra về

hiện tượng lễ phép trong ngôn ngữ thư tín” trong Học báo đại học ngoại ngữ Bắc Kinh

1997, Đàm Gia Kiện với “Ngữ dụng về phép lịch sự trong thư tín” trong Quang minh nhật

báo 1996, các bài viết khác chủ yếu chỉ là điểm qua những vấn đề có liên quan đến

kính-khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán Các tác giả Hồng Thành Ngọc, Lưu Hồng Lệ, DươngThụ Đạt, Cao Minh Khải, Vương Lực, Lã Thúc Tương, Chu Đức Hy, Dương Bá Tuấn vv đều từng bàn đến kính- khiêm ngữ ở một phương diện nào đó trong tác phẩm của mình

Trong “Điều tra về hiện tượng lịch thiệp trong ngôn ngữ thư tín”, Chu Duy Phương

đã tiến hành điều tra 261 bức thư thông thường và một số loại thư khác Nội dung điều trabao gồm xưng hô ngoài bì thư, xưng hô đầu thư, lời hỏi thăm, tự xưng và đối xưng, lời kếtthư Kết quả điều tra chứng minh sự khác biệt về địa vị xã hội càng lớn, quan hệ càng xathì mức độ lễ phép lịch sự giữa người gửi thư và người nhận thư càng lớn Kết quả điều tracũng nêu rõ trong quá trình sử dụng, nguyên tắc hạ thấp bản thân, đề cao người khác có thểkhông cân xứng Cách dùng kính- khiêm ngữ không cân xứng(chỉ hạ thấp bản thân, hoặcchỉ đề cao người khác) còn thể hiện tính lịch sự nhiều hơn cả cách dùng kính-khiêm ngữ cótính cân xứng ( vừa hạ thấp bản thân, vừa đề cao người khác)

Trong “Từ ngữ lịch sự dùng trong thư tín” tác giả Đàm Gia Kiện đã thống kê những

từ ngữ dùng ở đầu thư, ở cuối thư và từ xưng hô thể hiện sự lễ phép lịch sự Ông chỉ rarằng tần số sử dụng kính- khiêm ngữ nhiều nhất là trong thư tín truyền thống

Thành quả nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ khác đều có những giá trị tham khảoquan trọng, cho chúng tôi nhiều gợi ý lớn, đồng thời chúng tôi cũng phát hiện còn một sốvấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Cụ thể là:

Thứ nhất, Chu Duy Phương và Đàm Gia Kiện chỉ tập trung vào khảo sát, thống kêtình hình sử dụng kính khiêm ngữ trong thư truyền thống chứ chưa đề cập đến hàm ý vănhoá và đặc điểm cấu trúc của kính- khiêm ngữ

Trang 5

Thứ hai, trong thực tế thư tín giao dịch càng chú trọng việc sử dụng kính- khiêmngữ hơn thư tín thông thường, do vậy các nghiên cứu của hai tác giả chưa nêu đầy đủ tìnhhình sử dụng kính- khiêm ngữ trong thư tín nói chung.

Thứ ba, mấy năm gần đây, ý thức được tầm quan trọng của kính- khiêm ngữ tronggiao tiếp, một số học giả Việt Nam bắt đầu chú ý đến kính- khiêm ngữ, nhưng nhữngnghiên cứu đó đều từ những góc độ khác đề cập đến một phương diện nào đó của kínhkhiêm ngữ mà thôi Ví dụ: Tác giả Phạm Ngọc Hàm có tác phẩm “Đặc điểm và cách sửdụng của lớp từ ngữ xưng hô tiếng Hán(trong sự so sánh với tiếng Việt)” (luận án tiến sỹnăm 2004); tác giả Phạm Thị Thành có nghiên cứu “Nghi thức lời nói tiếng Việt hiện đạiqua các phát ngôn: chào- cảm ơn-xin lỗi”(Luận án phó tiến sỹ ngữ văn năm 1995) Có thểthấy các nghiên cứu chuyên sâu về kính- khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán còn hạn chế

Mặc dù các nghiên cứu có liên quan đến kính- khiêm ngữ của các nhà ngôn ngữ tuychưa toàn diện, nhưng thành quả nghiên cứu của họ đã cung cấp cho chúng tôi cơ sở lýluận và thực tiễn giúp chúng tôi có thể đi sâu nghiên cứu đặc điểm, cách dùng của kính-khiêm ngữ tiếng Hán, so sánh với tiếng Việt để tìm ra điểm dị đồng, đồng thời chỉ ranhững lỗi sai có liên quan đến kính- khiêm ngữ mà học sinh Việt Nam thường mắc phảikhi viết thư tiếng Hán, nêu lên những kiến nghị đối với việc dạy, học viết thư tiếng Hánnhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập tiếng Hán

2.Định nghĩa về kính- khiêm ngữ

Các nhà ngôn ngữ Trung Quốc đã đưa ra không ít các khái niệm về kính- khiêmngữ

Tác giả Vương Kim Phương trong “Thử bàn về đặc điểm của kính ngữ cổ đại Trung

Quốc”( Học báo dạy học Vũ Hán năm 2000) cho rằng: “ Cái gọi là kính ngữ cổ đại chính

là các từ ngữ tương đối cố định có sắc thái khiêm kỷ kính nhân được dân tộc Hán sử dụngtrong thời gian lịch sử lâu dài từ cuộc vận động “ Ngũ Tứ” về trước.”

Vương Kim Phương trong tác phẩm “Khái quát về kính ngữ, khiêm ngữ, uyển ngữ”năm 1998 cho rằng kính ngữ không chỉ có sắc thái “kính nhân”(kính trọng người khác) màcòn có sắc thái “khiêm kỷ”( hạ thấp bản thân) Quan điểm này hoàn toàn chính xác Bởimỗi một kính ngữ bản thân nó đã bao hàm bên trong sắc thái khiêm nhường Chúng ta đềcao người khác cũng có nghĩa là hạ thấp bản thân Đáng tiếc là Vương Kim Phương chỉnghiên cứu về kính ngữ cổ đại, mà chưa bàn đến kính ngữ hiện đại, cũng không đề cập đếnkhiêm ngữ

So với Vương Kim Phương, Hồng Thành Ngọc đưa ra định nghĩa có phần toàn diệnhơn về kính khiêm ngữ: “Khiêm từ là từ ngữ khiêm tốn để xưng hô mình hoặc người, sựvật có liên quan đến mình; Kính từ là những từ ngữ kính trọng dùng để tôn xưng ngườikhác(chủ yếu là đối tượng giao tiếp) hoặc người, sự vật liên quan đến người khác.” Hồng

Trang 6

Thành Ngọc đã chỉ ra đối tượng của khiêm xưng, kính xưng không chỉ bao gồm đối tượnggiao tiếp mà còn bao gồm người và sự vật có liên quan Ví dụ:

您(nhẫm),您您(các hạ),您您(tiên sinh):dùng để tôn xưng đối tượng giao tiếp

您您(cao túc),您您(lệnh đệ),您您(lệnh tôn):dùng để tôn xưng những người có liên quan

đến đối tượng giao tiếp

您您(đại trát),您您(giai thoại),您您(phương linh):dùng để tôn xưng những sự vật của

đối tượng giao tiếp

Theo “ Từ điển Hán ngữ ứng dụng” (2000), kính từ là từ ngữ có khẩu khí cung kính Ví dụ:您您(quý quốc)您您您(tác phẩm lớn)您您您(giọng nói trong như ngọc)vv… dùng để

tôn xưng sự vật có liên quan đến đối tượng giao tiếp; ::(dành cho sự chỉ bảo, chỉ giáo)您您

您(có vinh dự đọc được) …tôn xưng hành vi của đối tượng giao tiếp Khiêm từ là ngôn từ

biểu thị sự khiêm tốn, ví dụ: 您您您您không dám您vv…

Có thể thấy, định nghĩa của các nhà ngôn ngữ đều chỉ ra bản chất nổi bật nhất củakính- khiêm ngữ đó là hạ thấp bản thân, đề cao người khác

Các nhà ngôn ngữ học bàn về “kính ngữ”, “kính từ”, “khiêm ngữ”, “ khiêm từ” Vậy các khái niệm này có quan hệ gì với nhau Theo tác giả Hách Minh Giám, Tôn Vi

trong “ Lễ nghi ứng dụng Trung Quốc toàn tập”(năm 1994), “ kính ngữ cũng gọi là kính

từ, nó đối lập với khiêm từ, là từ ngữ biểu thị sự tôn kính lễ phép Khiêm từ là lời nói biểuthị sự khiêm tốn”

Như vậy “kính từ” chính là “kính ngữ”; “khiêm từ” chính là “khiêm ngữ”, phạm vicủa “ngữ” rộng hơn so với “từ”, nói cách khác khiêm ngữ đã bao gồm khiêm từ, kính ngữ

đã bao hàm kính từ Kính- khiêm ngữ được nghiên cứu ở đây bao gồm kính- khiêm từ vàcụm từ kính, khiêm

Trong quá trình giao tiếp, kính ngữ và khiêm ngữ nhìn chung không sử dụng riêng

rẽ mà sử dụng đồng bộ Bởi vì “kính” và “khiêm” là một cặp tình cảm, thái độ đối ứng vớinhau “Kính nhân” và “ khiêm kỷ” có tính thống nhất cao độ “Khiêm kỷ” là thông qua hạthấp bản thân hoặc người, sự vật có liên quan đến bản thân mình để đề cao người kháchoặc người, sự vật có liên quan đến người khác, có thể nói nó là biến thể của cách biểu đạt

“kính nhân” Hơn nữa “ tự ti nhi kính nhân” ( tự hạ thấp bản thân để đề cao người khác) lànguyên tắc lịch sự mà hai bên giao tiếp phải tuân thủ Người nói đề cao đối tượng giao tiếpcũng chính là hạ thấp bản thân, ngược lại đối tượng giao tiếp cũng sẽ có phản ứng tươngtự

Chính vì kính ngữ và khiêm ngữ thường đi đôi với nhau, nghiên cứu kính ngữkhông thể không đề cập đến khiêm ngữ Do đó chúng tôi kết hợp “kính ngữ” và “khiêmngữ” gọi thành “kính- khiêm ngữ” Kính ngữ biểu thị sự tôn trọng, lễ phép; khiêm ngữthông qua hạ thấp bản thân đề cao người khác, biểu thị tôn trọng và lễ phép đối với người

Trang 7

khác một cách gián tiếp Như vậy kính- khiêm ngữ là những từ ngữ biểu thị ý nghĩa hoặcsắc thái đề cao người khác, hạ thấp bản thân.

