QUY CHẾ PHÁP LÝ

Một phần của tài liệu 55 câu hỏi ôn tập công pháp quốc tế có đáp án - Đại học Luật Hà Nội (Trang 32)

a. Quyền của quốc gia ven biển * Quyền chủ quyền:

- Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình. Đây là những quyền có tính chất đặc quyền, do

đó nếu quốc gia ven biển không thăm dò hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa thì quốc gia khác cũng không có quyền tiến hành các hoạt động như vậy khi không có sự thỏa thuận rõ ràng của các quốc gia sở tại.

- Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thật sự hay danh nghĩa cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào.

- Tài nguyên thiên nhiên trên thềm lục địa không chỉ bao hàm các tài nguyên không sinh vật mà còn cả tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư. Quốc gia ven biển không chỉ có quyền chủ quyền đối với tài nguyên của thềm lục địa mà còn đối với cả chính thềm lục địa. Quốc gia

ven biển có đặc quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục đích gì, theo Điều 85: “Quyền của quốc gia ven biển được khai thác lòng đất dưới đáy biển bằng cách

đào đường hầm, bất kể độ sâu của các vùng nước ở nới ấy là bao nhiêu”

* QUYỀN TÀI PHÁN:

Quốc gia ven biển có quyền tài phán với các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị trên thềm lục địa, quyền tài phán về nghiên cứu khoa học, bảo vệ, giữ gìn môi trường biển.

b. Quyền của quốc gia khác

ngầm. Tuy nhiên đường đi của dây cáp, ông dẫn cần có sự thỏa thuận với quốc gia ven biển. CÂU 37: SO SÁNH QUY CHẾ PHÁP LÝ VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ VÀ THỀM LỤC ĐỊA

1. giống nhau:

- Không phải là bộ phận lãnh thổ quốc gia, là vùng biển mà quốc gia có quyền chủ quyền và quyền tài phán

- Quốc gia ven biển có quyền thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên hoặc cho phép quốc gia khác thăm dò, khai thác.

- quốc gia ven biển có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng các đảo nhân tạo

- Quốc gia ven biển có quyền tài phán về nghiên cứu khoa học biển cũng như bảo vệ, giữ gìn môi trường biển.

- Quốc gia khác được quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm nhưng tuyến đường đi cần có sự thỏa thuận với quốc gia ven biển.

2. Khác nhau

- Ở vùng đặc quyền kinh tế, quyền của quốc gia khác rộng hơn bao gồm cả quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, và các quyền tự do sử dụng biển vào những mục đích hiwjp pháp của luật quốc tế.

CÂU 38: TRÌNH BÀY QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA BIỂN QUỐC TẾ

Biển cả là tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền về kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo.

Biển cả không thuộc sở hữu của một quốc gia nào. Tất cả các quốc gia đều có quyền tự do hành hải, tự do hàng không, tự do đặt dây dẫn, ống cáp ngầm, tự do xây dựng các đảo nhân tạo, thiêt bị, công trình, tự do đánh bắt hải sản và nghiên cứu khoa học biển

Tàu thuyền phải treo cờ quốc gia mà thuyền mình mang quốc tịch.

Các tàu chiến trên biển cả được hưởng quyền miễn trừ hoàn toàn về tài phán của bất kỳ quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu mang cờCác tàu thuyền của Nhà nước hay do Nhà nước khai thác và chỉ dùng cho một cơ quan Nhà nước không có tính chất thương mại trên biển cả được hưởng quyền miễn trừ hoàn toàn về tài phán của bất kỳ quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu mang cờ.

Một tàu chiến có thể khám xét chiếc tàu không được hưởng quyền miễn trừ nếu có một trong số những lý do :

a) Tiến hành cướp biển; b) Chuyên chở nô lệ;

c) Dùng vào các cuộc phát sóng không được phép, quốc gia mà chiếc tàu mang cờ có quyền tài phán theo Điều 109;

d) Không có quốc tịch; hay

e) Thật ra là cùng quốc tịch với chiếc tàu chiến, mặc dù chiếc tàu này treo cờ nước ngoài hay từ chối treo cờ của mình.

Trong vùng biển cả, tàu thuyền của các quốc gia cố gắng giúp đỡ những tàu thuyền khác đang gặp nạn, các quốc gia cũng ngăn chặn nạn cướp biển, việc buôn bán nô lệ.

CÂU 39: TRÌNH BÀY CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ QUY CHẾ PHÁP LÝ VÙNG NƯỚC QUẦN ĐẢO

a) Khái niệm

Quốc gia quần đảo là quốc gia được cấu thành bởi một hoặc nhiều quần đảo và có thể bao gồm một số đảo nữa.

VD: Philipin..

Quần đảo là tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan đến nhau tạo thành một thực thể thống nhất về địa lý, kinh tế, chính trị…

Đảo là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên nó vẫn ở trên mặt nước.

Một phần của tài liệu 55 câu hỏi ôn tập công pháp quốc tế có đáp án - Đại học Luật Hà Nội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w