55 câu hỏi ôn tập công pháp quốc tế có đáp án - Đại học Luật Hà Nội

52 23.4K 239
55 câu hỏi ôn tập công pháp quốc tế có đáp án - Đại học Luật Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề cương công pháp quốc tế Câu 1: PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ a) Định nghĩa LQT là hệ thống các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật được quốc gia và các chủ thể khác của LQT thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng; nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. b) Đặc điểm: (1) Đối tượng điều chỉnh của LQT: là các quan hệ phát sinh trong đời sống quốc tế giữa các chủ thể của LQT với nhau. LQG: là những quan hệ trong một quốc gia. (2) Chủ thể của LQT: - Quốc gia – chủ thể cơ bản và chủ yếu của LQT: - Tổ chức quốc tế liên chính phủ: là tổ chức do các quốc gia và các chủ thể khác của LQT thỏa thuận thành lập trên cơ sở ĐƯQT. Tổ chức quốc tế liên chính phủ là tổ chức có tính phái sinh, hạn chế của LQT. Quá trình hình thành cũng như quyền và nghĩa vụ của tổ chức quốc tế liên chính phủ hoàn toàn do các quốc gia thành viên thỏa thuận. - Dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết: Nguyên tắc dân tộc tự quyết là một nguyên tắc cơ bản của LQT, do đó các dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết cũng được coi là một chủ thể của LQT. - Chủ thể khác: (Tòa thánh Vanticang; Hồng Kong, Đài Loan…) CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC GIA: là thể nhân, pháp nhân. Trong đó quốc gia là một chủ thể đặc biệt. (3) Quá trình xây dựng các nguyên tắc và quy phạm của Luật quốc tế: Quy phạm pháp luật quốc tế được hình thành dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các quốc gia cũng như các chủ thể khác của LQT. Sự thỏa thuận này có thể thực hiện bằng một trong hai cách sau đây: - Thông qua ký kết ĐƯQT hoặc - Thông qua việc thừa nhận những quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế là những quy phạm có tính chất bắt buộc chung. PL QUỐC GIA ĐƯỢC XÂY DỰNG do bộ máy nhà nước của quốc gia đó ban hành. (4) Biện pháp bảo đảm thi hành của LQT Hoàng Thị Phương Thảo Page 1 Đề cương công pháp quốc tế - LQT không có bộ máy cưỡng chế thi hành - Trong trường hợp có sự vi phạm, thì việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành sẽ do chính các chủ thể của LQT thực hiện dưới hai hình thức chính: + Cưỡng chế riêng lẻ: Là biện pháp cưỡng chế do một chủ thể thực hiện VD: Khi bị quốc gia khác xâm lược, quốc gia sở tại có thể sử dụng quyền tự vệ hợp pháp bằng chính lực lượng quân sự của mình để đáp trả. + Cưỡng chế tập thể: Là biện pháp cưỡng chế do nhiều chủ thể thực hiện. VD: EU áp dụng các lệnh trừng phạt đối PL QUỐC GIA: có hệ thống các cơ quan thi hành pháp luật và có tính cưỡng chế cao CÂU 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VÀ THUỘC TÍNH CHÍNH TRỊ PHÁP LÝ CỦA QUỐC GIA. a) Bốn yếu tố cấu thành của quốc gia - Lãnh thổ: xác định khoảng không gian trong đó quyền lực của quốc gia được thực hiện. Lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố cấu thành khác của quốc gia. Lãnh thổ không có dân cư, chính phủ là lãnh thổ vô chủ. - Dân cư: là tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định và phải tuân theo pháp luật của quốc gia đó. Thành phần dân cư của một quốc gia gồm: công dân và người nước ngoài - Chính phủ: là