9. Bố cục của luận văn
1.3.3. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin
Thư viện tỉnh có đối tượng phục vụ là toàn bộ cư dân địa phương. Nhiệm vụ chủ yếu của các thư viện tỉnh là thỏa mãn nhu cầu thông tin của các tầng lớp nhân dân. Trong thực tiễn, đây là một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp vì đối tượng phục vụ của thư viện tỉnh đa dạng, nhiều tầng lớp, nhiều lứa tuổi, nhiều trình độ khác nhau và có thể phân chia thành nhiều nhóm khác nhau. Theo lứa tuổi, người sử dụng thông tin của thư viện công cộng bao gồm cả thiếu nhi và người lớn (đang trong độ tuổi lao động và đã nghỉ hưu). Theo nghề nghiệp, họ là những người trực tiếp tham gia hoạt động lao động sản xuất ở tất cả các lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Thư viện tỉnh có nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu thông tin của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó chủ yếu là những người lao động và chuẩn bị tham gia lao động.
Trước hết cần phải nhận thức rõ nhu cầu thông tin là đòi hỏi khách quan của cá nhân hoặc một nhóm người đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin, tài liệu. Nhu cầu thông tin – một nhu cầu tinh thần của con người – thường nảy sinh và phát triển trong quá trình con người tham gia các hoạt động sống khác nhau, nhằm giải quyết yêu cầu của các hoạt động đó. Hoạt động càng phức tạp, nhu cầu thông tin càng phát triển. Điều kiện xã hội diễn ra hoạt động thay đổi cũng làm nhu cầu tin biến đổi theo. Nhu cầu sử dụng thông tin trong các thư viện công cộng không chỉ đa dạng theo các nhóm người mà còn luôn biến đổi dưới tác động của các nhân tố xã hội khác nhau. Nhu cầu thông tin của họ gắn bó chặt chẽ với hoạt động lao động sản xuất. Người công nhân sẽ có ham muốn tìm kiếm thông tin, cải tiến quy trình lao
động để đạt năng suất cao hơn. Người nông dân cũng say mê học hỏi kinh nghiệm nếu muốn tăng năng suất trên mảnh đất của mình,... Nhu cầu thông tin của họ được thỏa mãn đầy đủ, đồng nghĩa với năng suất lao động xã hội có điều kiện được nâng cao hơn. Thư viện tỉnh là một trong những kênh thông tin quan trọng và thuận lợi giúp cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tiếp cận đến những nguồn thông tin phù hợp nhất với nhu cầu của họ, qua đó góp phần tích cực vào phát triển sản xuất, làm phong phú hơn đời sống tinh thần của mỗi người dân.
Như vậy, đối tượng phục vụ của TVHD là các tầng lớp nhân dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh; đặc biệt là cán bộ, công chức của các cơ quan Đảng và chính quyền, cán bộ các tổ chức chuyên môn, người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập, chỉ đạo sản xuất, doanh nhân và nhà sản xuất.
Theo số liệu của Thư viện, có thể chia thành phần bạn đọc của TVHD thành 4 nhóm sau:
- Nhóm NDT là học sinh, sinh viên - Nhóm NDT là cán bộ quản lý, lãnh đạo
- Nhóm NDT là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, công chức, viên chức - Nhóm NDT đại chúng
Hình 1.1. Biểu đồ cơ cấu thành phần bạn đọc của Thƣ viện
Đơn vị: %
60%
5% 20%
15% Học sinh, sinh viên CB lãnh đạo, quản lý
CB nghiên cứu, giảng dạy, công chức, viên chức
Nhìn vào Hình 1.1 ta thấy Thư viện tỉnh phục vụ nhu cầu của nhiều nhóm độc giả khác nhau. Nhóm độc giả có trình độ cao như cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức, kỹ sư, bác sĩ, giảng viên, giáo viên, các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn, cán bộ hưu trí … Nhóm độc giả có trình độ phổ thông như sinh viên, học sinh, công nhân, tiểu thương, nông dân… Mỗi nhóm NDT lại có đặc điểm nhu cầu tin khác nhau. Nhóm bạn đọc là học sinh – sinh viên có tỉ lệ cao nhất 60%, là nhóm bạn đọc đông đảo nhất. Nhóm bạn đọc là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, công chức, viên chức chiếm tỉ lệ tương đối cao, khoảng 20%, là nhóm đối tượng khá thường xuyên của thư viện. Nhóm bạn đọc là cán bộ quản lý, lãnh đạo và nhóm NDT đại chúng chiếm tỉ lệ ít, khoảng 20%.
