Đối với quy định việc vận chuyển hóa trong hợp đồng mua bán, trách nhiệm rủi ro chuyển cho người mua khi hàng được chuyển giao cho người chuyên chở thứ nhất để chuyển giao cho người mua
Trang 1TRẮC NGHIỆM
1 Đối với quy định việc vận chuyển hóa trong hợp đồng mua bán, trách nhiệm rủi
ro chuyển cho người mua khi hàng được chuyển giao cho người chuyên chở thứ nhất để chuyển giao cho người mua chiếu theo hợp đồng mua bán
-> Sai, trách nhiệm rủi ro không chuyển sang người mua nếu hàng hóa không được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng hoặc bằng cách ghi ký mã hiệu trên hàng hóa, bằng các chứng từ chuyên chở, bằng một thông báo gửi cho người mua hoặc bằng bất cứ phương pháp nào khác (khoản 2 điều 67 Công ước Vienne)/ theo luật thương mại thì còn cần căn cứ vào trường hợp có địa điểm giao hàng xác định hay không (điều 57, 58 luật thương mại)
2 A là công dân Việt Nam có hợp đồng mua bán nhà với B ( mang quốc tịch Mỹ), hai bên thỏa thuận nếu có tranh chấp xảy ra sẽ sử dụng pháp luật Singapore để giải quyết.
-> Sai, theo quy định tại khoản 2 điều 769 BLDS 2005 "Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Như vậy, hợp đồng được giao kết và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam và hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam thì tòa án Việt Nam khi thụ lý sẽ luôn áp dụng pháp luật Việt Nam và vô hiệu hóa thỏa thuận chọn luật áp dụng (nếu có) của các bên chủ thể
3 Nếu một hợp đồng có điều khoản chọn luật thì hợp đồng đó được xem là có yếu tố nước ngoài
-> Sai, hợp đồng có yếu tố nước ngoài không thể chỉ căn cứ vào điều khoản chọn luật hay
không mà cần căn cứ vào chủ thể tham gia ký kết hợp đồng
TÌNH HUỐNG
Công ty A (quốc tịch Việt Nam) ký hợp đồng bán 10.000 MT hạt điều thô cho Công ty B (quốc tịch Singapore) Hợp đồng được đàm phán và ký kết tại trụ sở của Công ty B tại Singapore Các bên thỏa thuận chọn pháp luật Sing để điều chỉnh nội dung hợp đồng cũng như giải quyết tất cả tranh chấp phát sinh từ hợp đồng Sau khi hợp đồng được ký kết, A đã tiến hành thu gom hạt điều để chuẩn bị giao hàng theo thỏa thuận Tuy nhiên, sau khi A đã thu gom đầy đủ hàng hóa để chờ giao thì B gửi thông báo cho biết B sẽ không tiếp tục thực hiện hợp đồng vì cho rằng hợp đồng vô hiệu theo pháp luật Singapo
do đại diện ký kết hợp đồng của A không có thẩm quyền ký kết Giả sử A khởi kiện tại Tòa án VN, hãy cho biết:
1 Toà án Việt Nam có thẩm quyền đối với tranh chấp trên không? Cơ sở pháp lý?
Trang 22 Lập luận của B trong vụ việc trên là đúng hay sai? Giải thích
3 Giả sử tranh chấp phát sinh liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, hãy phân tích các điều kiện để đảm bảo pháp luật do các bên lựa chọn có thể được áp dụng để giải quyết tranh chấp
TRẢ LỜI:
1 Giả sử rằng các bên không có thoả thuận chọn toà án Singapore giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng Quan hệ hợp đồng giữa A và B có một bên là tổ chức nước ngoài, được xác lập theo pháp luật nước ngoài và phát sinh tại nước ngoài Do đó căn cứ theo khoản 2 điều 405 BLTTDS thì đây là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Việc A đã thu gom hạt điều chuẩn bị giao hàng là biểu hiện của việc một phần hợp đồng được thực hiện
ở Việt Nam Như vậy, theo điểm e khoản 2 điều 410 BLTTDS thì tranh chấp này thuộc thẩm quyền toà án Việt Nam
2 Giả sử rằng hợp đồng vô hiệu theo pháp luật Singapore do đại diện ký kết hợp đồng của A không có thẩm quyền ký kết Hợp đồng được thực hiện tại Việt nam nên sẽ tuân theo pháp luật Việt Nam Việc các bên thoả thuận chọn luật Singapore chỉ được phép trong giới hạn quan hệ pháp luật cho phép Tức là, luật Singapore chỉ dùng điều chỉnh phạm vị quyền lợi nghĩa vụ của các bên Còn về hình thức, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng sẽ tuân theo pháp luật Việt Nam Như vậy, lập luận của B là chưa chính xác Việc xác định hợp đồng vô hiệu là thẩm quyền của Toà án chứ không phải do B quyết định
3 Pháp luật do các bên lựa chọn có thể được áp dụng để giải quyết tranh chấp nếu thoả điều kiện chọn luật:
- không trái với các nguyên tắc cơ bản
- không lẩn tránh pháp luật
- luật lựa chon là luật thực định