1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình giao hàng nông sản xuất khẩu tại Chi nhánh Công Ty Best Care Shipping Hà Nội

55 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Trình Giao Hàng Nông Sản Xuất Khẩu Tại Chi Nhánh Công Ty Best Care Shipping Hà Nội
Tác giả Trần Thị Nhung
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Việt Nga
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế & Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 250,93 KB

Nội dung

Quy trình giao hàng nông sản xuất khẩu tại Chi nhánh Công Ty Best Care Shipping Hà Nội Quy trình giao hàng nông sản xuất khẩu tại Chi nhánh Công Ty Best Care Shipping Hà Nội Quy trình giao hàng nông sản xuất khẩu tại Chi nhánh Công Ty Best Care Shipping Hà Nội Quy trình giao hàng nông sản xuất khẩu tại Chi nhánh Công Ty Best Care Shipping Hà Nội Quy trình giao hàng nông sản xuất khẩu tại Chi nhánh Công Ty Best Care Shipping Hà Nội Quy trình giao hàng nông sản xuất khẩu tại Chi nhánh Công Ty Best Care Shipping Hà Nội Quy trình giao hàng nông sản xuất khẩu tại Chi nhánh Công Ty Best Care Shipping Hà Nội Quy trình giao hàng nông sản xuất khẩu tại Chi nhánh Công Ty Best Care Shipping Hà Nội Quy trình giao hàng nông sản xuất khẩu tại Chi nhánh Công Ty Best Care Shipping Hà Nội Quy trình giao hàng nông sản xuất khẩu tại Chi nhánh Công Ty Best Care Shipping Hà Nội Quy trình giao hàng nông sản xuất khẩu tại Chi nhánh Công Ty Best Care Shipping Hà Nội Quy trình giao hàng nông sản xuất khẩu tại Chi nhánh Công Ty Best Care Shipping Hà Nội Quy trình giao hàng nông sản xuất khẩu tại Chi nhánh Công Ty Best Care Shipping Hà Nội Quy trình giao hàng nông sản xuất khẩu tại Chi nhánh Công Ty Best Care Shipping Hà Nội

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUY TRÌNH GIAO HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY BEST CARE SHIPPING

HÀ NỘI

Lớp: K53E2

Mã sinh viên: 17D130100

HÀ NỘI-2021

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài “Quy trình giao hàng nông sản xuất khẩu tại Chi nhánh Công Ty Best Care Shipping Hà Nội ” là một công trình nghiên cứu độc lập

dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn TS Lê Thị Việt Nga ,không có bất cứ sựsao chép của người khác Ngoài ra, trong bài báo cáo có sử dụng một số nguồn tài liệutham khảo đã được trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng Em xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm trước bộ môn, khoa và nhà trường về sự cam đoan này

em tiếp thu kiến thức, đây là tiền đề để em có thể vững bước tự tin trong tương lai vàhoàn thiện khóa luận của mình

Đặc biệt em xin cảm ơn cô Ts Lê Thị Việt Nga, giảng viên trực tiếp hướng dẫn

và chỉ bảo cho em một cách tận tình có thể hoàn thành tốt khóa luận này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH BestCare Shipping tại Hà Nội, các anh chị trong công ty, đặc biệt là phòng chứng từ đã tạođiều kiện thuận lợi cho em nghiên cứu và tiếp cận với môi trường làm việc thực tế;biết được những thiếu sót để hoàn thành tốt bài báo cáo này

Thời gian hoàn thiện nghiên cứu đề tài khóa luận có hạn mà lượng kiến thức thìlớn, trong quá trình thực hiện bài viết không tránh khỏi những sai sót, em rất mongnhận được sự thông cảm và đóng góp từ thầy cô để bài viết của em được hoàn thiệnhơn và giúp em ngày càng hoàn thiện hơn với chuyên môn của mình

Trang 3

Em xin chân thành cảm ơn!

5 BCS HN Best Care Shipping tại Hà Nội

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

ST

T Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩ tiếng Việt

1 CFS Container Freight Station Khu vực tập kết hàng lẻ

3 FCL Full Container Load Hàng nguyên container

4 FIATA Internationaln Federation of

Freight Forwarders Associations Liên đoàn các hiệp hộigiao nhận quốc tế

5 HB/L House Bill of Lading Vận đơn nhà

6 LCL Less than Container Load Hàng lẻ

7 MB/L Master Bill of Lading Vận đơn chủ

8 NVOCC Non-Vessel Operating Common

9 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại

Thế giới

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH GIAO HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY BEST CARE SHIPPING HÀ NỘI

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Quá trình hội nhập và quốc tế hóa đang ngày càng mạnh mẽ, các nền kinh tế đều

đi theo xu hướng tất yếu là mở cửa để phát triển giao thương Theo đó các hoạt độngxuất nhập khẩu là lĩnh vực quan trọng được chú ý phát triển, mang nhiều lợi ích chomỗi quốc gia

Hoạt động xuất nhập khẩu luôn là tiêu chí quan trọng để phản ánh tiềm lực củamột nền kinh tế Là nước nông nghiệp, đối với Việt Nam xuất khẩu nông sản đóng vaitrò đặc biệt quan trọng, tạo sự ổn định xã hội và nâng cao chất lượng sống cho ngườinông dân, góp phần phát triển kinh tế đất nước Với những sản phẩm nông sản hiện có,cùng tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội, Việt Nam đang hướng tới top 15những nhà xuất khẩu lớn nhất trên thế giới

Hoạt động xuất khẩu phát triển mạnh mẽ không chỉ dựa vào mở rộng quy mô,khả năng sản xuất mà còn phải nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của các công ty giaonhận Việt Nam nằm giữa vùng kinh tế sôi động bậc nhất thế giới, có vị trí địa lý vàđiều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển tất cả loại hình vận tải hàng hóa Lợi thế vị trínày cho phép Việt Nam phát triển hệ thống hạ tầng và mạng lưới cung ứng dịch vụLogistics phục vụ hoạt động giao thương nội địa cũng như với khu vực Đông Nam Á,Châu Á và trên toàn cầu Việc tiếp giáp với biển Đông, có nhiều cảng lớn nhỏ là điểukiện tiên quyết giúp ngành vận tải đường biển Việt Nam phát triển mạnh mẽ và đóngvai trò chủ chốt, được nhiều nhà xuất nhập khẩu ưa chuộng

Đứng trước thời kỳ nền kinh tế mở như hiện nay, nhà nước ta khuyến khích lưuthông hàng hoá quốc tế nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước Sự xuất hiện của hàng loạt các công ty vận tải và các hãng giao nhận vận tảilàm cho thị trường ngày càng sôi động Nhưng nếu trên thị trường chỉ đơn thuần là cáccông ty trong nước cạnh tranh với nhau thì tính quyết liệt chưa cao Vì các doanhnghiệp Việt nam chủ yếu là vừa và nhỏ, chưa đủ khả năng để kinh doanh vận chuyểnhàng hoá cạnh tranh trên trường quốc tê Mặt khác hệ thống cơ sở vật chất của ngànhvẫn còn rất yếu và thiếu nhiều chưa có tính cạnh tranh Do vậy, thị trường vận tải hànghoá đặc biệt là vận tải đường biển của nước ta chủ yếu là do các hãng lớn trên thế giớichiếm lĩnh và cạnh tranh quyết liệt với nhau Các ông lớn trong ngành đều có nhữngchiến lược cạnh tranh riêng theo ưu thế, tiềm lực và mục tiêu kinh doanh của mình Họ