bộ máy quyền lực chính trị đại diện cho ý chí của quốc gia. Chính phủ phải đảm bảo duy trì trật tự công cộng, thực hiện tốt trách nhiệm lập pháp và tư pháp trong đối nội, làm tròn các cam kết quốc tế trong đối ngoại. - Có khả năng độc lập tham gia các quan hệ pháp luật quốc tế: chủ thể có thể tham gia quan hệ quốc tế thông qua hành vi của mình hoặc ủy quyền cho chủ thể khác đại diện cho mình trong quan hệ quốc tế. b) Thuộc tính chính trị - pháp lý của quốc gia Thuộc tính chính trị - pháp lý vốn có của quốc gia là chủ quyền. Chủ quyền của quốc gia được thực hiện ở 2 nội dung chính sau: - Quyền tối cao trong lãnh thổ: Hoàng Thị Phương Thảo Page 2 Đề cương công pháp quốc tế Quốc gia có toàn quyền quyết định các vấn đề trong phạm vi lãnh thổ của mình mà biểu hiện là các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội … trong phạm vi lãnh thổ của mình mà các chủ thể khác của LQT không có quyền can thiệp. - Quyền độc lập trong quan hệ quốc tế: Quốc gia hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể LQT khác trong việc giải quyết các vấn đề đối ngoại của mình. CÂU 3: PHÂN TÍCH HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA CÔNG NHẬN QUỐC TẾ a) Khái niệm Công nhận quốc tế là hành vi pháp lý chính trị của bên công nhận dựa trên nền tảng các động cơ nhất định nhằm xác nhận sự tồn tại của một thành viên mới trong cộng đồng quốc tế, khẳng định quan hệ của bên công nhận đối với chính sách, chế độ chính trị, kinh tế… của thành viên mới; đồng thời thể hiện ý chí thiết lập quan hệ bình thường và ổn định đối với thành viên mới Hình thức Công nhận de jure Công nhận de facto Công nhận ad hoc Là hình thức công nhận toàn diện nhất, đầy đủ nhất Là hình thức công nhận chưa đầy đủ Là hình thức công nhận đặc biệt: quan hệ giữa các bên chỉ được thiết lập nhằm giải quyết một vụ việc cụ thể và sẽ chấm dứt khi kết thúc vụ việc Thể hiện ý chí thực sự muốn thiết lập quan hệ bình thường giữa bên công nhận và bên được công nhận Thể hiện sự miễn cưỡng thận trọng của bên công nhận với bên được công nhận Công nhận dứt khoát, không thể hủy bỏ Có tính chất tạm thời, có thể bị hủy bỏ. Bên công nhận thận trọng để có thể điều chỉnh chính sách của mình với bên được công nhận. nếu bên được công nhận khẳng định được vị trí của mình thì sẽ chuyển thành de jure. Nếu không thì công nhận có thể bị hủy bỏ Mở đường cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Thường chỉ giới hạn ở thiết lập quan hệ lãnh sự, hợp tác kinh tế, Hoàng Thị Phương Thảo Page 3 Đề cương công pháp quốc tế hợp tác toàn diện, ký điều ước song phương kể cả các điều ước chính trị thương mại Anh công nhận Liên Xô năm 1924 Anh công nhận Liên Xô năm 1921 Thời kỳ trước năm 1995, Mỹ và Việt Nam đã công nhận nhau để giải quyết 1 số vấn đề sau chiến tranh như tù binh, người mất tích C, Phương pháp - Công nhận minh thị: là công nhận được thể hiện một cách rõ ràng công khai, minh bạch trong các văn bản của bên công nhận hoặc trong các ĐƯQT. - Công nhận mặc thị: là công nhận được thể hiện một cách kín đáo. - Công nhận riêng lẻ và công nhận tập thể d, Hậu quả pháp lý - Thiết lập quan hệ ngoại giao và quan hệ lãnh sự giữa bên công nhận và bên được công nhận. Có thể phát sinh ngay sau khi công nhận hoặc sau công nhận một khoảng thời gian - Kỹ kết điều ước song phương giữa bên công nhận và bên được công nhận. Đối