Trong tiếng Việt, những từ ngữ có sắc thái khiêm kỷ kính nhân cũng rất phong phú,

như: kính thưa, kính gửi, ngài, quý trường, quý toà, cảm phiền, rồng đến nhà tôm, mạo

muội…Các nhà Việt ngữ học gọi chúng là “từ biểu thị sự khiêm nhường, kính trọng” Ở

đây, để tiện cho công việc nghiên cứu, đối chiếu, chúng tôi gọi chung loại từ này là khiêm ngữ

kính-3 Định nghĩa về thư tín

Thư tín là một thể văn ứng dụng được sử dụng rộng rãi và không thể thiếu đượctrong cuộc sống và công việc của mọi người Thời xa xưa tất cả các văn bản mà hoàng đếban xuống, thư từ trao đổi riêng tư đều được gọi là “thư” Ngày nay người Trung Quốc gọitất cả các văn bản ứng dụng mà mọi người thông qua ngôn ngữ văn viết để liên hệ côngviệc, giao lưu tư tưởng tình cảm, truyền đạt tin tức là “thư tín”, gọi tắt là “tín”

Trong việc phân chia chủng loại thư tín các nhà ngôn ngữ có các quan điểm khácnhau Giang Thiếu Xuyên chia thư tín thành: thư công vụ, thư riêng(thư cá nhân), thư giao

dịch(trong “Giáo trình viết ứng dụng”1989 ) Ông liệt kê giấy mời và thư chúc mừng vào

loại văn kiện xã giao Nhưng theo định nghĩa về thư tín, chúng tôi thấy giấy mời và thưchúc mừng cũng nên được coi là một loại thư

Từ Trúc Quân trong tác phẩm “ Những thể văn ứng dụng thường dùng cho ngườinước ngoài tại Trung Quốc”(2000) lại phân thư tín thành: thư riêng(thư cá nhân), thư giớithiệu, thư hẹn, thư thăm hỏi chúc mừng, thư mời, thư cảm ơn Tuy nhiên chúng tôi thấycách phân chia này quá vụn vặt

Tổng hợp quan điểm của các nhà ngôn ngữ, cũng để tiện cho việc phân tích cáchdùng của kính-khiêm ngữ, chúng tôi chia thư tín thành 2 loại: thư giao dịch và thư thôngthường Thư giao dịch bao gồm: thư cảm ơn, thư giới thiệu, thư tiến cử, thư xin phép, thưmời, thư chúc mừng Thư thông thường là những thư dùng để giao tiếp trong cuộc sốnghàng ngày, ví dụ: thư nhà, thư hỏi thăm, thư tình… Kính- khiêm ngữ mà chúng tôi nghiêncứu tại đây là kính- khiêm ngữ xuất hiện trong thư giao dịch và thư thông thường

Ở những thời đại khác nhau, ngôn ngữ mà người Trung Quốc sử dụng là khác nhau,

sự vận dụng kính-khiêm ngữ cũng không ngoại lệ Đặc biệt là sau khi Trung Quốc thựchiện cải cách mở cửa vào năm 1978, cách nhìn nhận của mọi người đối với sự vận dụngkính- khiêm ngữ có nhiều nét mới Bởi vậy, lấy năm 1978 làm tiêu chí, chúng tôi chia thưtín thành 2 loại: thư tín truyền thống(viết trước năm 1978, sử dụng một lượng lớn kính-khiêm ngữ) và thư tín hiện đại (viết sau năm 1978)

Trang 8

4.Hàm ý văn hoá của kính-khiêm ngữ

Hàm ý văn hoá của ngôn ngữ chính là “yếu tố văn hoá ẩn chứa trong hệ thống ngônngữ, phản ánh quan niệm giá trị của một dân tộc, là yếu tố văn hoá phi tiêu chuẩn, phản

ánh tập tục xã hội, trạng thái tâm lý và phương thức tư duy” (Dạy học và nghiên cứu ngôn

ngữ, năm 1990, kỳ 2) Do đó, chúng ta nói đến nội hàm văn hoá của kính- khiêm ngữ chính

là nói đến các yếu tố văn hoá tiểm ẩn trong kính- khiêm ngữ

Văn hoá Trung Hoa nguồn gốc sâu xa, nội dung phong phú, hệ thống hoàn chỉnh.Không ít những quan niệm văn hoá truyền thống mãi trường tồn cùng thời gian Ví dụ như

sự hài hoà khoan dung, quan niệm cung kính khiêm nhường trong giao tiếp- những nét vănhoá này đều được phản ánh trong ngôn ngữ Hán, sự phát triển của kính- khiêm ngữ là mộtminh chứng rõ nét nhất

Đối với người Trung Quốc, trong quá trình giao tiếp, nhường nhịn khiêm tốn lànguyên tắc đối nhân xử thế cao nhất Vậy tại sao họ lại coi nguyên tắc này là nét đẹp tronggiao tiếp? Điều này được quyết định bởi quan niệm đạo đức của họ

Học giả Samovar L.A trong cuốn sách “ Truyền thống văn hoá xuyên quốc gia” đãtừng đưa ra “Bảng so sánh phân loại giá trị văn hoá”, trong đó có 3 giá trị có liên quan đếnkhiêm tốn Các tác giả đã dựa trên các quan niệm khác nhau về giá trị, phân chia địa vị củacác giá trị này trong các hệ thống văn hoá khác nhau

Giá trị Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 4

(W: người phương Tây; E: người phương Đông)Bốn cấp bậc thể hiện trong bảng trên bao gồm: Cấp độ 1 là mức độ cao nhất màngười ta có thể đấu tranh và hi sinh vì nó Cấp độ 2 là những thứ không thể thiếu được,nhưng chưa đạt đến mức phải đấu tranh, hi sinh vì nó Cấp độ 3 chỉ những thứ không quantrọng Cấp độ 4 chỉ những thứ có thể có, có thể không Từ bảng trên có thể thấy, vị trí củagiá trị “Khiêm tốn” trong văn hoá Đông -Tây hoàn toàn tương phản, người phương Đôngcoi nó là quan trọng nhất thì người phương Tây lại cho rằng có thể bỏ qua Quan niệm giátrị này đương nhiên được phản ánh trong hiện thực cuộc sống Ví dụ: đối với lời khen củangười khác, phản ứng của người Mỹ và người Trung Quốc khác hẳn nhau Khi nghe người

khác khen “ Lời phát biểu của anh thật ý nghĩa, đã cho tôi rất nhiều gợi ý”, người Mỹ sẽ nói “ Thank you!”(Cảm ơn) để biểu thị sự cảm ơn lời khen của đối tượng giao tiếp Song người Trung Quốc ngược lại thường hay nói “您您您您” (Anh/chị quá khen), hoặc “您您您您您您

您”(Còn phải nhờ anh chỉ giáo thêm ạ.) Mặc dù ngày nay, đã có một số người phương

Đông dùng từ “cảm ơn” để đáp lại lời khen ngợi của người khác, nhưng vẫn chưa được

Trang 9

đông đảo mọi người thừa nhận Phần lớn mọi người vẫn cho rằng, nói “cảm ơn” chính là

tiếp nhận lời khen của người khác, có nghĩa là không khiêm tốn, như vậy sẽ thoát ra khỏigiá trị mà người Trung Quốc vẫn đặt ở cấp độ 1 là “khiêm tốn”

Văn hoá phương Đông xếp giá trị “cá tính” ở cấp độ 3, biểu hiện mức độ coi trọngkhông cao đối với giá trị, tôn nghiêm và lợi ích cá nhân Ví dụ: họ thường đánh giá thấpthành tích, danh tiếng, năng lực của bản thân mình Ngược lại, thường xuyên đề cao danh

dự của tập thể là trên hết Quan niệm này xuất phát từ tầng sâu ý thức, hình thành tâm lýphản ứng ổn định Đại đa số người Trung Quốc khi nghe được lời khen của người khác, rất

ít người dám chính diện thừa nhận thành tích của mình, mà thường ngay lập tức không cầnsuy nghĩ đã hạ thấp bản thân, quy thành tích đó về cho tập thể, bạn bè vv… , thậm chí phảnứng bằng cách dùng phương thức thức khiêm tốn phủ định chính bản thân mình, ra sức nétránh lời lẽ kiêu ngạo tự mãn đề cao bản thân Do vậy, nhìn từ động cơ hành vi của họ, họbiểu thị sự khiêm tốn không chỉ là do coi trọng giá trị khiêm tốn, mà còn là do đánh giáthấp về giá trị “cá nhân” trong tầng sâu ý thức của họ

Trong bảng của Samovar L.A, người phương Tây đặt giá trị “ tranh lên trước” ở cấp

độ 1, nhưng người phương Đông coi là có thể có, có thể không Đối với người TrungQuốc, thực chất hai đặc tính “khiêm tốn” và “không tranh lên trước” về mặt ý nghĩa là cóđiểm bao hàm lẫn nhau “Không tranh lên trước” chính là khiêm tốn, nhường nhịn Khiêmnhường không tranh giành, không chỉ là nguyên tắc đối nhân xử thế được người TrungQuốc lựa chọn, mà cũng là tâm lý xã hội phổ biến, hình thành một loạt các lời nói khuyên

răn người ta phải khiêm tốn không tranh giành, như “您您您, 您您您”( tạm dịch là: hoà thuận

là điều đáng quý, nhẫn nhịn là điều thanh cao)您“您您您您,您您您您”(tạm dịch là: lùi một bước trời êm biển rộng); “您您您您”(tạm dịch là: cây càng cao thì càng dễ bị gió quật)… Có thể

nói những câu nói trên tập trung phản ánh một tâm lý xã hội, một đặc điểm tính cách củangười Trung Quốc, đó là: trọng lịch sự, trọng khiêm tốn

Sử dụng kính- khiêm ngữ thể hiện phép lịch sự trong giao tiếp của người TrungQuốc Dưới ảnh hưởng của Nho giáo, Đạo giáo, Lão giáo, từ cổ chí kim, người TrungQuốc đặc biệt chú trọng “lễ”, coi đó là quy phạm của đạo đức và luân lý xã hội “Tôn nhân,kính nhân” là một trong những nguyên tắc họ đặc biệt chú trọng trong giao tiếp Theo CốViết Quốc, quan niệm lễ phép đã thiết lập ra một hệ thống quy phạm về lời nói cử chỉ củamọi người Vi phạm những quy tắc này sẽ bị cả xã hội chỉ trích, bởi lễ phép là một hiệntượng thuộc phạm trù xã hội, nó có tác dụng chi phối như nhau với tất cả mọi người trong

xã hội Do đó trong quá trình giao tiếp mọi người bắt buộc phải duy trì sự tôn trọng lẫnnhau, quan tâm đến lợi ích và hứng thú của nhau Nếu kiêu ngạo tự mãn đi ngược vớichuẩn mực đạo đức của xã hội thì sẽ gây ra sự phản cảm và trách móc của mọi người.Những chuẩn mực đạo đức xã hội tuy không phải là giấy trắng mực đen như điều lệ của

Trang 10

phối lời nói cử chỉ của mọi người Chỉ khi tu dưỡng để có một tình cảm cao thượng, có ýthức đạo đức xã hội thì mới có thể xây dựng được mối quan hệ hữu nghị, hoà thuận vớinhững người xung quanh

Hệ thống kính- khiêm ngữ thể hiện cá tính của người Trung Quốc và nguyên tắclịch sự trong xã hội Trung Quốc Cá tính và nguyên tắc lịch sự đó lại chịu ảnh hưởng sâusắc của tư tưởng truyền thống Tư tưởng văn hoá khiêm tốn nhường nhịn đã ăn sâu vàoquan niệm, hành vi, tập tục tín ngưỡng, phương thức tư duy và trạng thái tâm lý tình cảmcủa mỗi người dân Trung Quốc, hình thành nên văn hoá tâm lý dân tộc mang bản sắcTrung Hoa

Nhìn từ góc độ văn hoá, kính- khiêm ngữ của tiếng Việt cũng thể hiện cá tính và sựcoi trọng đối với nguyên tắc lịch sự trong xã hội Giống như xã hội Trung Quốc, chế độphong kiến kéo dài tương đối lâu tại Việt Nam Trong giai đoạn này, Việt Nam cũng chịu

sự ảnh hưởng sâu sắc của đạo Nho giáo, Đạo giáo và Lão giáo Do vậy, trong quá trìnhgiao tiếp, thông qua ngôn ngữ, thái độ và hành vi, người Việt Nam cũng thể hiện truyềnthống lấy lễ đối nhân, có trật tự trên dưới, đẳng cấp phân minh, đề cao người khác hạ thấpbản thân, kính lão tôn sư… Có thể nói chế độ đẳng cấp, chuẩn mực đạo đức, trật tự luân lý

và tông pháp lễ giáo của xã hội phong kiến đều vô hình hoặc hữu hình buộc mọi ngườiphải tuân thủ nguyên tắc “kính nhân khiêm kỷ”, đây cũng là hạt nhân của văn hoá lễ nghiViệt Nam

5 Tầm quan trọng của kính-khiêm ngữ trong giao tiếp

5.1 Kính- khiêm ngữ có tác dụng điều hoà quan hệ giao tiếp

Là bộ phận quan trọng của ngôn ngữ lịch sự, kính-khiêm ngữ trực tiếp thể hiện chứcnăng điều hoà các quan hệ giao tiếp Trong quá trình giao tiếp bằng lời nói, hai bên giaotiếp chịu sự chi phối của nguyên tắc lịch sự Nhà ngôn ngữ học người Anh Geoffrey Leechcăn cứ theo đặc điểm văn hoá của Anh nêu ra sáu chuẩn mực của lịch sự, trong đó có haiđiều sau: 1) Chuẩn mực biểu dương: giảm thiểu hạ thấp, tăng thêm tán dương người khác;2)Chuẩn mực khiêm tốn: giảm thiểu tán dương và tăng thêm hạ thấp bản thân Như vậy,người Anh đã có hai chuẩn mực liên quan đến kính- khiêm từ Cố Viết Quốc của TrungQuốc đã dựa trên khung lý luận của Leech để tiến hành nghiên cứu hiện tượng lịch sựtrong tiếng Hán Ông căn cứ đặc điểm của tiếng Hán, tổng kết ra năm chuẩn mực lịch sự,đồng thời chỉ rõ “Nguyên tắc biếm kỷ tôn nhân”(hạ thấp bản thân đề cao người khác) làđặc điểm lớn nhất trong phép lịch sự của người Trung Quốc Trong quá trình giao tiếp, đểtạo không khí hữu nghị thân mật, hai bên giao tiếp buộc phải tuân thủ nguyên tắc này

Nhìn từ góc độ tâm lý, các nhà tâm lý học xã hội đều cho rằng, con người hầu hếtđều có lòng tự trọng Trong quá trình giao tiếp, anh muốn được người khác tôn trọng thìtrước hết phải thể hiện mình tôn trọng người khác; muốn được người khác khen ngợi thìphải chủ động khen ngợi người khác Người xưa thường nói “ Dụ vi tha nhân sở kính sở ái,

Trang 11

kỷ tỉ tiên kính nhân ái nhân” (muốn được người khác kính trọng yêu mến thì bản thân mìnhtrước hết phải kính trọng, yêu mến người khác).

