Giải quyết trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế

Một phần của tài liệu 55 câu hỏi ôn tập công pháp quốc tế có đáp án - Đại học Luật Hà Nội (Trang 49)

(1) Giải quyết tranh chấp trong LHQ

- HĐBA có quyền điều tra mọi vụ tranh chấp hoặc mọi tình thế có thể dẫn đến sự bất hòa giữa các quốc gia, xác định xem tình thế hoặc tranh chấp ấy kéo dài có thể đe dọa

đến hòa bình và an ninh quốc tế ko? Nếu có, HĐBA có quyền yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp giữa họ với nhau bằng biện pháp hòa bình. Nếu ko giải quyết được thì phải đưa tranh chấp ra trước HĐBA. HĐBA sẽ kiến nghị về những thủ tục và phương thức giải quyết thỏa đáng.

- TA công lý quốc tế: là cơ quan tư pháp chính của LHQ có chức năng giải quyết tranh chấp quốc tế và đưa ra kết luận tư vấn (thường là các tranh chấp mang tính chất pháp lý). TA Công lý chỉ giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia là thành viên của LHQ. Các quốc gia khác muốn tham gia quy chế TA Công lý quốc tế và đưa tranh chấp ra Tòa phải thỏa mãn những điều kiện do ĐHĐ quyết định. Phán quyết của TA Công lý quốc tế có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp.

- TTk thường đóng vai trò môi giới, trung gian, hoặc hòa giải các tranh chấp quốc tế khi các bên tranh chấp có yêu cầu hoặc theo đề nghị của ĐHĐ hoặc HĐBA.

(2) Giải quyết tranh chấp trong các tổ chức quốc tế và hiệp định khu vực

VD: HC của Liên minh Châu Phi quy định việc hòa bình giải quyết các tranh chấp giữa các nước thành viên thông qua đàm phán, trung gian, hòa giải và trọng tài.

Hay:

nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên; vấn đề giải quyết tranh chấp được đề cập tại Chương VIII HC ASEAN.

Một phần của tài liệu 55 câu hỏi ôn tập công pháp quốc tế có đáp án - Đại học Luật Hà Nội (Trang 49)