1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CÂU hỏi bài tập tư PHÁP QUỐC tế (CÓ ĐÁP ÁN)

13 10,7K 78
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 38,02 KB

Nội dung

CÂU hỏi bài tập tư PHÁP QUỐC tế (CÓ ĐÁP ÁN)CÂU hỏi bài tập tư PHÁP QUỐC tế (CÓ ĐÁP ÁN)CÂU hỏi bài tập tư PHÁP QUỐC tế (CÓ ĐÁP ÁN)CÂU hỏi bài tập tư PHÁP QUỐC tế (CÓ ĐÁP ÁN)CÂU hỏi bài tập tư PHÁP QUỐC tế (CÓ ĐÁP ÁN)CÂU hỏi bài tập tư PHÁP QUỐC tế (CÓ ĐÁP ÁN)CÂU hỏi bài tập tư PHÁP QUỐC tế (CÓ ĐÁP ÁN)CÂU hỏi bài tập tư PHÁP QUỐC tế (CÓ ĐÁP ÁN)CÂU hỏi bài tập tư PHÁP QUỐC tế (CÓ ĐÁP ÁN)CÂU hỏi bài tập tư PHÁP QUỐC tế (CÓ ĐÁP ÁN)

Trang 1

CÂU H I BÀI T P ỎI BÀI TẬP ẬP

1 Để xác định yếu tố nước ngoài trong QHDS có yếu tố nước ngoài trong tư pháp quốc tế thì chỉ căn cứ vào Điều 663 của BLDS 2015

= Theo pháp luật VN, để xác định yếu tố nước ngoài trong 1 quan hệ dân sự hay vụ việc dân

sự đều phải căn cứ vào Điều 663 BLDS

- Sai Ngoài Điều 663 BLDS 2015 thì còn căn cứ vào BL tố tụng dân sự (Điều 464) và Luật

hôn nhân gia đình nữa

2 Tất cả các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế

- Sai Phải là quan hệ dân sự có YTNN thì mới được

3 Tất cả các quan hệ dân sự đều thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế

- Sai Phải có YTNN nữa thì mới là đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế

4 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài luôn được hiểu là quan hệ có sự tham gia của ít nhất 1 bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài

- Sai Ngoài ra còn có TH tất cả các bên là cá nhân, pháp nhân VN nhưng có sự kiện pháp lý, đối tượng của quan hệ ở nước ngoài thì khi đó cũng được coi là quan hệ dân sự có YTNN (điểm b, c Khoản 2 Điều 663 BLDS 2015)

5 Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế chỉ là các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

- Ngoài ra còn có một số quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài

6 Hãy xác định quan hệ nào trong số các quan hệ được nêu dưới đây là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài:

a Công dân A (quốc tịch VN, cư trú tại VN) lập di chúc để lại toàn bộ tài sản tại Liên bang Nga cho công dân B (quốc tịch VN, cư trú tại VN)

− Có Vì thuộc điểm c Khoản 2 Điều 663 và là quan hệ dân sự

b Công dân A (quốc tịch VN cư trú ở VN) lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình tại

VN cho công dân B có quốc tịch VN định cư tại Mỹ.

Trang 2

− Không Vì các bên đều có quốc tịch VN và tài sản cũng ở VN (việc định cư ở Mỹ không phải

là tiêu chí xác định YTNN)

c Công ty SVL (là công ty liên doanh giữa Cty SVC quốc tịch VN với Cty VIL quốc tịch Singapore) kí hợp đồng mua Cty A có quốc tịch VN 100 tấn café xuất sang thị trường Đài Loan

− Không Cty SVL là pháp nhân VN vì được đăng ký, thành lập tại VN (có vốn đầu tư nước ngoài không phải là tiêu chí để xác định pháp nhân nước ngoài Do đó, 2 bên của quan hệ là pháp nhân VN, hàng hoá ở VN và xảy ra ở VN nên đây không là đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế (Đây là đáp án cô làm)

d Công dân A quốc tịch Úc, sinh sống làm ăn tại VN, đã có hành vi buôn bán, tàng trữ heroin, hành vi xảy ra trên phạm vi lãnh thổ VN.