Đảm bảo nguyên tắc lịch sự giúp chúng ta có thể dung hoà quan hệ ở mức cao nhất

Nó duy trì sự cân bằng về địa vị và quan hệ hữu hảo giữa hai bên giao tiếp Do vậy, haibên giao tiếp cần hết sức chú ý đến việc tuân thủ nguyên tắc lịch sự, và việc sử dụng kínhkhiêm ngữ giúp họ dễ dàng đạt được hiệu quả giao tiếp

5.2.Việc sử dụng kính-khiêm ngữ thể hiện sự tu dưỡng và tính cách của người nói

Lời nói, cử chỉ có thể thể hiện sự tu dưỡng và tính cách của một con người Văn hoáphương Đông trọng tình cảm, trọng hàm xúc, nói năng phải chú ý uyển chuyển hợp lý.Khiêm tốn, kính nhân đã trở thành một phẩm chất đạo đức đẹp được cả xã hội thừa nhận

và tuân theo Do đó mọi con người từ khi còn nhỏ đã được giáo dục hết sức nghiêm khắc

về phương diện này, vì vậy mới có câu Tiên học lễ, hậu học văn; gọi dạ bảo vâng… Suốt

cuộc đời các cá thể xã hội đó sẽ tiếp tục được tiếp nhận, tu dưỡng phẩm chất đạo đức này.Một người nói năng nho nhã, lịch thiệp, khiêm tốn, anh ta sẽ để lại ấn tượng tốt trong lòngmọi người Ngược lại, một kẻ nói năng thô lỗ, xấc láo vô lễ, kẻ đó sẽ bị mọi người chỉ tríchrằng “mất dạy, vô văn hoá”, từ đó mà không muốn qua lại giao tiếp với anh ta

Mọi người thường thông qua lời nói cử chỉ của đối tượng giao tiếp để hiểu về sự tudưỡng và đặc điểm tính cách cơ bản của họ, để đánh giá sơ bộ họ là người như thế nào Từ

đó mà quyết định có giao tiếp với họ hay không và chiến lược giao tiếp ra sao Chính vìvậy, mà người Trung Quốc và người Việt Nam đặc biệt chú trọng lời nói khiêm nhườnglịch sự

5.3.Việc sử dụng hợp lý kính-khiêm ngữ có thể nâng cao hiệu quả giao tiếp

Hiệu quả giao tiếp cao hay thấp được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó mộttrong những yếu tố quan trọng nhất là thái độ và cách dùng từ của người nói Nói năngkhiêm nhường lịch sự, giữ lễ nghi là yêu cầu của lời nói hay, lời nói đẹp Khi giao tiếp,nên cố gắng giữ thái độ khiêm tốn, tôn trọng đối tượng giao tiếp một cách đúng mực, đặtđối tượng giao tiếp ở vào vị trí vai chính, tương đương như vậy hạ thấp bản thân, đặt bảnthân ở cấp dưới đối tượng giao tiếp, như vậy sẽ đáp ứng được nhu cầu bản năng là đượctôn trọng của họ Từ đó có thể tạo quan hệ hữu hảo giữa hai bên, để lại ấn tượng tốt chođối tượng giao tiếp, đương nhiên sẽ có ích lớn đối với hiệu quả giao tiếp Muốn vậy, chúng

ta phải nắm vững cách sử dụng của kính- khiêm ngữ

Rất nhiều câu chuyện lịch sử của Trung Quốc đã chứng minh cho đạo lý trên Ví dụ

Lưu Bị ba lần tới nơi ở của Khổng Minh, lấy thái độ và lời lẽ cung kính khiêm nhường, thành khẩn mời được Khổng Minh về làm quân sư cho mình.

Trang 12

Chủ tịch Mao Trạch Đông cũng là một bậc cao nhân trong sử dụng ngôn từ Đọc “

Toàn tập thư tín Mao Trạch Đông” chúng ta có thể thấy Mao Trạch Đông rất chú ý sử

dụng kính- khiêm ngữ, đặc biệt là khi viết thư cho các nhân sỹ ngoài Đảng, các danh nhântrong xã hội, ông sử dụng rất nhiều kính-khiêm ngữ, tạo nên hình tượng người Đảng viêncủa Đảng cộng sản trọng lễ nghĩa, kính già trọng hiền, được đông đảo mọi người tín nhiệm

và tôn trọng, nhờ đó đã tập hợp được một lượng nhân sĩ, chiến sĩ yêu nước

Trong ví dụ 1, Mao Trạch Đông đã sử dụng rất nhiều kính-khiêm ngữ như:马马马

( Ngài Mã),马马(bức thư lớn),马马马( xin tha lỗi), 马马马马(vô cùng khâm phục ),马马(ý kiến của

kẻ hèn như tôi),马马马马(kính dâng lên ngài thư hồi âm ),马马您您您您马马( kính chào Ngài với nghi lễ của quân giải phóng) Ví dụ 2, ông dùng các kính ngữ 马马( vinh dự đọc được…), 马 马( tiên sinh, ngài), 马马马马(kiến giải cao siêu), 您您您您(nhân cơ hội này xin ngài chỉ giáo),您 您(nghênh đón), 马马马马马马 (nếu được ngài hạ cố đến chơi ), 马马马马 (vô cùng vinh hạnh ), 马马

马马 (kính chúc đại an) để biểu thị sự kính trọng đối tượng giao tiếp:

Kính- khiêm ngữ của tiếng Việt cũng giống kính-khiêm ngữ tiếng Hán, có côngdụng biểu thị giọng điệu cung kính khiêm nhường, nếu sử dụng hợp lý sẽ góp phần nângcao hiệu quả giao tiếp Ví dụ:

Thưa Quý Ông!

Chúng tôi xin cảm ơn Quý Ông về tài liệu nhận được qua bưu điện gửi ngày 12 tháng 12… Chúng tôi đã mạn phép chuyển tập catalo của Quý Ông cho hãng Borger Bros,

có lẽ họ sẽ quan tâm đến những đề nghị của Quý Ông…

(Đặng Thị Hằng “Thư tín thương mại” NXB Thông tin lýluận)

Bức thư trên đã sử dụng các kính-khiêm ngữ thưa Quý Ông, xin cảm ơn, mạn phép biểu thị sự tôn trọng đối tượng giao tiếp Rõ ràng thưa Quý Ông tỏ rõ sự tôn trọng đối tượng giao tiếp hơn thưa Ông; xin cảm ơn cũng lịch sự hơn cảm ơn, khiêm ngữ mạn phép

cũng thể hiện thái độ khiêm tốn và hết sức đề cao người nhận thư của người viết thư Nếuthay toàn bộ các kính khiêm ngữ trên bằng những từ ngữ thông thường thì bức thư sẽ mất

đi vẻ trang trọng, lịch sự của nó,ví dụ:

Ông XX!

Chúng tôi cảm ơn ông về tài liệu nhận được qua bưu điện gửi ngày 12 tháng 12… Chúng tôi đã chuyển tập catalo của ông cho hãng Borger Bros, có lẽ họ sẽ quan tâm đến những đề nghị của ông…

Trang 13

Rõ ràng hiệu quả giao tiếp của bức thư có sử dụng kính-khiêm ngữ sẽ cao hơn nhiềubức thư không sử dụng kính- khiêm ngữ Bởi người viết thư ngoài chuyển đạt thông tinmới cho người nhận thư còn phải chú ý đến nguyên tắc lịch sự trong giao tiếp Việc ngườiviết sử dụng một loạt kính-khiêm ngữ đã thể hiện thái độ tôn trọng, đề cao đối tượng giaotiếp, chân thành hạ thấp bản thân mình Quan hệ hai bên nhờ đó sẽ hữu hảo thân thiện hơn.

Nói tóm lại, văn hoá Trung Quốc, Việt Nam từ cổ chí kim đều hết sức chú trọng lờinói lịch sự Kính-khiêm ngữ là một phần quan trọng của ngôn từ lịch sự đó Do vậy, muốnđạt được hiệu quả cao trong giao tiếp, chúng ta nhất định phải nắm vững và vận dụng nómột cách hợp lý, đúng mực Không chỉ vậy, việc sử dụng tốt kính-khiêm ngữ còn thể hiện

sự tu dưỡng đạo đức và đặc điểm tính cách của mỗi cá nhân, thể hiện truyền thống văn hoácủa dân tộc Nghiên cứu văn hoá Trung Quốc không thể nào bỏ qua nghiên cứu kính-khiêm ngữ trong hệ thống ngôn ngữ của dân tộc này

6 Nguồn gốc của kính-khiêm ngữ

Kính khiêm ngữ dùng trong thư tín là một bộ phận quan trọng trong hệ thống khiêm ngữ Nguồn gốc của nó cũng là nguồn gốc của cả hệ thống kính-khiêm ngữ

kính-Thời cổ đại xa xưa chưa có lễ, cũng chưa có kính-khiêm ngữ, cho tới thời nhà Chumới bắt đầu đặt ra lễ Do vậy kính-khiêm ngữ bắt đầu xuất hiện và phát triển đến đỉnh caotrong xã hội nô lệ và xã hội phong kiến Những vết tích trên giáp cốt đã phản ánh sự pháttriển của kính-khiêm ngữ ở đời nhà Ân

Kính-khiêm ngữ cổ là do tổ tiên người Trung Quốc sáng tạo ra trong quá trình tạolập nền văn minh vật chất và văn minh tinh thần viễn cổ, thượng cổ Các kính-khiêm ngữphát triển dựa trên nền ngôn ngữ văn tự Hán thời đó

Ví dụ: có người cho rằng từ 您您 (thượng đế) là từ vay mượn nước ngoài, thực ra, từ

này sớm đã xuất hiện trên văn giáp cốt từ thời nhà Ân, đó là sự tôn xưng đối với vị thần tự

nhiên tối cao 您(đế) là một từ tôn xưng 您(đế) trong văn giáp cốt là hình của hoa Đế, người

xưa hết sức sùng bái hoa Đế bởi sự sinh sôi nảy nở của loài hoa này

Đến thời Tiên Tần, trong quá trình giao tiếp, mọi người đã sử dụng rộng rãi

kính-khiêm ngữ Bắt đầu là nội bộ thống trị, các vương hầu thường dùng 您 (cô), 您 (quả), 您

(cốc)để khiêm xưng mình thiếu thiện, thiếu đức Các khiêm ngữ này xuất hiện nhiều trong

sử sách thời đó như “Tả truyện”, “Quốc ngữ” Theo thống kê của của Hồng Thành Ngọc trong “Từ điển kính-khiêm từ”(2002) thì “Tả truyện” dùng 90 lần từ 您您(quả nhân):32 lần

từ 您( cô): 19 lần 您您 (bất cốc) ; “Quốc ngữ” dùng 42 lần từ 您您(quả nhân):28 lần từ 您

