1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Câu hỏi ôn tập môn Công phap Quốc tế

25 894 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 67,01 KB

Nội dung

Câu hỏi ôn tập môn Công phap Quốc tế tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các...

Trang 1

-oOo -1 Luật quốc tế là một hệ thống pháp luật độc lập

Luật quốc tế hiện đại là tổng thể những nguyên tắc, những qui phạm pháp luậtquốc tế do các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế xây dựng trên cơ sở tựnguyện & bình đẳng, thông qua đấu tranh & thương lượng nhằm điều chỉnh mối quan

hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau(trước tiên & chủ yếu giữa các quốc gia) trong những trường hợp cần thiết pháp luậtquốc tế được bảo đảm thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể

do chính các chủ thể pháp luật quốc tế thi hành hoặc bằng sức đấu tranh của nhân dâncùng dư luận tiến bộ thế giới Hệ thống là bao gồm tổng thể cơ quan, bộ phận mà nó

bổ sung, hổ trợ trong một chỉnh thể thống nhất

Pháp luật quốc gia cũng được hiểu là một hệ thống, mỗi quốc gia có một hệpháp luật riêng & theo nghĩa nầy luật quốc tế cũng được coi là một hệ thống pháp luậtbao gồm những hệ thống nguyên tắc, những qui phạm pháp luật quốc tế nhằm điềuchỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau

Luật quốc tế được coi là một hệ thống pháp luật độc lập bởi vì so với hệ thốngpháp luật của từng quốc gia, luật quốc tế có những đặc thù cơ bản mà các dấu hiệu

của luật mỗi quốc gia không có các dấu hiệu đặc thù đó( nói thêm về đặc điểm của luật quốc tế ở câu 2)

2 Khái niệm & đặc điểm cơ bản của luật quốc tế

Khái niệm: Luật quốc tế hiện đại hay còn gọi là công pháp quốc tế là tổng thểnhững nguyên tắc, những qui phạm pháp luật quốc tế do các chủ thể tham gia vàoquan hệ pháp lí quốc tế xây dựng trên cơ sở tự nguyện & bình đẳng, thông qua đấutranh & thương lượng nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệchính trị) giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau (trước tiên & chủ yếu giữa các quốcgia) trong những trường hợp cần thiết luật quốc tế được bảo đảm thi hành bằng nhữngbiện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do chính các chủ thể luật quốc tế thi hànhhoặc bằng sức đấu tranh của nhân dân cùng dư luận tiến bộ Thế giới

Đặc điểm: Từ khái niệm nêu trên, luật quốc tế có những đặc điểm cơ bản nhưsau:

 Đối tượng điều chỉnh : nếu như luật trong nước điều chỉnh về quan hệ

xã hội phát sinh trong phạm vi lãnh thổ quốc gia & quan hệ có iếu tố nước ngoài thìluật quốc tế chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống uốc tế nhưquan hệ chính trị ,kinh tế,văn hóa,khoa học-kỷ thuật,môi trường…giữa các chủ thểcủa luật quốc tế với nhau mà chủ yếu là những quan hệ chính trị Tuy nhiên khôngphải tất cả quan hệ quốc tế đều là đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế

(VD: quan hệ quốc tế theo con đường các tổ chức chính trị –xã hội…không doluật quốc tế chính trị điêù chỉnh)

 Trình tự xây dựng các qui phạm pháp luật quốc tế: trong hệ thống

Trang 2

quốc tế dựa trên nguyên tắc cơ bản bình đẳng về chủ quyền các quốc gia nên không

có cơ quan làm luật Con đường duy nhất để hình thành các qui phạm pháp luật quốc

tế đó là sự thỏa thuận giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau dưới hình thức ký kết cácđiều ước quốc tế ( qui phạm thành văn) ; cùng nhau thừa nhận những tập quán quốc tếtrong quan hệ giữa họ( qui phạm bất thành văn) Đây là đặc trưng quan trọng nhất

 Chủ thể của luật quốc tế:

Các quốc gia có chủ quyền: chủ quyền quốc gia trong lĩnh

vực đối nội là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình, quyền làmluật, quyền giám sát việc thi hành pháp luật, quyền xét xử những hành vi vi phạmpháp luật của quốc gia

Trong lĩnh vực đối ngoại đó là quyền độc lập trong hệ thống quốc tế ,tự do quan

hệ không lệ thuộc vào bất cứ thế lực nào, hai mối quan hệ này có quan hệ mật thiếtvới nhau,chỉ vì khi quốc gia có quyền tối cao trong quan hệ đối ngoại thì mới cóquyết định trong quan hệ đối ngoại, Quốc gia là chủ thể đặc biệt khi tham gia vàohọat động tư pháp quốc tế, được miễn trừ về tư pháp quốc tế: quyền miễn trừ về xét

xử, quyền miễn trừ về tài sản, quyền miễn trừ về thi hành án

Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập được xem là quốc

gia đang hình thành, đứng lên đấu tranh giành độc lập, thành lập quốc gia có chủquyền, có quyền tham gia đại diện ký kết các điều ước quốc te với các quốc gia khác,

tự do không bị lệ thuộc vào bất cứ quốc gia nào

Các tổ chức quốc liên chính phủ ( liên quốc gia) là tổ chức

thành lập trên sự liên kết giữa các quốc gia, & họat động dưới sự thỏa thuận giữa cácquốc gia (VD: LHQ, Asian, EU…)

