Đặc điểm của kính-khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán hiện đại đối chiếu với tiếng Việt

MỤC LỤC

Việc sử dụng hợp lý kính-khiêm ngữ có thể nâng cao hiệu quả giao tiếp

Đọc “ Toàn tập thư tín Mao Trạch Đông” chúng ta có thể thấy Mao Trạch Đông rất chú ý sử dụng kính- khiêm ngữ, đặc biệt là khi viết thư cho các nhân sỹ ngoài Đảng, các danh nhân trong xã hội, ông sử dụng rất nhiều kính-khiêm ngữ, tạo nên hình tượng người Đảng viên của Đảng cộng sản trọng lễ nghĩa, kính già trọng hiền, được đông đảo mọi người tín nhiệm và tôn trọng, nhờ đó đã tập hợp được một lượng nhân sĩ, chiến sĩ yêu nước. Ví dụ 2, ông dùng các kính ngữ 拜读 ( vinh dự đọc được…), 先生( tiên sinh, ngài), 崇论闳议(kiến giải cao siêu), 借聆教益 (nhân cơ hội này xin ngài chỉ giáo),迎候(nghênh đón), 倘蒙拔冗枉驾 (nếu được ngài hạ cố đến chơi ), 无任欢迎 (vô cùng vinh hạnh ), 敬颂大安 (kính chúc đại an) để biểu thị sự kính trọng đối tượng giao tiếp。.

Nguồn gốc của kính-khiêm ngữ

Dùng nhiều lời nói lịch sự, biểu thị sự tôn kính người khác, nhường nhịn người khác; thường dùng kính-khiêm ngữ để tán dương người khác, hạ thấp bản thân, hết sức khoa trương những lợi ích mà người khác đem đến cho mình, hạn chế hết mức tổn thất của mình, làm đối tượng giao tiếp cảm thấy yên tâm và thân thiện. Errving Goffman đưa ra “Lý luận hành vi thể diện”, và cho rằng thể diện là sự thể hiện cái tôi của mỗi người, giữ thể diện cho mình, cũng giữ thể diện cho người khác chính là chiến lược giao tiếp, đây là tư tưởng xuyên suốt mọi hoạt động giao tiếp.

Những biến đổi của kính-khiêm ngữ

Sang thời kỳ mới của cải cách mở cửa, từ tiên sinh lại xuất hiện trở lại, nó dựa vào uy lực truyền thống vốn có và sức mạnh nội hàm mà dành lại được vị trí huy hoàng ngày trước, trở thành từ tôn xưng thông dụng trong giới trí thức, doanh nghiệp, ngoại giao. Điều này có nghĩa là cùng với sự thay đổi của thời gian, kính-khiêm ngữ mới sẽ xuất hiện, đồng thời một số kính-khiêm ngữ ra đời từ rất sớm sẽ trở thành “dấu vết của lịch sử”, ví dụ như các khiêm ngữ 仆(bộc),奴 家(nô gia) ,贱妾(tiện thiếp)… Ngoài ra một số kính-khiêm ngữ có thay đổi, từ nghĩa tốt trở thành nghĩa xấu, ví dụ 千金小姐 (thiên kim tiểu thư) trước đây dùng làm kính từ tôn xưng con gái người khác, ngày nay từ này lại được dùng để chỉ các cô gái được nuông chiều quá mức, có ý xấu.

Phân biệt kính-khiêm ngữ với các loại từ ngữ lịch sự khác

Lời nói khách sáo biểu thị thái độ khách khí, 劳驾(làm phiền… ),慢走((xin hãy) đi cẩn thận),留步( (xin) dừng bước), ngữ tố 驾(giá) trong từ 劳驾vốn chỉ xe cộ, sau đó đã dùng làm kính từ biểu thị sự tôn trọng người khác, như 大驾(đại giá),驾到(giá đáo); ngữ tố光(quang)trong từ 借 光( tá quang)dùng riêng cho người khác biểu thị sự tôn trọng, ví dụ: 光临(quang lâm),光 顾 (quang cố),赏光 (thưởng quang) biểu thị rất vinh dự được người khác đến thăm, thưởng thức… Như vậy 劳驾và 借光đều có ý nghĩa biểu thị sự cung kính, chúng đều là kính- khiêm từ kiêm từ khách sáo. Song 慢走( xin hãy đi cẩn thận)chỉ là lời nói lịch sự biểu thị sự khách khí dùng khi chủ nhân tiễn khách ra về,留步(xin dừng bước) là lời nói khách khí mà khách biểu thị ý không muốn phiền chủ nhà tiễn mình, cả hai từ này không có sắc thái kính khiêm nên không phải là kính-khiêm ngữ.

