Đối với hướng dẫn viên

Một phần của tài liệu Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở Cần Giờ, TP.HCM (Trang 47)

3. Giải pháp của nhà quản lý đã làm

3.2. Đối với hướng dẫn viên

Tiêu chuẩn hướng dẫn viên du lịch sinh thái:

- Có thẻ hướng dẫn viên nội địa khi hướng dẫn cho khách nội địa, và có thẻ hướng dẫn viên quốc tế khi hướng dẫn cho khách quốc tế: yêu cầu ngoại ngữ thành thạo, khả năng diễn đạt tốt tránh những hiểu nhầm trong ngôn ngữ.

- Bắt buộc phải có chứng nhận thông qua nghiệp vụ đào tạo môn học về du lịch sinh thái.

- Là người có hiểu biết nhiều về môi trường tự nhiên, văn hóa, con người am hiểu nhiều về du lịch sinh thái.

Quy tắc thực hiện đối với hướng dẫn viên:

 Cung cấp thông tin đầy đủ cho khách về điểm đến, những lưu ý cần nắm trước chuyến hành trình.

 Hướng dẫn cho khách về các giao tiếp, cách ăn mặc, cách tham quan hợp lý khi đến điểm du lịch.

 Giải thích cho khách những phong tục tập quán của ngươi dân bản địa tại điểm du lịch để làm tăng thêm giá trị văn hóa và giúp khách nên cư xử như thế nào và tránh làm những điều cấm kị tại điểm đến: ví dụ nên gọi đúng tên dân tộc của họ, không quay phim chụp ảnh đối với bàn thờ của người dân tộc Mông…

 Tạo điều kiện giúp khách du lịch và người dân địa phương tương tác với nhau nhiều nhất có thể, cũng như việc tương tác với môi trường tự nhiên.

 Cố gắng làm việc cùng với cộng đồng địa phương.

 Hướng dẫn viên cần linh hoạt mời hướng dẫn viên là người địa phương để chuyên sâu hơn và làm phong phú đầy đủ hơn thông tin cung cấp cho khách du lịch khi kiến thức bản thân mình là hạn chế về văn hóa, tập quán địa phương.

 Hướng dẫn viên cần đảm bảo việc trả vé tham quan, phí dịch vụ đầy đủ để cố gắng để tối đa hóa lợi ích kinh tế cho nhà nước, doanh nghiệp địa phương và cộng đồng, đặc biệt là những người sống trong và liền kề khu vực tự nhiên và cần được bảo vệ.

 Hướng dẫn du khách mua và sử dụng sản phẩm dịch vụ của người dân địa phương tại điểm sinh thái: ví dụ mua sản phẩm dệt thổ cẩm của người dân địa phương, sử dụng thực phẩm của người dân địa phương như quả rừng, rau rừng….

 Sắp xếp chỗ ở phù hợp cho du khách, thay vì ở những nơi có điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ nên tạo điều kiện cho khách du lịch ở cùng với người dân bản địa để đích thân họ khám phá cuộc sống cùng với họ.

Một phần của tài liệu Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở Cần Giờ, TP.HCM (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w