Trang 5

đưa ra những dịch vụ rất tốt, thoả mãn được những khách hàng khó tính nhất.Đồngthời họ xây dựng được đội ngũ nhân viên Marketing ưu tú, năng động sáng tạo để thuhút khách hàng về phía mình và giữ quan hệ làm ăn lâu dài với họ Mỗi loại hình công

ty đều có những ưu thế mạnh riêng để cạnh tranh, cùng với những hạn chế thường bịđối phương lợi dụng để tấn công vào Các công ty liên doanh có được lợi thế vềthương mại, tài chính, công nghệ làm công cụ cạnh tranh rất hiệu quả, nhưng vẫn cóhạn chế về môi trường kinh doanh, thiếu sự hiểu biết về thị trường Các công ty nhànước thường có lợi thế về quy mô, kinh nghiệm và sự ưu đãi từ chính quyền nhưng lại

có nhược điểm cồng kềnh, chậm chạm kém năng động Với công ty tư nhân mặc dùcòn nhỏ lẻ, tính chuyên nghiệp chưa cao nhưng thường rất năng động với bộ máy gọnnhẹ, phương thức hoạt động mềm dẻo Trên thị trường, tuy cạnh tranh khốc liệt nhưvậy nhưng chưa một gương mặt nào của Việt Nam đủ sức trở thành một công ty giaonhận vận chuyển cạnh tranh chuyên nghiệp trên thế giới

Việc hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển không chỉquan trọng với nhân viên công ty giao nhận để có thể thực hiện các nghiệp vụ tốt hơn,thu hút các nhà sản xuất, hấp dẫn các khách hàng là các nhà xuất khẩu khi thực hiệntốt quy trình giao hàng cho họ

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Tại Việt Nam, hoạt động Logistics nói chung và các hoạt động giao nhận nóiriêng vẫn còn là lĩnh vực khá mới mẻ và đang được chú ý đầu tư phát triển Cho đếnnay đã có nhiều công trình nghiên cứu của sinh viên, giảng viên từ các trường đại học,cán bộ từ viện nghiên cứu liên quan đến vấn đề nâng cao, đổi mới, phát triển hoạt độnggiao nhận, đặc biệt là đối với phương thức vận tải bằng đường biển Tuy khả năng ứngdụng thực tế của các đề tài chưa thực sự đem lại hiệu quả cao Đặc biệt là trong nhữngnăm trở lại đây, với các luận văn của khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế- trường Đạihọc Thương Mại, ta có thể tìm thấy được một số đề tài nghiên cứu về mảng giao nhậnvận tải hàng hóa xuất nhập khẩu Cụ thể như:

+ Bùi Thị Lê Giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hoá bằng đường biển củacông ty TNHH quốc tế Delta

+ Ngô Thu Hương Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển của công

ty TNHH Yusen Logistics Việt Nam

+ Nguyễn Thùy Linh Quy trình giao hàng nông sản xuất khẩu của Công ty CP kho vậnquốc tế VAST

+ Nguyễn Hoàng Dương Chiến lược phát triển thị trường giao nhận vận tải tại công ty

Cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương Vietrans

Trang 6

+ Nguyễn Thị Tố Ngân Phát triển chuỗi cung ứng XK rau quả Việt Nam trong bối cảnhtác động của cách mạng công nghiệp 4.0.

Tất cả những công trình nói trên và rất nhiều đề tài nghiên cứu, luận văn tốtnghiệp khác là nguồn tư liệu và kiến thức giúp tiếp cận và mở rộng được vấn đềnghiên cứu

Tuy nhiên các vấn đề được nghiên cứu qua các đề tài này chưa thực sự bám sátbối cảnh kinh tế hiện nay với sự thay đổi liên tục của hoạt động ngoại thương nóichung và hoạt động giao nhận nói riêng Đồng thời, các bài viết chưa đưa ra đượcnhững giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quy trình giao hàng nông sản xuất khẩu bằngđường biển, từ đó đẩy mạnh hoạt động giao nhận nói chung

Chi Nhánh Công Ty TNHH Best Care Shipping Tại Hà Nội là một doanh nghiệptương đối trẻ nên có rất ít nghiên cứu về đơn vị này Với mong muốn nâng cao hiệuquả hoạt động kinh doanh của công ty, đề tài “ Quy trình giao hàng nông sản xuất khẩutại Chi nhánh công ty Best Care Shipping Hà Nội” đã được lựa chọn để nghiên cứu

1.3 Mục tiêu đề tài

- Hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về hoạt động giao nhận, quy trình của hoạt động giaohàng xuất khẩu bằng đường biển

- Tìm hiểu chung về Chi Nhánh Công Ty TNHH Best Care Shipping Tại Hà Nội và thực

tế quy trình giao hàng nông sản xuất khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty.Phân tích thực trạng quy trình nhằm đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tạiyếu kém trong quy trình giao hàng nông sản xuất khẩu vận chuyển bằng đường biểntại Chi Nhánh Công Ty TNHH Best Care Shipping Tại Hà Nội

- Từ đó đưa ra những định hướng phát triển và một số giải pháp hoàn thiện quy trìnhgiao hàng nông sản xuất khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về quy trình giao hàng nông sản xuất khẩu tại Chi nhánh Công

ty Best Care Shipping tại Hà Nội

Trang 7

Nhánh Công Ty TNHH Best Care Shipping Tại Hà Nội với vai trò là đại lý hải quan vàđại lý giao nhận.

1.6 Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp

Nguồn dữ liệu này được thu thập chủ yếu từ các nguồn sau:

- Dữ liệu tại thư viện của trường đại học Thương mại gồm giáo trình: Quản trịgiao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế, giáo trình Quản trị tác nghiệp và các luậnvăn chuyên đề về đề tài giao nhận vận tải đường biển

- Các dữ liệu trên internet: dữ liệu có ở trên trang web của công ty(http://www.bcshipping.vn/), các trang web đăng tải các chuyên đề luận văn như:tailieu.vn, luanvan.net…, trang web về vận tải đường biển, quy định thủ tục hải quanđối với hàng hóa nông sản xuất khẩu

- Tài liệu tổng quan về công ty, cơ cấu nhân sự và các báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh cũng như bộ chứng từ hàng xuất tại Chi Nhánh Công Ty TNHH Best CareShipping Tại Hà Nội

1.6.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp

Nguồn dữ liệu này được nghiên cứu qua 2 phương thức sau:

- Quan sát: được tiến hành chủ yếu trong thời gian thực tập tại Chi Nhánh Công

Ty TNHH Best Care Shipping Tại Hà Nội

+ Quan sát hoạt động kinh doanh của công ty

+ Quan sát cách thức luân chuyển thông tin, xử lý chứng từ giữa các phòng bantrong công ty

+ Quan sát cách thức tiếp cận và làm việc với khách hàng và các đối tác, cáchthức các bộ phận trong công ty trao đổi, thỏa thuận với nhau để có giá bán dịch vụ tốtnhất

- Thảo luận trực tiếp và hỏi đáp thắc mắc:

+ Tham gia họp và thảo luận trực tiếp với Sếp, các anh chị quản lý phụ trách cácphòng ban có liên quan đến quá trình giao hàng xuất khẩu như: quản lý phòng Sale &Marketing, quản lý phòng Chứng từ và quản lý phòng Kế toán

+ Hỏi đáp các vấn đề thắc mắc trên hệ thống hỏi đáp của công ty và hỏi trực tiếpcác anh chị trong công ty những vấn đề thắc mắc trong quá trình thực hiện nghiệp vụ

và thủ tục

1.7 Kết cấu của khóa luận

Bài khóa luận bao gồm 4 chương như sau:

Trang 8

Chương 1: Tổng quan về quy trình giao hàng nông sản xuất khẩu tại Chi NhánhCông Ty TNHH Best Care Shipping Tại Hà Nội.