Tổ chức phi chính phủ được thành lập dưới sự thỏa thuận

giữa các thể nhân với pháp nhân thì không được coi là chủ thể của luật quốc tế, khôngđược thừa nhận của luật quốc tế (VD: Hội luật gia thế giới, Hội Liên hiệp phụ nữ thếgiới…)

Tư cách chủ thể của tòa thánh Vatican tòa thánh Vatican

không phải là một quốc gia, tư cách chủ thể của Vatican được đặt ra

 Biện pháp bảo đảm thi hành luật quốc tế khi xây dựng các điều ướcquốc tế các bên thường thỏa thuận các biện pháp cưỡng chế để áp dụng cho các quốc

gia vi phạm Đó là những quan hệ mà tự các chủ thể thỏa thuận xây dựng các biện

pháp nhất định vì lợi ích của chính họ Các chủ thể bị hại được quyền sử dụng một sốbiện pháp nhất định cho quốc gia gây hại Biện pháp cưỡng chế được thể hiện dướihai hình thức:

Cưỡng chế cá thể : trên bình diện quốc tế không có cơ quan

cưỡng chế tập trung thường trực, những biện pháp do chính chủ thể của luật quốc tếthực hiện dưới hình thức cá thể, riêng lẻ tức là chủ thể bị hại được quyền sử dụngnhững biện pháp cưỡng chế trả đũa hay biện pháp tự vệ đối với chủ thể gây hại chomình (rút đại sứ về nước, cắt đứt quan hệ ngoại giao, bao vây kinh tế, giáng trả…)

Biện pháp cưỡng chế tập thể tức là quốc gia bị hại có quyền

liên minh các quốc gia trên cơ sở các cam kết phù hợp để chống lại quốc gia gây hạicho mình

LHQ giao cho HĐBA LHQ có nhiệm vụ giữ gìn hòa bình & an ninh của cácquốc gia trong khuôn khổ tuân thủ hiến chương LHQ, có thẩm quyền áp dụng cácbiện pháp cưỡng chế & trừng phạt kể cả dùng vũ lực chống lại các quốc gia vi phạm

Trang 3

Ngoài ra vấn đề dư luận tiến bộ trên thế giới & sự đấu tranh của nhân dân cácnước cũng là biện pháp để cho pháp luật quốc tế phải tuân theo.

3 So sánh điều ươc quốc tế & tập quán quốc tế

 Điều ước quốc tế : được coi là văn bản pháp lí quốc tế do các chủ

thể của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng trên cơ sở tự nguyện & bình đẳng nhằm ổnđịnh thay đổi hay chấm dứt quyền & nghĩa vụ pháp lí đối với nhau trong bang giaoquốc tế phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế

 Tập quán quốc tế: là qui tắc xử sự chung được hình thành trong

quan hệ quốc tế do một hoặc một số quốc gia đưa ra & áp dụng lâu dài trong thực tiễn(được áp dụng từ hai chủ thể trở lên)

Hình thức thể hiện : sự thỏa thuận Điều ước quốc tế là ký kết những

qui phạm pháp luật tồn tại dưới dạng văn bản,thể hiện rõ ràng cụ thể, còn sự thỏathuận của tập quán quốc tế là để đi đến thừa nhận những qui phạm pháp luật bất thànhvăn

Quá trình hình thành Trình tự lập pháp đối với điều ước quốc tế là

chính xác & cụ thể hơn thông qua một thủ tục kí kết bao gồm các quá trình đàm phán,sọan thảo văn bản, thông qua văn bản, ký điều ước quốc tế,phê chuẩn hoặc phê duyệt

 Trình tự lập pháp của tập quán quốc tế thông qua sự áp dụng thừanhận những qui tắc xử sự trong thực tiễn trãi qua một thời gian dài lặp đi lặp lại nhiềulần trong một thời gian liên tục

Phạm vi điều chỉnh của điều ước quốc tế có phạm vi rộng hơn tập

quán quốc tế

4 So sánh luật quốc tế & luật quốc gia

Luật quốc tế hiện đại là tổng thể những nguyên tắc, những qui phạm pháp luậtquốc tế do các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế xây dựng trên cơ sở tựnguyện & bình đẳng, thông qua đấu tranh & thương lượng nhằm điều chỉnh mối quan

hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau(trước tiên & chủ yếu giữa các quốc gia) trong những trường hợp cần thiết cần thiếtluật quốc tế được bảo đảm thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặctập thể do chính các chủ thể luật quốc tế thi hành hoặc bằng sức đấu tranh của nhândân cùng dư luận tiến bộ Thế giới

Về đối tượng điều chỉnh pháp luật quốc gia điều chỉnh những quan

hệ xã hội phát sinh trong nội bộ phạm vi lãnh thổ , còn pháp luật quốc tế điều chỉnhnhững quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống sinh họat quốc tế giữa các chủ thể luật

Trang 4

quốc tế.