(cô):14 lần từ 您您 (bất cốc ) Thiên tử và vua các chư hầu hồi đó khi truyện trò với quần

thần hoặc giao tiếp ngoại giao đều dùng những khiêm từ trên làm đại từ nhân xưng ngôithứ nhất để xưng hô mình

Trang 14

Cùng khoảng thời gian đó, kính từ cũng bắt đầu xuất hiện “Tả truyện”và “Quốc

ngữ” thường quen dùng 您您(chấp sự) để tôn xưng vua chúa Hồng Thành Ngọc nêu rõ 您您

(chấp sự) nghĩa gốc là chỉ người giải quyết các công việc Tôn xưng quân vương là người

quyết định mọi việc, là ý muốn biểu thị mình không dám gọi trực tiếp nhà vua, chỉ dám

trao đổi với bề dưới của nhà vua mà thôi Từ 您您(túc hạ) mà hiện nay trong văn viết vẫn dùng xuất hiện sớm nhất từ “Chiến quốc sách” Túc hạ lúc đầu dùng để tôn xưng nhà vua,

sau này phát triển thành kính từ sử dụng rộng rãi giữa bạn bè hoặc người ngang hàng

Khiêm từ 您 ngu dùng để tự xưng, sau này chuyển thành khiêm ngữ tố dùng giữa bề trên

với bề dưới, người sang với người hèn, nói chung không dùng giữa những người nganghàng Sự phát triển nhanh chóng của xã hội có giai cấp đã không ngừng cung cấp mảnh đấtmàu mỡ phì nhiêu cho kính-khiêm ngữ sinh sôi nảy nở

Kính-khiêm ngữ của tiếng Hán có nguồn gốc văn hoá lâu đời, đó chính là văn hoáNho giáo Trong một thời gian dài, dân tộc Trung Hoa chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của tưtưởng Nho giáo Nho giáo trọng lễ, quân thần, phụ tử, phu phụ, tôn ti quý tiện phân chia rất

rõ ràng Nho giáo cho rằng “lễ” bao gồm cung, khoan, tín, mẫn, huệ, “::::::::::::::

::::::::”(cung là tôn trọng người khác, khoan là được lòng người khác, tín là đượcngười khác tín nhiệm, huệ sẽ sai khiến được người khác).(》 Đối với người thì phải cungkính, khoan dung, thành thật, ban ân huệ Đạo Nho đề xướng “Nhân”, nhân giả ái nhân, tức

là phải tôn trọng người khác, hiểu được tâm tư của người khác, lo nghĩ thay cho ngườikhác Tư tưởng này đã thấm nhuần vào sâu thẳm tâm linh của người dân Trung Quốc, hìnhthành một quan niệm văn hoá truyền từ đời này sang đời khác, ảnh hưởng đến hành vi, baogồm cả hành vi ngôn ngữ của họ Cũng có thể nói, chỉ sự biểu đạt ngôn ngữ phù hợp vớiquan điểm trên thì mới được coi là hợp lý, được mọi người chấp nhận và mới đạt đượchiệu quả giao tiếp tốt Do vậy, trong giao tiếp, bề dưới nói với bề trên, cấp dưới nói với cấptrên phải chú ý sử dụng kính ngữ, bản thân mình biểu thị sự khiêm tốn thì phải sử dụngkhiêm ngữ Dùng nhiều lời nói lịch sự, biểu thị sự tôn kính người khác, nhường nhịn ngườikhác; thường dùng kính-khiêm ngữ để tán dương người khác, hạ thấp bản thân, hết sứckhoa trương những lợi ích mà người khác đem đến cho mình, hạn chế hết mức tổn thất củamình, làm đối tượng giao tiếp cảm thấy yên tâm và thân thiện Kính-khiêm ngữ đã hìnhthành trên cơ sở văn hoá kính-khiêm này

Nhu cầu tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân khiến kính-khiêm ngữ hìnhhành Mọi người đều coi trọng thể diện của mình Errving Goffman đưa ra “Lý luận hành

vi thể diện”, và cho rằng thể diện là sự thể hiện cái tôi của mỗi người, giữ thể diện chomình, cũng giữ thể diện cho người khác chính là chiến lược giao tiếp, đây là tư tưởngxuyên suốt mọi hoạt động giao tiếp Cho nên muốn giữ thể diện cho mình, không làm mìnhmất mặt trước người khác, thì cách tốt nhất là làm thoả mãn sự tự tôn của người khác,không làm người khác bị mất thể diện Nếu bản thân mình tự nguyện cung kính khiêm tốn,

Trang 15

người khác cũng sẽ có phản ứng tương tự, đây là lẽ thường tình, cũng là một trong nhữngchiến lược giao tiếp “thể diện” Vì lý do đó, trong quá trình giao tiếp mọi người luôn ýthức được rằng phải đề cao đối tượng giao tiếp, hạ thấp bản thân, nói tới người khác thìdùng kính từ, nhắc đến bản thân thì dùng khiêm từ Có thể nói nhu cầu giữ thể diện, giữ tựtrọng cho bản thân chính là nguyên nhân tâm lý quan trọng dẫn đến sự hình thành và pháttriển của kính-khiêm ngữ.

Sự ra đời của kính-khiêm ngữ đáp ứng được nhu cầu giao tiếp của xã hội văn minh

Trong “Lễ kỷ Khúc Lễ Thượng” có viết: “Phu lễ giả, tự ti nhi tôn nhân” (Người hiểu lễ

nghĩa thì phải tự hạ thấp bản thân mà đề cao người khác) Trong giao tiếp, “tự ti tôn nhân”

là nguyên tắc cơ bản của lễ Có thể nói kính-khiêm ngữ là sự thể hiện nguyên tắc của lễtrong ngôn ngữ Nói cách khác, nhìn từ góc độ văn hoá, kính-khiêm ngữ chính là “sảnphẩm” của lễ Chính lịch sử của xã hội văn minh đã sáng tạo ra kính-khiêm ngữ

Trong giao tiếp khẩu ngữ, người Trung Quốc đặc biệt coi trọng việc sử dụng khiêm ngữ, đương nhiên trong thư tín, yêu cầu sử dụng những từ ngữ lịch sự này càng khắtkhe hơn Từ thời chiến quốc, kính-khiêm ngữ đã được sử dụng phổ biến trong thư tín tiếngHán Nguyên tắc lịch sự ngày càng được mọi ngưòi coi trọng hơn Theo thống kê củachúng tôi, đại bộ phận các thư tín đều có số lượng lớn kính-khiêm ngữ Sở dĩ vậy là dongười viết thư và người nhận thư ở hai địa điểm khác nhau Khi dùng từ, người viết càngchú ý thận trọng, tránh làm tổn hại lòng tự trọng của người nhận thư, đồng thời cũng biểuthị sự tôn trọng của mình với đối tượng giao tiếp, nếu không sẽ khó đạt được hiệu quả giao

kính-tiếp như mong muốn Ví dụ, cuối thư mọi người thường dùng kính từ 您您(kính lễ) Nghĩa

gốc của kính từ này vốn miêu tả động tác đứng nghiêm, chắp tay hoặc hành lễ cúi chào biểu thị sự cung kính Sau này nó đã phát triển thành kính ngữ chuyên dùng ở cuối thư,

biểu thị lời chào tôn trọng của người viết thư đối với người nhận thư

Rất nhiều kính-khiêm ngữ là từ tôn xưng cũng được dung rộng rãi trong thư tín, như

您您(tiên sinh),您您您(tôn phu nhân),您您(đại nhân),您您(tại hạ),您您(tiểu nữ) Cũng có rất nhiều

kính-khiêm ngữ mang tính chất chỉ thị chuyên dùng trong thư tín như 您您(huệ hàm- thư của

(ngài) là một ân huệ đối với tôi),您您(ngọc âm- giọng nói trong như ngọc),您您(cẩn kính cẩn chúc…)…

Tóm lại, kính-khiêm ngữ trong tiếng Hán được hình thành nhờ bối cảnh văn hoácủa xã hội nô lệ và xã hội phong kiến Trung Quốc tồn tại gần ba nghìn năm Sự nảy sinhloại từ ngữ này cũng gắn bó mật thiết với chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá của TrungQuốc cổ đại Điều này đã giúp cho kính-khiêm ngữ hiện đại của Trung Quốc vẫn giữ đượcbản sắc văn hoá dân tộc

Trang 16

7 Những biến đổi của kính-khiêm ngữ

Là một hiện tượng văn hoá đặc biệt, bản thân kính-khiêm ngữ có tính kế thừa Dovậy không ít kính-khiêm ngữ ra đời từ thời xưa vẫn còn được sử dụng ngày nay Ví dụ:

trong thư ngoại giao người Trung Quốc vẫn tôn xưng vua của các nước là 您您(bệ hạ)您您您

(các hạ), tôn xưng vợ của người khác là 您您(phu nhân), con gái của đối tượng giao tiếp là 您 您(ái nữ)… Tất cả các kính-khiêm ngữ này đều được truyền lại từ thời viễn cổ Tương tự

như vậy ngày nay, một số lượng lớn kính-khiêm ngữ ra đời từ thời viễn cổ vẫn được sửdụng trong thư tín tiếng Hán Một số kính-khiêm ngữ có tần số sử dụng rất cao, tuy nhiêncùng với sự thay đổi của thời đại, ý nghĩa và cách dùng của một số kính- khiêm ngữ đã có

sự thay đổi

Ví dụ: 您您(tiên sinh) là một kính từ cũ, nghĩa mặt chữ của nó là ra đời trước, nghĩa gốc chỉ người đàn ông ra đời trước Từ thời chiến quốc, từ 您您 được dùng để chỉ các bậc trưởng bối, học giả tuổi cao, thầy giáo Đến triều Tấn, 您您 lại được dùng làm kính từ tôn xưng người khác một cách rộng dãi Thời Kiến quốc, phạm vi sử dụng của 您您 rộng hơn

bao giờ hết, tất cả các giới, các nhân sỹ đều có thể sử dụng, mọi người tôn người khác là

mà không hề suy xét xem đối tượng giao tiếp có đủ tư cách là “tiên sinh” hay không Ví dụ

họ gọi bà Tống Khánh Linh-phu nhân của Tôn Trung Sơn là 您您您您您(Tống Khánh Linh tiên

sinh) Sau năm 1949, ở đại lục, 您您(đồng chí) lại chiếm hết vai trò của 您您 ,您您 chủ yếu chỉ

dùng để xưng hô các học giả hoặc giáo viên các trường đại học, các viện nghiên cứu, cũngdùng trong ngoại giao, tôn xưng các quan chức nước ngoài và nhân viên ngoại giao Sangthời kỳ mới của cải cách mở cửa, từ tiên sinh lại xuất hiện trở lại, nó dựa vào uy lực truyềnthống vốn có và sức mạnh nội hàm mà dành lại được vị trí huy hoàng ngày trước, trở thành

từ tôn xưng thông dụng trong giới trí thức, doanh nghiệp, ngoại giao

Khi mới ra đời, đối tượng và cách dùng của kính ngữ có những quy định riêng

Nhưng cùng với thời gian, phạm vi sử dụng của nó ngày càng rộng hơn Ví dụ đời Tống

chỉ dùng 您(quân) để xưng hô Quốc vương, 您(đài) để xưng các bá quan văn võ Nhưng

trong giao tiếp ngày nay, yêu cầu về địa vị xã hội của đối tượng được tôn xưng có xuhướng giảm dần

Xã hội biến đổi dẫn đến sự biến đổi của ngôn ngữ Điều này có nghĩa là cùng với sựthay đổi của thời gian, kính-khiêm ngữ mới sẽ xuất hiện, đồng thời một số kính-khiêm ngữ

ra đời từ rất sớm sẽ trở thành “dấu vết của lịch sử”, ví dụ như các khiêm ngữ 您(bộc)您您您

