Đối với các doanh nghiệp du lịch Hướng dẫn quy hoạch điểm du lịch:

Một phần của tài liệu Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở Cần Giờ, TP.HCM (Trang 45)

3. Giải pháp của nhà quản lý đã làm

3.1.Đối với các doanh nghiệp du lịch Hướng dẫn quy hoạch điểm du lịch:

Hướng dẫn quy hoạch điểm du lịch:

- Quy hoạch tổng thể toàn bộ tình hình phát triển du lịch tại khu vực, nên tập trung vào khu vực xanh, đường mòn, đường bộ, khu vực công cộng và nguyên tắc rõ ràng về mật độ phát triển dựa theo khu vực dân cư và thương mại

- Khu vực dành cho du lịch phải được thiết kế rõ ràng, cũng như các khu vực không dành cho du lịch

- Kế hoạch quản lý và thủ tục cho khách thăm quan nên kết hợp các ý kiến của công chúng trong quá trình thiết kế và giai đoạn triển khai, với chương trình quản lý dựa theo các buổi thảo luận thường xuyên về sử dụng du lịch và điều chỉnh các vấn đề khi chúng xảy ra.

- Tham khảo ý kiến của tất cả các bên liên quan khi tiến hành phát triển một loại hình du lịch nào đó (nếu có thể) dựa trên mong muốn của dân cư địa phương, sử dụng ý kiến trung lập tại địa phương- những người đứng trên quan điểm của người dân địa phương và sẽ không ưu tiên phương pháp phát triển nào cả. Quá trình này phải để cho người dân có đầy đủ thời gian để xem xét các lựa chọn, có sẵn sự tư vấn từ bên ngoài hay các đại diện liên quan.

- Quy hoạch tích hợp các nguồn tài nguyên phải đưa ra cho dân cư quá trình phát triển kinh tế bền vững đa dạng, luân phiên dựa trên DLST.

Hướng dẫn kinh doanh tại 1 điểm du lịch sinh thái:

- Cảnh quan phải mang đậm chất tự nhiên, ít chịu sự tác động, điều chỉnh của con người nhất, có chăng sự điều chỉnh của con người chỉ là sự can thiệp trong xây dựng lối tham quan, phương tiện tham quan như xe điện, tàu, bè,

thùng rác…. Và các ecologde (lều nghỉ sinh thái). Tránh tình trạng bê tông hóa hay sự thay đổi hoàn toàn tự nhiên của con người. Có thể sự thay đổi của con người sẽ đẹp và hấp dẫn hơn nhưng đó không phải là mong muốn của những người đi du lịch sinh thái hướng tới-khách du lịch muốn chiêm ngưỡng những vẻ đẹp, nét độc đáo của tự nhiên điều khác lạ với cuộc sống thường nhật của họ.

- Phát triển điểm du lịch sinh thái phải hướng đến việc bảo tồn tự nhiên như rừng cây, hệ động vật, văn hóa, phong tục truyền thống tại điểm đến - hòa nhập nhưng không hòa tan.

- Điểm kinh doanh du lịch cần có sự tham gia đóng góp của người dân địa phương như họ là chủ các nhà kinh doanh mặt hàng lưu niệm, nhân viên phục vụ đón tiếp tại các điểm nghỉ ngơi, các dịch vụ vận chuyển, hay hình thức homestay.

- Đoàn khách du lịch cần đi theo nhóm nhỏ tránh ồn ào, tác động xấu đến môi trường với sự hướng dẫn đầy đủ của hướng dẫn viên từ tác động đến môi trường, bảo vệ môi trường, thái độ với văn hóa, phong tục tập quán của người dân địa phương…ưu tiên sử dụng hướng dẫn viên là người bản địa.

- Trước khi đoàn khách khởi hành cần thông tin đầy đủ cho khách về thông tin điểm đến như qua tập tài liệu, hình ảnh, email…

- Thiết bị vệ sinh công cộng sạch sẽ và bố trí phù hợp như nhà tắm công cộng, nhà vệ sinh công cộng, thùng rác…

Hướng dẫn quản lý điểm du lịch sinh thái:

- Mang lại ngân sách đầy đủ để bảo vệ điểm du lịch nổi tiếng, và để dành phí du lịch cho việc bảo tồn.

- Doanh nghiệp kinh doanh du lịch nên trả phí tác động nhằm tài trợ cho cơ sở hạ tầng dự án xử lý nước thải rắn, xử lý nước thải bởi vì chính khách du lịch của họ sẽ yêu cầu các dịch vụ đó. Tài sản của các doanh nghiệp du lịch cần có các khoản ưu đãi DL rõ ràng cho việc bảo vệ nguồn năng lượng và nguồn nước.

- Chương trình đánh giá tác động của môi trường cần tuân theo chương trình quản lý các tác động. Chương trình này cần ràng buộc với giấy phép kinh doanh và hệ thống chứng chỉ.

- Khu vực đường mòn và khu cắm trại được quản lý tốt cần đượcc đánh dấu các quy tắc rõ ràng cho việc sử dụng nhằm để lại ít tác động nhất tới môi trường.

- Quy tắc hay luật xuất bản và công nhận về khu vực công cộng cần chi tiết về loại hình xe được phép hoạt động trong khu vực đặc biệt, tốc độ cho phép, tiền phạt cho việc sử dụng xe gây ô nhiễm, giám sát lượng khách thăm quan trong khu vực và hướng dẫn cách thức và thời điểm quan sát động vật hoang dã. Văn bản hướng dẫn cũng cần chỉ ra các điều không phù hợp cho tham quan.

- Chương trình hướng dẫn nhằm cung cấp cho dân cư cơ hội kinh doanh của riêng họ là rất cần thiết.

- Thiết lập các chuẩn mực chất lượng dịch vụ du lịch cho các doanh nghiệp địa phương.

- Chương trình nhà đất với giá phải chăng cần đảm bảo rằng dân cư địa phương họ không bị trục xuất khỏi cộng đồng mình đang ở trong khi giá bất động sản đang bùng nổ.

- Yêu cầu các chương trình giải thích để giáo dục cho cả nhân viên và hướng dẫn viên du lịch về môi trường tự nhiên và văn hóa xung quanh.

Một phần của tài liệu Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở Cần Giờ, TP.HCM (Trang 45)