Về chủ thể chủ thể luật quốc gia là thể nhân, pháp nhân & nhà nước

tham gia với tư cách là chủ thể đặc biệt khi nhà nước là một bên trong quan hệ, cònchủ thể của pháp luật quốc tế là các quốc gia có chủ quyền, các dân tộc đang đấutranh giành độc lập, các tổ chức liên chính phủ & các chủ thể khác

Về trình tự xây dựng Pháp Luật: việc xây dựng pháp luật & trình tự

xây đựng pháp luật của pháp luật quốc gia do cơ quan lập pháp thực hiện còn xâydựng & trình tự xây dựng pháp luật quốc tế do không có cơ quan lập pháp nên khixây dựng các qui phạm thành văn bất thành văn chủ iếu do sự thỏa thuận giữa các chủthể có chủ quyền quốc gia của luật quốc tế

Về biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật quốc gia có bộ máy cưỡng

chế tập trung thường trực như quân đội, cảnh sát,tòa án nhà tù…làm biện pháp bảođảm thi hành, còn pháp luật quốc tế thì không có bộ máy cưỡng chế tập trung thườngtrực mà chỉ có một số biện pháp cưỡng chế nhất định mang tính tự cưỡng chế dướihình thức riêng rẽ hoặc tập thể

Về phương pháp điều chỉnh các ngành luật trong hệ thống pháp luật

quốc gia có phương pháp điều chỉnh khác nhau còn các ngành luật trong hệ thốngpháp luật quốc tế thì chỉ có một phương pháp điều chỉnh là sự thỏa thuận

5 Phân tích bản chất của luật quốc tế hiện đại trên cơ sở so sánh với LQT

củ

Luật quốc tế hiện đại là tổng thểnhững nguyên tắc, những qui phạm pháp luậtquốc tế do các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế xây dựng trên cơ sở tựnguyện & bình đẳng, thông qua đấu tranh & thương lượng nhằm điều chỉnh mối quan

hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau(trước tiên & chủ yếu giữa các quốc gia) trong những trường hợp cần thiết luật quốc

tế được bảo đảm thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể docác chủ thể luật quốc tế thi hành hoặc bằng sức đấu tranh của nhân dân cùng dư luậntiến bộ Thế giới

Như ta biết, nếu như luật quốc gia đều có liên quan chặt chẽ đến hạ tầng kỷ thuậtnhất định & sự phát triển của nó gắn với một hình thái kinh tế – xã hội cụ thể thì luậtquốc tế cũng vậy Do ảnh hưởng của CM tháng10 Nga, do kết quả đấu tranh của cáclực lượng tiến bộ cách mạng & yêu chuộng hòa bình trên thế giới Luật quốc tế đã cónhững thay đổi sâu sắc & thực chất là luật quốc tế mới về chất Luật quốc tế hiện đại

& bản chất tiến bộ khác hẳn với luật quốc tế cũ Điều này dễ nhận thấy qua qúa trìnhtham gia vào quan hệ pháp lý quốc tế & là chủ thể của luật quốc tế Luật quốc tế củcòn có những nguyên tắc, chế định phản động như quyền tiến hành chiến tranh, quyềncủa kẻ chiến thắng, chế định chiếm cứ đầu tiên, chế định thuôc địa, chế định bảo hộ…

Từ sau CM tháng10 Nga, Luật quốc tế hiện đại không còn là pháp luật bị áp đặtbởi sức mạnh, bởi các quốc gia mạnh, các qui phạm của luật quốc tế đã & đang xâydựng trên cơ sở thỏa thuận, đàm phán, thương lượng Do đó không một quốc gia nào

có quyền áp đặt các qui phạm pháp luật cho các quốc gia khác khi không cósự đồng ýthỏa thuận của họ, “quyền chiến tranh” không còn tồn tại trong luật quốc tế hiện đại

& thay vào đó các nguyên tắc, các chế định mới hết sức quan trọng, tiến bộ, dân chủnhư: cấm chiến tranh xâm lược, cấm dùng vũ lực & đe dọa dùng vũ lực trong quan hệquốc tế

Trang 5

Đồng thời luật quốc tế hiện đại kế thừa & phát triển tiến bộ thêm các nguyên tắc

& qui phạm mang tính dân chủ của luật quốc tế cũ như : nguyên tắc bình đẳng về chủquyền giữa các quốc gia, không can thiệp vào nội bộ của nhau, tận tâm thực hiện cáccam kết quốc gia, điều này có thể hiện đại đã loại trừ sự phân biệt giữa các quốc gia,giữa các nước văn minh & các nước lạc hậu, giữa các nước phát triển & các nướcchậm phát triển Các nước lớn nhỏ đều có quyền tham gia vào quan hệ quốc tế & trởthành chủ thể luật quốc tế hiện đại

Sự phân tích trên cho ta thấy rằng luật quốc tế chỉ có thể được xây dựng trên nềntảng dân chủ, tiến bộ chung & chỉ có trên cơ sở được thoả thuận chấp nhận của tất cảcác quốc gia Tuy nhiên, mức độ dân chủ tiến bộ của từng qui phạm luật quốc tế còntùy thuộc vào sự tương quan lực lượng giữa tiến bộ & phản dân chủ trên chiến trườngquốc tế & trong nội bộ của mỗi quốc gia

6 Phân tích các yếu tố cấu thành quốc gia

Sự tồn tại của một quốc gia chủ thể cơ bản của luật quốc tế có liên quan mậtthiết với hình thức tổ chức nhà nước, mặc dù hình thức tổ chức của nhà nước rất đadạng, tuy nhiên ở mọi giai đọan phát triển của lich sử nhà nước & pháp luật quốc giađược thừa nhận là chủ thể cơ bản của luật quốc tế

Cho đến nay dù chưa có một định nghĩa thống nhất về quốc gia, tuy nhiên theoluật quốc tế hiện địa thì để coi quốc gia là một thực thể của luật quốc tế, quốc gia phải

 Một quốc gia không thể tách rời yếu tố con người nghĩa là có dân

cư ổn định trên lãnh thổ đó, đa phần dân cư phải là công dân nước sở tại, sinh sống ổnđịnh lâu dài là những người có địa vị pháp lí có quyền & nghĩa vụ đối với quốc gia,quốc gia cũng thực hiện quyền & nghĩa vụ của mình đối với công dân của mình, cólich sử truyền thống văn hóa gắn bó lâu dài với quốc gia sở tại