Chương 2: Cơ sở lý luận về quy trình giao hàng xuất khẩu vận chuyển bằngđường biển

Chương 3: Thực trạng quy trình giao hàng nông sản xuất khẩu vận chuyển bằngđường biển tại Chi Nhánh Công Ty TNHH Best Care Shipping tại Hà Nội

Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình giaohàng xuất khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Chi Nhánh Công Ty TNHH Best CareShipping tại Hà Nội

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU

VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 2.1 Khái quát về giao nhận và dịch vụ giao nhận mặt hàng nông sản xuất khẩu

2.1.1 Khái niệm về giao nhận, người giao nhận và nông sản

2.1.1.1 Khái niệm vai trò của giao nhận

a) Khái niệm

Trong hoạt động thương mại quốc tế, người bán và người mua thường ở cách xanhau Việc di chuyển hàng hóa do người vận chuyển đảm nhận đóng vai trò quan trọngtrong việc thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế Để cho quá trình vận chuyển được bắtđầu- tiếp tục- kết thúc, tức là hàng hóa đến được tay người mua, thì cần thực hiện hàngloạt các công việc khác liên quan đến quá trình vận chuyển như đưa hàng ra cảng, làmthủ tục gửi hàng, tổ chức xếp/ dỡ, giao hàng cho người nhận ở nơi đến Tất cả nhữngcông việc này được gọi chung là nghiệp vụ giao nhận – Forwarding

Theo quy tắc mẫu về dịch vụ giao nhận vận tải của liên đoàn các Hiệp hội giaonhận vận tải quốc tế (FIATA) thì giao nhận vận tải được định nghĩa như sau: “ Giaonhận vận tải là bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho,bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liênquan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanhtoán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa”

Ngày 29/10/2004, Hiệp hội FIATA đã phối hợp với Hiệp hội châu Âu về các dịch

vụ giao nhận, vận tải, logistics và hải quan đã đi đến thống nhất khái niệm về dịch vụgiao nhận vận tải và logistics, đó là: “Giao nhận vận tải là bất kì dịch vụ nào liên quanđến chuyên chở, gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũngnhư các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưngkhông chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan hay tài chính,khai báo hàng hóa cho

Trang 9

những mục đích chính thức, mua bảo hiểm cho hàng hóa và thu tiền hay lập các chứng

từ liên quan đến hàng hóa Dịch vụ giao nhận bao gồm có dịch vụ logistics cùng vớicông nghệ thông tin hiện đại liên quan chặt chẽ đến quá trình vận tải, xếp dỡ hoặc lưukho bãi và quản lý chuỗi cung ứng trên thực tế Những dịch vụ này có thể được cungcấp để đáp ứng với việc áp dụng linh hoạt các dịch vụ được cung cấp

Theo sự phát triển , dịch vụ giao nhận trở nên hoàn hảo hơn và có sự kết hợp vớicác hoạt động khác để phục vụ khách hàng tốt hơn nên thay vì đưa ra khái niệm vềdịch vụ giao nhận, điều 233 Luật Thương Mại 2005 đã đưa ra khái niệm về dịch vụlogistics với nội dung không khác gì nhiều so với khái niệm dịch vụ giao nhận củaFIATA: “ Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thựchiện một hoặc nhiều công việc, bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làmthủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng , đóng gói bao bì, ghi ký

mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuậnvới khách hàng để hưởng thù lao”

Nói ngắn gọn, dịch vụ giao nhận là tập hợp những dịch vụ thương mại có liênquan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàngđến nơi nhận hàng, trong đó người giao nhận ký hợp đồng với chủ hàng, đồng thờicũng ký hợp đồng đối ứng với người vận tải để thực hiện dịch vụ Người giao nhận cóthể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của ngườithứ ba khác

b) Vai trò

+ Dịch vụ giao nhận hàng hóa có tác dụng tiết kiệm, giảm chi phí trong quá trìnhlưu thông phân phối Dịch vụ giao nhận hàng hóa càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiếtkiệm cho chi phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thông.Do đó,giảm thiểu được chi phí này sẽ góp phần làm cho giá cả hàng hóa trên thị trường giảmxuống, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, tăng yếu tố cạnh tranh trong các doanhnghiệp

+ Dịch vụ giao nhận hàng hóa góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc

tế Các nhà sản xuất muốn chiếm lĩnh và mở rộng thị trường cho sản phẩm của mìnhphải cần sự hỗ trợ của dịch vụ giao nhận hàng hóa Dịch vụ này có tác dụng như cầunối trong vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường đến các thị trường mới đúng yêu

Trang 10

cầu về thời gian và địa điểm đặt ra Nên doanh nghiệp có thể khai thác và mở rộng thịtrường nhanh và mạnh hơn.

+ Dịch vụ giao nhận hàng hóa góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩnhóa chứng từ kinh doanh quốc tế

+ Dịch vụ giao nhận hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả pháp lý Giảm thiểuchi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.+ Dịch vụ giao nhận hàng hóa góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanhnghiệp giao nhận

2.1.1.2 Khái niệm và vai trò của người giao nhận

a) Khái niệm

Theo Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế - FIATA- thì: “ Ngườigiao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác vàhành động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyênchở Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồnggiao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa…”Theo điều 234 Luật Thương mại Việt Nam 2005 về điều kiện kinh doanh dịch vụgiao nhận hàng hóa và điều 6 Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 của ChínhPhủ ban hành, chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ giao nhậnhàng hóa và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ giao nhậnhàng hóa, ta có thể hiểu khái niệm: Người giao nhận là thương nhân, tổ chức thực hiệnnhiệm vụ giao nhận cho khách hàng bằng cách tự mình thực hiện hoặc thuê lại cácthương nhân khác thực hiện, có giấy chứng đăng ký kinh doanh hợp pháp về dịch vụgiao nhận hàng hóa và tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định phápluật hiện hành

b, Vai trò người giao nhận

Ngày nay, do sự phát triển của vận tải container, vận tải đa phương thức, ngườigiao nhận có thể đảm nhận những vai trò với những chức năng và công việc khác nhaunhư:

 Vai trò môi giới hải quan: Người giao nhận sẽ làm việc trực tiếp với hải quan nội địa,sẵn sàng làm các thủ tục thông quan cho lô hàng theo đơn hàng của khách khi đã nhận

đủ giấy tờ và chứng từ hợp lệ của hàng hóa từ khách và nhận phần lợi nhuận cho mìnhnhư tiền hoa hồng khi giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn của mình Đây làhình thức dịch vụ sơ khai nhất của người giao nhận, sau này, đi cùng với sự phát triển

Trang 11

của thương mại quốc tế, người giao nhận còn đảm trách nhiều phần công việc khácnữa.

 Vai trò là đại lý vận tải: Người giao nhận không thừa nhận bất kì trách nhiệm nào vớichức năng chuyên chở, họ chỉ giúp người gửi hàng liên hệ với người chuyên chở nhằmthuê phương tiện vận chuyển hàng hóa và thực hiện hợp đồng vận chuyển và ngượclại, liên hệ người gửi hàng hỗ trợ người vận chuyển tìm kiếm khách hàng Sau này, đicùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều nhu cầu xuất nhập khẩu và giao nhận vậnchuyển hàng hóa, thì một người giao nhận đồng thời cũng có thể thực hiện chức năngchuyên chở hàng hóa nếu họ có đầy đủ nguồn lực về phương tiện

 Vai trò chuyển tiếp hàng hóa: Người giao nhận sẽ thu xếp kí hợp đồng với các công tyvận chuyển, bốc xếp dỡ hàng hóa địa phương để đưa hàng từ chỗ cảng quá cảnh đếnchỗ đỗ phương tiện chuyển tiếp để tiếp tục lộ trình

 Vai trò là người lưu kho và bảo quản hàng hóa: Trong thời gian từ khi khách hàng giaohàng cho người vận chuyển đến khi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận chuyển thìnhất thiết hàng hóa phải được lưu kho và được bảo quản cẩn thận Các hãng vậnchuyển lớn thường có sẵn cho mình những kho bãi riêng và họ sẽ không mất chi phícho người giao nhận, nhưng hình thức chủ yếu vẫn là người giao nhận đi thuê kho bãicủa một công ty chuyên cung cấp kho bãi khác

