9. Bố cục của luận văn
1.1.5. Mối quan hệ tổ chức và hoạt động thông tin – thư viện
Tổ chức và hoạt động TTTV có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Nó là hai bộ phận của một thực thể thống nhất. Tổ chức TTTV khoa học hợp lý thì hoạt động của nó mới hiệu quả và ngược lại. Tổ chức cán bộ TTTV hợp lý sẽ phát huy khả năng sáng tạo và nhiệt tình trong công việc. Tổ chức VTL và trang thiết bị thư viện khoa học tạo điều kiện cho thư viện hoạt động dễ dàng và hiệu quả. Tổ chức TTTV là một trong những tiền đề để cơ quan TTTV triển khai và phát triển các hoạt động TTTV. Ngược lại, chất lượng và sự đa dạng của hoạt động TTTV có ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tổ chức.
1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hóa của tỉnh Hải Dƣơng.
1.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tỉnh Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh), cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía Tây, cách cảng Hải Phòng 45 km, cách vịnh Hạ Long 80 km về phía Đông, có diện tự nhiên 1.661,2 km2, dân
số gần 1,7 triệu người. Hải Dương gồm 1 thành phố, 12 huyện, 263 xã - phường, 1411 thôn – khu dân cư, tiếp giáp 6 tỉnh thành phố: phía Bắc giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp thành phố Hải Phòng.
Tỉnh có hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ rất thuận lợi, có quốc lộ 5 chạy qua tỉnh, phần qua tỉnh dài 44 km, quốc lộ 18 chạy qua phía Bắc tỉnh, phần qua tỉnh dài 20 km, quốc lộ 183 chạy dọc tỉnh nối quốc lộ 5 và quốc lộ 18 dài 22 km, tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với đường quốc lộ 5. Tuyến đường sắt Kép - Phả Lại cung cấp than cho nhà máy điện Phả Lại. Hệ thống giao thông thuỷ có 16 tuyến dài 400 km do trung ương và tỉnh quản lý cho tàu thuyền trọng tải 400 – 500 tấn qua lại dễ dàng. Vị trí địa lý và hệ thống giao thông trên đã tạo điều kiện cho Hải Dương giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế rất thuận lợi, Hải Dương sẽ có cơ hội tham gia vào phân công lao động trên phạm vi toàn vùng Bắc Bộ, đặc biệt là trao đổi hàng hoá với các tỉnh, thành phố trong cả nước và xuất khẩu.
Hải Dương có một số khoáng sản trữ lượng lớn làm nguyên liệu phục vụ công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tại chỗ (đá vôi xi măng, cao lanh, sét chịu lửa…). Do đó, giảm được chi phí vận chuyển nguyên liệu, tạo điều kiện hạ giá thành, nâng sức cạnh tranh so với các địa phương khác. Với trữ lượng đá vôi, xi măng, Hải Dương có thể sản xuất 4 – 5 triệu tấn xi măng mỗi năm.
Hải Dương có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm hơn 50% dân số trong tỉnh, lao động trong độ tuổi từ 18 – 30 chiếm 40% tổng số lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 19 – 20%, lao động phổ thông có trình độ văn hoá trung học phổ thông chiếm 60 – 65%. Người lao động Hải Dương cần cù, năng động, tiếp thu, nắm bắt kỹ thuật nhanh. Với lực lượng lao động đông đảo, có trình độ văn hoá lại gần các thành phố nên việc cung ứng lao động làm lâu dài cũng như thời vụ cho nhu cầu tại các khu này rất thuận lợi.
1.2.2. Đặc điểm văn hóa
Hải Dương là một trong những vùng đất "địa linh nhân kiệt", vùng văn hoá và văn hiến tâm linh chính của cả nước. Người dân Hải Dương có truyền thống hiếu học.