(nô gia) 您您您(tiện thiếp)… Ngoài ra một số kính-khiêm ngữ có thay đổi, từ nghĩa tốt trở

thành nghĩa xấu, ví dụ 您您您您 (thiên kim tiểu thư) trước đây dùng làm kính từ tôn xưng con

gái người khác, ngày nay từ này lại được dùng để chỉ các cô gái được nuông chiều quámức, có ý xấu

Trang 17

Kính-khiêm ngữ ra đời sau cũng có, nhưng không nhiều, phần lớn là phát triển dựa

trên nền kính-khiêm ngữ cũ Ví dụ dùng 您 (quý) tôn xưng các đơn vị công tác thành 您您您

(quý công ty)您您您(quý trường)您您您(quý sở)您您您(quý bộ)…

Tính thời đại của kính-khiêm ngữ rất rõ nét, nó đã từ một góc độ nào đó phản ánh

sự thay đổi của văn hoá xã hội và thay đổi của tâm lý văn hoá dân tộc

Nhìn chung, kính-khiêm ngữ là một thành phần quan trọng của ngôn ngữ, mà ngônngữ lại quan hệ mật thiết với xã hội Khi xã hội có sự thay đổi thì ngôn ngữ cũng sẽ cónhững biến đổi tương ứng Những biến đổi này đều nhằm đáp ứng nhu cầu của hoạt độnggiao tiếp Do vậy, khi sử dụng kính khiêm ngữ chúng ta phải chú ý đến đặc điểm này

8 Phân biệt kính-khiêm ngữ với các loại từ ngữ lịch sự khác

Theo “Từ điển Hán ngữ ứng dụng”(năm 2000), lịch sự là sử dụng lời lẽ cử chỉ, thái

độ thể hiện sự khiêm tốn, cung kính, chú trọng lễ tiết khi đối nhân xử thế Có thể nói, từngữ lịch sự là những từ ngữ biểu thị thái độ khiêm nhường, cung kính, lịch sự Trong bài

viết “Từ ngữ lịch sự trong tiếng Hán” trên tạp chí Dạy học tiếng Hán trên thế giới 1987,

Đổng Minh đã chỉ ra rằng: “ Cái gọi là từ ngữ lịch sự bao gồm khiêm từ, kính từ, từ kháchkhí, từ kiêng kị và uyển từ” Như vậy, quan hệ giữa từ ngữ lịch sự và kính-khiêm ngữ làquan hệ giữa yếu tố bao hàm và yếu tố được bao hàm Quy định của kính-khiêm ngữ làphải có yếu tố biểu thị khiêm hoặc kính, không có yếu tố “chất” này thì sẽ không được coi

là kính-khiêm ngữ Ví dụ:

您您您您您您您您您您您(Chúc Quý Quốc ngày càng phồn vinh, giàu mạnh)

您您您您您您您您您您您您您您( Kính chúc các vị sức khoẻ dồi dào, công tác thuận lợi)

您您(chúc nguyện) và 您您(kính chúc) đều là từ ngữ lịch sự, biểu thị một lời cầu chúc

tốt đẹp Nhưng điểm khác nhau là 您您(kính chúc) có một ngữ tố 您(kính) biểu thị sự kính trọng Từ điển tiếng Hán hiện đại chú :: là kính từ, có nghĩa cầu chúc Còn 您您 (chúc

nguyện) chỉ là một lời chúc phúc thuộc từ ngữ lịch sự mà thôi, không được coi là kính từ.

Quan hệ bao hàm giữa từ ngữ lịch sự và kính khiêm ngữ (quan hệ giữa chỉnh thể và

bộ phận) được Lưu Hồng Lệ miêu tả trong “Kính khiêm từ hiện đại” ( 2000) như sau:

Uyển ngữ là một bộ phận cấu thành của từ ngữ lịch sự Vậy kính-khiêm ngữ vàuyển ngữ có quan hệ như thế nào? Uyển ngữ là những từ ngữ uyển chuyển, không trực

tiếp Ví dụ: từ “chết” thì nói thành 您您(khứ thế),您您(quá thế)… Những từ này là uyển ngữ,

không phải là kính- khiêm ngữ Nếu uyển ngữ còn biểu đạt thái độ kính trọng, khiêm

Từ ngữ lịch sựKính-khiêm ngữ

Trang 18

nhường thì uyển ngữ đó chính là kính khiêm ngữ, ví dụ để biểu thị sự tiếc thương, kính

trọng người đã mất, người nói sử dụng các từ 您您(tạ thế),您您(an giấc ngàn thu),您您(quy

tiên) Những uyển ngữ này đều dùng cho những đối tượng mà người nói tôn trọng, không

dùng với đối tượng mà người nói coi thường hoặc ghét bỏ bởi chúng có hàm ý tôn trọng,

do đó những từ này được coi là kính từ Có thể thấy quan hệ giữa uyển ngữ và kính khiêmngữ là quan hệ giao thoa Quan hệ đó được Lưu Hồng Lệ (2000)miêu tả bằng mô hình sau:

(Lưu Hồng Lệ “Kính khiêm ngữ tiếng Hán hiện đại” trang 6)

Lời nói khách sáo cũng có quan hệ giao thoa với kính khiêm ngữ Lời nói khách sáo

biểu thị thái độ khách khí, 您您(làm phiền… ),您您((xin hãy) đi cẩn thận),您您( (xin) dừng

bước), ngữ tố 您(giá) trong từ 您您 vốn chỉ xe cộ, sau đó đã dùng làm kính từ biểu thị sự tôn

trọng người khác, như 您 您 (đại giá), 您 您 (giá đáo); ngữ tố 您 (quang)trong từ 您 您 ( tá

quang)dùng riêng cho người khác biểu thị sự tôn trọng, ví dụ: 您您(quang lâm),您您 (quang cố),您您 (thưởng quang) biểu thị rất vinh dự được người khác đến thăm, thưởng thức… Như

vậy 您您 và 您您 đều có ý nghĩa biểu thị sự cung kính, chúng đều là kính- khiêm từ kiêm từ khách sáo Song 您您( xin hãy đi cẩn thận)chỉ là lời nói lịch sự biểu thị sự khách khí dùng khi chủ nhân tiễn khách ra về,您您(xin dừng bước) là lời nói khách khí mà khách biểu thị ý

không muốn phiền chủ nhà tiễn mình, cả hai từ này không có sắc thái kính khiêm nênkhông phải là kính-khiêm ngữ Lưu Hồng Lệ đã miêu tả quan hệ giữa kính khiêm ngữ với

từ ngữ khách khí bằng mô hình sau:

Từ những so sánh trên có thể thấy giữa kính-khiêm ngữ và uyển ngữ, từ khách khí

có một ranh giới không rõ ràng, chính điểm này khiến chúng ta khó phân biệt được khiêm ngữ với từ ngữ lịch sự khác

kính-Tiểu kết

Xã hội có giai cấp đã hình thành nên hệ thống kính-khiêm ngữ Lễ nghi Nho giáo vàquan niệm đẳng cấp tíếp tục tạo ra mảnh đất phì nhiêu cho kính-khiêm ngữ sinh sôi, phát

Uyển ngữ

khiêm ngữ

Kính-:

Từ kháchkhí

khiêm ngữ

Kính-:

Trang 19

triển Thể diện và nhu cầu tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng hìnhthành nên kính-khiêm ngữ.

Sau khi ra đời, kính-khiêm ngữ đã thoả mãn được nhu cầu giao tiếp của xã hội vănminh Việc sử dụng hợp lý kính-khiêm ngữ thể hiện người nói có nề nếp, có văn hoá cao,người nghe thì cảm thấy dễ chịu, thoải mái, nhờ đó mà nâng cao được hiệu quả giao tiếp.Trong thư tín tiếng Hán hiện đại, kính-khiêm ngữ không những được coi trọng mà còn làtiêu chí quan trọng của ngôn từ đẹp Do vậy, một bức thư giao dịch có lời lẽ trang trọnglịch sự, hiệu quả giao tiếp cao thường là những bức thư có sử dụng một lượng lớn các kínhkhiêm ngữ

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CỦA KÍNH-KHIÊM NGỮ TRONG THƯ TÍN TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

1.Đặc điểm kết cấu của kính-khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán hiện đại

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sưu tập được 200 bức thư tiếng Hán củangười Trung Quốc, trong đó bao gồm 20 bức thư xin việc, 20 bức thư giới thiệu, 20 bứcthư thăm hỏi, 20 thư cảm ơn, 20 thư chúc mừng, 20 thư nhà, 20 thư xin lỗi, 20 thư mời, 20thư khuyên nhủ, 20 thư thương mại Sau khi thống kê chúng tôi thu được kết quả sau:

Trang 20

Thứ nhất, hơn 80% kính-khiêm ngữ là do kính- khiêm ngữ tố tạo thành khiêm ngữ tố là những ngữ tố có ý nghĩa hoặc sắc thái biểu thị sự cung kính, khiêm

Kính-nhường, như 您(quý),您(tiện),您(tôn),您(gia),您(xá),您(đài),您(lệnh),您(huệ),您(giá),您(tiểu)vv…

Thứ hai, kính-khiêm ngữ tố có thể đơn độc tạo thành kính-khiêm ngữ, cũng có thểkết hợp với các ngữ tố hoặc từ khác để tạo thành kính-khiêm từ hoặc cụm từ kính-khiêm

Thứ ba, trong số kính-khiêm ngữ thống kê được, số lượng kính-khiêm ngữ đa âmtiết là nhiều nhất( kính khiêm ngữ đơn âm tiết có 160 từ, đa âm tiết có 266 từ, và cụm từkính khiêm là 152) Tỷ lệ này có thể miêu tả như sau:

Biểu đồ 1: Tỷ lệ kính- khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán hiện đại

Chúng tôi cũng sưu tập 50 bức thư do người Việt Nam viết, bao gồm 20 thư thươngmại, 10 thư hỏi thăm, 10 thư nhà, 10 thư xin việc Kết quả thống kê cho thấy số lượngkính-khiêm từ đơn âm là 33, kính-khiêm từ đa âm là 58, cụm từ kính-khiêm là 11.Tỷ lệ cáckính-khiêm ngữ được thể hiện dưới biểu đồ sau:

Biểu đồ 2: Tỷ lệ kính-khiêm ngữ trong thư tín tiếng Việt hiện đại

Từ hai biểu đồ 1,2 có thể thấy, kính-khiêm ngữ tiếng Hán và tiếng Việt đều có điểmchung về mặt cấu tạo là: kính-khiêm từ đa âm tiết chiếm phần lớn trong tỷ lệ Dưới đây lànhững phân tích cụ thể về các phương thức cấu thành nên kính-khiêm ngữ

1.1.Kính-khiêm từ đơn âm tiết

Kính-khiêm từ đơn âm tiết là kính-khiêm từ do một ngữ tố kính(khiêm) đơn âm tiếtcấu thành, có ý nghĩa hoặc sắc thái kính(khiêm), có thể sử dụng đơn độc

Ví dụ:您(nhẫm)là hình thức tôn xưng mà người Trung Quốc thường dùng làm đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít, đây là một kính từ đơn âm Thời kỳ nhà Tống 您(nhẫm) được

dùng cho số nhiều, nhưng ngày nay chỉ dùng cho số ít.(Trong tiếng phổ thông, biểu thị sự

Trang 21

tôn xưng số nhiều thì phải dùng 您您您 ( nhẫm nhị vị)您您您您( nhẫm kỉ vị) 您(nhẫm) có thể sử dụng trong trường hợp ngoại giao, bề dưới có thể tôn bề trên là 您, không phân biệt giới

tính, hoặc chỉ cần A muốn biểu thị thái độ coi trọng, trịnh trọng hoặc xa lạ với B thì có thể

dùng 您, ví dụ:

您您您您您您 您您您您您您您

Từ ngài trong tiếng Việt là một kính từ Nhưng nói chung ngài chỉ dùng trong

trường hợp xã giao chính thức, hơn nữa phải dùng cho những người đàn ông có địa vị cao

trong xã hội, không dùng cho nữ giới Ví dụ: “ Kính gửi: Ngài đại sứ nước CHND Trung

Các kính-khiêm từ đơn âm thường gặp là: 您(huynh), 您(đệ),您(thỉnh),您(mông)…

您(công),您(tử),您(quân):thời xưa thường dùng để xưng hô nam giới, đều có thể dùng

đơn độc, nhưng hiện nay đều ít được dùng trong tiếng Hán hiện đại

Kính-khiêm từ đơn âm trong tiếng Việt có số lượng phong phú hơn, ví dụ: thưa,

mời, ạ, xin, xơi … trong các ví dụ sau:

Thưa Thầy, dạo này Thầy có khoẻ không ạ?