với điều ước quốc tế đa phương thì các bên không mặc nhiên công nhận nhau. - Tạo điều kiện để bên được công nhận tham gia vào hội nghị và tổ chức quốc tế - Tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia được công nhận thực hiện quyền miễn trừ quốc gia đặc biệt là quyền miễn trừ đối với tài sản quốc gia có tại lãnh thổ của quốc gia công nhận - Tạo điều kiện để một bản án, quyết định của tòa án, trọng tài hoặc bất kì một quyết định nào của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia được công nhận có giá trị pháp lý trên lãnh thổ của quốc gia công nhận. - Tạo cơ sở để xác định hiệu lực pháp lý của văn bản pháp luật của bên được công nhận tại lãnh thổ quốc gia công nhận. CÂU 4: PHÂN TÍCH CÁC LOẠI QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUỐC TẾ. CHO VÍ DỤ a) Định nghĩa Quy phạm pháp luật quốc tế là những quy tắc xử sự chung, được tạo bởi sự thỏa thuận của các chủ thể LQT và có giá trị ràng buộc các chủ thể đó đối với các quyền và nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lý quốc tế. b) Phân loại Hoàng Thị Phương Thảo Page 4 Đề cương công pháp quốc tế - CĂN CỨ HÌNH THỨC TỒN TẠI: + Quy phạm điều ước: là quy phạm được ghi nhận trong ĐƯQT do quốc gia và các chủ thể khác của LQT thỏa thuận xây dựng trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện thông qua đấu tranh, thương lượng nhằm ấn định, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong QHQT. + Quy phạm tập quán: là những quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế được các chủ thể của LQT thừa nhận là quy phạm có giá trị pháp lý bắt buộc. - CĂN CỨ GIÁ TRỊ HIỆU LỰC: + Quy phạm mệnh lệnh: (hiệu lực pháp lý rất cao) có giá trị ràng buộc với mọi chủ thể trong mọi mối quan hệ pháp luật quốc tế. các quy phạm khác không được trái quy phạm mệnh lệnh; các chủ thể làm trái quy phạm mệnh lệnh sẽ phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Quy phạm mệnh lệnh có thể bị thay đổi khi có sự thỏa thuận của các chủ thể luật quốc tế, hoặc khi có 1 quy phạm mệnh lệnh khác thay thế cho quy phạm cũ tương đương về nội dung nhưng không còn phù hợp. VÍ DỤ: thời kỳ cổ đại tồn tại quy phạm cho phép quốc gia được tiến hành chiến tranh để mở rộng lãnh thổ hoặc giải quyết tranh chấp. Nhưng trong pháp luật quốc tế hiện đại, trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc có quy định cấm các quốc gia sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế và giải quyết tranh chấp bằng hòa bình. + Quy phạm tùy nghi: các chủ thể có quyền tự xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ qua lại giữa các bên phù hợp với hoàn cảnh thực tế. VÍ DỤ: Tại Công ước Luật biển năm 1982 có quy định vùng đặc quyền kinh tế không quá 200 hải lý. Như vậy, nếu không có chồng lấn thì vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia có thể rộng 200 hải lý. -CĂN CỨ PHẠM VI TÁC ĐỘNG + Quy phạm đa phương phổ cập: là quy phạm có giá trị bắt buộc với hầu hết các chủ thể của LQT, thường được ghi nhận trong các ĐƯQT đa phương phổ cập. VD: Quy phạm được ghi nhận trong Hiến chương LHQ… + Quy phạm đa phương khu vực: là quy phạm có giá trị bắt buộc với một số quốc gia nhất định là thành viên của ĐƯQT cụ thể. VD: Quy phạm được ghi nhận trong Hiến chương ASEAN… Hoàng Thị Phương Thảo Page 5 Đề cương công pháp quốc tế + Quy phạm song phương: là những quy phạm