 Chinh phủ là yếu tố cần phải có để điều hành xã hội, có chủ quyềnđược nhân dân tín nhiệm có đầy đủ chủ quyền & quyền lực trong việc thực hiện cácquan hệ đối nội , đối ngoại, nghĩa là có thực quyền điều hành quốc gia trong lập pháp,hành pháp & tư pháp quyết định vận mệnh chính trị của dân tộc, tự do lựa chọn hìnhthức, thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội cho đất nước mình, chính phủ đó phảinắm được quyền lực đối ngoại nghĩa là nắm quyền đại diện quốc gia tham gia vào cácquan hệ quốc tế

 Quốc gia phải có khả năng thiết lập & thực hiện các quan hệ đốingoại trong cả mặt thể hiện vai trò một chủ thể luật quốc tế, có khả năng về chính trị,kinh tế, văn hóa – xã hội để có thể thực hiện quyền quyết định mọi vấn đề của quốcgia mà các quốc gia khác không có quyền can thiệp, đồng thời quốc gia ấy phải tôn

Trang 6

trọng & thực thi đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế khi tham gia vào cácquan hệ quốc tế.

7 Q uốc gia là chủ thể đầu tiên, chủ thể cơ bản & chủ yếu luật quốc tế

Quan hệ pháp luật quốc tế là những quan hệ phát sinh tồn tại & phát triển chủyếu giữa các quốc gia với nhau Quốc gia là chủ thể đầu tiên, chủ thể trước hết xâydựng pháp luật quốc tế Trong quá trình thi hành luật quốc tế, quốc gia cũng là chủthể đầu tiên cho việc thi hành pháp luật quốc tế

Chủ thể của luật quốc tế hiện đại là những thực thể đang tham gia quan hệ pháp

lí luật quốc tế một cách đôc lập có đầy đủ quyền & nghĩa vụ pháp luật quốc tế đồngthời phải gánh chịu trách nhiệm pháp lí quốc tế một cách độc lập do chính hành vi viphạm pháp luật quốc tế gây ra trên cơ sở các qui phạm pháp luật quốc tế Hầu hết cácnhà làm luật công nhận quốc gia là chủ thể chủ yếu cơ bản của luật quốc tế hiện đạibởi vì :

 Quốc gia cũng là chủ thể cơ bản của luật quốc tế bởi vì nếu không

có quốc gia thì bản thân luật quốc tế không có cơ sở tồn tại và phát triển.Khi các quốcgia ra đời có mối quan hệ mật thiết với nhau và chịu sự điều chỉnh trong quan hệ quốc

tế, quốc gia được coi là hạt nhân của tòan bộ hệ thống pháp luật quốc tế

 Quốc gia là chủ thể đầu tiên, chủ thể trứơc hết xây dựng pháp luậtquốc tế; quốc gia là chủ thể ban đầu của luật quốc tế bởi vì nó xuất hiện như một chủthể đầu tiên của luật quốc tế Trong quá trình thi hành luật quốc tế, quốc gia cũng làchủ thể đầu tiên cho việc thi hành pháp luật quốc tế

 Quốc gia cũng là chủ thể cơ bản & chủ yếu trong việc thi hành ápdụng biện pháp cưỡng chế việc tuân thủ áp dụng pháp luật quốc tế

 Quốc gia là chủ thể duy nhất có quyền tạo lập ra & khả năng tạolập ra chủ thể mới luật quốc tế đó là các tổ chức liên chính phủ

 Quốc gia là chủ thể cơ bản, chủ thể ban đầu luật quốc tế bởi vì quốc gia là

một thực thể bao gồm 3 yếu tố cơ bản:

Lãnh thổ: là một trong những yếu tố cần thiết cho sự ra đời tồn tại &

phát triển của mỗi quốc gia Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồmvùng đất, vùng nước, vùng trời, dưới lòng đất, lãnh thổ của quốc gia phải được xácđịnh rõ ràng bởi đường biên giới trên đất liền với các quốc gia lân cận hay vùngkhông thuộc quốc gia nào, quốc gia đó phải được xác định trên bản đồ địa lí hànhchánh thế giới với vị trí & địa danh rõ ràng, tuy nhiên giữa các quốc gia có thể có cácvùng lãnh thổ tranh chấp, nhưng để đảm bảo yếu tố lãnh thổ xác định thì quốc gia đóphải có vùng lãnh thổ hòan tòan được xác định rõ ràng thuộc chủ quyền của mình

Dân cư : một quốc gia không thể tách rời yếu tố con người nghĩa là có

dân cư ổn định trên lãnh thổ đó, đa phần dân cư phải là công dân nước sở tại, sinhsống ổn định lâu dài là những người có địa vị pháp lí có quyền & nghĩa vụ đối vớiquốc gia, quốc gia cũng thực hiện quyền & nghĩa vụ của mình đối với công dân củamình, có lich sử truyền thống văn hóa, nguồn gốc gắn liền với lãnh thổ mà họ đangsinh sống ,gắn bó lâu dài với quốc gia sở tại

Chinh phủ : là yếu tố cần phải có để điều hành xã hội, có chủ quyền

được nhân dân tín nhiệm có đầy đủ chủ quyền & quyền lực trong việc thực hiện cácquan hệ đối nội , đối ngoại, nghĩa là có thực quyền điều hành quốc gia trong lập pháp,hành pháp & tư pháp quyết định vận mệnh chính trị của dân tộc, tự do lựa chọn hình