Lúc nào rảnh, mời chị đến nhà em chơi!

Xin trân trọng cảm ơn!

Số lượng kính-khiêm từ đơn âm tuy không nhiều như đa âm, song tần suất sử dụngcủa chúng trong thư tín lại rất cao

1.2.Kính khiêm từ đa âm tiết

Trong tiếng Hán và tiếng Việt, kính-khiêm từ đa âm đều chiếm số lượng lớn Cáckính-khiêm từ đa âm tiết này chủ yếu là do kính(khiêm) ngữ tố kết hợp với phikính(khiêm)ngữ tố tạo thành Trong từ, kính(khiêm)ngữ tố thường đứng trước, một số ítđứng sau, sự tổ hợp của chúng phần lớn là theo trật tự “kính(khiêm) ngữ tố + phi kínhkhiêm ngữ tố”, từ đó tạo thành các kết cấu chính phụ “ định ngữ + trung tâm ngữ” hoặc

“trạng ngữ + trung tâm ngữ” Ví dụ như: 您您(đại cảo),您您(tôn tính),您您(phương danh), hoặc các từ trong tiếng Việt như quý toà, quý trường, quý cơ quan… đều là những kính-khiêm

từ có kết cấu định- danh Các kính-khiêm từ như 您您(quân giám),您您(cẩn tạ),您您(hạnh hội) hoặc kính gửi, kính mời, kính chào … đều là những kính-khiêm từ có kết cấu chính phụ

Trang 22

1.2.1 Kính(khiêm) ngữ tố + phi kính khiêm ngữ tố kính-khiêm từ

Đây là phương thức chủ yếu cấu thành khiêm từ đa âm Trong mỗi một khiêm từ đều có một kính(khiêm)ngữ tố Do vậy kính(khiêm) ngữ tố là tiêu chí nổi bật củaloại kính- khiêm từ này, giúp chúng ta xác định một từ có phải là kính-khiêm ngữ haykhông Chúng tôi chia loại kính-khiêm từ này thành ba loại nhỏ:

kính-a)Kính(khiêm)ngữ tố + ngữ tố xưng vị kính-khiêm từ xưng vị

Loại kính khiêm từ này chủ yếu dùng để xưng hô bản thân, người và sự vật có liênquan đến bản thân, hoặc dùng để tôn xưng đối tượng giao tiếp, cùng người và sự vật liênquan đến đối tượng giao tiếp

Các khiêm ngữ tố thường dùng gồm 您(gia),您(xá),您(tiểu)biểu thị ý nghĩa thuộc về gia đình, ít hiểu biết, thấp kém, có sắc thái khiêm nhường Ví dụ: 您 (gia) có thể dùng trước

ngữ tố xưng vị, khiêm xưng thân quyến là bề trên, hoặc cùng thứ bậc của mình Khiêmxưng bề trên của mình như:

您您(gia tổ): dùng để khiêm xưng ông nội của mình 您您(gia phụ),您您(gia nghiêm),您您(gia tôn): dùng để khiêm xưng phụ thân của

mình

您您(gia mẫu),您您(gia từ): dùng để khiêm xưng phụ mẫu của mình

Khiêm xưng người cùng thứ bậc với mình có:

您您(gia tỷ): khiêm xưng chị của mình 您您(gia huynh): khiêm xưng anh của mình

Khi khiêm xưng người cùng thứ bậc với mình :您 chỉ có thể dùng cho người cùng bậc nhưng hơn tuổi mình Người nhỏ tuổi hơn mình thì không dùng 您 mà phải dùng 您

(xá)như:

您您(xá đệ): khiêm xưng em trai mình 您您(xá muội):khiêm xưng em gái mình 您(tiểu) và 您(xá) đôi lúc có thể dùng thay thế cho nhau, khiêm xưng người bề dưới

của gia đình mình như:

您您(tiểu đệ),您您(tiểu muội)您khiêm xưng em trai, em gái mình 您您(tiểu nhi),您您(tiểu nữ)您khiêm xưng con trai, con gái mình

Một số kính ngữ tố như 您(tôn),您(hiền),您(lệnh) biểu thị ý nghĩa tôn quý, hiền đức,

tốt đẹp, có sắc thái tôn kính, thường kết hợp với các ngữ tố xưng vị tạo thành kính từ Ví

dụ: tôn xưng thân quyến của người khác, người Trung Quốc dùng 您(lệnh) trước các ngữ tố

xưng vị, không phân biệt tuổi tác:

您您(lệnh tôn),您您 (lệnh nghiêm): tôn xưng phụ thân của người khác 您您(lệnh tử),您您 (lệnh lang); tôn xưng con trai của người khác 您您(lệnh ái) : tôn xưng con gái của người khác

Trang 23

Căn cứ theo đặc điểm ngữ dụng của 您(gia),您(xá),您(lệnh), người ta khái quát thành quy tắc và dạy cho thanh thiếu niên từ khi học vỡ lòng là “ 您您您您您您您”(gia đại, xá tiểu,

lệnh tha nhân, tạm dịch là: gia cho bề trên , xá cho người bề dưới mình, lệnh cho người khác) Nhờ đó học sinh dễ dàng nhớ được cách dùng của các ngữ tố kính-khiêm này.

您(hiền) chủ yếu dùng cho thân thích có thứ bậc thấp hoặc ngang hàng của đối tượng

giao tiếp, đôi lúc cũng dùng cho người có thứ bậc cao, và còn có thể dùng để gọi đối tượng

giao tiếp Ví dụ:您您(hiền điệt),您您(hiền đệ),您您(hiền muội),您您(hiền thúc)vv… Nếu không xác định được thân thích của đối tượng giao tiếp ai nhiều tuổi, ai ít tuổi thì dùng 您(lệnh) thay thế cho 您(tôn) và 您(hiền).

您(đại) cũng dùng trước ngữ tố xưng vị để tôn xưng người khác, cho dù người đó

không phải là họ hàng thân thích của mình, như: 您您(đại tỉ), 您您(đại ca), 您您(đại thúc),您您

(đại cô),您您(đại di).

Khả năng tổ hợp của các kính(khiêm) ngữ tố trên có thể khái quát bằng bảng sau:

您您(gia phụ),您您(gia mẫu),您您(gia huynh),您您(gia tỉ)

:+ NTXV khiêm xưng thân quyến cùng thứ

: + NTXV tôn xưng người khác 您您(đại thúc),您您(đại ca)

: + NTXV Tôn xưng bề trên hoặc người

cùng thứ bậc là thân quyến củađối tượng giao tiếp

您 您 (tôn đường), 您 您 您 (tôn phu nhân)

Trang 24

: + NTXV Tôn xưng đối tượng giao tiếp

hoặc thân thích của đối tượnggiao tiếp

您您(hiền huynh),您您(hiền đệ)

Kính-khiêm từ do kính khiêm ngữ tố kết hợp với ngữ tố xưng vị tạo thành, dùng đểtôn xưng hoặc khiêm xưng, trong giao tiếp thư tín, loại kính(khiêm) từ này được sử dụngvới tần xuất rất cao

Trong tiếng Việt, loại kính(khiêm) từ có kết cấu tương tự có: lệnh tôn, lệnh bà, lệnh

huynh, hiền đệ, tiểu muội, hiền huynh, hiền hữu, hiền muội, hiền thê, hiền mẫu Những

kính(khiêm)từ này đều vay mượn từ tiếng Hán

b) Kính(khiêm)ngữ tố + danh ngữ tố danh từ kính(khiêm)

Theo thống kê 200 bức thư tiếng Hán, trong số kính(khiêm) từ đa âm tiết, số lượngkính- khiêm từ do kính(khiêm)ngữ tố kết hợp với danh ngữ tố tạo thành là nhiều nhất Căn

cứ theo ý nghĩa biểu đạt của chúng, chúng tôi phân loại từ này thành các dạng nhỏ sau:

Kính từ biểu thị sự tôn quý, cao cả, hoa mỹ, ví dụ:

您您(quân hàm),您您(đài hàm), 您您(huệ thị),您您(huệ tín),您您(huệ thư)您tôn xưng thư của

người khác

您您(đại trước),您您(đại tác),您您(đại bỉ),您您(cao chế),您您(cao phiến),您您(hoá chương)您

tôn xưng tác phẩm của người khác

您您(quý canh),您您(tôn canh),您您(tôn xỉ),您您(cao thọ), 您您(cao linh), 您您(phương linh)您 dùng để hỏi một cách lịch sự tuổi của đối tượng giao tiếp

您您(tôn dung),您您(tôn nhan), 您您(tôn nghi),您您(tôn phạm),您您(ngọc dung), 您您(ngọc mạo) 您tôn vinh dung mạo của đối tượng giao tiếp

您您(quý quốc),您您(quý hiệu), 您您您(quý công ty),您您(quý phương),您您(quý báo), 您您 (quý sở)您 dùng để tôn xưng quốc gia hoặc đơn vị công tác của đối tượng giao tiếp

您您(cao kiến), 您您(cao danh),您您(cao giáo),您您(cao luận):dùng để tôn xưng ý kiến

của đối tượng giao tiếp

Kính- khiêm từ có kết cấu tương tự trong tiếng Việt như: quý danh, quý khách, quý

quốc, quý công ty, quý ngài, quý cơ quan, quý vị, quý trường, cao kiến, bậc phụ huynh, bậc anh hùng…

Khiêm từ biểu thị ý nghĩa bé nhỏ, thấp hèn, ti tiện, ngu muội,ví dụ:

您您(bất tài), 您您(bất tiêu), 您您(bất mẫn): dùng để khiêm xưng bản thân mình thiếu tài

thiếu đức, ngu dốt bất tài

您您(ngu kiến), 您您(ngu kế),您您 (ngụ ý): dùng để khiêm xưng mưu lược của mình là

thiển cận, ngu dốt

您您(thiển kiến), 您您(thiển văn), 您您 (thiển học): dùng để khiêm xưng bản thân mình

học thức nông cạn, tầm nhìn hạn hẹp

Trang 25

您您(chuyết thê), 您您(chuyết thất), 您您(chuyết kinh): dùng khiêm xưng vợ mình vụng

về, kém cỏi

您您(chuyết bỉ), 您您(chuyết trước), 您您(chuyết tác): dùng để khiêm xưng tác phẩm của

mình vụng về, chất lượng kém

Ngoài ra các kính(khiêm) ngữ tố 您(ti), 您(bỉ), 您(tiện), 您(bần), 您(hàn), 您(tệ), 您(tiểu),

您(thiển), 您(bạc), 您(phỉ),您(vi) có thể kết hợp với các danh ngữ tố tạo thành các khiêm từ,

khiêm xưng bản thân địa vị thấp hèn, hoặc khiêm xưng gia cảnh nghèo nàn, tài đức thấpkém… ví dụ:

您您(bỉ nhân),您您(tiểu nhân): nam giới sử dụng để khiêm xưng bản thân mình thô

您您(ti ý), 您您(bỉ kiến), 您您 (bỉ ý): dùng để khiêm xưng ý kiến của mình…

Tiếng Việt có: hàn sĩ, bần tăng, ngu ý…

Kính(khiêm)ngữ tố + phương vị từ danh từ kính(khiêm)

Một số ít kính(khiêm) ngữ tố kết hợp với phương vị từ để tạo thành danh từ khiêm, ví dụ như:

kính-您您(xá hạ)您kính-您您(xá gian):dùng để khiêm xưng nơi ở của mình

您您(tôn tiền)您您 您(tôn hậu): dùng để biểu thị không dám xưng hô trực tiếp người

nhận thư, thường dùng để biểu thị sự tôn trọng khi người nhận thư là bề trên, ví dụ: 您您您您

您您(nhạc phụ đại nhân tôn tiền)

您您(các hạ):dùng tôn xưng nguyên thủ hoặc quan chức cấp cao của các nước, ví

dụ: 您您您您(tổng thống các hạ), 您您您您(tổng lý các hạ), 您您您您(đại sứ các hạ).