chỉ có giá trị bắt buộc đối với hai quốc gia hoặc hai chủ thể của LQT cùng tham gia ĐƯQT song phương. VD: Quy phạm được ghi nhận trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ Hoàng Thị Phương Thảo Page 6 Đề cương công pháp quốc tế CÂU 5: PHÂN TÍCH CƠ SỞ VÀ NỘI DUNG CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT QUỐC GIA, CHO VÍ DỤ A. CƠ SỞ: * CƠ SỞ LÝ LUẬN - Sự gắn bó chặt chẽ giữa chức năng đối nội và đối ngoại – hai chức năng cơ bản của nhà nước. Chức năng đối nội và đối ngoại gắn bó chặt chẽ với nhau. Việc thực hiện chức năng đối ngoại phải dựa trên tình hình thực tế của việc thực hiện chức năng đối nội. việc thực hiện chức năng đối ngoại thành công hay thất bại sẽ tác động thúc đẩy hoặc cản trở việc thực hiện chức năng đối nội. Để thực hiện chức năng đối nội, quốc gia sử dụng hệ thống pháp luật quốc gia. Để thực hiện chức năng đối ngoại với các chủ thể khác của quốc tế, quốc gia sử dụng pháp luật quốc tế. -Quốc gia là chủ thể trung tâm, chủ yếu nhất của cả hai hệ thốn pháp luật. Pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế đều được quốc gia sử dụng để bảo vệ lợi ích của mình. Pháp luật quốc gia được đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo trật tự có lợi cho lợi ích quốc gia. Pháp luật quốc tế cũng thể hiện ý chí, bảo vệ quyền lợi của quốc gia. Việc quốc gia quyết định tham gia hay không tham gia và tham gia thỏa thuận để xây dựng luật quốc tế đã thể hiện ý chí đó. -Xuất phát từ vai trò của hai hệ thống pháp luật. + Là cơ sở để thiết lập, củng cố tăng cường quyền lực nàh nước. + Là cơ sở để nhà nước quản lý kinh tế xã hội + Là cơ sở xây dựng các mối quan hệ mới và môi trường ổn định để thiết lập, duy trì các quan hệ quốc tế. *CƠ SỞ PHÁP LÝ Sự tồn tại của nguyên tắc Pacta sunt servanda -Nguyên tắc này đặt ra nghĩa vụ cho các quốc gia phải tận tâm, thiện chí, trung thực và đầy đủ trong việc thực hiện các cam kết quốc tế của mình. Thể hiện ở việc quốc gia phải sửa đổi, ban hành các văn bản hiện hành để phù hợp với các cam kêt quốc tế. - Quốc gia không được viện dẫn sự khác biệt của pháp luật trong nước để từ chối thực hiện cam kết quốc tế. B. NỘI DUNG: Hoàng Thị Phương Thảo Page 7 Đề cương công pháp quốc tế (1) Luật quốc gia ảnh hưởng đến sự phát triển của LQT, đến quá trình xây dựng và thực hiện nó - Quá trình xây dựng LQT trước hết phải xuất phát từ lợi ích của mỗi quốc gia. Do đó, trong quá trình thỏa thuận, thương lượng, các quốc gia luôn dựa trên những nguyên tắc và quy phạm nền tảng của chính pháp luật quốc gia. VD: Nguyên tắc cấm dùng sức mạnh và đe dọa dùng sức mạnh trong quan hệ quốc tế, nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết… bắt nguồn từ nguyên tắc cấm chiến tranh xâm lược được ghi nhận lần đầu tiên trong Sắc lệnh hòa bình của Liên Xô năm 1917. - Pháp luật quốc gia bảo đảm pháp lý quan trọng để các nguyên tắc, quy phạm luật quốc tế được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. (2) LQT có tác động đến sự phát triển và hoàn thiện của luật quốc gia - Khi tham gia các ĐƯQT, những thành tựu mới của khoa học pháp lý sẽ được nội luật hóa truyền tải trong các văn bản pháp luật quốc gia, góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia LQT tạo điều kiện bảo đảm cho pháp luật quốc gia trong quá trình thực hiện. CÂU 6: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ. A, khái