− Không Vì đây là quan hệ hình sự có yếu tố nước ngoài nên không là đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế Tư pháp quốc chỉ điều chỉnh quan hệ dân sự và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài

NHẬN ĐỊNH VỀ NGUỒN CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ

(Đọc kĩ Điều 664, 665, 666, 670 BLDS 2015)

7 Điều ước quốc tế là nguồn luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong số các nguồn luật của TPQT VN.

- Sai Chỉ đúng trong TH ĐUQT mà VN là thành viên thôi Còn những ĐUQT khác thì ĐUQT

có khi còn xếp sau LQG nữa nên không thể là nguồn có hiệu lực pháp lý cao nhất

8 Theo pháp luật Việt Nam, Điều ước quốc tế luôn luôn được ưu tiên áp dụng để điều chỉnh QHDS có YTNN

→ Sai Chỉ điều ước quốc tế mà VN là thành viên mới được ưu tiên áp dụng khi điều ước quốc tế quy định khác quy định của pháp luật VN

CSPL: Khoản 1 Điều 6 Luật điều ước quốc tế 20161/ Khoản 2 Điều 665 BLDS2

1 “1 Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.”

→ quy định hơi khác với Khoản 2 Điều 665 ở chỗ “trừ hiến pháp”, có nghĩa là VN sẽ bảo lưu, khi ĐUQT đó trái với hiến pháp thì sẽ không áp dụng ĐUQT đó

2 “2 Trường hợp điều ước quốc tế mà CHXHCNVN là thành viên có quy định khác với quy định của Phần này và luật khác về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng.”

Trang 3

9 Chỉ có điều ước quốc tế mà VN là thành viên mới được coi là nguồn của tư pháp quốc tế.

→ Sai Đối với điều ước quốc tế mà VN chưa là thành viên cũng có thể được áp dụng để điều chỉnh QHDS có YTNN nếu các bên chọn và thoả điều kiện chọn luật

CSPL: Khoản 2 Điều 664 BLDS 20153

10 Điều ước quốc tế được áp dụng để điều chỉnh QHDS có YTNN khi điều ước quốc tế có liên quan quy định hoặc pháp luật quốc gia quy định về việc áp dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành áp dụng.

→ Điều ước quốc tế được áp dụng khi các bên chọn và thoả điều kiện chọn luật

CSPL: Khoản 2 Điều 664

11 Pháp luật quốc gia là nguồn cơ bản và chủ yếu của tư pháp quốc tế.

→ Đúng Vì (1) số lượng QPXĐ rất nhiều4, nhiều hơn cả ĐƯQT và TPQT; (2) số lượng ĐUQT không nhiều5, chưa đủ để đáp ứng việc điều chỉnh QHDS có YTNN hiện nay (cho đến 2003 thì chưa đến 100 ĐUQT liên quan đến TPQT); (3) Có áp dụng ĐUQT thì cũng quay về áp dụng pháp luật quốc gia về quyền và nghĩa vụ của các bên

VD cho (3): Trong Khoản 1,2 Điều 39 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nga quy định rằng

“1 Quan hệ pháp luật về thừa kế động sản do pháp luật của Bên ký kết mà người để lại thừa

kế là công dân vào thời điểm chết điều chỉnh

2 Quan hệ pháp luật về thừa kế bất động sản do pháp luật của Bên ký kết nơi có bất động sản đó điều chỉnh.”

12 Khi pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế không có quy định thì điều ước quốc tế được áp dụng

→ Sai ĐUQT cho các bên lựa chọn thì khi có các bên có thể chọn tập quán quốc tế để điều chỉnh quan hệ của họ nhưng phải thoả điều kiện chọn luật

3 “2 Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có YTNN được xác định theo lựa chọn của các bên.”