ĐẶC ĐIỂM CỦA KÍNH-KHIÊM NGỮ TRONG THƯ TÍN TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI(Cể ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

Kính-khiêm từ đơn âm tiết

Thời kỳ nhà Tống 您(nhẫm) được dùng cho số nhiều, nhưng ngày nay chỉ dùng cho số ít.(Trong tiếng phổ thông, biểu thị sự tôn xưng số nhiều thì phải dùng 您二位 ( nhẫm nhị vị),您几位( nhẫm kỉ vị). Nhưng nói chung ngài chỉ dùng trong trường hợp xã giao chính thức, hơn nữa phải dùng cho những người đàn ông có địa vị cao trong xã hội, không dùng cho nữ giới.

Kính khiêm từ đa âm tiết

    Căn cứ theo đặc điểm ngữ dụng của 家(gia),舍(xá),令(lệnh), người ta khái quát thành quy tắc và dạy cho thanh thiếu niên từ khi học vỡ lòng là “家大舍小令他人”(gia đại, xá tiểu, lệnh tha nhân, tạm dịch là: gia cho bề trên , xá cho người bề dưới mình, lệnh cho người khác). 阁下(các hạ):dùng tôn xưng nguyên thủ hoặc quan chức cấp cao của các nước, ví dụ: 总统阁下(tổng thống các hạ), 总理阁下(tổng lý các hạ), 大使阁下(đại sứ các hạ). Hiện nay, những kính-khiêm từ có kết cấu như trên trong tiếng Việt rất ít. Một số kính-khiêm từ trước kia vay mượn của tiếng Hán hiện cũng không còn dùng nữa, như tại hạ, các hạ… Do những từ xưng hô này có sắc thái của văn phong cổ, trước đây người ta sử dụng là do chịu ảnh hưởng của tư tưởng văn hoá Nho gia. Nhưng những ảnh hưởng đó đối với xã hội hiện đại đã giảm dần đi cùng với thời gian. Trong xã hội mới ngày nay, mọi. người đề xướng dân chủ, bình đẳng, bác ái, cho nên việc sử dụng những từ ngữ biểu thị sự khiêm tốn đã giảm nhiều so với trước. c) Kính(khiêm) ngữ tố + động ngữ tố động từ kính- khiêm.

    Khả năng tổ hợp của cỏc kớnh(khiờm)ngữ tố trờn cú thể khỏi quỏt bằng bảng sau: Từ loạiKớnh(khiờm)
    Khả năng tổ hợp của cỏc kớnh(khiờm)ngữ tố trờn cú thể khỏi quỏt bằng bảng sau: Từ loạiKớnh(khiờm)

    Cụm từ kính-khiêm cố định

    Dựa vào mức độ gắn kết lỏng hay chặt của các thành phần tổ hợp, chúng tôi chia cụm từ kính-khiêm thành hai loại là cụm từ kính- khiêm cố định và cụm từ kính khiêm không cố định. Loại kính-khiêm ngữ này thường dùng để bày tỏ lòng cảm ơn đối với sự yêu mến chăm sóc của người khác đối với bản thân mình.

    Cụm từ kính khiêm không cố định

    Theo Từ điển Hán ngữ hiện đại, khi尊容 (tôn dung) được dùng cho người(không phải là thần hay phật) thì thường biểu đạt ý chê bai ghét bỏ, Đại từ điển tiếng Hán cũng chú thích trong trường hợp trên尊容(tôn dung) thường có hàm ý mỉa mai, châm biếm. Còn 小(tiểu) trong các từ 小吃( tiểu ngật-đồ ăn vặt), 小费( tiểu phí- chi tiêu vụn vặt), 小两口( tiểu lưỡng khẩu- hai vợ chồng), 小说( tiểu thuyết) thì chỉ là một ngữ tố bình thường, và các từ nó cấu tạo nên cũng không phải là kính-khiêm ngữ.