niệm Theo nghĩa hẹp: là những hình thức biểu hiện sự tồn tại hay chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế do các các quốc gia và các chủ thể của LQT thỏa thuận xây dựng nên Theo nghĩa rộng: Trước tiên là những hình thức biểu hiện sự tồn tại hay chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế do các các quốc gia và các chủ thể của LQT thỏa thuận xây dựng nên. Sau đó, nguồn là những gì được sử dụng để làm sáng tỏ nội dung; chứng tỏ sự tồn tại và hình thành các nguyên tắc, quy phạm quốc tế; áp dụng nếu không có các nguyên tắc, quy phạm pl quốc tế B.CẤU TRÚC NGUỒN - Nguồn cơ bản gồm điều ước quốc tế, tập quán quốc tế => Nguồn cơ bản chứa đựng những nguyên tắc, quy phạm được áp dụng trực tiếp và có tính chất ràng buộc với các chủ thể - Nguồn bổ trợ gồm: nguyên tắc pháp luật chung, phán quyết của cơ quan tài pahsn quốc tế, các học thuyết về luật quốc tế, hanhfvi pháp lý đơn phuwong của quốc gia và nghị quyết của Hoàng Thị Phương Thảo Page 8 Đề cương công pháp quốc tế các tổ chức quốc tế liên chính phủ. => Nguồn bổ trợ chỉ được áp dụng gián tiếp, mang tính chất khuyến nghị. CÂU 7: PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1969. a. Khái niệm theo công ước viên 1969 Theo điểm a Khoản 1 Điều 2 Công ước viên thì thuật ngữ điều ước được “dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì”. b. phân tích - Trước hết, điều ước quốc tế là một thỏa thuận quốc tế. Đây có thể là thỏa thuận về một hay nhiều lĩnh vực của đời sống quốc tế. - Chủ thể là các quốc gia- chủ thể của quan hệ quốc tế. Theo quy định tại công ước viên thì các chủ thể khác của luật quốc tế như tổ chức liên chính phủ, dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết và một số chủ thể đặc biệt không phải là chủ thể ký kết điều ước quốc tế. - Hình thức tồn tại: + Điều ước quốc tế tồn tại dưới dạng văn bản. Những thỏa thuận bằng lời nói có thể là điều ước quốc tế nếu nó được xác lập trong trường hợp khẩn cấp và không vi phạm nguyên tắc xưng dựng điều ước quốc tế. VÍ DỤ, NGA VÀ MỸ ĐIỆN ĐÀM THỎA THUẬN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT VŨ KHI HÓA HỌC TẠI SYRIA. + Thỏa thuận này có thể thể tồn tại dưới dạng một văn bản hoặc hai văn bản có mối quan hệ với nhau. -Tên gọi của văn bản không ảnh hưởng tới giá trị pháp lý của điều ước quốc tế. Tên gọi có thể là hiến chương, hiệp ước, hiệp định, công ước, nghị định thư. CÂU 8: PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT LÝ KẾT, GIA NHẬP VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ NĂM 2005 Khoản 1 Điều 2 Luật quy định: “Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, Hoàng Thị Phương Thảo Page 9 Đề cương công pháp quốc tế công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác”. Trước hết đó cũng là thỏa thuận mang tính quốc tế được luật quốc tế điều chỉnh Chủ thể: một bên là nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một bên là các chủ thể khác của luật quốc tế như quốc gia khác, tổ chức quốc tế… Khái niệm này khác khái niệm của công ước viên năm 1969. Hình thức bằng văn bản giống công ước. Tên gọi cũng không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của điều ước. CÂU 9: PHÂN BIỆT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ THEO LUẬT 2005 VÀ THỎA THUẬN QUỐC TẾ THEO PHÁP LỆNH 2007 Điều ước quốc tế Thỏa thuận quốc tế C