4 QG là chủ thể ban hành quy phạm xung đột

5 Việc ban hành không dễ: các QG phải ngồi lại thương lượng, đàm phán để đưa ra 1 giải pháp để cân bằng với tất cả các QG thì không phải là chuyện dễ gì

Trang 4

CSPL: Điều 6666 và Khoản 2 Điều 6647 BLDS 2015)

VD: Thương nhân A (quốc gia A) kí hợp đồng MBHH với thương nhân B (quốc gia B) và

đây là QHDS có YTNN Giả sử là giữa 2 quốc gia này đã có ĐUQT về vấn đề này, nhưng 2 bên lại thoả thuận chọn tập quán quốc tế Hỏi trong TH này sẽ áp dụng ĐUQT hay tập quán quốc tế?

→ Bản chất của QHDS là sự bình đẳng và thoả thuận giữa các bên Trong TH phải xem xét coi ĐUQT và pháp luật quốc gia có cho phép các bên chọn luật hay không Nếu cho thì tập quán quốc tế sẽ được áp dụng, không cho thì phải áp dụng ĐUQT hoặc pháp luật quốc gia

13 Năng lực pháp luật của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch

→ Sai Không chỉ pháp luật người đó mang quốc tịch mà còn có trường hợp khác như: người nước ngoài xác lập giao dịch tại VN thì có năng lực pháp luật dân sự như công dân VN (Điều 673); khoản 1 Điều 672 (chép nguyên văn lun)

CSPL: Điều 672 hoặc Khoản 2 Điều 6738 đều được); Xem luôn thời gian thường trú, tạm trú của người nước ngoài trong Luật xuất nhập cảnh

14 Pháp luật quốc gia chỉ được áp dụng để điều chỉnh QHDS có YTNN khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến.

→ Sai Ngoài ra còn 2 trường hợp được áp dụng pháp luật quốc gia

VD: Khoản 3 Điều 664

15 Quốc gia luôn luôn được hưởng quyền miễn trừ khi tham gia vào các QHDS

→ Sai Trong những TH quốc gia tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ thì quốc gia không còn được hưởng quyền miễn trừ nữa (việc tuyên bố này có thể là 1 cách minh thị9 hoặc mặc thị) CSPL: Điều 7, 8 Công ước viên LHQ

VD: Chính phủ VN bị Trịnh Vĩnh Bình kiện và 1 thoả thuận thì CP VN đã tuyên bố từ bỏ

quyền miễn trừ và trở thành 1 bên trong vụ kiện này

6 “Các bên được lựa chọn tập quán quốc tế trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.”

7 “2 Trường hợp điều ước quốc tế mà CHXHCNVN là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với QHDS có YTNN được xác định theo lựa chọn của các bên.”

8 “2 Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.”

9 Thể hiện trong hợp đồng hoặc điều ước quốc tế

Trang 5

VD: Khi quốc gia tham gia vào QH thương mại thì theo nguyên tắc thì các bên phải có vị thế

tương đối ngang hàng để công bằng: QG kí hợp đồng MBHH với 1 pháp nhân nào đó

16 Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài luôn luôn phải xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhận đó mang quốc tịch

→ Sai Quy chế pháp lý của pháp nhân chịu tác động bởi 2 hệ thống pháp luật: của pháp luật

mà pháp nhân đó mang quốc tịch (đối với những vấn đề liên quan đến sự hình thành, tổ chức,

cơ cấu hoạt động và chấm dứt hoạt động của pháp nhân…)và pháp luật nơi mà pháp nhân đó tiến hành hoạt động kinh doanh