Trang 7

thức, thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội cho đất nước mình, chính phủ đó phảinắm được quyền lực đối ngoại nghĩa là nắm quyền đại diện quốc gia tham gia vào cácquan hệ quốc tế, có khả năng thiết lập quan hệ pháp luật quốc tế

 Khi một quốc gia đáp ứng được các điều kiện về lãnh thổ,dân cư ổn định, quốcgia có chủ quyền, chính phủ có khả năng quan hệ pháp luật quốc tế thì kể từ thời điểm

đó quốc gia trở thành chủ thể đương nhiên, chủ thể mới của luật quốc tế mà khôngphụ thuộc bất kỳ sự công nhận nào

8.Vì sao tổ chức liên chính phủ là chủ thể phái sinh, thứ sinh không có chủ quyền

Chủ thể của luật quốc tế hiện đại là một thực thể đang tham gia quan hệ pháp líluật quốc tế một cách độc lập có đầy đủ quyền & nghĩa vụ pháp luật quốc tế đồng thờiphải gánh chịu trách nhiệm pháp lí quốc tế một cách độc lập do chính hành vi viphạm pháp luật quốc tế gây ra trên cơ sở các qui phạm pháp luật quốc tế

Luật quốc tế công nhận quốc gia là chủ thể chủ yếu của luật quốc tế, bên cạnh

đó còn các tổ chức liên chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập & tư cáchchủ thể Vatican cũng được xem là chủ thể luật quốc tế, trong đó tổ chức liên chínhphủ là chủ thể phái sinh, thứ sinh không có chủ quyền vì những lý do sau:

Tổ chức liên chính phủ được thành lập do sự thỏa thuận của các quốc gia, tưcách chủ thể của các tổ chức liên chính phủ có từ thời điểm các văn bản, hiến chương,điều lệ phát sinh hiệu lực

Quyền năng chủ thể của tổ chức liên chính phủ không giống nhau, quyền năng

đó dựa trên các văn bản, hiến chương điều lệ,quy chế của các tổ chức đó

Các tổ chức liên chính phủ xuất hiện & tồn tại do các quốc gia thành lập nên,không tự nhiên mà có, mà do thỏa thuận của các quốc gia có chủ quyền với nhau.Cácquốc gia thỏa thuận thành lập cũng như thỏa thuận, quyền & nghĩa vụ của các tổchức liên chính phủ phải dựa trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản luật quốc tế hiệnđại Vì chỉ được xem là chủ thể của luật quốc tế hiện đại khi các tổ chức này đượcthanh lập phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại

Các tổ chức liên chính phủ được thành lập nhằm những mục đích nhất định &trong những lĩnh vực họat động, phạm vi họat động của tổ chức đó do các quốc giathành viên qui định cho nó Vì mỗi tổ chức liên chính phủ chỉ giải quyết một côngviệc cụ thể & trong khuôn khổ sự thỏa thuận của các quốc gia giao cho nó

 Là chủ thể chuyên biệt bởi vì nó chỉ họat động gói ghém trong phạm

vi hiến chương điều lệ của tổ chức đó qui định, nếu họat động ra ngoài điều lệ thì viphạm hiến chương điều lệ của tổ chức, họat động trong một số lĩnh vực chuyên môn,trong lĩnh vực họat động nhất định

 Là chủ thể hạn chế luật quốc tế bởi vì chủ thể nó rộng lớn nhưngkhông thể so sánh với chủ thể của luật quốc gia

 Là chủ thể không có chủ quyền của luật quốc tế bởi vì tổ chức quốc

tế liên chính phủ không phải là chủ thể có chủ quyền của luật quốc tế, vì chủ quyềnquốc gia là chủ quyền độc lập trong luật quốc tế mà tổ chức liên chính phủ không thể

Trang 8

năng lực hành vi, tuy nhiên quyền năng chủ thể được gọi là thuộc tính tự nhiên vốn cócủa quốc gia, bởi vì sự tồn tại của nó khẳng định tư cách chủ thể, không cần bất kìmột sự cộng nhận nào.

Quyền năng chủ thể của tổ chức liên chính phủ nó không dựa vào thuộc tính “ tựnhiên “ vốn có như quốc gia mà quyền năng này được ghi nhận ngay chính trong hiếnchương, điều lệ thành lập nên tổ chức do các quốc gia thỏa thuận thành lập

9.Tại sao thể nhân, pháp nhân không là chủ thể của luật quốc tế hiện đại

Theo các nhà làm luật quốc tế thì chủ thể luật quốc tế hiện đại là các quốc gia cóchủ quyền, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, các tổ chức liên chính phủ &Vatican Ngoài 4 chủ thể trên luật quốc tế hiện đại không có chủ thể nào khác Vì vậythể nhân, pháp nhân không được xem là chủ thể luật quốc tế hiện đại

Nói thể nhân, pháp nhân không được xem là chủ thể luật quốc tế hiện đại vìnhững lý do sau:

 Các tổ chức liên chính phủ xuất hiện & tồn tại do các quốc gia thànhlập nên, không tự nhiên mà có, mà do thỏa thuận của các quốc gia có chủ quyền vớinhau Các quốc gia thỏa thuận thành lập cũng như thỏa thuận, quyền & nghĩa vụ củacác tổ chức liên chính phủ phải dựa trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản luật quốc tếhiện đại Tư cách chủ thể của tổ chức liên chính phủ có từ thời điểm khi các văn bảnhiến chương, điều lệ phát sinh hiệu lực

