Chế độ pháp lý

Một phần của tài liệu 55 câu hỏi ôn tập công pháp quốc tế có đáp án - Đại học Luật Hà Nội (Trang 27)

Trong vùng nội thủy, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Tuy nhiên, chủ quyền quốc gia với nội thủy có những điểm khác biệt so với chủ quyền trên đất liền, thể hiện qua quy chế hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong nội thủy và vấn đề thực thi quyền tài phán của quốc gia ven biển.

- Quy chế hoạt động của tàu thuyền nƣớc ngoài:

*Đối với tàu quân sự và các tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại:

Về nguyên tắc, tàu thuyền ra vào trong vùng nội thủy của một quốc gia phải xin phép quốc gia đó trừ những trường hợp bất khả kháng như gặp sự cố kĩ thuật không thể tiếp tục hành trình; thiên tai…

*Đối với tàu dân sự:

Những quy định về ra, vào, hoạt động trong vùng nội thủy đối với tàu quân sự cũng được áp dụng với tàu dân sự. Tuy nhiên, tàu thuyền thương mại có thể ra vào các cảng biển quốc tế trên cơ sở nguyên tắc tự do thông thương và có đi có lại. Khi hoạt động trong vùng nội thủy, tàu thuyền nước ngoài phải tuân thủ pháp luật của quốc gia ven biển

- Thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển:

*Khái niệm quyền tài phán:

Theo nghĩa rộng, quyền tài phán được hiểu là quyền ban hành văn bản pháp luật, kiểm tra, giám sát việc thực thi các văn bản pháp luật và quyền xét xử, giải quyết những tranh chấp có liên quan được các văn bản đó điều chỉnh của cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền.

Theo nghĩa hẹp, quyền tài phán được hiểu là quyền xét xử những hành vi vi phạm pháp luật hoặc giải quyết các tranh chấp của cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền

*Quyền tài phán đối với nội thủy của quốc gia ven biển

Đối với tàu quân sự:

Quốc gia ven biển có quyền sử dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ trước các hành vi xâm phạm của tàu thuyền quân sự nước ngoài nếu chúng có hành vi sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, phá hoại an ninh, trật tự của quốc gia.

số trường hợp đặc biệt như:

+ Người thực hiện hành vi không phải là thủy thủ đoàn và nạn nhân là nhân viên của tàu. + Người chủ mưu và nạn nhân đều không phải thủy thủ tàu.

Nếu thủy thủ tàu vi phạm pháp luật hình sự bên ngoài tàu thì có thể bị bắt giữ và truy tố theo pháp luật của quốc gia ven biển.

Đối với tàu thuyền thương mại:

Quốc gia ven biển có quyền tài phán trong các trường hợp sau: + Người có hành vi vi phạm không phải là thủy thủ đoàn;

+ Khi được thuyền trưởng hoặc đại diện cơ quan ngoại giao, lãnh sự của quốc gia treo cờ yêu cầu;

+ Hậu quả của vụ vi phạm ảnh hưởng đến quốc gia ven biển.

CÂU 33: TRÌNH BÀY CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VÙNG LÃNH HẢI

a) Khái niệm

Lãnh hải là vùng biển phía ngoài và tiếp liền với nội thủy, có chiều rộng không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở.

Một phần của tài liệu 55 câu hỏi ôn tập công pháp quốc tế có đáp án - Đại học Luật Hà Nội (Trang 27)