CSPL: Điều 67610 BLDS 2015

17 Tất cả điều ước quốc tế đều là nguồn của tư pháp quốc tế

→ Sai Điều ước quốc tế điều chỉnh nhiều lĩnh vực khác nhau như hình sự, biển11… Những điều ước quốc tế không liên quan đến QHDS (không có quy phạm, nội dung liên quan đến tư pháp quốc tế) thì không được coi là nguồn của tư pháp quốc tế

18 Pháp nhân có thể có nhiều quốc tịch không?

→ Được Điều 676 BLDS 2015

19 Có trường hợp nào pháp nhân không có quốc tịch không? (câu hỏi thêm)

→ Không Pháp nhân là 1 thực thể pháp lý, theo cơ sở pháp lý của 1 quốc gia nhất định nên

nó phải có quốc tịch (pháp nhân được sinh ra theo hệ thống pháp luật của 1 quốc gia nhất định)

20 Án lệ, học thuyết tư tưởng có phải là nguồn không? (coi cho biết, k thi)

→ Nguyên tắc áp dụng pháp luật: văn bản pháp luật → tập quán → áp dụng tương tự pháp luật → nguyên tắc cơ bản → án lệ, lẽ công bằng Bên cạnh Điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia và tập quán quốc tế thì án lệ cũng là 1 loại nguồn của pháp luật quốc gia12, do đó nó cũng

có thể được cơ quan có thẩm quyền áp dụng để giải quyết vụ việc dân sự có YTNN

10 1 Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập.

2 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3 Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam”

11 VD như Công ước quốc tế về luật biển

12 Là nguồn kể từ nghị quyết 49 về việc cải cách hệ thống tư pháp của VN

Trang 6

→ Học thuyết tư tưởng chỉ mang tính chất tham khảo và bổ trợ Đối với các nước theo hệ thống pháp luật Common law thì các cơ quan có thẩm quyền có thể sử dụng học thuyết tư tưởng như là 1 cách giải thích luật mang tính chất tham khảo khi gặp những vấn đề còn khó khăn, phức tạp

CSPL: Điều 6, Điều 45 BLDS 2015

21 Quốc gia được hưởng mọi quyền miễn trừ trong các QH về tài sản….

→ Sai Nếu như QG từ bỏ quyền miễn trừ đó thì nó không được hưởng quyền miễn trừ đó nữa (đơn giản v thoy)

Nói thêm: Nhiều đứa viện dẫn quy định trong công ước LHQ gì đó thì là sai nha vì không phải QG nào cũng là thành viên của ĐUQT đó, chỉ trả lời như trên thôi

22 Quyền sở hữu chỉ có thể thuộc đối tượng điều của của Tư pháp quốc tế khi các bên trong quan hệ sở hữu mang quốc tịch khác nhau

→ Sai Để xác định QH sở hữu có YTNN thì ngoài điểm a Khoản 2 Điều 663 BLDS như trên thì còn 2 trường hợp xác định QH có YTNN theo đối tượng (khách thể) và sự kiện pháp

lý tại điểm b, c Khoản 2 Điều 663 BLDS

(phải có phần gạch dưới và cả 2 CSPL)

23 Khi có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh quan hệ sở hữu có YTNN thì xung đột pháp luật về quyền sở hữu sẽ phát sinh

→ Sai Điều kiện để phát sinh XĐPL là có QH dân sự theo nghĩa rộng có YTNN và có sự khác nhau về nội dung cụ thể giữa hệ thống pháp luật các nước Do đó, nếu có nhiều hệ thống pháp luật mà không có sự khác nhau về nội dung cụ thể về cùng 1 vấn đề thì cũng không làm phát sinh xung đột pháp luật

Cách khác: có thể giải thích bằng TH ngoại lệ (BLDS Pháp)

24 Xung đột pháp luật về quyền sở hữu chỉ phát sinh ở vấn đề căn cứ xác lập, thay đổi, thực hiện, chấm dứt quyền sở hữu và quyền tài sản khác đối với tài sản