hủ thể Một bên là quốc gia (nhân danh Nhà nước hoặc chính phủ), một bên là các chủ thể của luật quốc tế như quốc gia khác, tổ chức quốc tế liên chính phủ, dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết, chủ thể đặc biệt khác  Như vậy tất cả các chủ thể tham gia điều ước quốc tế đều là chủ thể của luật qt Một bên là cơ quan nhà nước ở Trung ương, cơ quan cấp tỉnh, cơ quan Trung ương của tổ chức. một bên là Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan giúp việc của Quốc hội, Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao, bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc cơ quan tương đương; chính quyền địa phương; tổ chức nước ngoài  Như vậy không phải tất cả chủ thể đều là chủ thể của luật quốc tế N ội dung Được thỏa thuận về mọi lĩnh vực thuộc đời sống quốc tế  Như vậy nội dung thỏa thuận RỘNG hơn Chỉ được thỏa thuận về những vấn đề nằm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trừ một số nội dung.  Như vậy nd thỏa thuận HẸP hơn k ý kết Khi ký kết cần phải phê chuẩn, phê duyệt những thỏa thuận giữa các bên => PHỨC TẠP HƠN Không phải phê chuẩn, phê duyệt  ĐƠN GIẢN HƠN G ia nhập Có thể gia nhập điều ước quốc tế mà mình không tham gia ký kết Không được gia nhập những thỏa thuận mà mình không tham gia ký kết B ảo lưu Được áp dụng bảo lưu đối với điều ước quốc tế nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số quy định trong điều ước quốc tế khi áp dụng Không được bảo lưu thỏa thuận quốc tế T ên gọi hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác Thỏa thuận, Bản ghi nhớ, Biên bản thỏa thuận, Biên bản trao đổi, Chương trình hợp tác, Kế hoạch hợp tác hoặc tên gọi khác. Hoàng Thị Phương Thảo Page 10 [...]... mới có nội dung mâu thuẫn với điều ước quốc tế đã được kí kết + Có sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh CÂU 16: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐƯQT và Tập quán qt - Tập quán quốc tế là con đường hình thành điều ước quốc tế và ngược lại: Tập quán quốc tế được pháp điển hóa trở thành nội dung của các điều ước quốc tế Điều ước quốc tế được cả các quốc gia không phải thành viên viện dẫn, sử dụng và coi như một tập. .. của luật quốc tế nên chúng có giá trị pháp lý ngang nhau Khi có xung đột, các bên có thể lựa chọn sử dụng tập quán hoặc điều ước Sự tồn tại của ĐƯQT không có nghĩa là loại bỏ giá trị áp dụng của tập quán quốc tế vì ĐƯQT và tập quán quốc tế có giá trị pháp lý như nhau Song, với ưu thế về hình thức cũng như khả năng áp dụng, ĐƯQT thường được ưu tiên sử dụng trong các tranh chấp quốc tế - Tập quán có thể... thưởng quốc tịch: Áp dụng đối với những cá nhân có công lao đối với quốc gia mà người đó ko phải công dân Việc thưởng quốc tịch sẽ dẫn đến một trong hai hệ quả pháp lý sau: - Người được thưởng quốc tịch trở thành công dân chính thức của quốc gia thưởng quốc tịch, thực hiện các quyền và nghĩa vụ như công dân của quốc gia đó - Người được thưởng quốc tịch trở thành công dân danh dự của quốc gia thưởng quốc. .. và coi như một tập quán quốc tế được thừa nhận VD: + Quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao đươc pháp điển hóa trong Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao + Các quy định về đặc quyền kinh tế trong công ươc Luật biển 1982 được thừa nhận là tập quán quốc tế trước khi Công ước này có hiệu lực - Tập quán quốc tế