 Quyền năng chủ thể có giới hạn được gọi là chủ thể hạn chế, vì vậycác tổ chức quốc tế khác nhau sẽ có quyền năng chủ thể luật quốc tế không giốngnhau

 Là chủ thể không có chủ quyền của luật quốc tế bởi vì tổ chức quốc

tế liên chính phủ không phải là chủ thể có chủ quyền của luật quốc tế, vì chủ quyềnquốc gia là chủ quyền độc lập trong luật quốc tế mà tổ chức liên chính phủ không thể

có được chủ quyền đó

Trong quan hệ pháp luật quốc tế là quan hệ bình đẳng chủ quyền giữa các quốcgia với nhau vì khi ngồi vào bàn đàm phán thỏa thuận ký kết điều ước quốc tế cácquốc gia đều là những con người cụ thể, đây là những người được quốc gia giao cho

họ, ủy quyên cho họ được xây dựng nên những qui phạm pháp luật quốc tế Đây lànhững con người luôn đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, không tính đến lợi ích cánhân Nếu con người đó vượt qua thẩm quyền được quốc gia giao cho họ thì nhữngđiều ước quốc tế sẽ không đựơc thực hiện

Thể nhân, pháp nhân chỉ là người đại diện một tổ chức nào đó, người này hoạtđộng nhân danh cho một nhóm người, một tổ chức phi chính phủ, nhóm người nàykhông có tư cách chủ thể luật quốc tế, không thể ngang hàng với quốc gia được Nhưvậy thể nhân, pháp nhân không xếp ngang hàng với quốc gia cho nên nó không là chủthể luật quốc tế hiện đại Với những lý lẽ trên, tổ chức liên chính phủ là chủ thể pháisinh, thứ sinh & chủ thể hạn chế không có chủ quyền

10.Cơ sở để công nhận chính phủ Defacto (chính phủ thực tế đó) là hợp pháp

Công nhận trong luật quốc tế hiện đại được hiểu là hành vi pháp lí mang tínhchính trị của quốc gia công nhận, dựa trên ý chí độc lập của các bên công nhận nhằmthể hiện thái độ của mình đối với đường lối chủ trương chính sách, chế độ kinh tế,

Trang 9

chính trị, văn hoá, xã hội của quốc gia được công nhận, tạo tiền đề cho việc thiết lậpcác quan hệ pháp lí quốc tế, mong muốn thiết lập quan hệ bình thường với quốc giađược công nhận.

Hình thức công nhận chính phủ Defacto: là hình thức công nhận chính thứcnhưng ở mức độ không đầy đủ & toàn diện có nghĩa là quan hệ với nhau ở một vàilĩnh vực nào đó

Việc công nhận quốc gia mới này bao hàm cả việc công nhận chính phủ mớinằm trong quốc gia đó Đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên của hai thể loại, song trong sựtrùng lắp đó tồn tại sự đối lập nhau vì quốc gia mới vẫn là một ,nhưng chính phủ mới

có thể thay đổi Chính phủ mới ra đời có 2 loại:

 Chính phủ hợp hiến hợp pháp (chính phủ De Jure) chính phủ nàyđược thành lập thông qua qui định trong hiến pháp hoặc trong pháp luật quốc gia đó.Những chính phủ này được thông qua trong việc bầu cử, luật quốc tế hiện đại khôngđặt ra việc công nhận chính phủ hợp hiến hợp pháp.(VD: HP Pháp qui định 7 nămbầu tổng thống một lần, tổng thống không được làm quá 2 nhiệm kỳ)

 Chính phủ thực tế (chính phủ De Facto ): chính phủ này được thànhlập không phù hợp với hiến pháp & pháp luật của quốc gia đó ,được thành lập thôngqua cuộc đảo chính, luật quốc tế hiện đại chỉ đặt ra việc công nhận chính phủ DeFacto (VD: 5/ 97 Tướng quân Cavena lật đổ tống thống nước Côngô, làm tống thốngphải tị nạn ở nước ngoài & chết ở nước ngoài)

Công nhận chính phủ mới này không phải là công nhận chủ thể mới của luậtquốc tế mà là công nhận người đại diện “ hợp pháp” cho một quốc gia trong banggiao quốc tế

Sự công nhận chính phủ thực tế (CP Defacto) là hợp pháp phải dựa trên nhữngtiêu chí sau:

 Chính phủ mới phải được đông đảo quần chúng nhdân tự nguyện, tự giác ủng

sự công nhận chính phủ thực tế đó là hợp pháp, điều này cũng có nghĩa là sẽ cónhững quốc gia công nhận thực tế đó là hợp pháp nhưng cũng có những quốc gia sẽkhông công nhận thực tế đó

11.So sánh phê chuẩn, phê duyệt & gia nhập

 Phê chuẩn là sự đồng ý chính thức của cơ quan nhà nước có thẩmquyền của các bên ký kết (thông thường là cơ quan quyền lực tối cao của nhà nướcđó) xác nhận điều ước quốc tế đã có hiệu lực đối với mình Thông thường những điềuước quốc tế liên quan đến vấn đề chính trị, ANQP, biên giới lãnh thổ thì phải phêchuẩn.(VD: Ở VN vấn đề này được qui định tại điều 10 Pháp lệnh về ký kết thực hiệnđiều ước quốc tế năm 1993)

 Phê duyệt là tuyên bố đơn phương ( hành vi pháp lí đơnphương)của cơ quan có thẩm quyền trong nước công nhận một đều ước quốc có hiệulực đối với quốc gia mình

Trang 10

 Gia nhập là tuyên bố đơn phương của cơ quan có thẩm quyền củaquốc gia, công nhận một điều ước quốc tế có hiệu lực đối với quốc gia mình, chínhthức ràng buộc quyền và nghĩa vụ của mình đối với một điều ước quốc tế mà mìnhchưa phải là thành viên của điều ước quốc tế đó.

Phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập đều là hành vi đơn phương nhằm công nhậnhiệu lực điều ước quốc tế đối với quốc gia mình Phê chuẩn, phê duyệt xác nhận điềuước quốc tế đã có hiệu lực đối với quốc gia mình Gia nhập chính thức ràng buộcquyền và nghĩa vụ của mình đối với một điều ước quốc tế mà mình chưa phải là thànhviên điều ước quốc tế đó

 Khác nhau :

Về thời điểm Thời điểm gia nhập khác với thời điểm phê chuẩn,

phê duyệt Phê chuẩn, phê duyệt được thực hiện đối với quốc gia sáng lập ra điều ước

quốc tế, trong thời điểm kí kết điều ước quốc tế theo trình tự thủ tục phức tạp Gia

nhập điều ước quốc tế chỉ diễn ra trong khi điều ước quốc tế đã phát sinh hiệu lực &chỉ áp dụng đối với quốc gia chưa là thành viên tham gia ký kết điều ước quốc tế

Về phạm vi: Phê chuẩn, phê duyệt diễn ra cả đối với điều ước quốc

tế đa phương & song phương Gia nhập điều ước quốc tế chỉ diễn ra đối với điều ướcquốc tế đa phương

Về thẩm quyền(điều 32 điêu 44): Thẩm quyền phê chuẩn điều ước

quốc tế thuộc thẩm quyền của cơ quan lập pháp là sự đồng ý chính thức của cơ quan

có thẩm quyền (cơ quan quyền lực tối cao) của nhà nước đó Thẩm quyền phê duyệtthuộc thẩm quyền cơ quan hành pháp, thường tiến hành ở cơ quan nhà nước thấp hơnnhư Chính phủ, cấp Bộ Gia nhập thì thuộc thẩm quyền của cả cơ quan lập pháp &

cơ quan hành pháp

Về mức độ quan trọng: điều ước quốc tế cần phải phê chuẩn ở mức

độ quan trọng cao hơn, điều ước quốc tế cần phê duyệt ở mức độ quan trong thấp hơn

12.Phân biệt bãi bỏ điều ước quốc tế & huỷ bỏ điều ước quốc tế

 Bãi bỏ hiệu lực của điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương màquốc gia đưa ra tuyên bố nhằm chấm dứt hiệu lực của Điều ước quốc tế nào đó đốivới quốc gia mình

 Huỷ bỏ hiệu lực điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương của mộtquốc gia nhằm chấm dứt hiệu lực của điều ước nào đó đối với quốc gia mình màkhông được qui định trong Điều ước

Giống nhau : đều là tuyên bố đơn phương mà quốc gia đưa

ra tuyên bố nhằm chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế nào đó đôí với quốc giamình

Khác nhau:

 Tuyên bố hủy bỏ điều ước phải được điều ước cho phép

 Tuyên bố bãi bỏ điều ước không cần được điều ước cho phép

Có 5 cơ sở tuyên bố hủy bỏ điều ước:

 Có sự vi phạm về thẩm quyền & thủ tục ký kết theo qui định của phápluật trong nước của các bên ký kết

 Điều ước quốc tế ký kết mà trong đó có một trong các bên chỉ hưởngquyền mà không thực hiên nghĩa vụ

Trang 11

 Khi xuất hiện điều khoản Rebutsic Stantibus tức là khi hoàn cảnh trongnước bị thay đổi căn bản các bên không thể thực hiện được điều ước vì vậy có quyềntuyên bố hủy bỏ điều ước

 Tuy nhiên trong điều khoản này không áp dụng đối với các Điều ước về:biên giới lãnh thổ, điều ước mang tính trung lập nhân đạo Điều ước mà các quốc giacam kết, nó sẽ không hết hiệu lực cả khi xảy ra chiến tranh

 Nội dung của điều ước trái với nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế

Khi các bên thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế trường hợp nàythường áp dụng cho điều ước vô thời hạn

Ví dụ: Điều ước thành lập hiệp ứơc Vacsava, điều ước này qui định 20 nămnhưng thực hiện được 15 năm thì ngồi lại thỏa thuận với nhau chấm dứt Điều ướcquốc tế này

13 Phân biệt tuyên bố bảo lưu & tuyên bố giải thích

 Bảo lưu điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương của một quốcgia đưa ra ký phê duyệt, phê chuẩn hoặc gia nhập điều ước nhiều bên nhằm loại trừhoặc thay đổi hệ quả pháp lý của một hoặc một số qui định của điều ước

 Giải thích điều ước quốc tế là việc làm sáng tỏ nội dung của điềuước nhằm mục đích thực hiện điều ước một cách kịp thời và chính xác tránh sự hiểulầm và ngây mâu thuẩn giữa các bên

 Giống nhau : đều là tuyên bố đơn phương của quốc gia đưa

ra nhằm công nhận hiệu lực điều ước quốc tế đối với quốc gia mình

 Khác nhau:

Về mục đích Tuyên bố bảo lưu chỉ nhằm thay đổi một hệ quả pháp lý, lọai trừ

hệ quả pháp lí của một số điều khoản nhất định của điều ước quốc tế

Ví dụ: VN bảo lưu điều 24 công ước Chicago, bảo lưu loại trừ

Tuyên bố giải thích là việc làm sáng tỏ nội dung sự thật của điều ước, thuật ngữcủa những điều khoản trong điều ước quốc tế nhằm mục đích thực hiện điều ước mộtcách kịp thời và chính xác