Ngoài ra còn có các từ như 您您(toạ hữu), 您您(toạ hạ), 您您(toạ tiền),您您(đài hạ), 您您

(đạo hữu)…

Hiện nay, những kính-khiêm từ có kết cấu như trên trong tiếng Việt rất ít Một số

kính-khiêm từ trước kia vay mượn của tiếng Hán hiện cũng không còn dùng nữa, như tại

hạ, các hạ… Do những từ xưng hô này có sắc thái của văn phong cổ, trước đây người ta

sử dụng là do chịu ảnh hưởng của tư tưởng văn hoá Nho gia Nhưng những ảnh hưởng đóđối với xã hội hiện đại đã giảm dần đi cùng với thời gian Trong xã hội mới ngày nay, mọingười đề xướng dân chủ, bình đẳng, bác ái, cho nên việc sử dụng những từ ngữ biểu thị sựkhiêm tốn đã giảm nhiều so với trước

c) Kính(khiêm) ngữ tố + động ngữ tố động từ kính- khiêm

Căn cứ theo ý nghĩa biểu đạt của kính(khiêm) ngữ tố trong động từ kính-khiêm,

Trang 26

Kính từ có sắc thái ý nghĩa cung kính

Kính từ do 您(cung) tạo thành như:您您(cung thỉnh), 您您(cung hạ), 您您(cung hầu), 您您

Kính từ do 您(bái) tạo thành: 您您(bái thác), 您您(bái kiến), 您您(bái hội), 您您(bái vấn),

您您(bái tạ),您您(bái biệt), 您您(bái hạ), 您您(bái độc), 您您(bái phỏng), 您您(bái thượng)

Kính từ do 您 (phụng) tạo thành: 您 您 (phụng thác), 您 您 (phụng tống), 您 您 (phụng

khuyến), 您您(phụng cáo), 您您(phụng bồi), 您您(phụng thỉnh), 您您(phụng tất), 您您(phụng yêu )

Kính từ do 您(thỉnh) tạo nên: 您您(thỉnh vấn), 您您(thỉnh giáo), 您您(thỉnh cầu), 您您

(thỉnh tiên )

 Kính từ có ý nghĩa ban tặng, dành tặng

VD: 您您(quang lâm), 您您(quang cố), 您您(quang bôn), 您您(huệ cố), 您您(huệ lâm),您您

(hạnh lâm): biểu thị ý nghĩa hoan nghênh, chào đón khách tới thăm, khách tới thăm chính

là dành cho mình một ân huệ.

您您(tứ giáo), 您您(tứ thị), 您您(tứ cố), 您您(tứ dữ): biểu thị ý nghĩa xin đối tượng giao

tiếp ban cho mình sự chỉ giáo, quan tâm, chiếu cố

您您(quân giám- mong bậc trên hãy xem cho), 您您(đài giám- kính mong xem cho),您您 (huệ giám- làm ơn xem cho): biểu thị ý nghĩa kính cẩn mong người bề trên xem thư cho

mình, ngoài ra còn có 您您(tôn giám), 您您(tứ giám), 您您(thưởng giám)…

Khiêm từ biểu thị sự mạo muội, đường đột…

您您(mạo muội),您您(thiết vấn), 您您您(thiết dĩ vi),您您(cảm vấn), 您您(cảm thỉnh),您您(cảm phiền),您您 (cảm phương)… Loại khiêm từ này thường dùng trong thư xin việc, thư tiến cử,

thư mời, thư uỷ thác…

Trong tiếng Việt có các khiêm từ: mạo muội, cảm phiền, xin phép, mạn phép…đều

biểu thị ý mạo muội, đường đột

1.2.2.Kính(khiêm)ngữ tố + kính(khiêm) ngữ tố kính –khiêm từ

Một số ít các kính- khiêm từ được tạo thành bởi hai kính khiêm ngữ tố, ví dụ:

您您(quân toạ),您您 (đài toạ): người viết dùng các kính ngữ này nhằm bày tỏ thái độ

tôn trọng, không dám trực tiếp xưng hô người nhận thư

您您您,您您, 您您您,您您您 đều là những kính ngữ có cấu tạo như vậy Còn có một số khiêm

từ mà người cao tuổi hay dùng để khiêm xưng mình như 您您,您您,您您… Tuy nhiên cùng với

sự thay đổi của thời gian, những khiêm từ này đã không còn được dùng nữa

Trang 27

1.2.3 Phi kính(khiêm) ngữ tố + phi kính(khiêm) ngữ tố kính(khiêm) từ

Kết quả thống kê cho thấy, 80% kính-khiêm ngữ là do kính(khiêm)ngữ tố tạo thành,còn lại gần 20% là do các phi kính(khiêm) ngữ tố tạo thành Bản thân mỗi ngữ tố của loạikính-khiêm ngữ này không có ý nghĩa hoặc sắc thái kính(khiêm), nhưng sau khi tổ hợpchúng lại mang hàm ý hoặc sắc thái kính khiêm, tạo thành kính-khiêm ngữ Ví dụ:

Từ mỗi ngữ tố trong từ 您您(bệ hạ)vốn không biểu thị ý nghĩa kính(khiêm), nhưng

khi cả từ được dùng để gọi quốc vương của một nước thì nó lại biểu thị ý nghĩa kính

trọng 您(bệ) thực chất là chỉ bậc thềm của cung điện, 您(hạ)dùng để hàm chỉ quân lính, vệ

sỹ đang chờ lệnh dưới bậc thềm đó Dùng 您您(bệ hạ) để gọi quốc vương là có hàm ý

không dám gọi trực tiếp quốc vương, chỉ dám mượn quân sỹ dưới thềm để gọi người trên

thềm.Tương tự như vậy có 您您(điện hạ), 您您(túc hạ), 您您(phu nhân)…

Kính(khiêm) ngữ do 2 ngữ tố phi kính(khiêm) tạo nên được dùng tương đối phổbiến, trong đó nhiều nhất chính là cụm từ kính-khiêm Loại từ này sẽ được phân tích cụthể tại mục 2.2

1.2.4.Phi kính-khiêmngữ tố + kính(khiêm) ngữ tố kính-khiêm từ

Về mặt trật tự kết cấu của kính-khiêm từ, không phải lúc nào các kính khiêm ngữ tốđều đứng trước, một số ít kính-khiêm ngữ tố đứng đằng sau phi kính-khiêm ngữ tố để tạo

nên kính-khiêm từ Ví dụ: 您您(mong…đến dự), 您您(nhận được quà hậu hĩnh), 您您(các vị),您

您(chư vi),您您(nữ sỹ)…

Có thể thấy, kính-khiêm từ đa âm tiết trong tiếng Hán chủ yếu có kết cấu

“kính(khiêm) ngữ tố + phi kính khiêm ngữ tố”, “kính(khiêm)ngữ tố + kính(khiêm)ngữtố”, “phi kính khiêm ngữ tố + phi kính khiêm ngữ tố” và “phi kính khiêm ngữ tố + kínhkhiêm ngữ tố” Trong đó số lượng kính-khiêm từ do “kính(khiêm)ngữ tố + phi kính khiêmngữ tố” cấu tạo nên có số lượng nhiều nhất

Kính khiêm từ đa âm tiết trong tiếng Việt cũng giống như tiếng Hán, chủ yếu do 4phương thức cấu tạo trên hợp thành Số kính-khiêm từ đa âm mà chúng tôi thống kê đượctrong các thư tiếng Việt có một số lượng lớn là vay mượn tiếng Hán Cụ thể là nhữngkính-khiêm từ trong bảng sau:

Trang 28

Bảng 2: Kính-khiêm từ tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán

STT Tiến

g

Hán

Âm Hán Việt

Nghĩatiếng Việt

STT Tiếng

Hán

Âm HánViệt

Nghĩa tiếngViệt

1 :: ¸i n÷ ¸i n÷ 23 :: hiÒn h÷u hiÒn h÷u

2 :: ©n c«ng ©n c«ng 24 :: hiÒn mÉu hiÒn mÉu

3 :: ©n

chuÈn

©n chuÈn

28 :: lÖnh

huynh

lÖnh huynh

7 :: ®iÖn h¹ ®iÖn h¹ 29 :: lÖnh t«n lÖnh t«n

8 :: b¸i biÖt b¸i biÖt 30 :: m¹o muéi m¹o muéi

9 :: b¸i kiÕn b¸i kiÕn 31 :: ngu ý ngu ý

10 :: b¸i phôc b¸i phôc 32 :: nh©n sü nh©n sü

16 :: cao kiÕn cao kiÕn 38 :: t¹i h¹ t¹i h¹

17 :: cung cung 39 :: thÊt lÔ thÊt lÔ

Trang 29

chúc chúc

18 :: cung

kính

cung kính

40 :: thỉnh

giáo

thỉnh giáo

19 :: hàn xá hàn xá 41 :: tiểu đệ tiểu đệ

20 :: hiền

huynh

hiền huynh

42 :: tiểu muội tiểu muội

21 :: hiền

muội

hiền muội

43 :: vãn bối vãn bối

22 :: hiền đệ hiền đệ 44 :: vãn sinh vãn sinh

2.Đặc điểm kết cấu của cụm từ kớnh-khiờm trong thư tớn tiếng Hỏn

Kớnh khiờm ngữ trong tiếng Hỏn, ngoài kớnh(khiờm) ngữ tố, kớnh(khiờm) từ, cũn cú

số lượng khụng nhỏ cỏc cụm từ kớnh-khiờm Dựa vào mức độ gắn kết lỏng hay chặt củacỏc thành phần tổ hợp, chỳng tụi chia cụm từ kớnh-khiờm thành hai loại là cụm từ kớnh-khiờm cố định và cụm từ kớnh khiờm khụng cố định

2.1.Cụm từ kớnh-khiờm cố định

Cụm từ kớnh-khiờm cố định là những cụm từ kớnh-khiờm cú kết cấu chặt chẽ, khụngthể thay thế bằng những từ ngữ khỏc Cỏc cụm từ này được chia nhỏ thành 6 loại sau:

Kiểu liờn hợp, như: 您您您您(thả con săn sắt bắt con cỏ rụ),您您您您(kiến giải cao siờu, cao

kiến), 您您您您(tụn danh đại tớnh),您您您您(tài hốn học ớt),您您您您(kết quả thu được qua muụn ngàn sự suy nghĩ ), 您您您您( kớnh cẩn lắng nghe)…

Kiểu chủ vị: 您您您您(tiếp đói khụng chu đỏo),您您您您( khỏch quý hạ cố đến dự),您您您您 ( trỡnh độ cú hạn), 您您您您您您您您您您(khú trỏnh khỏi sai sút )…

Kiểu đồng vị: 您您您您(Người),您您您(Hai bỏc, hai ụng,hai ngài…),您您您您 ( Ngài, tiờn

sinh, ụng…)…

 Kiểu động tõn: 您您您您(cú điều gỡ xin (ụng) chỉ giỏo ),您您您您(cú cao kiến gỡ xin chỉ

giỏo),您您您您(cú vinh dự đọc được kiệt tỏc của anh… ), 您您您您(xin (anh)nương tay, xin rộng lũng giỳp đỡ ), 您 您 您 您 (mạo muội), 您 您 您 您 (rất mong vui lũng chỉ giỏo), 您 您 您 您 ( ngưỡng mộ đại danh từ lõu),您您您您(khụng ngại sự nụng cạn kiến thức của tụi mà… )

Kiểu chớnh phụ: 您您您(Xin hỏi quý danh của anh… ),您您您您( tầm nhỡn hạn hẹp, kiến

thức nụng cạn),您您您您(lời vàng đỏ),您您您您( ngu ý, thiển ý),您您您您(vụ cựng cảm tạ ),您您您 您(nhiệt liệt hoan nghờnh )…

