Đối với khách du lịch

Một phần của tài liệu Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở Cần Giờ, TP.HCM (Trang 48)

3. Giải pháp của nhà quản lý đã làm

3.3. Đối với khách du lịch

Khách du lịch là những người trực tiếp tác động lên môi trường tại các điểm du lịch. Trong quá trình tham gia du lịch của mình, du khách có thể có những tác động tiêu cực đến môi trường, nhưng nếu phát triển và quản lý hiệu quả, thì chính du khách là người đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn và bảo vệ môi trường. Vì thế, việc làm cho du khách hiểu và thu hút, khuyến khích họ

tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường tại điểm đến là một việc làm thiết thực. Du khách cần được phổ biến, diễn giải về môi trường, tài nguyên và các yếu tố thuộc môi trường du lịch để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, hiểu được việc nên làm và không nên làm, tự ý thức được việc bảo vệ môi trường tự nhiên, văn hóa bản địa, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu sự lãng phí, hạn chế sử dụng các sản phẩm có hại tới môi sinh.

Những điều từ trước đây cho đến giờ mà các nhà quản lý đưa ra để bảo vệ điểm đến mới chỉ là những qui định, thu giá vé từ khách du lịch. Chúng ta có thể sử dụng một vài hình phạt tùy theo từng cấp độ để ý thức tối đa hành động du khách làm tổn hại đến tự nhiên. Như phạt từ 20.000- 30.000 VNĐ với những khách dẫm chân lên cỏ.

Từ 30.000- 50.000VNĐ với những khách khạc nhổ bừa bãi. Từ 50.000- 100.000VNĐ với những khách bẻ cây, hái hoa, vứt rác bừa bãi…

Ngoài ra kích thích ý thức tự giác của khách bằng việc khuyến khích họ tham gia những hành động bảo vệ môi trường tại điểm DLST. Nếu du khách tham gia sẽ được ban quản lý tại khu vực trao tặng những món quà nhỏ mang nhiều ý nghĩa du lịch: tấm ảnh của điểm DLST đó, hay các catalog giới thiệu du lịch Việt Nam, các quyển sách nhỏ về môi trường, thiên nhiên… Những hành động như đi bộ không sử dụng các phương tiện có chất độc hại cũng nên được khuyến khích được khen ngợi. Bên cạnh đó, các nhà quản lý tại địa phương cũng cần phối hợp với các doanh nghiệp du lịch cụ thể là với hướng dẫn viên, vì KDL tiếp xúc trực tiếp với hướng dẫn viên nên họ sẽ có xu hướng làm theo HDV. Sự thân thiện và các hành động có ý thức bảo vệ từ phía nhân viên ban quản lý cũng sẽ được khách đánh giá cao và làm theo. Chính vì thế, cần đào tạo đội ngũ nhân viên gương mẫu…

Mở rộng loại hình du lịch sinh thái theo đúng nghĩa của nó là điều lý tưởng giúp cho du khách có nhiều cơ hội hơn trong việc thể hiện trách nhiệm và sự quan tâm của mình tới môi trường – môi sinh điểm đến du lịch.

Một phần của tài liệu Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở Cần Giờ, TP.HCM (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w