→ Sai Xung đột pháp luật không chỉ giải quyết vấn đề về văn cứ xác lập, thay đổi, thực hiện, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác mà ngoài ra còn phát sinh ở nội dung, hình thức quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, định danh tài sản

25 Theo pháp luật VN, quyền sở hữu đối với động sản đang trên đường vận chuyển, qúa cảnh luôn được xác định theo pháp luật của nước động sản được chuyển đến

Trang 7

→ Sai Theo khoản 2 điều 678 BLDS thì nếu có thoả thuận thì sẽ ưu tiên áp dụng thoả thuận

đó, còn không có thoả thuận thì sẽ xác định theo pháp luật của nước nôi BĐS được chuyển đến

Lưu ý: Có đứa sử dụng Khoản 2 Điều 478 BLDS, làm như vậy là sai nha vì câu này đã thu

hẹp phạm vi lại còn “theo pháp luật VN” rồi nên phải áp dụng Điều 678, khi nào nó cho chung chung, không nói cụ thể là theo pháp luật VN thì mới sử dụng Điều 478 được vì Điều

478 là TH chung

26 Một trong những TH quan hệ thừa kế được xem là có YTNN khi có pháp nhân nước ngoài để lại di sản cho công dân VN

→ Sai Vì pháp nhân nước ngoài không là chủ thể để lại di sản thừa kế (theo Điều 609 BLDS

Lưu ý: Nếu làm câu này 1 cách máy móc thì sẽ áp dụng theo Khoản 2 Điều 663 (quy định là

“cá nhân, pháp nhân”) thì sẽ nói là pháp nhân cũng là 1 bên trong QHDS có YTNN nên để lại thừa kế được Tuy nhiên, đây là QH cụ thể (QH thừa kế) và luật có quy định là pháp nhân nước ngoài không được quyền để lại di sản, do đó phải áp dụng theo QH cụ thể

27 Theo pháp luật VN, di sản không người thừa kế là động sản (trong TPQT) thì thuộc về nước

mà người thừa kế để lại di sản thừa kế là công dân ngay trước khi chết

→ Sai Luật VN không có quy định về “di sản không người thừa kế” riêng cho QH thừa kế

có YTNN nên phải áp dụng quy định chung của BLDS (Điều 622) Theo đó, tài sản không người thừa kế là thuộc về Nhà nước, không phải nước

CSPL: Khoản 1 Điều 680 và Điều 622 BLDS 2015

28 Xung đột thẩm quyền luôn làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật

→ Sai XĐPL và XĐTQ là 2 vấn đề độc lập với nhau XĐTQ là khi có 2 hay nhiều Toà án của các QG khác nhau cùng có thẩm quyền giải quyết 1 VVDS có YTNN, còn XĐPL là có QHDS có YTNN và nội dung pháp luật các nước quy định khác nhau Do đó, sẽ có TH mặc

dù có XĐTQ nhưng nếu nội dung của các nước quy định giống nhau thì cũng sẽ không dẫn đến hiện tượng XĐPL

29 Khi TAVN có thẩm quyền giải quyết 1 vụ việc dân sự có YTNN, TAVN luôn áp dụng pháp luật VN để giải quyết vụ việc dân sự đó

→ Sai (Đây là vấn đề về XĐPL) Không phải cứ có thẩm quyền là được quyền áp dụng pháp luật nước mình bởi vì còn có những nguyên tắc chọn luật nữa: các bên thoả thuận chọn luật

Trang 8

(nếu đáp ứng điều kiện chọn luật) hoặc điều ước hoặc pháp luật QG có QPXĐ dẫn chiếu đến pháp luật nước khác

CSPL: Điều 664 BLDS Điều 481 BLTTDS

Lưu ý: Những CSPL về XĐPL là nằm trong BLDS và luật chuyên ngành có liên quan, đi thi

mà dẫn BLTTDS là không chính xác đâu vì BLTTDS là về tố tụng thôi

30 Khi các bên lựa chọn TAVN để giải quyết tranh chấp dân sự có YTNN của mình thì sẽ làm phát sinh thẩm quyền của TAVN đối với VADS đó

