Dự báo ngành nông sản xuất khẩu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quy trình giao hàng nông sản xuất khẩu tại Chi nhánh Công Ty Best Care Shipping Hà Nội (Trang 48 - 49)

Năm 2020 với nhiều biến động của đại dịch Co-vid, xuất khẩu, trong đó có có hàng nơng sản đã bị khựng lại hồi đầu năm. Song với sự chèo lái bản lĩnh, khéo léo của Chính phủ, xuất khẩu nơng sản vẫn cán đích, tạo lực kéo , khẳng định là trụ cột của nền kinh tế lúc khó khăn.

Năm 2020, xuất khẩu nong sản tiếp tục duy trì được 9 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 5 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD. Thặng dư thương mại toàn ngành đạt 10.4 tỷ USD, tăng 6.5% so với năm 2019. Các mặt hàng nông sản đã khẳng định được vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. việc xuất khẩu sang gần 200 thị trường , trong đó có những thị trường giá trị cao như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc… đã đưa giá trị xuất khẩu nông , lâm, thủy sản Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và đứng thứ 15 trên thế giới.

Với việc sở hữu hàng trăm ngàn hec-ta lúa, rau quả, thủy sản… sản xuất áp dụng các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP, ASC.., cùng 100% cơ sở chế biến áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và kiểm sốt điểm tới hạn và các chứng nhận chất lượng khác về an toàn thực phẩm, sinh thái, trách nhiệm xã hội…, Việt Nam có năng lực đảm bảo u cầu từ phía các nhà nhập khẩu mặt hàng nông sản, thực phẩm.

Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ công thương: “Các mặt hàng nơng sản XK cịn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và an tồn thực phẩm. Với nơng sản, ta đã làm tốt công tác đàm phán để nước nhập khẩu cắt giảm thuế nhập khẩu cho hàng hóa XK của Việt Nam, song việc đàm phán để được công nhận về quản lý chất lượng, quản lý an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật cịn hạn chế.”

Sang tới năm 2021, ngành nơng sản XK sẽ vẫn là một trong những mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam với cơ hội, triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng và kim ngạch XK cao hơn. Tương lai của ngành nông sản XK ngày càng rộng cửa do mối liên kết

thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới được mở rộng và đó cũng chính là động lực cho sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt. Các FTA mở ra nhiều con đường mới cho doanh nghiệp XK Việt nói chung và doanh nghiệp XK nơng sản nói riêng để tiếp cận, thâm nhập vào thị trường nước ngoài.

Cùng với các cơ hội sẵn có thì năm 2021 cũng đang đặt ra nhiều thách thức mới cho hoạt động xuất khẩu chung của toàn ngành, nhất là trong bối cảnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trong nước và thế giới. Đối với các thị trường XK trọng điểm của Việt Nam, điển hình là Trung Quốc, việc phía Trung Quốc tăng cường kiểm tra nhiều lơ hàng nhập khẩu nhằm kiểm soát nguy cơ lây lan dịch bệnh, quản lý chất lượng; kiên quyết siết chặt quản lý đối với hàng nhập khẩu các mặt hàng nông sản chưa được phép mở cửa thị trường sẽ khiến q trình XK hàng hóa của Việt Nam gặp nhiều khó khăn hơn trong năm 2021. Theo đó, hàng hóa vừa phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm, vừa phải đảm bảo cơng tác phịng, chống dịch.

Một phần của tài liệu Quy trình giao hàng nông sản xuất khẩu tại Chi nhánh Công Ty Best Care Shipping Hà Nội (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w