Xây dựng phong trào cơ sở

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của thư viện tỉnh Hải Dương (Trang 81)

9. Bố cục của luận văn

2.2.6.Xây dựng phong trào cơ sở

Hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ thư viện

TVHD là trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ cho hệ thống thư viện trong tỉnh. Thư viện tỉnh luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các CBTV cơ sở. Thư viện thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm cho các thư viện trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Thư viện đã chỉ đạo phong trào đọc và làm theo sách. Thư viện tỉnh còn hướng dẫn các thư viện huyện, thành phố, thị xã áp dụng các mô hình tiên tiến như: phong trào xây dựng tủ sách "Hai tốt", phong trào "đọc to nghe chung", "Góp một cuốn sách để được đọc nhiều cuốn". Khuyến khích các địa phương kêu gọi nguồn tài trợ từ những nhà hảo tâm, những người con xa quê ủng hộ tinh thần và vật chất cho thư viện địa phương mình phát triển.

Thư viện còn nghiên cứu và phổ biến kinh nghiệm cho thư viện cơ sở như: xử lý nghiệp vụ cho tài liệu, tăng cường VTL cho thư viện…Kinh nghiệm tăng cường nguồn báo cho thư viện xã của xã Đoàn Tùng - Thanh Miện là kinh nghiệm xin lại báo của các đồng chí lãnh đạo của địa phương. Từ những kinh nghiệm đó trong những năm qua các thư viện đã nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà hảo tâm, điển hình là: Giáo sư sử học Văn Tạo tặng một số lượng sách quý cho thư viện Tứ

Kỳ và năm 2011 khi thư viện huyện Tứ Kỳ xây dựng xong đã nhận được hơn 200 triệu tiền sách từ Nhà xuất bản Giáo dục; thư viện huyện Ninh Giang nhận được từ người con xa quê hơn 50 triệu đồng tiền sách...

Thư viện tỉnh cũng thường xuyên tham mưu cho chính quyền địa phương các cấp, phối hợp với các Phòng và Trung tâm Văn hóa thông tin các huyện, thị xã, thành phố để tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo sát sao đến lĩnh vực thư viện.

Xây dựng mạng lưới thư viện, tủ sách cơ sở

Cùng với công tác phục vụ tại chỗ, thư viện tỉnh vẫn tiếp tục duy trì các điểm luân chuyển sách tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin, nâng cao mức hưởng thụ sách báo cho người dân ở cơ sở góp phần xây dựng văn hóa đọc trong nhân dân.

Những năm 80 của thế kỷ 20, khi cả nước chuyển sang cơ chế mới, xoá bỏ bao cấp thì hệ thống thư viện cơ sở trong cả nước hầu như rơi vào tình trạng “xã trắng về thư viện”. Hệ thống thư viện cơ sở tỉnh Hải Dương cũng không nằm ngoài tình trạng đó, toàn tỉnh chỉ còn lại vài ba thư viện xã hoạt động cầm chừng, không có nguồn kinh phí bổ sung, các chế độ phụ cấp, bồi dưỡng cho cán bộ phụ trách thư viện hầu như không có mà thư viện chỉ hoạt động với lòng yêu nghề, hết lòng vì nhân dân trong xã của các bác thủ thư (điển hình như bác Nghị thư viện xã Vĩnh Hòa, bác Uyên thư viện thôn Mai Xá xã Hiệp Lực - Ninh Giang, bác Phóng thư viện xã Đồng Lạc - Nam Sách). Nhưng với vốn sách báo quá ít, chất lượng thấp, hàng năm các thư viện hầu như không được bổ sung sách, báo nên nội dung hoạt động rất hạn chế, không thu hút được BĐ tới sử dụng.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" do Nhà nước phát động, nhận thấy vai trò quan trọng của sách, báo với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, Thư viện đã tích cực tham mưu, chủ động thúc đẩy phong trào xây dựng tủ sách cơ sở phát triển. Được sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh và các ngành, của Bộ VHTTDL, thư viện đã đầu tư, tặng sách cho các tủ sách, thư viện cơ sở.

Đề án xây dựng thư viện cấp huyện và cấp xã được UBND tỉnh phê duyệt năm 2003. Theo kế hoạch, đến năm 2015 sẽ có 12 thư viện cấp huyện, 160 thư viện

cấp xã được xây dựng mới. Hiện nay đã có 6 thư viện cấp huyện được xây dựng mới. Thực hiện chương trình xây dựng đề án nông thôn mới của Chính phủ, UBND tỉnh đã phê duyệt các trung tâm văn hoá thể thao cấp xã trong đó dành 7,5ha cho xây dựng trụ sở các thư viện cấp xã. Phấn đấu đến năm 2020, 100% các xã có thư viện, 100% số làng, khu dân cư có điểm đọc sách, báo.