    Kính- khiêm ngữ xưng vị

      Cách xưng hô 1 và 2 chỉ dùng cho người có địa vị hoặc học vấn cao, điểm này cũng giống với người Trung Quốc.(Những cách xưng hô thông thường khác không dùng kính- khiêm ngữ chúng tôi không liệt kê trong bảng này). Từ bảng 3 và 4 có thể thấy, đặt bút viết lời chào người khác, người Trung Quốc thường dùng “họ + chức danh/nghề nghiệp” biểu thị thái độ lịch sự. Nhưng người Việt Nam không như vậy, ngoài dùng “họ tên + chức danh” hoặc “ chức danh + họ tên/tên” ra, bắt buộc phải dùng thêm kính từ khác mới có thể biểu đạt sự tôn trọng đối tượng giao tiếp. Ví dụ: người Việt Nam không thể viết Giám đốc Ngô Đình Hùng! , Thầy Phạm Ngọc Hàm!… mà phải viết thêm Kính gửi Giám đốc Ngô Đình Hùng, Thầy Phạm Ngọc Hàm kính mến!.. Khi viết thư thông thường, người Việt Nam cũng không thể chỉ đơn độc dùng một từ xưng hô như Dì Chính!, Bố!.. mà phải viết thêm như Dì Chính kính mến!, Bố kính yêu của con!. Như vậy mới là cách viết chuẩn mực. Tóm lại, cụm từ kính-khiêm dùng ở phần mở đầu bức thư trong tiếng Hán và tiếng Việt có nhiều điểm không giống nhau. Người Trung Quốc thường dùng chức danh để biểu thị sự tôn trọng ở mức cao nhất, còn người Việt Nam lại thường dùng kính ngữ là từ xưng hô thân tộc để tôn xưng đối tượng giao tiếp vừa để biểu thị tình cảm thân mật. Điểm này cũng thể hiện phần nào tâm lý không giống nhau: người Trung Quốc trọng “lễ”, còn người Việt Nam lại đề cao cái “tình” giữa người với người. Xưng hô đầu thư vô cùng quan trọng. Nếu không dùng từ thoả đáng, người viết thư khó có thể đạt được hiệu quả giao tiếp như mong muốn. b) Đối xưng trong phần chính bức thư. Để chỉ thư phúc đáp của người khác, họ dùng 钧复(quân phục), 钧答(quân đáp), 赐复(tứ phục), 复示(phúc thị),复书 (phúc thư)… Tiếng Việt không có từ tương đương như trên. Tóm lại, kính ngữ đối xưng tiếng Hán phong phú hơn tiếng Việt. Có không ít các kính từ đối xưng của tiếng Hán và tiếng Việt ngày nay không còn được sử dụng, chúng đã dần dần biến thành dấu ấn của lịch sử. Khiêm ngữ dùng để tự xưng. Tự xưng chính là người viết thư xưng bản thân mình cùng những người hoặc sự vật liên quan đến mình. Trong thư, tự xưng thường xuất hiện ở phần chính bức thư và phần ký tên cuối thư. Đối xưng sử dụng kính từ để biểu thị sự tôn trọng người khác, thì tự xưng lại sử dụng khiêm từ để biểu thị thái độ khiêm tốn, lịch sự của bản thân, cũng là một biểu hiện tôn trọng người khác. a)Tự xưng giữa thư.

      Bảng 3: Những cỏch xưng hụ đầu thư cú dựng kớnhkhiờm ngữ trong tiếng Hỏn  Quan hệ giữa người
      Bảng 3: Những cỏch xưng hụ đầu thư cú dựng kớnhkhiờm ngữ trong tiếng Hỏn Quan hệ giữa người

      Các kính- khiêm ngữ khác

      Tiếp tục bức thư, người viết hứa hẹn nếu được tuyển dụng thì sẽ dốc lòng vì công ty, và kính-khiêm ngữ lại giúp anh ta thể hiện một cách hoàn hảo ý tưởng này: 如蒙阁下 亲自接见,将不胜感激( Tôi sẽ vô cùng cảm kích nếu được Ngài đích thân tiếp kiến) hoặc 如蒙录用我保证(Nếu được tuyển dụng tôi xin hứa…)… Kính ngữ tố 蒙(mông) có nghĩa là dành cho, ban cho, việc sử dụng các kính từ trên thể hiện người viết đã nâng cao vai trò và địa vị của người nhận thư, hiệu quả giao tiếp nhờ đó mà sẽ tốt hơn. Ngoài ra còn có một số cách nói sử dụng kính-khiêm ngữ như: đã lâu không gặp thì dùng 久违(cửu vi) , xin đối tượng giao tiếp lượng thứ thì dùng 请您多多包含(thỉnh nhẫm đa đa bao hàm), nhờ người khác làm việc thì nói 拜托(bái thác), khách đến thì dùng 光临 (quang lâm), chào mời mọi người đến mua hàng thì dùng 光 顾(quang cố), tháp tùng.

      ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO DẠY- HỌC TIẾNG HÁN

      • Phân tích kết quả điều tra 1.Kết quả điều tra nội dung 1

        Kính-khiêm ngữ tiếng Hán phản ánh văn hoá lễ nghi của dân tộc Hán.Việc sử dụng loại từ này chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như tuổi tác, địa vị, cấp bậc, mức độ thân sơ giữa người viết thư và người nhận thư, hoàn cảnh giao tiếp… Nếu không có tìm hiểu và tích luỹ nhất định thì khó có thể sử dụng một cách chuẩn xác loại từ này vào giao tiếp. Đối với sinh viên ở giai đoạn học sơ cấp, nếu trong phần từ mới hoặc bài khoá xuất hiện kính- khiêm ngữ thì giáo viên nên gọi tên chuyên biệt của loại từ này, tức là kính-khiêm ngữ, đồng thời luyện tập cho học sinh biết cách dùng kính-khiêm ngữ đó đối với ai, trong hoàn cảnh giao tiếp nào.