Hải Dương là vùng đất có tiềm năng lớn về du lịch, nhất là du lịch văn hoá, lịch sử và lễ hội, với 1.907 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 97 di tích được xếp hạng và nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc, đền thờ Trần Liễu, tượng đài Trần Hưng Đạo, chùa An Phụ, động Kính Chủ, di chỉ Văn Miếu…
1.3. Khái quát về Thƣ viện tỉnh Hải Dƣơng
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Sau khi hoà bình lập lại năm 1954, thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về xây dựng nền văn hoá mới phục vụ công cuộc xây dựng đất nước. Tháng 12 năm 1956, TVHD được thành lập, làm nhiệm vụ thu thập, tàng trữ và phổ biến văn hoá phẩm phục vụ cho công việc chấn hưng văn hoá dân tộc, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Trụ sở ban đầu được tỉnh bố trí tại ngã 5 trung tâm thị xã Hải Dương (nay là Ngân hàng Công Thương). Khi mới thành lập vốn sách ban đầu chỉ có gần 2.000 cuốn chủ yếu do nhân dân quyên góp với 2 cán bộ thư viện đã thu hút hàng ngàn lượt bạn đọc là cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân trên địa bàn đến sử dụng sách báo của thư viện.
Năm 1958, Thư viện được chuyển về số 12 Nguyễn Du. Đây là trụ sở Câu lạc bộ Dance của người Pháp gồm 2 dãy nhà cấp 4. Năm 1968, sáp nhập với Thư viện Hưng Yên thành Thư viện Hải Hưng. Năm 1971, đổi tên thành Thư viện Khoa học Tổng hợp Hải Hưng. Đế quốc Mỹ điên cuồng leo thang bắn phá miền Bắc, để giảm thiệt hại về người và của, thư viện sơ tán về thôn Đông, xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện. Năm 1973 lại chuyển về địa chỉ số 12 Nguyễn Du. Đến năm 1986, một toà nhà cũ được cải tạo nâng cấp thành 2 tầng là nơi cán bộ, viên chức thư viện làm việc. Năm 1990, Tỉnh quyết định xây dựng toà nhà 3 tầng với diện tích khoảng 1000m2. Từ đó đến nay trụ sở Thư viện tỉnh bao gồm một dãy nhà 2 tầng, một toà nhà 3 tầng với tổng diện tích khoảng 1500m2. Năm 1997 tái lập tỉnh thành TVHD.
Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển TVHD thực sự trở thành nơi lưu trữ một khối lượng tri thức vô giá của nhân loại. Kho tàng tri thức này được đông đảo cán bộ, nhân dân trong và ngoài tỉnh khai thác, sử dụng. Sách, báo, tài liệu thông tin của Thư viện góp phần quan trọng trong việc phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước, phổ biến những thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh ngày càng phát triển, phục vụ nhu cầu học tập, nâng cao trình độ và giải trí của nhân dân.
Đến đầu những năm 2000, lượng xuất bản phẩm ngày càng tăng. Tuy có sự bùng nổ của các phương tiện thông tin đại chúng nhưng bạn đọc đến thư viện ngày càng đông, nhu cầu sử dụng thông tin qua sách báo vẫn là một nhu cầu cần thiết, nhất là đối với các em học sinh và các cháu thiếu nhi. Sách, báo, tạp chí của Thư viện tỉnh ngày càng nhiều do hàng năm lượng bổ sung tăng, đồng thời do chức năng là cơ quan lưu trữ. Do đó trụ sở Thư viện tỉnh tại số 12 Nguyễn Du đã trở nên chật hẹp, không đáp ứng được nhu cầu với vai trò của một thư viện cấp tỉnh là trung tâm thông tin và là thư viện công cộng lớn nhất của tỉnh. Việc xây dựng trụ sở Thư viện tỉnh để đáp ứng nhu cầu của đông đảo nhân dân đã trở nên hết sức cần thiết.