Để các thư viện cơ sở hoạt động tốt, thư viện tỉnh tích cực vận động xã hội hoá công tác thư viện cơ sở với tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng các tổ chức chính trị xã hội tham gia phát triển thư viện. Ngoài việc chính quyền cơ sở quan tâm dành kinh phí bổ sung sách, báo, các tổ chức và cá nhân quyên góp, Thư viện tỉnh còn xây dựng kho sách luân chuyển với hơn 40.000 cuốn sách, báo thường xuyên luân chuyển xuống 1.000 tủ sách, thư viện cơ sở. Tham mưu với ngành VHTTDL tỉnh từ nguồn kinh phí sự nghiệp của ngành cung cấp và hỗ trợ sách cho tủ sách, thư viện cơ sở do đó hệ thống thư viện có nhiều nguồn cung cấp sách. Thư viện cơ sở luôn có sách mới phù hợp với nhu cầu để nhân dân đến thưởng thức văn hoá tinh thần ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và sản xuất kinh doanh cũng như chăm lo sức khoẻ và giải trí của đông đảo nhân dân ở vùng nông thôn.

Không chỉ chú trọng đến mạng lưới thư viện cơ sở, thư viện còn phối hợp với các ngành đẩy mạnh xây dựng tủ sách, thư viện trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học, điểm bưu điện văn hóa xã, các thư viện tư nhân. Điển hình về hoạt động là các thư viện của Liên đoàn Lao động tỉnh, Thư viện "tình thương" của khu trại phòng Chí Linh, Thư viện Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, Xi măng Hoàng Thạch, Thư viện Tâm Thành...

Cùng với phong trào xây dựng nông thôn mới, phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở và các phong trào xây dựng tủ sách "Hai tốt"; tủ sách "Sống như anh", nhiều thư viện cơ sở trong mấy chục năm qua vẫn hoạt động hiệu quả như thư viện xã Hiệp Lực, thư viện Vĩnh Hoà huyện Ninh Giang, thư viện xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện, thư viện xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang vv…

Quán triệt đường lối của Đảng, trong những năm qua Thư viện tỉnh phối hợp với các Phòng, Trung tâm Văn hóa thông tin các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các thư viện cấp huyện xây dựng thư viện, tủ sách cơ sở phù hợp với điều kiện từng

địa phương, thậm chí xây dựng cả thư viện trong các Chùa, nhà Thờ và mô hình thư viện xã kết hợp với thư viện trường học. Với phương châm xã hội hóa công tác thư viện, hiện nay ở Hải Dương ngoài hệ thống thư viện công cộng còn có mô hình các tủ sách, thư viện tư nhân, dòng họ. Đặc biệt là 02 thư viện, tủ sách gia đình của ông Đoàn Duy Thành ở Kim Thành và ông Phạm Chí Thiện ở Bình Giang với cơ sở vật chất tương đối khang trang và vốn sách báo phong phú, có giá trị.

Để hệ thống thư viện, nhất là hệ thống thư viện cơ sở phát triển bền vững, Thư viện tỉnh đã tham mưu với Sở VHTTDL thực hiện các chương trình phát triển mạng lưới thư viện cơ cở theo các mô hình sau:

Năm 2008 phối hợp cùng với Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh xây dựng mô hình thư viện trong nhà văn hóa điểm, tăng cường giúp đỡ nghiệp vụ và tài trợ sách cho 60 thư viện cơ sở trong nhà văn hóa điểm này.

Năm 2009 Thư viện tỉnh tham mưu với Sở VHTTDL trình UBND tỉnh phê duyệt mô hình thư viện huyện điểm, từ đó xây dựng thư viện huyện Thanh Miện trở thành thư viện huyện điểm đầu tiên của tỉnh được trang bị đầy đủ sách, giá sách và hệ thống máy tính phục vụ cho công tác chuyên môn.

Năm 2011, Thư viện tỉnh tiếp tục tham mưu với Sở VHTTDL tổ chức hội thảo về xây dựng mô hình thư viện xã điểm.