→ Sai Việc lựa chọn Toà án của các bên không đương nhiên làm phát sinh thẩm quyền mà phải thoả các điều kiện khác: có quy định cho phép chọn luật và bên còn lại cũng đổng ý chọn Toà án đó (điểm c Khoản 1 Điều 470 BLTTDS)

Cách khác: Vì việc lựa chọn TAVN không đương nhiên làm phát sinh thẩm quyền mà nó phải thoả mãn những TH có thẩm quyền (căn cứ vào Điều 469 và Điều 470 BLTTDS để xác định thẩm quyền của vụ việc, Điều 469 và Điều 470 cho chọn thì mới được chọn)

(câu này cô nói còn phải phân biệt 2 loại XĐTQ nhưng không hiểu vì bả nói tới đó hà)

Lưu ý: 1 câu nhận định có thể có nhiều cách giải khác nhau

Bài t pập

Cách trình bày phần bài tập:

- Đây là vụ việc13 DS có YTNN (Khoản 2 Điều 464 BLTTDS)

- TAVN có thẩm quyền hay không?

- CSPL

Bài tập 1: A có 2 quốc tịch Ý và Đức, thường trú tại VN Khi mất đi, A lập di chúc viết tay

để lại cho vợ con mình 1 căn hộ chung cư cao cấp và 1 xe hơi ở VN Để xác định giá trị pháp

lý của di chúc thì cần phải xem xét coi A có năng lực lập di chúc hay không Bằng kiến thức

về TPQT, hãy giải quyết vấn đề này (Biết Ý và Đức chưa có điều ước quốc tế nào với VN)

→ Vì không có điều ước quốc tế nên sẽ áp dụng pháp luật VN (Điều….) Theo Khoản 2 Điều 672 BLDS 2015, A có nhiều nơi cư trú nên sẽ áp dụng pháp luật của nước mà A có mối

13 Ở đây phải sử dụng chữ vụ việc vì đã có tranh chấp/yêu cầu rồi chứ đâu phải QHDS bình thường nữa đâu (nhớ nha)

Trang 9

liên hệ gắn bó nhất, cụ thể là xác định theo pháp luật của Ý hoặc Đức (vì đề không cho cụ thể nên nói chung chung như vầy, nếu cho rõ thì cái nào gắn bó hơn thì lấy cái đó nha)

Bài tập 2: (HNGD) A (VN) kết hôn với B (Nga) Sau khi kết hôn, 2 vợ chồng thường trú

trên lãnh thổ VN 5 năm sau, họ về Nga sinh sống, làm ăn 2 năm sau đó, 2 người phát sinh mâu thuẫn, B đệ đơn xin ly hôn trước Toà án Nga Hỏi:

a Toà án Nga có thẩm quyền giải quyết vụ ly hôn này không?

→ Có Toà án Nga, pháp luật Nga (Khoản 3 Điều 26 HĐ TTTP) bài này cô không sửa

b Hãy xác định Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc này và pháp luật áp dụng

Bài tập 3: (HNGĐ) C (VN) kết hôn với D (Đức) tại đại sứ quán VN tại Đức Sau khi kết

hôn, 2 vợ chồng cùng cư trú tại VN 7 năm sau, 2 vợ chồng không hoà thuận nên D về Đức sinh sống 1 năm sau, D nộp đơn xin ly hôn trước Toà án Đức Hỏi:

a Hãy cho biết đại sứ quán của VN tại Đức dựa trên CSPL nào chấp nhận cấp GCN kết hôn

cho C và D

→ C phải thoả điều kiện kết hôn theo pháp luật VN; D phải thoả điều kiện kết hôn theo pháp luật Đức và phải phù hợp với điều kiện kết hôn theo pháp luật VN

CSPL: Khoản 1 Điều 127 Luật HNGĐ

b Giả sử: Toà án Đức đã giải quyết việc ly hôn của C và D Liệu bản án này của Toà án

Đức có thể được xét công nhận tại VN không?

