Giải quyết thông qua cơ quan tài phán quốc tế

Một phần của tài liệu 55 câu hỏi ôn tập công pháp quốc tế có đáp án - Đại học Luật Hà Nội (Trang 50)

Giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán quốc tế được quy định trong Công ước Lahay 1899 và 1907 về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HC LHQ…; thường được áp dụng sau khi các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, thương lượng không thu được kết quả mà các bên mong muốn.

Cơ quan tài phán quốc tế chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi các bên tranh chấp chấp nhận thẩm quyền của cơ quan tài phán thông qua các thỏa thuận được ký kết trước hoặc sau khi tranh chấp phát sinh.

CÂU 53: TRÌNH BÀY CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ TRONG KHUÔN KHỔ LIÊN HỢP QUỐC

CÂU 54: ĐỊNH NGHĨA, ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ

a) Khái niệm

Cơ quan tài phán quốc tế là cơ quan hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận của các chủ thể của LQT, thực hiện chức năng giải quyết bằng trình tự, thủ tục tư pháp các tranh chấp phát sinh trong quan hệ hợp tác giữa các chủ thể nhằm củng cố và duy trì trật tự pháp lý quốc tế.

b) Đặc điểm

- Cơ quan tài phán quốc tế được thành lập dựa trên sự thỏa thuận của các chủ thể LQT. - Có chức năng chính là giải quyết các tranh chấp quốc tế;

- Không có thẩm quyền đương nhiên trong giải quyết các tranh chấp quốc tế.

- Luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp quốc tế tại cơ quan tài phán quốc tế là các nguyên tắc và quy phạm của LQT. Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể áp dụng một số loại nguồn khác (nếu có thỏa thuận)

- Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế là chung thẩm và có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các bên tranh chấp.

c) Phân loại

*Căn cứ vào thẩm quyền giải quyết tranh chấp, cơ quan tài phán quốc tế được chia thành: - Cơ quan có thẩm quyền chung: VD: Tòa án công lý LHQ; Tòa trọng tài thường trực Lahay… - Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn: tòa án luật biển…

+ Cơ quan tài phán thường trực: Tòa án luật biển, Tòa trọng tài thường trực Lahay.

Ưu điểm: quy chế, thủ tục rõ ràng; có nhân viên chuyên nghiệp giúp đỡ trong quá trình tố tụng; giải quyết nhanh chóng.

+ Cơ quan tài phán vụ việc: VD: Tòa trọng tài được thành lập năm 1988 để giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa Ai Cập và Ixaren

Ưu điểm: linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của các bên; tiết kiệm được án phí

*Căn cứ vào thành phần, cơ quan tài phán quốc tế được chia thành cơ quan tài phán cá nhân và cơ quan tài phán tập thể.

CÂU 55: TRÌNH BÀY CHỨC NĂNG VÀ PHƯƠNG THỨC XÁC LẬP THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN CÔNG LÝ QUỐC TẾ

- Chức năng giải quyết tranh chấp: thẩm quyền của TA Công lý quốc tế không phải là thẩm quyền đương nhiên mà phải dựa trên sự đồng ý rõ ràng của các bên tranh chấp; được xác thực theo 3 phương thức:

+ Chấp nhận thẩm quyền của tòa theo từng vụ việc: Các quốc gia tranh chấp sẽ ký thỏa thuận đề nghị tòa án giải quyết tranh chấp trong đó nêu rõ đối tượng tranh chấp, những vấn đề cần giải quyết nhưng phía bên kia ko chấp nhận thì tòa sẽ ko có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó.

+ Chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa trong các ĐƯQT: các quốc gia thỏa thuận trước trong các ĐƯQT đa phương hoặc song phương rằng khi xảy ra tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay thực hiện ĐƯQT, một bên có thể đưa tranh chấp ra trước Tòa.

+ Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa: Tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết nếu các quốc gia tranh chấp đều có Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa và các tuyên bố này đồng thời có hiệu lực đối với tranh chấp phát sinh.

- Chức năng đưa ra kết luận tư vấn: TA Công lý quốc tế thực hiện chức năng đưa ra các kết luận tư vấn khi ĐHĐ hay HĐBA LHQ yêu cầu, liên quan đến những vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiên hoạt động của cơ quan này

CÂU 56: CHỨC NĂNG VÀ PHƯƠNG THỨC XÁC LẬP THẨM QUYỀN CỦA toàn án luật biển quốc tế (gt trang 327)

Một phần của tài liệu 55 câu hỏi ôn tập công pháp quốc tế có đáp án - Đại học Luật Hà Nội (Trang 50)