và ĐƯQT có vị trí độc lập với nhau trong hệ thống nguồn của LQT: Vì tập quán qt và điều ước qt... công pháp quốc tế + Công dân xin gia nhập quốc tịch nước ngoài (VD: Luật quốc tịch Nhật Bản quy định công dân Nhật Bản sẽ đương nhiên mất quốc tịch Nhật khi họ tự nguyện nhập một quốc tịch khác); hoặc + Công dân phục vụ trong quân đội hoặc tham gia vào bộ máy nhà nước của quốc gia khác (VD: Pháp) c) Bị tước quốc tịch: là biện pháp trừng phạt do quốc gia áp dụng đối với công dân nước mình khi họ không... KẾT QUỐC TẾ a) Nội dung - Mọi chủ thể phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quốc tế được xác lập theo luật pháp quốc tế - Các quốc gia phải thực hiện ĐƯQT trên cơ sở tuân thủ một cách triệt để, không do dự và không phụ thuộc vào các sự kiện xảy ra trong nước cũng như quốc tế - Các quốc gia thành viên ĐƯQT không được viện dẫn các quy định của pháp luật quốc gia để từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình - Việc... cuộc chiến tranh) và quốc gia trung lập vĩnh viễn (đứng ngoài các tranh chấp quốc tế; không tham gia các tổ chức chính trị quốc tế, không tham gia các hoạt động quân sự quốc tế ) VD: Thụy Sĩ, Áo là các quốc gia trung lập CÂU 21: NGUYÊN TẮC KHÔNG CAN THIỆP VÀO CÔNG VIỆC NỘI BỘ CỦA Hoàng Thị Phương Thảo Page 17 Đề cương công pháp quốc tế QUỐC GIA a) Giải thích thuật ngữ Công việc nội bộ là tất cả những... nhập vào lãnh thổ quốc gia khác c) Ngoại lệ - Quốc gia có quyền tự vệ trước hành vi tấn công của quốc gia khác (Điều 51 HC LHQ); - Các dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết có thể sử dụng các biện pháp vũ trang và phi vũ trang; - Cộng đồng quốc tế có quyền trừng phạt quốc tế với quốc gia có hành vi vi phạm nghiêm trọng LQT kể cả biện pháp quân sự nhưng phải tuân theo lịch trình quốc tế CÂU 23: NGUYÊN... tắc xử sự chung được hình thành trong đời sống quốc tế và được áp dụng nhiều lần Nhờ đó mà các quy tắc xử xự đó trở thành quy tắc chung và thông nhất Không có quy định bao nhiêu lần áp dụng sẽ được coi là tập quán quốc tế Nhưng theo hướng dẫn của Tòa án công lsy quốc tế, nếu trong 1 thời gian ngắn mà các quốc gia áp dụng lặp đi lặp lại thì có thể được coi là tập quán quốc tế (2) Yếu tố tâm lý: chính... bằng cả hai hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế - Quan hệ quốc tịch là căn cứ để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan tới một cá nhân CÂU 25: TRÌNH BÀY CÁC CÁCH THỨC HƯỞNG QUỐC TỊCH a) Hưởng quốc tịch do sinh ra - Nguyên tắc huyết thống: cha mẹ đẻ có quốc tịch nước nào, con sinh ra có quốc tịch nước đó VD: Ý, Nauy… Hoàng Thị Phương Thảo Page 20 Đề cương công pháp quốc tế - Nguyên tắc nơi sinh: . thể khác của quốc tế, quốc gia sử dụng pháp luật quốc tế. -Quốc gia là chủ thể trung tâm, chủ yếu nhất của cả hai hệ thốn pháp luật. Pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế đều được quốc gia sử. đường hình thành điều ước quốc tế và ngược lại: Tập quán quốc tế được pháp điển hóa trở thành nội dung của các điều ước quốc tế. Điều ước quốc tế được cả các quốc gia không phải thành viên viện. ươc Luật biển 1982 được thừa nhận là tập quán quốc tế trước khi Công ước này có hiệu lực. - Tập quán quốc tế và ĐƯQT có vị trí độc lập với nhau trong hệ thống nguồn của LQT: Vì tập quán qt

Ngày đăng: 17/04/2015, 23:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan