Thực tế của du lịch sinh thái tại Việt Nam ngày nay

Một phần của tài liệu Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở Cần Giờ, TP.HCM (Trang 29)

Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam

Tuy có tiềm năng to lớn, nhưng du lịch sinh thái trong cả nước nói chung đang trong giai đoạn đầu phát triển. Các hoạt động đa số mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và đối tượng phục vụ rõ rang, sự có sự đầu tư quảng bá, nghiên cứu thị trường và công nghệ phục vụ cho du lịch sinh thái, chưa có sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cấp các ngành do vậy mà thực tế là sự đa dạng sinh học đang bị đe dọa.

Theo ước tính ở Việt Nam có hơn 12000 loài cây, 275 loài động vật có vú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài động vật lưỡng cư, 2470 loài cá và hơn 5500 loài côn trùng, với ước tính hơn 10% đang mắc bệnh đặc trưng ở các loài động vật có vú, chim và cá. Điều đáng buồn là hơn 28% thuộc động vật có vú, 10% loài chim và 21% loài động vật lưỡng cư và loài bò sát được liệt kê là đang ở tình trạng hết sức nguy hiểm. Một nguyên nhân to lớn là môi trường sống bị mất đi do nạn phá rừng. Một thực trạng không khó nhận ra ở Việt Nam là các dấu hiệu khai thác các sản phẩm của rừng ngày một nhiều. Việc buôn bán thú rừng phát triển mạnh. Ở Đắc Lắc, có một quán ăn đặc biệt với món thịt hổ. Hay ngay tại Hà Nội và thành Phố Hồ Chí Minh thú nhồ bông có sẵn để bán với giá cao: một con hổ nhồi bông khoảng 15 triệu đồng, một con gấu trúc khoảng 10 triệu đồng, gấu mặt trời 8,5 triệu … Với giá như vậy người dân nghèo sẵn sàng tham dự vào cuộc buôn bán mà không cần biết hậ quả sẽ ra sao.

Mặc dù có nhiều điểm du lịch sinh thái nhưng trên thực tế chỉ là du lịch thiên nhiên hay du lịch liên quan đến thiên nhiên mà thôi.

Hoạt động giáo dục, diễn giải mội trường – một yếu tố rất cơ bản để phân biệt du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác chưa được triển khai nhiều vẫn chưa quan tâm đúng mức và thiếu cán bộ am hiểu về lĩnh vực mới mẻ này. Trên các tuyến thăm quan, đường mìn thiên nhiên còn thiếu nhiều biển chỉ dẫn,

chỉ báo. Một số điểm đã có một số tờ gấp và biển chỉ dẫn nhưng nội dung thong tin, thong tin quá nghèo nàn, sơ sài. Một số biển dẫn làm bằng chất liệu không tốt nên bị thiên nhiên phá hủy, trở thành vật cũ kỹ không sử dụng được nhưng cũng không được thay thế. Hầu hết các hướng dẫn viên mới chỉ làm nhiệm vụ dẫn đường mà họ chưa có đủ kiến thức để thực hiện nhiệm vụ quan trọng, chủ yếu nhất của mình là giáo dục và diễn giải môi trường.

Lợi ích từ hoạt động du lịch còn ít, chưa hỗ trợ được nhiều cho công tác bảo tồn và phát triển cộng đồng địa phương. Nhân dân địa phương chưa được thu hút nhiều vào hoạt động du lịch sinh thái.

Chủ yếu chỉ có những người trẻ thích chinh phục thiên nhiên, và những người nghiên cứu có nhiệm vụ thì mới tham gia vào du lịch sinh thái.

Vốn đầu tư cho du lịch sinh thái quá ít, chủ yếu của nhà nước và các tổ chức bảo vệ môi trường, nếu nhà nước không chi thì chẳng nhẽ không được bảo tồn? Đây là câu hỏi đáng được đặt ra.