Được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, của Sở VHTTDL, của các cấp, các ngành liên quan, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh uỷ về việc nâng cấp thư viện tỉnh, ngày 11 tháng 2 năm 2003, UBND tỉnh phê duyệt “Đề án xây dựng công trình Thư viện tỉnh Hải Dương”. TVHD là công trình kiến trúc tân cổ điển, kết hợp hài hoà giữa hiện đại và truyền thống theo phong cách của Pháp với 5 tầng và một tầng áp mái, diện tích mỗi tầng là 1600 m2. Trong quá trình thiết kế, các kiến trúc sư của Hội kiến trúc sư Việt Nam đã tiến hành khảo sát đúc rút kinh nghiệm của nhiều thư viện trên toàn quốc và nhiều thư viện lớn của thế giới, do đó đã khắc phục những nhược điểm, hạn chế của thư viện các tỉnh vừa xây dựng, chú trọng tới không gian mở, kho sách thông thoáng, gần gũi với người đọc, bố trí không gian dành riêng cho người khuyết tật và người khiếm thị cũng như diện tích phù hợp dành cho thư viện điện tử, thư viện số, phòng đọc đa phương tiện và các dịch vụ giải trí khác.
Ngày 04/03/2009, UBND có quyết định phê duyệt điều chỉnh bổ sung tổng mức đầu tư công trình là 92 tỉ đồng, tổng dự toán phê duyệt là 87 tỉ đồng, trong đó có 27 tỉ đồng cho đền bù giải phóng mặt bằng, 60 tỉ đồng cho đầu tư xây dựng công trình. Tháng 12 năm 2008 công trình được khởi công xây dựng. Ngày 25 tháng 3
năm 2011, UBND có văn bản chấp thuận cho Thư viện tỉnh triển khai “Dự án Trang thiết bị nội thất và Thư viện điện tử”.
Sau 2 năm thi công, công trình đã hoàn thành và bàn giao cho thư viện. Ngày 04/09/2012, toàn bộ Thư viện chuyển đến cơ sở mới. Với diện tích 8.500m2 xây dựng khi đưa vào khai thác sử dụng Thư viện sẽ trở thành trung tâm văn hoá thông tin lớn nhất của tỉnh với các hoạt động đa dạng, phong phú. Ngoài các cơ cấu phục vụ đã có từ trước sẽ triển khai thêm các cơ cấu phục vụ và dịch vụ thông tin như: thư viện thiếu nhi, kho sách ngoại văn, thư viện cho người khiếm thị, tổ chức các hoạt động tra cứu sách quý hiếm và các tài liệu đa phương tiện băng đĩa, tranh ảnh, bản đồ; các dịch vụ phục vụ cho hoạt động văn hoá đọc, tổ chức sự kiện, hội thảo, triển lãm, chiếu phim.... Thư viện là một trong những thư viện lớn và hiện đại. Công trình thực sự là điểm nhấn kiến trúc rất hài hoà với cảnh quan đô thị. Đây được coi là một công trình công cộng có chất lượng của tỉnh Hải Dương một địa chỉ văn hoá du lịch bổ ích góp phần quan trọng tôn vinh văn hoá đọc.
Hiện nay, TVHD có 12 thư viện trực thuộc, gần 1000 thư viện cơ sở, 7 thư viện nhà máy, 2 thư viện tư nhân và hệ thống thư viện trường học trên địa bàn tỉnh. Thư viện thực sự là cánh tay đắc lực trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh nhà.
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng
TVHD là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động, trực thuộc Sở VHTTDL, có chức năng thu thập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung các tài liệu được xuất bản tại địa phương, các tài liệu trong nước và nước ngoài phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng, phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương.
TVHD có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Sở VHTTDL, đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát về chuyên môn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhiệm vụ
Xây dựng chương trình, kế hoach, dự án, đề án về lĩnh vực hoạt động của Thư viện tỉnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc được sử dụng vốn tài liệu thư viện thông qua các hình thức đọc tại chỗ, mượn về nhà hoặc phục vụ ngoài thư viện phù hợp với nội quy thư viện.
Xây dựng và phát triển VTL phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa của địa phương và đối tượng phục vụ của thư viện tỉnh, gồm:
- Sưu tầm, bảo quản vốn tài liệu cổ, quý hiếm có ở địa phương;
- Thu thập, tàng trữ và bảo quản lâu dài các tài liệu được xuất bản tại Hải Dương và viết về Hải Dương;
- Nhận các xuất bản phẩm lưu chuyển địa phương theo quy định, các bản sao khoá luận, luận văn tốt nghiệp của sinh viên các trường Đại học được mở tại Hải Dương; - Xây dựng bộ phận tài liệu dành cho trẻ em, người khiếm thị;
- Tăng cường nguồn lực thông tin thông qua việc mở rộng sự liên thông giữa TVHD với các Thư viện trong nước và nước ngoài bằng hình thức cho mượn, trao đổi tài liệu và kết nối mạng máy tính khi được cấp có thẩm quyền cho phép;
- Thực hiện thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu không còn giá trị sử dụng theo quy định của Bộ VHTTDL.
Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu kịp thời và rộng rãi vốn tài liệu thư viện đến với mọi người, đặc biệt là các tài liệu phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh; xây dựng phong trào đọc sách, báo trong nhân dân.
Biên soạn các ấn phẩm thông tin - thư mục và phối hợp với các ngành có liên quan biên soạn, xuất bản tài liệu địa chí theo quy định; cung cấp thông tin có chọn lọc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của Thư viện tỉnh.
Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Thư viện tỉnh; tham gia xây dựng, phát triển và quản lý mạng TTTV của hệ thốn thư viện công cộng các huyện, thành phố.
Hướng dẫn, tư vấn phát triển mạng lưới tổ chức thư viện cấp huyện, cấp cơ sở và các thư viện chuyên ngành; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho
người làm công tác thư viện; tổ chức luân chuyển sách, báo; chủ trì, phối hợp hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ với các thư viện khác của địa phương.
Tổ chức các hoạt động, dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện của Thư viện tỉnh theo quy định của pháp luật.
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động của Thư viện tỉnh với Sở VHTTDL, các cơ quan liện quan theo quy định.
Quản lý về tổ chức, biên chế, cán bộ, viên chức và người lao động; về tài sản, tài chính của Thư viện tỉnh theo quy định của Nhà nước và của tỉnh.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Sở VHTTDL hoặc UBND tỉnh giao.
1.3.3. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin
Thư viện tỉnh có đối tượng phục vụ là toàn bộ cư dân địa phương. Nhiệm vụ chủ yếu của các thư viện tỉnh là thỏa mãn nhu cầu thông tin của các tầng lớp nhân dân. Trong thực tiễn, đây là một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp vì đối tượng phục vụ của thư viện tỉnh đa dạng, nhiều tầng lớp, nhiều lứa tuổi, nhiều trình độ khác nhau và có thể phân chia thành nhiều nhóm khác nhau. Theo lứa tuổi, người sử dụng thông tin của thư viện công cộng bao gồm cả thiếu nhi và người lớn (đang trong độ tuổi lao động và đã nghỉ hưu). Theo nghề nghiệp, họ là những người trực tiếp tham gia hoạt động lao động sản xuất ở tất cả các lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Thư viện tỉnh có nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu thông tin của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó chủ yếu là những người lao động và chuẩn bị tham gia lao động.
Trước hết cần phải nhận thức rõ nhu cầu thông tin là đòi hỏi khách quan của cá nhân hoặc một nhóm người đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin, tài liệu. Nhu cầu thông tin – một nhu cầu tinh thần của con người – thường nảy sinh và phát triển trong quá trình con người tham gia các hoạt động sống khác nhau, nhằm giải quyết yêu cầu của các hoạt động đó. Hoạt động càng phức tạp, nhu cầu thông tin càng phát triển. Điều kiện xã hội diễn ra hoạt động thay đổi cũng làm nhu cầu tin biến đổi theo. Nhu cầu sử dụng thông tin trong các thư viện công cộng không chỉ đa