 Kớnh khiờm ngữ + kết cấu chủ vị: đõy là hỡnh thức kết cấu tương đối đặc biệt của khiờm ngữ Loại kớnh-khiờm ngữ này thường dựng để bày tỏ lũng cảm ơn đối với sự

Trang 30

kính-yêu mến chăm sóc của người khác đối với bản thân mình Các kính(khiêm) ngữ tố

thường gặp như 您(thừa- nhờ có, đội ơn), 您(mông- mong được…) Chủ ngữ của loại kính-khiêm ngữ này thường được tỉnh lược đi Ví dụ: 您您您您您(nhờ sự khoản đãi nhiệt

tình của các bạn), 您您您您您 (mong các ngài dành cho sự chỉ giáo) Ngoài ra còn có 您您您 (mong đến dự ),您您您您( xin góp ý, chỉ bảo) vv…

2.2.Cụm từ kính khiêm không cố định

Cụm từ kính-khiêm không cố định là cụm từ kính-khiêm có các thành phần kết cấuvới nhau không chặt chẽ, có thể thay thế bằng những từ ngữ khác Trong thực tế giao tiếp,tần số sử dụng đoản ngữ này rất cao Ví dụ:

Khi thành công, được khen thưởng, viết thư cảm ơn, người ta thường viết: 您您您您您您

(Điều này trước tiên là nhờ công của… )…

Thư khuyên nhủ, phát biểu ý kiến thường viết: 您您您您您您您 您您 (Tôi vốn không định

nói, nhưng…); 您您您您您您您您您您您您您您您您您您( Tôi nói có thể còn chưa đúng, suy nghĩ có thể chưa chín chắn …)…

Khi nhận lời đảm nhận một chức vụ nào đó, người ta viết: 您您您您您您您 您您您您您( Tôi

có lẽ chưa xứng đáng với chức vụ, xin các anh chỉ bảo nhiều…)

Đáp lại sự cảm ơn của người khác thì viết:您您您,您您您您您您( Không có gì, chuyện nhỏ

không đáng nhắc đến), 您您您您您您您(Đây là điều tôi nên làm…)…

Khi tặng quà cho người khác, người viết dùng:您您您您您 ( Một chút lòng thành), 您您您(

xin đừng chê cười)

Trên đây chỉ là liệt kê một số câu nói hay dùng, thực tế cụm từ kính-khiêm không

cố định mà người viết thư dùng là vô cùng phong phú Loại từ này trong tiếng Việt cũngvậy Ví dụ:

Viết thư hỏi thăm, chúc mừng, người ta thường viết: cho phép em được gửi tới… Thư cảm ơn thường viết: xin gửi tới … lòng biết ơn sâu sắc, em được thành công

như ngày hôm nay, tất cả là nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô…

Thư xin phép, cuối thư thường viết: xin trân trọng cảm ơn…

Thư xin lỗi viết: do trình độ có hạn… , có gì thiếu sót, xin… chỉ bảo…

Thư mời viết: rất hân hạnh được đón tiếp…

Cũng giống như tiếng Hán, nội bộ kết cấu của những kính-khiêm ngữ trên rất lỏnglẻo nhưng lại được dùng rất thông dụng trong cả giao tiếp văn bản lẫn giao tiếp khẩu ngữ.Phương thức cấu tạo của kính-khiêm ngữ hết sức phong phú đa dạng, trên đây chỉ lànhững dạng kết cấu cơ bản nhất Có thể thấy đại đa số kính-khiêm ngữ là do kính-khiêmngữ tố tạo thành Kính-khiêm ngữ tố cũng chính là tiêu chí để chúng ta nhận ra kính-khiêm ngữ Tuy nhiên điều cần chú ý là, một số từ ngữ thoạt nhìn thì tưởng được cấu tạo

bởi ngữ tố kính-khiêm, song thực chất đó chỉ là những ngữ tố trung tính, ví dụ: 您您

Trang 31

您您您您您您您您您您您您您您您您您您您您您您您您您您您您您 您您“您您您您您您您”您( Sao mày không soi gương mà nhìn lại dung nhan của mình đi: chỉ có ba phần giống người, còn lại bảy phần thì giống quỷ…)

Theo Từ điển Hán ngữ hiện đại, khi 您您 (tôn dung) được dùng cho người(không phải là thần hay phật) thì thường biểu đạt ý chê bai ghét bỏ, Đại từ điển tiếng Hán cũng chú thích trong trường hợp trên 您您(tôn dung) thường có hàm ý mỉa mai, châm biếm Do vậy từ 您您(tôn dung) trong câu trên không có ý nghĩa, sắc thái kính trọng hoặc khiêm

nhường, nên không phải là một kính từ Thông thường, để miêu tả dung mạo người khác

một cách tôn trọng thì người Trung Quốc hay dùng các kính từ 您您(tôn nhan),您您 (tôn

nghi) Đương nhiên trong một số ít trường hợp 您您(tôn dung) tuy được dùng cho người

thường nhưng vẫn được coi là kính từ, ví dụ:

您您您您您您您您您您您您您您您您您您您您您您Lỗ Tấn “Chí Tăng điền xá”您(Thư và ảnh của anh tôi đã nhận được Tôi hoàn toàn không cảm thấy dung mạo của anh có gì đáng sợ )

Tương tự như vậy, ngữ tố 您(tiểu) trong các từ 您您(tiểu đệ),您您(tiểu nhân),您您(tiểu

sinh) đều là kính khiêm ngữ tố Còn 您(tiểu) trong các từ 您您( tiểu ngật-đồ ăn vặt), 您您( tiểu phí- chi tiêu vụn vặt), 您您您( tiểu lưỡng khẩu- hai vợ chồng), 您您( tiểu thuyết) thì chỉ là một

ngữ tố bình thường, và các từ nó cấu tạo nên cũng không phải là kính-khiêm ngữ

Có thể nói, kính-khiêm ngữ tố giúp chúng ta phân biệt được những từ có sắc tháithông thường và những từ kính-khiêm Tuy nhiên điều quan trọng là phải phân biệt đượcđâu là kính-khiêm ngữ tố Trong nhiều trường hợp chúng ta có thể căn cứ vào văn cảnh đểphán đoán một từ có phải là kính-khiêm từ hay không

3.Cách dùng của kính-khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán

Kết quả khảo sát 200 bức thư tiếng Hán của người Trung Quốc cho thấy, khiêm ngữ dùng trong thư giao dịch nhiều hơn thư thông thường rất nhiều Trong thư,người viết chủ yếu thông qua các phần tự xưng, đối xưng, lời thăm hỏi, lời chúc, lời kếtthư để biểu thị thái độ cung kính, khiêm nhường của mình Do vậy, trong bài viết này,chúng tôi sẽ chia kính khiêm ngữ thành kính-khiêm ngữ xưng vị và các kính- khiêm ngữkhác để phân tích cách dùng của chúng

kính-3.1.Kính- khiêm ngữ xưng vị

Kính ngữ xưng vị là những kính ngữ dùng để tôn xưng đối tượng giao tiếp, cùng vớingười và sự vật liên quan đến đối tượng giao tiếp Khiêm ngữ xưng vị là những khiêm ngữdùng để xưng hô bản thân, cũng như xưng hô người hoặc sự vật liên quan đến bản thânngười viết thư

Xưng hô là một phần không thể thiếu trong giao tiếp nói chung và thư tín nói riêng.Xưng hô đúng mực hay không có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giao tiếp, thậm chí ảnh

Ngày đăng: 05/02/2014, 22:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16.阮氏翠玉 2006《“ 孔子传”的敬 词及其翻译(通过翁文松越南 语已作考 察)》硕士学位论文,国家大学所属外语大学17.彭增安 1998,《语用、修辞、文化》,学林大版社 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 孔子传
1. Nguyễn Văn Chiến 1993 “ Từ xng hô trong tiếng Việt”( Nghiên cứu ngữ dụng học và dân tộc học giao tiếp), Tạp chí Những vấn đề ngôn ngữ học và văn hóa, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Trờng ĐHSPNN Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ xng hô trong tiếng Việt
2. Phạm Ngọc Hàm 2004 “ Đặc điểm và cách sử dụng của lớp từ ngữ xng hô tiếng Hán( trong sự so sánh với tiếng Việt)”, Luận án Tiến sỹ ngữ văn, ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm và cách sử dụng của lớp từ ngữ xng hô tiếngHán( trong sự so sánh với tiếng Việt)
3. Đặng Thị Hằng 1992 “ Th tín thơng mại”, Nhà xuất bản thông tin lý luận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Th tín thơng mại
Nhà XB: Nhà xuất bản thông tin lý luận
4.Nguyễn Thiện Giáp 2008 “Giáo trình ngôn ngữ học” Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội 5. Phạm Thị Thành 1995 “ Nghi thức lời nói tiếng Việt hiện đại qua các phát ngôn:chào- cám ơn-xin lỗi” , Luận án PTS ngữ văn, ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ngôn ngữ học” Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội5. Phạm Thị Thành 1995 “ Nghi thức lời nói tiếng Việt hiện đại qua các phát ngôn:chào- cám ơn-xin lỗi
Nhà XB: Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội5. Phạm Thị Thành 1995 “ Nghi thức lời nói tiếng Việt hiện đại qua các phát ngôn:chào- cám ơn-xin lỗi”
6. Viện Ngôn ngữ học 2001 “ Từ điển tiếng Việt”, Nhà xuất bản Đà Nẵng.MỤC LỤC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Nhà XB: Nhà xuất bản Đà Nẵng. MỤC LỤC
1. 常敬宇 1995 《汉语词汇与文化》,北京大学出版社2. 陈卫兰 2005,解读谦词、敬词所表达的中国式礼貌,《语言学习》 Khác
26.易学金 1989 《中国文化知识精选》,湖北人民出版社27.张欣 2000 《中国社会文化礼俗》,上海大学出版社 Khác
28.中国社会语言研究所词典编辑室 1999,《现代汉语词典》,商务印书馆 29.中国社会科学院语言 研究所词典编辑室编 1989《现代汉 语词典。补编》商务印书馆30.周悦娜 1998 中国礼仪文化与汉语称谓语,《短论小集》31.竺一鸣、梅家驹 1987《写作借鉴词典》,上海辞书出版社32.祝秉耀 1997《留学生写作指导》,华语教学出版社Tiếng Việt Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bốn cấp bậc thể hiện trong bảng trờn bao gồm: Cấp độ 1 là mức độ cao nhất mà người ta cú thể đấu tranh và hi sinh vỡ nú - NGHIÊN cứu KÍNH – KHIÊM NGỮ TRONG THƯ tín TIẾNG hán  (có đối CHIẾU với TIẾNG VIỆT)
n cấp bậc thể hiện trong bảng trờn bao gồm: Cấp độ 1 là mức độ cao nhất mà người ta cú thể đấu tranh và hi sinh vỡ nú (Trang 8)
Khả năng tổ hợp của cỏc kớnh(khiờm)ngữ tố trờn cú thể khỏi quỏt bằng bảng sau: Từ loạiKớnh(khiờm) - NGHIÊN cứu KÍNH – KHIÊM NGỮ TRONG THƯ tín TIẾNG hán  (có đối CHIẾU với TIẾNG VIỆT)
h ả năng tổ hợp của cỏc kớnh(khiờm)ngữ tố trờn cú thể khỏi quỏt bằng bảng sau: Từ loạiKớnh(khiờm) (Trang 23)
Bảng 2: Kớnh-khiờm từ tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hỏn STTTiến - NGHIÊN cứu KÍNH – KHIÊM NGỮ TRONG THƯ tín TIẾNG hán  (có đối CHIẾU với TIẾNG VIỆT)
Bảng 2 Kớnh-khiờm từ tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hỏn STTTiến (Trang 28)
Bảng 3: Những cỏch xưng hụ đầu thư cú dựng kớnhkhiờm ngữ trong tiếng Hỏn  Quan hệ giữa người - NGHIÊN cứu KÍNH – KHIÊM NGỮ TRONG THƯ tín TIẾNG hán  (có đối CHIẾU với TIẾNG VIỆT)
Bảng 3 Những cỏch xưng hụ đầu thư cú dựng kớnhkhiờm ngữ trong tiếng Hỏn Quan hệ giữa người (Trang 37)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w