→ Có được xét công nhận Vẫn được xét công nhận tại VN (ở đây chỉ là CN chứ không có CTH vì đây là bản án liên quan đến nhân thân) vì đây là vụ việc thuộc thẩm quyền chung nên theo đặc điểm của thẩm quyền chung thì được công nhận

CSPL: cô không nói (xem thử có phải điều 469 BLTTDS không)

c Giả sử: TAVN là cơ quan giải quyết việc ly hôn này Hỏi nhận định sau là Đ hay sai:

TAVN đương nhiên áp dụng pháp luật VN vì là Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc

→ Sai Xung đột thẩm quyền và xung đột pháp luật là 2 vấn đề riêng biệt, không phải vì có thẩm quyền nên đương nhiên áp dụng pháp luật VN

Trang 10

Bài tập 4: (HĐ) Tại VN, Công ty A (VN) kí hợp đồng mua lô hàng mỹ phẩm của Công ty B

(Canada), hợp đồng được xác lập và thực hiện tại VN, 2 bên thoả thuận chọn hệ thống pháp luật nước Anh để giải quyết tranh chấp nội dung hợp đồng Khi có tranh chấp về việc giao hàng, Cty A đã kiện B trước TAVN Hỏi

a TAVN có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp nói trên không? Nếu TAVN có thẩm quyền, hãy nêu đặc điểm của loại thẩm quyền này.

→ Đây là vụ việc dân sự có YTNN (điểm a Khoản 2 Điều 663 BLDS) vì có 1 bên trong quan

hệ là pháp nhân nước ngoài

→ TAVN là Toà án có thẩm quyền chung giải quyết vụ việc này (điểm đ Khoản 1 Điều 469 BLTTDS) Đặc điểm của thẩm quyền chung là: không độc quyền, TANN cũng có thể có thẩm quyền giải quyết; BA, QĐ của TANN cũng có thể được công nhận tại VN

b Giả sử TAVN có thẩm quyền, Toà án phải áp dụng pháp luật Anh để giải quyết tranh chấp vì đó là sự lựa chọn của các bên Nhận định trên là Đ hay S

→ Sai.Việc Toà án áp dụng hệ thống pháp luật nào là phụ thuộc vào việc thoả thuận đó có thoả điều kiện chọn luật hay không chứ không phụ thuộc vào việc thoả thuận của các bên (việc các bên có thoả thuận hay không không phải là căn cứ để Toà án xác định luật áp dụng CSPL: Khoản 2 Điều 664; Khoản 1 Điều 670 BLDS

c Với kiến thức về TPQT VN, hãy xác định hệ thống pháp luật được áp dụng để giải quyết vụ việc trên

− TH1: Nếu đáp ứng điều kiện chọn luật → pháp luật Anh được áp dụng

− TH2: Nếu không đáp ứng điều kiện chọn luật:

 TH2a: Vi phạm điều kiện chọn luật tại Khoản 1 Điều 670 BLDS

→ áp dụng pháp luật VN

 TH2b: Vi phạm điều kiện chọn luật khác không thuộc khoản 1 Điều 670 BLDS

→ áp dụng pháp luật có MLH gắn bó nhất (chứ không áp dụng thoả thuận của các bên

d Hãy giải quyết XĐPL về tư cách chủ thể trong vụ việc nói trên? (chỉ cần xác định NLPL của pháp nhân)

→ Công ty A: xác định theo pháp luật VN (Khoản 2 Điều 676 BLDS)

→ Công ty B: xác định theo pháp luật VN (Khoản 3 Điều 676 BLDS)

Ngày đăng: 01/11/2018, 22:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w