Về thời điểm đưa ra tuyên bố: Tuyên bố bảo lưu được thực hiện trong bất kỳ

giai đoạn nào của điều ước (đàm phán, soạn thảo, thông qua, ký kết, phê chuẩn, phêduyệt, gia nhập)

Tuyên bố giải thích được thực hiện khi điều ước quốc tế đã phát sinh hiệu lực &khi có tranh chấp xảy ra (tức là trong quá trình thực hiện điều ước quốc tế)

Về thể loại Tuyên bố bảo lưu chỉ được áp dụng đối với điều ước quốc tế đa

phương mà không cấm bảo lưu, còn tuyên bố giải thích điều ước quốc tế thì được ápdụng cho cả điều ước quốc tế song phương & đa phương

Tuyên bố bảo lưu diễn ra ở cơ quan có thẩm quyền theo luật định, Tuyên bố giảithích do chủ thể giải thích

Về giá trị pháp lí Tuyên bố bảo lưu có giá trị pháp lí trên bình diện quốc tế.

Còn tuyên bố giải thích do một quốc gia đơn phương đưa ra

Về ý nghĩa Tuyên bố bảo lưu nếu được chấp thuận thì có giá trị pháp lí quốc

tế còn tuyên bố giải thích điều ước quốc tế thì không có giá trị pháp lí

14.Bảo lưu điều ước quốc tế đây là một quyền hay là sự ưu tiên

Bảo lưu điều ước quốc tế là hành vi đơn phương của một chủ thể luật quốc tế

Trang 12

tuyên bố nhằm thay đổi hay loại trừ hệ quả của một hay một số điều khoản nhất địnhcủa điều ước, những điều khoản đó được gọi là điều khoản bảo lưu.

Bảo lưu điều ước đây là một quyền & quyền này không phải là quyền tuyệt đối,bởi vì có những hạn chế sau:

 Bảo lưu không diễn ra với điều ước song phương bởi vì trong nhữngđiều ước song phương thường thỏa thuận ý chí của hai quốc gia với nhau Trongtrường hợp một bên nào đó không thực hiện nổi một số điều của điều ước thì đây làlời đề nghị mới của bên đối phương, nếu được bên dối phương đồng ý Nếu khôngđồng ý thì không thực hiện được quyền bảo lưu

 Đối với những điều ước đa phương mà có điều khoản qui định hoặccác bên thỏa thuận miệng với nhau rằng không cho phép bảo lưu thì quyền bảo lưukhông được thực hiện Đối với những điều ước nhiều bên trong đó chỉ qui định chophép bảo lưu một hoặc một vài điều khoản cụ thể nhất định nào đó thì quyền bảo lưukhông được thực hiện đối với những điều khoản còn lại Đối với những điều ước chophép tự do lựa chọn một hoặc một số những điều khoản nào đó để bảo lưu thì quyềnbảo lưu cũng không được thực hiện đối với những điều khoản không phù hợp vớimục đích và đối tượng của điều ước

Khộng phải là quyền ưu tiên vì không thể có sự ưu tiên một điều khoản của mộtđiều ước quốc tế đối với một quốc gia nào khác

Quyền bảo lưu diễn ra trong bất kỳ giai đọan nào của quá trình ký kết điều ước,tuy nhiên nếu điều ước qui định điều ước này chỉ phát sinh hiệu lực sau khi phê chuẩnnhưng quốc gia lại tuyên bố bảo lưu từ những giai đoạn đầu của quá trình ký kết điềuước quốc tế thì khi phê chuẩn quốc gia đó nhắc lại điều khoản bảo lưu mới có gía trịpháp lý

Quốc gia có quyền bảo lưu thì cũng có quyền rút bảo lưu hay hủy bỏ bảo lưutrong bất kỳ thời điểm nào xét thấy cần thiết

Bảo lưu có giá trị một năm kể từ khi đưa ra tuyên bố bảo lưu mà không có quốcgia nào phản đối

Thực tiễn bảo lưu của VN:

VN bảo lưu những điều khoản điều ước qui định phải đưa những tranh chấp bấtđồng về việc giải thích hoặc áp dụng điều ước ra trước trụ sở quốc tế để giải quyếthoặc thông qua một thủ tục giải quyết bắt buộc khác bất kể các bên tranh chấp cóđồng ý hay không

VN ta bảo lưu những điều khỏan của diều ước quốc tế không phù hợp với nhữngquan điểm mang tính chất chỉ đạo của nhà nước ta

Ví dụ: Nguyên tắc mang tính chất của VN là bình đẳng nam nữ mà công ước vềngười phụ nữ khi lấy chồng nước ngoài mặc nhiên mất đi quốc tịch của mình điềunày đi ngược lại với nguyên tắc nam nữ bình đẳng cho nên VN đã bảo lưu công ướctrên

VN bảo lưu những điều khoản hạn chế sự tham gia của một số quốc gia & phongtrào giải phóng dân tộc

Ví dụ: Điều 48, 50 tại Công ước viên 1961 về quyền ưu đãi và miễn trừ ngoạigiao Chỉ những quốc gia nào không phải là thành viên của Liên hiệp quốc thì đượcLiên hiệp quốc cho phép tham gia thì mới trở thành thành viên của điều ước trên

15 So sánh giữa người hai quốc tịch & không quốc tịch

Ngày đăng: 18/05/2015, 07:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w