*Môi giới, trung gian, hòa giải:
Giống nhau: Đều có sự tham gia của bên thứ ba trong quá trình giải quyết tranh chấp với
nhiệm vụ giúp đỡ các bên nhanh chóng giải quyết được tranh chấp.
Khác nhau: Môi giới Trung gian Hòa giải
Bên thứ ba cố gắng dàn xếp, thuyết phục các bên tranh chấp ngồi vào bàn đàm phán hoặc áp dụng
Không chỉ dàn xếp các bên tranh chấp ngồi vào bàn đàm phán mà bên thứ ba còn tham gia vào quá trình
Bên thứ 3 cũng tham gia vào quá trình đàm phán có thể là từ đầu cho tới khi kết thúc, thậm chí có thể giữ vị
biện pháp hòa bình nào đó này với nhiệm vụ trí chủ tọa phiên
để giải quyết tranh chấp. dung hòa lợi ích của các bên.
tòa.
Vai trò của bên thứ 3 chấm dứt khi 2 bên tranh chấp đã ngồi vào bàn đàm phán. VD: Vai trò của Pháp trong việc khuyến khích Hoa Kỳ và VN ngồi vào bàn đàm phán giải quyết vấn đề chấm dứt chiên tranh ở miền Nam VN năm 1968- 1973
VD: Vai trò của TTK LHQ trong cuộc khủng hoảng vùng Vịnh Caribe năm 1962 giữa HK và Liên Xô
VD: Vai trò của nhà ngoại giao người Thụy SĨ trong việc giải quyết tranh chấp giữa ba quốc gia Kenya, Uganda và Tanzania liên quan đến việc chia tài sản và nghĩa vụ pháp lý của cộng đồng Đông Phi.
*Ủy ban điều tra:
Ủy ban điều tra được thành lập với nhiệm vụ giúp các bên hiểu một cách rõ ràng, khách quan về các yếu tố, sự kiện dẫn đến tranh chấp trên cơ sở đó các bên có thể thương lượng để dàn xếp tranh chấp.Thỏa thuận giữa các bên về thành lập Ủy ban hòa giải có thể được ký trước khi tranh chấp phát sinh hoặc sau khi nó phát sinh. Trong đó phải nêu rõ thành phần, chức năng, nhiệm vụ, thời hạn, thủ tục hoạt động… của Ủy ban điều tra.
Các bên tranh chấp có nghĩa vụ cung cấp tài liệu, hồ sơ có liên quan, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ủy ban điều tra.Trên cơ sở báo cáo điều tra, Ủy ban điều tra soạn thảo báo cáo kết luận gửi các bên tranh chấp. Báo cáo này không có tính chất bắt buộc như quyết định của TAQT hay Trọng tài quốc tế.
*Ủy ban hòa giải:
Được ghi nhận trong các điều ước quốc tế như CƯ 1982, CƯ Viên về Luật ĐƯQT năm 1969… Giải quyết tranh chấp thông qua Ủy ban hòa giải có nhiều điểm tương đồng như giải quyết tranh chấp thông qua Ủy ban điều tra như sự thỏa thuận của các bên về việc thành lập Ủy ban hòa giải, thành phần, thủ tục làm việc của Ủy ban hòa giải, nhiệm vụ của các bên tranh chấp
trong việc giúp đỡ Ủy ban hòa giải hoạt động hiệu quả; giá trị của bản báo cáo do Ủy ban hòa giải đưa ra cũng không có hiệu lực pháp lý bắt buộc với các bên tranh chấp mà chỉ mang tính khuyến nghị.
Tuy nhiên Ủy ban hòa giải có những điểm khác căn bản so với Ủy ban điều tra đó là:
- Ủy ban hòa giải có nhiều quyền hạn hơn Ủy ban điều tra: không chỉ xác định thực tế các yếu tố, các sự kiện dẫn tới tranh chấp mà còn đề xuất các giải pháp cho việc giải quyết tranh chấp. - Trường hợp Ủy ban hòa giải được quy định trong ĐƯQT như một ủy ban thường trực, thành viên Ủy ban hòa giải sẽ được lựa chọn từ danh sách các hòa giải viên đã được lập sẵn dựa trên sự đề cử của các quốc gia thành viên ĐƯQT.