 Gom hàng và thông báo biểu cước: ngày nay, bên cạnh nhận gửi hàng nguyên (FCL),người giao nhận thường đảm nhận thêm dịch vụ gom hàng lẻ Người giao nhận sẽ tậphợp các lô hàng nhỏ, tập trung lại một địa điểm để tạo thành lô hàng lớn hơn nhằm tậndụng sức chở của container và giảm cước phí vận tải

 Vai trò người chuyên chở: Người giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng

và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ một nơi này đến nơi khác Người giaonhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở, nếu ký hợp đồng mà không trực tiếpchuyên chở Còn nếu người giao nhận trực tiếp chuyên chở thì là người giao nhận thực

tế Trong trường hợp này, người giao nhận phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trongsuốt hành trình và có thể phát hành vận đơn

 Người cung cấp các dịch vụ gắn liền với vận tải: Trong quá trình thực hiện các hoạtđộng liên quan đến giao nhận vận chuyển hàng hóa thuộc chuyên môn và chức năngcủa mình, thì những người gian nhận lại vô tình tìm thêm được các dịch vụ hỗ trợ đikèm với hoạt động vận tải, cụ thể: mua bảo hiểm cho hàng hóa; chuyển phát nhanh, hỗtrợ khách hàng giám định sản phẩm hay giám định hư hại sản phẩm…

Trang 12

2.1.1.3 Khái niệm về nông sản

Theo WTO, khái niệm nông sản được hiểu theo một phạm vi khá rộng: “Nôngsản là các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như: Các sản phẩmnông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu,hạt điều, chè, rau quả tươi…; Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…;Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa,xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô…”

Theo The Free Dictionary: Nông sản là những hàng hóa có nguồn gốc đến từtrồng trọt và động vật

Theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP: “Nông sản là sản phẩm của các ngành nôngnghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp”

Từ những định nghĩa đến từ các tổ chức khác nhau như trên và qua thực tế hoạtđộng XNK hàng hóa nông sản tại Việt Nam, có thể thấy rằng, khái niệm nông sản theoNghị định 57/2018/NĐ-CP: “Nông sản là sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâmnghiệp, thủy sản, diêm nghiệp” là khái niệm có ý nghĩa bao quát nhất và phù hợp với

cơ cấu, đặc điểm của mặt hàng nông sản tại Việt Nam

2.1.2 Đặc điểm của dịch vụ giao nhận hàng hóa

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế có đặc điểm cơ bản của một dịch vụ:

 Tính vô hình: Quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế làm hàng hóa có sự dịch chuyển

từ nơi này sang nơi khác Sản phẩm của quá trình vận chuyển này có tính vô hìnhnghĩa là các chủ hàng, người sử dụng dịch vụ, không nhìn thấy, cân đong, đo đếmđược như với hàng hóa hữu hình

 Tính không lưu trữ: Hoạt động vận chuyển chỉ có thể cung ứng khi xuất hiện nhu cầucủa khách hàng nên người vận tải không có khả năng sản xuất hàng loạt dịch vụ vậnchuyển

 Tính không sở hữu: Khi dịch vụ vận chuyển được thực hiện, với các công việc nhưvận chuyển, bảo quản, bốc xếp hàng hóa, khách hàng chỉ nhận được kết quả là hànghóa được di chuyển đến đích , chứ không được chuyển giao quyền sở hữu với phươngtiện cận chuyển , công cụ vận tải

 Tính không thể chia cắt- sản xuất đi đôi với tiêu thụ: Tính không thể chia cắt thể hiện

sự đồng thời cả về không gian, thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng dịch vụ vậnchuyển Khi khách hàng thuê một người vận chuyển để đưa hàng hóa từ nơi này đến

Trang 13

nơi khác thì khi hàng hóa được vận chuyển là lúc người vận chuyển đang cung cấpdịch vụ vận chuyển và khách hàng đang tiêu dùng dịch vụ vận chuyển được cung cấp.

 Tính thay đổi: Tính thay đổi của dịch vụ vận chuyển thể hiện ở việc dịch vụ vận tảikhông giống nhau giữa các lần sử dụng dịch vụ, dù là cùng một nhân viên vận chuyển,cùng một nhà cung cấp hay một loại dịch vụ Sản phẩm dịch vụ vận tải không bao giờlặp lại do nhiều yếu tố như điều kiện thời tiết, trình độ của nhân viên, tâm lý…

 Tính thích ứng: Do đặc điểm của sản phẩm vận tải là không có sản phẩm dở dang haybán thành phẩm như hàng hóa hữu hình nên dịch vụ vận tải luôn thích ứng với các yêucầu thay đổi của người thuê

2.1.3 Yêu cầu với dịch vụ giao hàng xuất khẩu

Để đem lại mức chất lượng cao nhất cho khách hàng, giao hàng xuất khẩu nóiriêng cũng như bất kỳ một loại hình dịch vụ nào nói chung, cũng có những yêu cầu đòihỏi riêng mà người giao nhận phải đáp ứng, bao gồm:

- Giao hàng phải nhanh gọn Điều này thể hiện ở thời gian thực hiện quy trình giaohàng, bao gồm trước trong và sau khi giao hàng Để giảm được thời gian này, đáp ứngđược nhu cầu khách hàng, người làm giao nhận phải nắm chắc được quy trình kỹthuật, chủng loại hàng hóa, lịch tàu và bố trí hợp lý phương tiện vận chuyển

- Giao hàng chính xác, an toàn Đây là yêu cầu rất quan trọng, là yếu tố chủ yếu quyếtđịnh chất lượng và mức độ hoàn thành công việc bao gồm chính xác về số lượng, chấtlượng, hiện trạng thực tế, chính xác về chủ hàng, nhãn hiệu

- Tối thiểu hóa chi phí Yêu cầu này chính là phương thức cạnh tranh giữa các DN tronglĩnh vực giao nhận Muốn vậy phải đầu tư thích đáng cơ sở vật chất, xây dựng và hoànchỉnh các định mức, các tiêu chuẩn hao phí, đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ

2.1.4 Đặc điểm giao nhận hàng nông sản

Các sản phẩm nông sản có một số đặc thù như: chu kỳ sử dụng ngắn, dễ hư hỏng,

có tính thời vụ và theo mùa, cần được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp (thường là nhiệt độthấp), nhiệt độ cho mặt hàng nông sản khác nhau cần được kiểm soát khác nhau và tùytheo từng giai đoạn Vì vậy, để phục vụ XK mặt hàng nông sản, bên cạnh việc tích hợpquá trình đạt tiêu chuẩn từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đóng gói, lưu trữ, quátrình giao nhận, vận chuyển quốc tế có những đặc điểm như sau:

- Giao nhận vận chuyển hàng nông sản có thể được tổ chức bằng nhiều phương thức:đường hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt, đa phương thức Hàng nông sản

có đặc điểm dễ hư hỏng, chu kỳ sử dụng ngắn, tại các nước phát triển, phương thức

Trang 14

vận tải tối ưu nhất để thực hiện giao nhận nhanh chóng loại hàng này là vận chuyểnbằng đường hàng không Tuy nhiên, vận tải đường hàng không có nhiều hạn chế nhưchi phí cao, khối lượng hàng hóa được giao nhận vận chuyển hạn chế, vì vậy, đâykhông phải là phương án hợp lý trong mọi trường hợp, nhất là đối với các quốc giađang phát triển Tại Việt Nam, hàng nông sản thường được tổ chức giao nhận vận tảibằng hai phương thức vận tải chủ yếu là đường bộ và đường biển để đảm bảo khốilượng hàng hóa XK cũng như đảm bảo chi phí vận chuyển

- Hoạt động giao nhận hàng nông sản phụ thuộc vào tính chất mùa vụ của hàng hóa Donông sản có tính mùa vụ, việc sản xuất, thu hoạch thường được tiến hành theo mùa vụ

rõ ràng, cụ thể với từng loại cây và khu vực khác nhau, phù hợp với điều kiện thời tiết,khí hậu và sự chăm sóc của con người Vì vậy, hoạt động giao nhận những loại mặthàng này chỉ diễn ra vào một số khoảng thời gian trong năm Điển hình như những mặthàng thời gian sử dụng và bảo quản ngắn như rau củ, trái cây tươi Trong giao nhậnhàng nông sản, có thời gian được coi là mùa cao điểm, nhưng cũng có những thờiđiểm trong năm là mùa thấp điểm

- Hoạt động giao nhận nông sản có tính phân tán và địa phương Đặc điểm này xuất phát

từ nguyên nhân hàng nông sản mang tính phân tán và tính địa phương: Mỗi loại câytrồng, vật nuôi phù hợp với các điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ được sản xuất và pháttriển ở các địa phương tương ứng, hầu hết được tập trung nuôi trồng ở các khu vựcnông thôn, ngoại thành Hoạt động giao nhận mặt hàng nông sản cần quan tâm đếnđiều kiện thực tế của từng địa phương có hoạt động XK nông sản, hạ tầng giao thôngvận tải ở địa phương đó có đáp ứng được nhu cầu vận chuyển không, điều kiện bảoquản và lưu kho có thuận lợi cho công tác giao nhận và đảm bảo được chất lượng hànghóa hay không

- Trong giao nhận hàng nông sản, quy định của nước XK và nước nhập khẩu vềtừng mặt hàng có nhiều điểm khác nhau, nhưng nhìn chung, các quốc gia có nhữngyêu cầu về hàng nông sản XNK như: hàng nông sản đạt tiêu chuẩn về nhãn mác, truyxuất nguồn gốc sản phẩm, thủ tục khai báo hải quan, hàng gỗ cần phải có chứng nhậnkhử trùng …

2.1.5 Các chủ thể tham gia vào quy trình giao hàng xuất khẩu

Tham gia vào quá trình vận chuyển hàng hóa xuât khẩu có nhiều chủ thể khácnhau:

Trang 15

 Người xuất khẩu: là người yêu cầu vận chuyển hàng hóa đến địa điểm nhất định trongkhoảng thời gian cho phép.

 Người vận chuyển: là người cung cấp dịch vụ vận chuyển và hướng tới mục tiêu tối đahóa lợi nhuận

 Các công ty vận tải vận chuyển hàng hóa và sắp xếp hiện giao nhận cùng với chuyếnhàng

 Công ty bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm và chịu trách nhiệm bồi thường chohàng hóa nếu có xảy ra rủi ro

 Ngân hàng là trung gian thực hiện nghiệp vụ thanh toán và bảo lãnh

 Các cơ quan chức năng đại diện cho Chính phủ như: Bộ Thương mại, cơ quan hảiquan, cơ quan giám định, kiểm dịch…

2.2 Cơ sở pháp lý, nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển

2.2.1 Cơ sở pháp lý của giao nhận hàng hóa

Nghĩa vụ và trách nhiệm của người vận chuyển hàng hóa quốc tế được điềuchỉnh bởi các công ước quốc tế và luật quốc gia Trong phạm vi quốc tế, vận đơnđường biển được điều chỉnh bởi các công ước:

- Quy tắc Hague 1924 và các nghị định thư 1968 và 1979

- Quy tắc Hamburg 1978

- Quy tắc Rotterdam 2010

Bên cạnh các công ước quốc tế, các quốc gia có thê xây dựng luật riêng để điềuchỉnh nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở Về nguyên tắc, luật các quốc giakhông có xung đột với các công ước quốc tế Tại Việt Nam, Bộ luật Hàng hải 2005 đãđược Quốc hội thông qua năm 2005 để điều chỉnh nghĩa vụ vận chuyển

Trách nhiệm chủ yếu của người chuyên chở đối với hàng hóa bao gồm ba nộidung sau:

- Cơ sở trách nhiệm: trách nhiệm về mất mát, hư hỏng của hàng hóa

- Thời hạn trách nhiệm: trách nhiệm đối với hàng hóa về mặt không gian và thời gian

- Giới hạn trách nhiệm: số tiền tối đa phải bồi thường cho một đơn vị hàng hóa bị tổnthất trong trường hợp giá trị hàng hóa không được kê khai trên vận đơn

2.2.2 Nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển

Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hoá xuấtkhẩu tại các cảng biển Việt nam như sau:

Trang 16

- Việc giao nhận hàng hóa được tiến hành theo các phương thức do các bên lựachọn, thỏa thuận trong hợp đồng trên cơ sở có lợi nhất

- Nguyên tắc chung là nhận hàng bằng phương thức nào thì giao hàng theophương thức ấy

- Trách nhiệm giao nhận hàng hóa là của chủ hàng hoặc của người được chủ hàng

ủy thác (cảng) với người vận chuyển (tàu) Chủ hàng phải tổ chức giao nhận hàng hóađảm bảo định mức xếp dỡ của cảng

- Nếu chủ hàng không tự giao nhận được phải ủy thác cho cảng trong việc giaonhận với tàu và giao nhận với chủ hàng nội địa

- Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất trìnhnhững chứng từ hợp lệ xác nhận quyền được nhận hàng và phải nhận một cách liên tụctrong một thời gian nhất đinh khối lượng hàng hoá ghi trên chứng từ Ví dụ: vận đơngốc, giấy giới thiệu của cơ quan

- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa ở bên trong nếu bao, kiện hoặc dấu

xi, chì vẫn còn nguyên vẹn và không chịu trách nhiệm về những hư hỏng, mất mát màngười nhận phát hiện ra sau khi đã ký nhận với cảng

- Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện Trườnghợp chủ hàng hoặc người vận chuyển muốn đưa người và phương tiện vào cảng xếp

dỡ thì phải được cảng đồng ý và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng Cảng

có trách nhiệm bảo quản hàng hóa lưu tại kho, bãi cảng theo đúng kỹ thuật và thíchhợp với từng vận đơn, từng lô hàng Nếu phát hiện thấy tổn thất của hàng hóa đang lưukho bãi, cảng phải báo ngay cho chủ hàng biết, đồng thời áp dụng các biện pháp cầnthiết để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất

2.3 Quy trình giao hàng xuất khẩu vận chuyển bằng đường biển

Giao hàng xuất khẩu bằng đường biển là một quá trình thực hiện hàng loạt cáccác nghiệp vụ khác nhau từ việc chuẩn bị trước khi giao hàng cho tới các các nghiệp

vụ sau khi giao hàng Quy trình đó được thể hiện qua các bước theo mô hình sau:

Hình 2.1: Mô hình thể hiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển

2.3.1 Chuẩn bị giao hàng

Tổ chức giao hàng Chuẩn bị giao hàng Sau giao hàng

Trang 17

Bắt đầu quy trình giao hàng XK, người giao nhận cần nắm tình hình chuẩn bịhàng hóa và chứng từ của chủ hàng, bao gồm các công việc:

- Nắm bắt tiến độ sản xuất, thu mua, công tác bao gói và kẻ mã ký hiệu hàng hóacủa chủ hàng

- Theo dõi tình hình chuẩn bị các chứng từ làm thủ tục hải quan Những chứng

từ có thể do chủ hàng XK tự phát hành hoặc những chứng từ nằm trong sự kiểm soátcủa họ gồm: hóa đơn thương mại (invoice), phiếu đóng gói (packing list), chứng nhậnchất lượng (certificate of quality), chứng nhận xuất xứ (certificate of origin) Một sốchứng từ chủ hàng cần thu xếp với đơn vị thứ ba như là: chứng nhận chất lượng, sốlượng, giấy phép XK, chứng nhận kiểm dịch, chứng nhận hun trùng,…

Người giao nhận nắm tình hình phương tiện vận tải hoặc tiến hành lưu cước,đăng ký phương tiện vận tải

- Trường hợp bên giao nhận đã có hợp đồng với bên chuyên chở thực tế: ngườigiao nhận cần liên lạc với hãng vận tải để cập nhật lịch trình của phương tiện vận tải

và theo dõi những thay đổi của lịch trình

- Trường hợp bên giao nhận cần lưu cước (cần Booking note) với hãng tàu chợhoặc hãng hàng không Người giao nhận thực hiện: Tiếp nhận thông tin về nhu cầu vậnchuyển của khách hàng, Sắp xếp kế hoạch vận chuyển, Báo giá vận chuyển, Ký hợpđồng vận chuyển

2.3.2 Tổ chức giao hàng

(1) Người giao nhận phối hợp cùng chủ hàng để thực hiện các công việc:

- Vận chuyển hàng hóa đến địa điểm được chỉ định Địa điểm này phụ thuộc vàođiều kiện thống nhất trong hợp đồng của người bán và người mua

- Khai báo và thông quan hàng hóa xuất khẩu Người giao nhận có thể khai báodưới tên của chủ hàng hoặc dưới tên chính mình (đại lý khai báo hải quan) Nếu hànghóa bị phân vào luồng đỏ cần cần phối hợp với cán bộ hải quan để kiểm tra thực tếhàng hóa

- Tiến hành kiểm nghiệm, giám định, kiểm dịch nếu cần và lấy giấy chứng nhậnhay biên bản thích hợp

- Giao hàng xuất khẩu cho người vận chuyển thực tế

Trang 18

* Đối với vận chuyển đường biển, hàng đóng trong container, gửi hàng nguyên(FCL/FCL)

- Sau khi có xác nhận đặt chỗ (Booking Confirmation) của hãng tàu, người giaonhận liên hệ hãng tàu để đổi lấy lệnh cấp containter rỗng Kẹp chì (Seal) có thể đượccấp ngay khi lấy lệnh cấp container rỗng hoặc sau khi đã lấy container rỗng ở bãi

- Người giao nhận đến bãi container rỗng (container depot) lấy container mang

về địa điểm quy định để đóng hàng vào container

- Mang hàng hóa (hoặc container rỗng đã đóng hàng) ra cảng để làm thủ tục hảiquan Trường hợp phải kiểm hóa, quá trình xếp hàng và trong container cần có sự giámsát của hải quan sau đó mới niêm phong kẹp chì (Seal)

- Giao packing list cho Phòng thương vụ cảng để cảng làm thủ tục và đến Hảiquan dăng kí hạ bãi container đồng thời lập hướng dẫn xếp hàng (Shipping Order) đểlàm cơ sở lập B/L

- Vận chuyển container ra bãi, làm thủ tục hạ bãi không muộn hơn 8 giờ trướcgiờ cắt máng (Closing time) Khi hải quan đóng dấu xác nhận thì việc giao hàng coinhư đã xong

- Người giao nhận liên hệ với hãng tàu hay đại lý để lấy B/L hoặc đóng dấu ngàytháng bốc hàng lên tàu vào B/L nhận để xếp để chủ hàng có được vận đơn đã xếp hànglên tàu

- Sau khi giao hàng hóa và chừng từ cho khách hàng, người giao nhận gửi thôngbáo pre-alert cho đại lý

* Đối với vận chuyển đường biển, hàng đóng trong container, gửi hàng lẻ(LCL/LCL)

- Người giao nhận thay mặt chủ hàng để khai báo hải quan và mang lô hàng lẻ ratrạm giao nhận hàng lẻ (CFS) để giao hàng cho người gom hàng (co-loader) Sau khinhận hàng, người gom hàng ký phát vận đơn thứ cấp (HB/L) cho chủ hàng

- Người gom hàng tập hợp các lô hàng lẻ đóng vào trong các container, niêmphong, kẹp chì, đưa ra bãi CY đợi lên tàu đến cảng đích Sau khi giao hàng lêncontainer cho hãng tàu, người gom hàng được hãng tàu ký phát vận đơn chủ (MB/L)

- Sau khi giao hàng hóa và chứng từ cho khách hàng, người giao nhận gửi thôngbasoo pre-alert cho đại lý

Trang 19

* Đối với vận chuyển đường biển, hàng rời

- Nắm tình hình việc chủ hàng lập bảng kê khai hàng hóa để chuyên chở

- Trên cơ sở đó, khi lưu cước hãng tàu lập S/O và lên sơ đồ xếp hàng trên tàu

- Người giao nhận phối hợp cùng đại diện chủ hàng (nếu có) theo dõi quá trìnhbốc hàng lên tàu Người kiểm hàng sẽ lập giấy kiểm nhận hàng với tàu

- Sau khi đã hàng đã lên tàu xong, cảng và tàu sẽ lập biên bản tổng kết giao nhậnhàng lập sơ đồ hàng đã xếp lên tàu gửi cho chủ hàng Đồng thời thuyền phó cũng cấpcho chủ hàng “biên bản thuyền phó” xác nhận hàng đã nhận xong

(2) Người giao nhận lập và bàn giao chứng từ vận tải

- Yêu cầu khách hàng cung cấp chi tiết thông tin làm vận đơn lô hàng, bao gồm:shipper, consignee, notify (nếu có), package number, description of goods, mark andnumber (nếu có), freight và yêu cầu đặc biệt khác nếu có

- Gửi vận đơn HB/L nháp để khách hàng kiểm tra và gửi người vận tải/ co-loaderhướng dẫn gửi hàng (SI) để làm MB/L

- Khi xác nhận phương tiện đã khởi hành, người giao nhận gửi HBL bản chính vàhóa đơn (Debit Note) khách hàng

2.3.3 Sau khi giao hàng

- Sau khi hàng được giao lên tàu, công ty giao nhận sẽ tiến hành thanh toán vớicác bên liên quan (cảng, agent, hãng tàu,…), với người chuyên chở cũng như các nhàcung ứng dịch vụ liên quan

- Người giao nhận sẽ tiếp tục giám sát quá trình vận chuyển hàng hóa qua mốiliên hệ với người chuyên chở hoặc đại lý của công ty ở nước ngoài

- Trong trường hợp có thông tin về tổn thất hàng hóa, công ty giao nhận phải báocho khách hàng hoặc thay mặt khách hàng báo cho hàng bảo hiểm

- Cuối cùng, bộ phận chứng từ cùng bộ phận kế toán của công ty giao nhận sẽtiến hành tập hợp chi phí để lập chứng từ thanh toán với khách hàng

 Các chứng từ cần trong giao hàng xuất khẩu

Trong XK bằng đường biển, các chứng từ cần thiết để thực hiện giao lô hànggồm có: vận đơn đường biển, thỏa thuận lưu khoang, xác nhận khối lượng toàn bộcontainer, hướng dẫn làm hàng, bản lược khai hàng hóa

 Vận đơn đường biển (Bill of Lading)

Trang 20

Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading hay Marine of Lading, viết tắt là B/L)

là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận tải hàng hóa hoặcphía đại diện của họ cấp cho người gửi hàng (Shipper), theo yêu cầu của người gửihàng, sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc sau khi đã nhận được hàng để chuyên chở.Vận đơn là chứng từ vận tải quan trọng hàng đầu trong quá trình giao nhận vàvận chuyển hàng hóa XNK

Vận đơn đường biển có ba chức năng chính:

• Thứ nhất, là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu một số hàng hoávới số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để chuyển đến nơi trảhàng

• Thứ hai, là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển đãđược ký kết

• Thứ ba, vận đơn gốc là một chứng từ có giá trị, thể hiện quyền sở hữu hàng hóa, cóthể chuyển nhượng và mua bán thông qua các thủ tục ký hậu

Những nội dung chính thể hiện trên vận đơn đường biển, bao gồm: Tên ngườigửi hàng, tên người nhận hàng, tên người nhận thông báo, tên tàu / số chuyến, cảngbốc hàng, cảng dỡ hàng, tên hàng hóa, khối lượng và thể tích hàng hóa, chi tiết miêu tảhàng hóa, ngày và nơi phát hành vận đơn, chữ ký của đơn vị phát hành vận đơn

 Thỏa thuận lưu khoang (Booking note)

Thỏa thuận lưu khoang (Booking note) là văn bản của người thuê tàu (thường lànhà giao nhận) gửi cho hãng tàu (người vận tải thực tế), yêu cầu hãng tàu dành chỗtrên tàu để vận chuyển hàng hóa

Booking note thường được các hãng tàu in thành mẫu cụ thể để người thuê có thểthuận tiện điền dữ liệu vào các mục: Tên hãng tàu, Tên người thuê và địa chỉ, Tênhàng hóa, Trọng lượng, thể tích và tính chất hàng hóa, Địa điểm và thời gian bốc, dỡhàng, Tiền cước và cách trả tiền cước

Nếu người thuê tàu và người chuyên chở đồng ý ký xác nhận vào booking notethì nó trở thành văn bản thỏa thuận sơ bộ có tính ràng buộc pháp lý cho đến khi hànghóa được bốc lên tàu Sau khi vận đơn đường biển được thuyền trưởng ký phát, vậnđơn sẽ thay thế cho booking note, trở thành chứng từ có chức năng là hợp đồng vậntải, điều chỉnh nghĩa vụ và quyền lợi của đôi bên

Xác nhận khối lượng toàn bộ container (VGM - Verified Gross Mass)

Trang 21

Xác nhận khối lượng toàn bộ là một quy định trong công ước SOLAS được đưavào từ năm 2015, quy định VGM được thực hiện bởi ủy ban an toàn hàng hải (MSC)yêu cầu toàn bộ trọng lượng container phải được thông báo trước khi bốc xếp lên tàu.Quy định VGM liên quan đến việc hợp tác giữa hãng tàu, người giao nhận, NVOCC(nhà vận tải biển không sở hữu tàu) và các nhà XK (chủ hàng).

VGM được yêu cầu nhằm mục đích tăng cường mức độ an toàn cho con tàutrong quá trình khai thác cảng và vận chuyển trên biển Việc đóng hàng quá tải so vớitiêu chuẩn khai thác của container và khai báo nhỏ hơn khối lượng container thực tếcủa các chủ hàng là nguyên nhân chính của nhiều vụ tai nạn tại cảng và cho tàu chởhàng, đe dọa đến tính mạng của những người lao động tại thương cảng cũng như thủythủ đoàn trên tàu

Thông tin bắt buộc khai báo VGM: Số Booking vận tải biển của hãng tàu, Sốcontainer, Trọng lượng xác minh, Đơn vị đo lường, Bên chịu trách nhiệm (Tên chủhàng trên MB/L), Người được uỷ quyền

• Hướng dẫn làm hàng (SI - Shipping Instructions)

Hướng dẫn làm hàng là chứng từ chứa các thông tin nhằm hướng dẫn giao hàng/vận chuyển của người gửi hàng đến người giao nhận/ người chuyên chở

SI có vai trò đảm bảo người giao nhận, người chuyên chở vận chuyển hàng hóatheo đúng yêu cầu của người gửi hàng và hạn chế những sai sót trên trên các chứng từgiao nhận khác, đặc biệt là vận đơn Thông thường SI được người gửi hàng gửi đếncho nhà vận chuyển để làm vận đơn - chứng từ vận tải vô cùng quan trọng trong giaonhận và vận tải hàng hóa XNK

Các thông tin quan trọng cần được thể hiện trên SI gồm: Ngày và số booking,Tên của hãng vận chuyển được chỉ định, Tên người gửi hàng (Shipper), Tên ngườinhận hàng (Consignee), Tên hàng hóa, Số lượng và loại bao bì hàng hóa, Trọng lượng

và thể tích hàng, Cảng bốc hàng và Cảng dỡ hàng, Thời gian giao hàng, Địa điểm giaohàng, Phương thức thanh toán cước vận chuyển

• Bản lược khai hàng hóa (Cargo Manifest)

Bản lược khai hàng hóa hay bản kê chi tiết hàng hóa là bản liệt kê các hàng hóađược gửi đi, bản kê do chủ hàng lập và xuất trình cho người đại diện của người vận tải

Trang 22

Bản lược khai hàng hóa là cơ sở để người vận tải thiết lập sơ đồ sắp xếp hàng hóalên tàu, là bằng chứng để cơ quan giao nhận, vận tải ngoại thương xét thứ tự ưu tiênhàng hóa cần được gửi trước hay sau, là cơ sở để tính chi phí liên quan tới các dịch vụ

hỗ trợ như: phí bốc xếp hàng hóa, phí lưu kho, phí cẩu hàng,…

Nội dung trên bản lược khai hàng hóa thường bao gồm: Tên người gửi hàng, tênhãng tàu, tên người nhận hàng, địa chỉ thông báo, tên hàng hóa, mã ký hiệu, trọnglượng và thể tích của hàng hóa, số hiệu vận đơn

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng xuất khẩu vận chuyển bằng đường biển

2.4.1 Các yếu tố bên ngoài

- Môi trường kinh tế

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có quan hệ mật thiết với hoạt động giaonhận hàng hóa Trong công cuộc hội nhập nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ,Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng không hề nhỏ và kéo theo đó là ảnh hưởng tới hoạtđộng giao thương giữa các quốc gia khiến cho hoạt động kinh doanh của các DN xuấtkhẩu và nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận cũng bị tác động

- Môi trường chính trị - pháp luật

Những biến động trong môi trường chính trị và pháp luật sẽ tạo ra cơ hội và rủi

ro đối với doanh nghiệp Về chính trị, kể từ khi gia nhập WTO, giao lưu kinh tế giữaViệt Nam và các nước không ngừng gia tăng đã làm cho ngành giao nhận có cơ hộiphát triển Về luật pháp, thì phạm vi hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằngđường biển liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau Bất kỳ thay đổi nào như sự banhành, phê duyệt một thông tư hay nghị định của Chính phủ ở một trong những quốcgia đó; hay sự phê chuẩn, thông qua một Công ước quốc tế cũng sẽ có tác động khôngnhỏ đến hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu

- Đối thủ cạnh tranh

Vài năm trở lại đây, khi ngành logistic phát triển mạnh mẽ cũng có nghĩa có thêmnhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này Điều đó đã đặt ra một áp lực cạnh tranhgay gắt hơn Trong khi các DN trong nước có nguồn vốn nhỏ đặt ra áp lực về số lượngcũng như cách thức kinh doanh thì DN nước ngoài lại đe dọa về quy mô và mức độhoạt động chuyên nghiệp Vì vậy hoàn thiện và nâng cao chất lượng của quy trình thực

Trang 23

hiện trong hoạt động giao hàng xuất khẩu là một giải pháp quan trọng khi đứng trướcthách thức này

- Khách hàng

Khách hàng là thị trường của doanh nghiệp, đồng thời cũng là một trong nhữnglực lượng chi phối mang tính quyết định tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Đối với hoạt động giao hàng xuất khẩu, đặc biệt là trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thì

sự hài lòng của khách hàng sẽ là chỉ tiêu quan trọng giúp cho doanh nghiệp duy trìhoạt động

2.4.2 Các yếu tố bên trong

- Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ là yếu tố quyết định

sự thành công của doanh nghiệp đó trên thương trường Đối với hoạt động giao hàngxuất khẩu thì trình độ kinh nghiệm, kiến thức của đội ngũ giao nhận là yếu tố đángđược quan tâm nhất Doanh nghiệp nào có được đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ,thông thạo các tuyến đường, nắm vững mức cước trên thị trường với từng dịch vụ,thông tường luật phát, có kiến thức về tính chất hàng hóa, có khả năng thuyết phụckhách hàng thì doanh nghiệp đó sẽ thành công