Trường hợp nghiên cứu của Cần Giờ

Chỉ cách Thành Phố Hồ Chí Minh khoảng 50km, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ là nơi lý tưởng cho những ai thích gần gũi với thiên nhiên. Từ Thành Phố Hồ Chí Minh, du khách có thể đi xe bus, xe máy hoặc bất kỳ phương tiện công cộng nào khác, cũng có thể tới ghé thăm Cần giờ. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác, với tọa độ: 10°22’ – 10°40’ độ vĩ Bắc và 106°46’ – 107°01’ kinh độ Đông1. Rừng ngập mặn Cần Giờ được hình thành trên một đầm mặn, qua quá trình bồi tụ của sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Thời gian trôi qua, phù sa nắng đọng tạo thành nền đất, nơi mà từng rừng đước, rừng mắm kề vai hiên ngang chắn gió chắn sóng để tạo ra một nơi có hệ động thực vật đa dạng và phong phú. Trong những năm chiến tranh 1945-1975, rừng ngập mặn Cần Giờ là căn cứ địa kháng chiến nên đã bị bom đạn trút xuống nhiều lần. Cùng với nạn chặt phá rừng khi mà người dân còn chưa có ý thức, khái niệm 1 Bách Khoa toàn thư.

bảo vệ rừng đã làm cho rừng ngập mặn Cần Giờ trở thành một khu rừng chết, một bãi hoang. Các loài động vật như tôm cá và các loài động vật ngập mặn khác hầu như biến mất. Hệ sinh thái nguyên thủy phong phú đa dạng trước đây không còn nữa. Sau khi giải phóng, Đảng bộ và chính quyền Thành phố đã chỉ đạo cho Sở Nông nghiệp và PTNN TP.HCM và UBND Huyện Cần Giờ huy động sức người sức của để phục hồi lại hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ. Đến nay rừng Cần Giờ có diện tích hơn 37.000 ha, trong đó diện tích trồng thành rừng là hơn 19.000 ha với các loại cây chủ yếu như đước, dà vôi, gõ biển, tra, vẹt đen…Và đồng thời cũng đã thống kê được 195 loài thực vật, hơn 130 loài tảo, trên 120 loài cá nước lợ, nước mặn; 31 loài bò sát, trên 150 loài chim và nhiều loài thú sống trên cạn như heo rừng, khỉ đuôi dài, rái cá… sinh trưởng tại rừng ngập mặn Cần Giờ2. Với sự thành công đó, vào năm 2002 UNESCO đã công nhận rừng ngập mặn Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam. Và Nó cũng đã được công nhận là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam do thủ tướng chính phủ công nhận3. Do đó, Khu dự trữ sinh quyển này, có đủ tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch sinh thái.

Khu dự trữ sinh quyển Cần giờ là một điểm du lịch sinh thái độc đáo đối với du khách. Số lượng khách đến tham quan Cần Giờ ngày càng tăng, riêng trong năm 2011 đã đạt trên 457.000 lượt người, tăng 11,5% so với cùng kỳ, trong đó lượng khách du lịch quốc tế chiếm khoảng 10%. Doanh thu ngành du lịch đạt 109,8 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 20104. Vậy điều gì thu hút khách du lịch đến với Cần Giờ nhiều như vậy? Đó là vì đến với Cần Giờ du khách không chỉ hòa mình vào không khí trong lành của thiên nhiên khu rừng ngập mặn, du khách còn có thể tận hưởng không gian thơ mộng, yên tĩnh từ bãi biển 30 tháng 4 và du khách sẽ có dịp tìm hiểu văn hóa – lịch sử ở khu căn cứ rừng Sác. Với sự kết hợp này, ít nơi nào có được trên đất nước ta. Nếu đi từ Thành Phố Hồ Chí 2 Bài “Cần Giờ hướng đến đô thị du lịch sinh thái rừng – Biển của báo vietpress_5/2012

Một phần của tài liệu Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở Cần Giờ, TP.HCM (Trang 29)