Hàng năm Thư viện tỉnh tham mưu với Sở VHTTDL hỗ trợ kinh phí bổ sung sách nằm trong nguồn ngân sách của ngành, tích cực xin sách tài trợ của Trung ương theo chương trình mục tiêu quốc gia, tìm mua sách cũ của các Nhà xuất bản với giá rẻ, xin giá sách cũ của TVQGVN cho các thư viện huyện, xã và các tủ sách trong tỉnh. Thường xuyên hỗ trợ sách báo cho các thư viện, tủ sách mới thành lập để nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định, tuy số lượng sách báo không nhiều nhưng cũng góp phần tích cực động viên tinh thần công tác của cán bộ, phần nào góp phần tháo gỡ tình trạng thiếu kinh phí để bổ sung sách của địa phương.

Đặc biệt Thư viện tỉnh đã đưa tiêu chí xây dựng, phát triển thư viện cơ sở vào tiêu chí đánh giá thi đua cuối năm từ đó khuyến khích cấp huyện tăng cường xây dựng mạng lưới thư viện cơ sở, vì vậy trung bình mỗi năm trên địa bàn tỉnh Hải Dương có gần 100 thư viện, tủ sách mới được xây dựng.

Từ những nỗ lực không ngừng của TVHD và sự quan tâm của các cấp các ngành đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã có 12 thư viện huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 6 thư viện được xây mới kiên cố khang trang. Toàn tỉnh có gần 1.000 thư viện, tủ sách thôn, khu dân cư, trong đó có 50 thư viện xã với các mô hình hoạt động hiệu quả, điển hình là các thư viện xã: Vĩnh Hòa - Ninh Giang, Nhân Quyền - Bình Giang, Thanh Lang - Thanh Hà, Đồng Lạc - Nam Sách, Tủ sách thôn Tranh Xuyên (Đồng Tâm- Ninh Giang), Thôn Nam Đông (Cổ Thành- Chí Linh)... Hàng năm phục vụ cho hàng ngàn độc giả, giúp người dân nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giáo dục truyền thống, nâng cao dân trí tại địa phương, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.

Thư viện tỉnh tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền như: tổ chức Làng vui chơi - Làng đọc sách; Liên hoan Thiếu nhi tuyên truyền giới thiệu sách vào các dịp hè; Tổ chức nói chuyện chuyên đề; Tuyên truyền giới thiệu sách theo chủ đề kỷ niệm những ngày lễ lớn; Giúp đỡ tạo điều kiện cho các thư viện huyện tổ chức trưng bày Báo xuân, thư pháp Hán Nôm vào dịp đầu xuân... tạo môi trường, sân chơi lành mạnh, thúc đẩy phong trào xây dựng tủ sách, thư viện cơ sở phát triển.

Cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành, kết hợp với những kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, xây dựng phát triển mạng lưới thư viện cơ sở, đến nay Thư viện tỉnh đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Những thành tích ấy đã góp phần xây dựng sự nghiệp văn hóa nói chung, sự nghiệp ngành thư viện nói riêng, chung tay xây dựng nông thôn mới theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, góp phần làm cho quê hương Hải Dương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Luân chuyển tài liệu

Đây là hoạt động đặc thù của hệ thống thư viện công cộng. Hoạt động này cung cấp tài liệu lưu động tới các thư viện, tủ sách cơ sở trong phạm vi toàn tỉnh, đồng thời khắc phục những khó khăn về vốn tài liệu của các thư viện, tủ sách cơ sở, đưa sách báo về gần với người dân trên mọi vùng, miền. Trong những năm qua, TVHD đã không ngừng phát triển hoạt động này.

Vào những năm 1990, cùng với phong trào xây dựng làng văn hóa, khu dân cư văn hóa một trong những tiêu chí quan trọng để được công nhận là làng văn hóa, khu dân cư văn hóa thì phải có tủ sách. Đến năm 2001 toàn tỉnh có 156 thư viện, tủ sách, tuy nhiên số lượng, chất lượng sách báo ở cơ sở còn hạn chế, các thư viện, tủ sách xã, thôn, khu dân cư không có kinh phí để bổ sung sách, báo thường xuyên mà chủ yếu dựa vào các nguồn tài trợ nhỏ lẻ của người dân địa phương và của thư viện tỉnh. Với phương châm "về với cơ sở", "sách đi tìm người", Thư viện tỉnh xây dựng kế hoạch xây dựng kho sách luân chuyển từ chương trình mục tiêu quốc gia của Vụ Thư viện và của Sở VHTTDL.