- Cơ sở vật chất

Cơ sở vật vật chất là một trong những yếu tố quyết định tới quy mô và chất lượngcủa hoạt động giao hàng xuất khẩu Vì vậy các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giaonhận cần phải đầu tư các phương tiện hệ thống kho bãi, xây dựng trang thiết bị, ứng

Trang 24

dụng hệ thống thông tin nhằm mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng hoạt động, từ đóđáp ứng tối đa nhu cầu của mọi khách hàng

- Nguồn tài chính

Nguồn tài chính cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của hoạt động giaohàng xuất khẩu và giúp cho DN duy trì hoạt động kinh doanh của mình Một DN cónguồn tài chính ổn định sẽ trở thành sự lựa chọn của nhiều khách hàng hơn, sẽ tạoniềm tin cho khách hàng, có thể chủ động hơn trong nghiệp vụ thanh toán, đáp ứngđược nhu cầu mở rộng và phát triển quy mô hoạt động khi cần đầu tư các trang thiết bịcần thiết phục vụ cho hoạt động giao hàng xuất khẩu

Trang 25

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY

TNHH BEST CARE SHIPPING TẠI HÀ NỘI 3.1 Giới thiệu về Chi nhánh công ty Best Care Shipping Hà Nội

Người đại diện pháp luật: Trần Quang Bửu

Mã số thuế đăng ký kinh doanh: 0313388006-002

Vốn điều lệ: 5 tỷ đồng

Số lượng nhân viên: 35 nhân viên

Công Ty TNHH Best Care Shipping là một trong những NVOCC hàng đầu trênthế giới Được thành lập với 100% vốn Việt Nam, có các chi nhánh tại Hồ Chí Minh

và Hà Nội Hiện tại, Công Ty TNHH Best Care Shipping là thành viên của hiệp hộiJCTRANS, WCA Mã số của công ty là 124588 Việc tham gia hiệp hội này tạo thếmạnh, tăng cường cạnh tranh và nâng cao vị thế của công ty ở trong và ngoài nước.Cùng mạng lưới đại lý uy tín ở nước ngoài rộng khắp, Chi nhánh Công ty TNHH BestCare Shipping cung cấp các dịch vụ hậu cần nhanh chóng và hiệu quả trên toàn thếgiới Đây chính là bước đệm cho Chi nhánh Công ty TNHH Best Care Shipping tại HàNội phát triển

Với đội ngũ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận/ vận tải, hiểu được nhucầu của khách hàng và đối tác, am hiểu hoạt động kho bãi, đóng gói, vận tải biển ,hàng không Nhờ đó mà Chi nhánh Công ty TNHH Best Care Shipping tại Hà Nội

có thể theo dõi và cung cấp thông tin chính xác đến khách hàng tình trạng vận chuyểnmỗi lô hàng Công ty luôn phát triển và cải thiện theo thời gian Bằng sự uy tín , chấtlượng dịch vụ và sức cạnh tranh của mình, Chi nhánh Công ty TNHH Best CareShipping tại Hà Nội luôn tìm các giải pháp hữu ích, mang lại giá trị gia tăng cho

Trang 26

khách hàng Mục tiêu công ty chính mà công ty hướng đến là sự hài lòng và tiện íchcho các đối tác và khách hàng

Hiện nay, phụ trách tại chi nhánh Hà Nội là ông Bùi Khắc Việt – Giám đốc kinhdoanh Chi nhánh Công ty TNHH Best Care Shipping tại Hà Nội Thời điểm mới thànhlập công ty chỉ có gần 10 thành viên, các phòng ban chưa có nhiều nhân sự Nhưng sự

cố gắng thích nghi với sự phát triển của hội nhập kinh tế thế giới, trải qua hơn 5 nămhoạt động, số lượng nhân sự đã lên tới hơn 30 người , được đào tạo với đầy đủ kiếnthức chuyên môn

3.1.2 Chức năng nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chính

a) Chức năng nhiệm vụ

Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ:

- Làm đại lý tàu biển, đại lý container trong và ngoài nước, đại lý giao nhận đaphương thức, cung ứng các dịch vụ hàng hải cho các hãng tàu trong và ngoài nước

- Làm dịch vụ khai thuê hải quan, làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu

- Giao nhận hàng hóa đến các cảng đến và nơi đến trên thế giới

- Giao hàng door to door, cy to door, door to cy

- Vận chuyển hàng nội địa bằng đường biển, đường hàng không và đường bộ đếnmọi địa điểm trong nước

b) Lĩnh vực hoạt động chính

Chi nhánh Công ty TNHH Best Care Shipping tại Hà Nội hiện đang hoạt độngkinh doanh trong lĩnh vực vận tải quốc tế như:

- Vận tải đường biển: Chi nhánh Công ty TNHH Best Care Shipping tại Hà Nội

xử lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cảng chính của Việt Nam như cảng Hồ ChíMinh, Cảng Hải Phòng, Cảng Đà Nẵng Công ty không chỉ vận chuyển hàng containerthông thường, container lạnh, hàng lẻ mà còn vận chuyển hàng container đặc biệt Bêncạnh đó, BCS HN còn cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa nội địa thông qua rấtnhiều hãng vận chuyển nổi tiếng như NYK, MAERSK, ZIM LINES, YANGMING

- Vận chuyển hàng không: Chi nhánh Công ty TNHH Best Care Shipping tại

Hà Nội là một trong những nhà cung cấp vận tải tương đối , đại lý của nhiều hãnghàng không nổi tiếng như TK Airlines, United Airlines, Lufthansa Airlines, Air France

- Vận tải nội địa: Chi nhánh Công ty TNHH Best Care Shipping tại Hà Nộicung cấp dịch vụ vận tải nội địa chuyên vận chuyển hàng hóa nội địa, đường thủy,đường hàng không, đường sắt đi và đến bất kỳ đâu trên lãnh thổ Việt Nam dù lượng

Trang 27

hàng hóa lớn hay nhỏ

- Hợp nhất: Chi nhánh Công ty TNHH Best Care Shipping tại Hà Nội có mộtmạng lưới năng lực và các trạm vận chuyển container rộng khắp Công ty có thể cungcấp cho bạn không gian bên trong một container được chia sẻ với hàng hóa của kháchhàng khác để mang lại chi phí dựa trên việc sử dụng tiết kiệm, đồng thời cung cấp tầnsuất, định tuyến và khả năng hiển thị đầy đủ container (FCL)

- Thủ tục hải quan: Chi nhánh Công ty TNHH Best Care Shipping tại Hà Nộithực hiện tất cả các thủ tục hải quan như tính thuế, khai báo hải quan, nhận Order giaohàng, chuẩn bị hồ sơ hải quan, đăng ký tờ khai, kiểm tra, tính thuế khi khai báo, thanh

lý hải quan , áp thuế ở mức thấp nhất và bảo vệ khách hàng của chúng tôi

3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Với hơn 30 nhân sự, nhân viên Chi nhánh Công ty TNHH Best Care Shipping tại

Hà Nội được chia thành những phòng ban, bộ phận với từng chức năng khác nhautheo tính chất công việc Dựa theo khả năng, kinh nghiệm và chuyên môn của mỗingười, nhân viên sẽ được phân bổ vào các phòng ban khác nhau Cơ cấu tổ chức củaBCS HN đơn giản, linh hoạt, dễ dàng quản lý và mang lại hiệu quả kinh doanh cao

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức trong Chi Nhánh Công Ty TNHH Best Care

Shipping tại Hà Nội

Có thể thấy, Chi Nhánh Công Ty TNHH Best Care Shipping tại Hà Nội hoạtđộng với cơ cấu tổ chức khá cơ bản, mỗi phòng ban đảm nhiệm một nhiệm vụ riêng,

hỗ trợ nhau trong quá trình xử lý hàng hóa hiệu quả, tạo sự hài hòa trong hoạt động

Ngày đăng: 25/01/2022, 21:42

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w