Năm 2003 kho sách luân chuyển của TVHD được hình thành với số lượng ban đầu là 4.443 bản sách gồm đầy đủ các môn loại như: Văn học nghệ thuật, chính trị xã hội, pháp luật, khoa học kỹ thuật, y học, sách tham khảo... Từ đó đến nay kho sách luân chuyển được bổ sung hàng năm với số lượng và chất lượng tăng lên đáng kể.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 12 thư viện huyện, gần 1.000 tủ sách, thư viện cơ sở. Kho sách luân chuyển có hơn 40.000 cuốn. Trung bình một năm kho sách luân chuyển bổ sung khoảng 4.000 cuốn từ chương trình mục tiêu quốc gia. Thư viện chủ động luân chuyển xuống tủ sách, thư viện cơ sở với chu kỳ 6 tháng một lần. Trung bình mỗi năm luân chuyển 300.000 – 400.000 lượt tài liệu phục vụ bạn đọc tới các thư viện, tủ sách trong hệ thống thư viện công cộng và cả các thư viện, tủ sách của các cơ quan, trường học trên địa bàn.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc tại cơ sở về tăng cường củng cố hoạt động của các thư viện, tủ sách về nghiệp vụ, Thư viện tỉnh thành lập Phòng mạng lưới thư viện. Biên chế của phòng với 2 cán bộ nhiệt tình, yêu nghề luôn gắn bó với cơ sở bằng những công việc chuyên trách như: hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ trông giữ thư viện, tủ sách và luân chuyển sách xuống cơ sở. Kho sách luân chuyển TVHD hiện đang phục vụ dưới hai hình thức luân chuyển trực tiếp và gián tiếp. Một mặt Thư viện tỉnh trực tiếp lựa chọn sách mang đi phục vụ tại các thư viện, tủ sách xã, thôn, khu dân cư trong tỉnh. Mặt khác Thư viện tỉnh luân chuyển sách đến các cơ quan, ban ngành, đơn vị theo nhu cầu của từng đơn vị. Để công tác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

luân chuyển sách về cơ sở được hiệu quả, Thư viện tỉnh đã phối hợp với Phòng Văn hóa, Trung tâm văn hóa các huyện, thị xã, thành phố tổ chức định kỳ luân chuyển sách một năm hai lần cho các thư viện tủ sách cơ sở. Ngoài ra, Thư viện tỉnh còn tổ chức luân chuyển sách đến một số tủ sách của các cơ quan trong tỉnh như: Viện đông y, Viện điều dưỡng, Trại giam Hoàng Tiến... Nhằm bảo quản tốt kho sách luân chuyển, thư viện tỉnh đã xây dựng những quy chế giao nhận sách với các cơ sở để có thể tiếp tục quay vòng tài liệu đến các cơ sở mới.

Bảng 2.10. Bảng thống kê lượt luân chuyển tài liệu của Thư viện

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Lƣợt luân chuyển tài liệu 310.000 330.000 360.000 370.000 320.000 503.000 550.000

Hình 2.6. Biểu đồ lƣợt luân chuyển tài liệu của Thƣ viện

Đơn vị: nghìn lượt 0 100 200 300 400 500 600 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 310 330 360 370 320 503 550

Sau 10 năm hoạt động, công tác luân chuyển sách của TVHD đã đạt được nhiều kết quả: làm phong phú kho sách ở cơ sở, thu hút được lượng bạn đọc đến sử dụng tài liệu, sách báo đáng kể và được các thư viện, tủ sách cơ sở hưởng ứng nhiệt tình tạo cơ hội để người dân tiếp cận văn hóa đọc tốt nhất và hình thành thói quen đọc sách. Một số nơi đã làm tốt công tác luân chuyển và phục vụ bạn đọc tốt như: Tủ sách thôn Lũng Quý (Kiến Quốc - Ninh Giang), Thư viện xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, Tủ sách thôn Khay (Thống Nhất - Gia Lộc), tủ sách thôn Xuân Kiều (Đức Chính - Cẩm Giàng)...

Trong những năm tới Thư viện tỉnh sẽ tiếp tục luân chuyển nhiều lần tới nhiều thư viện tủ sách cơ sở, mở rộng và phát triển hệ thống thư viện, tủ sách cơ sở rộng khắp trên toàn tỉnh đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của bạn đọc.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của thư viện tỉnh Hải Dương (Trang 81)