Nhóm 1. Học sinh, sinh viên
Nhóm bạn đọc là học sinh – sinh viên có tỉ lệ cao nhất 60%, là nhóm bạn đọc đông đảo nhất. Đây cũng là nhóm bạn đọc thường xuyên, tích cực tới học tập và nghiên cứu tại Thư viện. Họ chủ yếu là những học sinh của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và sinh viên của các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố. NCT của nhóm NDT là sinh viên thay đổi theo năm học, cấp học và ngành học. Họ cần thông tin để phục vụ các môn học ở trường, cần sách giáo khoa, sách giáo trính, tài liệu tham khảo, tài liệu nâng cao... để đáp ứng quá trình học tập, làm báo cáo, tiểu luận và luận văn tốt nghiệp. Bên cạnh đó, họ quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, xã hội, giải trí
NDT là học sinh chủ yếu ở lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Nhu cầu của họ chủ yếu là kiến thức phổ thông, đơn giản, dễ hiểu như: các loại truyện tranh hiện đại, truyện cổ tích với lối viết đơn giản, có hình ảnh minh họa kém theo, các truyện ngắn, truyện dì tập, tiểu thuyết, các tác phẩm văn học .... Ngoài ra họ cũng quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, xã hội, thông tin giải trí.
Nhóm 2. Cán bộ lãnh đạo, quản lý
Nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo quản lý chiếm tỉ lệ ít trong thành phần bạn đọc của thư viện, 5%. Họ là những vị lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước của tỉnh, các giám đốc, phó giám đốc, trưởng - phó phòng ban, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường học… Đặc điểm nhu cầu thông tin của họ là phải nghiên cứu các loại tài liệu
về khoa học quản lý, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, kinh tế, văn hóa xã hội. Trong đó đặc biệt là các tài liệu về các ngành khoa học mũi nhọn nhằm mục đích tìm hiểu một cách cụ thể, xác thực tình hình thực tiễn và những yêu cầu hiện nay trong nền kinh tế xã hội của đất nước, của tỉnh nhà… Do cường độ hoạt động của cán bộ lãnh đạo, quản lý nên việc cung cấp thông tin phải cô đọng, súc tích. Nhiệm vụ của họ là đưa ra những quyết định. Vì vậy, NCT vừa mang tính chất tổng hợp, vừa chuyên sâu, vừa thích hợp, vừa chi tiết. Nội dung thông tin cần đầy đủ, kịp thời, có tính chính xác cao. Nhưng nhóm bạn đọc này không thường xuyên đến Thư viện nên thông tin phải chọn lọc, tóm tắt như thông tin chuyên đề, tổng quan, tổng luận.
Vì vậy, ngoài những thông tin về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước thì nhóm này cũng rất cần các thông tin, tài liệu có tính chất chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn.
Nhóm 3. Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, công chức, viên chức
Nhóm bạn đọc là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, công chức, viên chức chiếm tỉ lệ tương đối cao, khoảng 20%, là nhóm đối tượng khá thường xuyên của thư viện. Họ là những người làm công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy, công tác trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước trong tất cả các ngành nghề. Họ là giảng viên, giáo viên, bác sĩ, y sĩ, dược sĩ, nhân viên công tác trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp… Loại hình phục vụ chủ yếu của nhóm NDT này là những tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học các cấp, các ngành, tài liệu chuyên môn phục vụ công tác. Nhóm NDT này có nhu cầu thông tin đa dạng về nhiều ngành nghề khác nhau. Các thông tin mang tính chất chuyên sâu về ngành, những cuốn sách giải đáp thắc mắc về công việc, những văn bản, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các tài liệu liên quan đến nơi họ làm việc…
NCT của cán bộ giảng dạy vừa mang tính chất tổng hợp, vừa chuyên sâu, vì khoa học ngày nay càng phát triển có xu hướng chuyên sâu hoặc kết hợp với nhau nên họ phải thu thập thông tin vừa tích hợp, vừa chi tiết. Nội dung thông tin cần
chọn lọc, cập nhật, bền vững và có tính chính xác cao. Các tài liệu xám là những tài liệu rất cần thiết.
Vì cán bộ giảng dạy là những người quyết định trực tiếp đến chất lượng giáo dục và đào tạo nên thư viện luôn đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện đáp ứng tốt nhu cầu tin của đối tượng này.
Nhóm 4. Người dùng tin đại chúng.
Nhóm bạn đọc có trình độ phổ thông như người về hưu trí, nội trợ, công nhân, tiểu thương, nông dân…NDT tin nhóm này chiếm tỉ lệ khá ít, 15%. Trong đó chủ yếu là những người về hưu. Bạn đọc là công nhân, nông dân, người buôn bán rất ít. Tài liệu phục vụ nhóm bạn đọc ngày cần phong phú, đa dạng, đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng, mang tính phổ cập. Chúng phục vụ cho nhu cầu học tập để nâng cao kiến thức, phục vụ cho công việc sản xuất, kinh doanh, giả trí, thư giãn…Vì vậy những tài liệu này chủ yếu là các tài liệu về khoa học đời sống và khoa học thường thức.
Đặc biệt, những người về hưu thường thích ra thư viện đọc sách, báo – tạp chí. Các tài liệu chủ yếu là báo mới, sách về sức khỏe, nội trợ, văn học nghệ thuật…. Họ có nhiều thời gian, nhu cầu giải trí cao. Họ cũng chính là những người tích cực tham gia các hoạt động của thư viện như: triển lãm, trưng bày báo Xuân…
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả cũng đã tiến hành một cuộc điều tra, khảo sát tìm hiểu về NCT của NDT tại TVHD với quy mô 200 phiếu như sau : 100 phiếu nghiên cứu NCT của học sinh, sinh viên
50 phiếu nghiên cứu NCT của cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, công chức, viên chức 25 phiếu nghiên cứu NCT của cán bộ lãnh đạo, quản lý
25 phiếu nghiên cứu NCT của NDT đại chúng : hưu trí, tiểu thương, công nhân, nông dân…
Qua tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu đã thu thập được trong quá trình điều tra, nghiên cứu, tác giả thu được một số kết quả thu được nhất định.
Bảng 1.1. Mức độ sử dụng Thư viện của NDT Mức độ sử dụng
Nhóm NDT
Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng SL phiếu Tỉ lệ % SL phiếu Tỉ lệ % SL phiếu Tỉ lệ % CB quản lý lãnh đạo 0 0 0 0 25 100 CB nghiên cứu, giảng dạy, công chức, viên chức
9 18 23 46 18 36
Học sinh, sinh viên 27 27 62 62 11 11
NDT đại chúng 7 28 15 60 3 12
Tổng 43 21.5 100 50 57 28.5
Nhìn vào Bảng 1.1. ta thấy, đa số NDT thường xuyên (1-2 lần/tuần) đến thư viện, khoảng 50%. Trong đó, NDT là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, công chức, viên chức (46%); học sinh, sinh viên (62%); cán bộ hưu trí (60%) thường xuyên đến sử dụng tài liệu thư viện. Một số ít NDT rất thường xuyên (trên 3 lần/tuần) đến thư viện, khoảng 21.5%. Trong đó NDT là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, công chức, viên chức (18%); học sinh, sinh viên (27%); cán bộ hưu trí (28%) rất thường xuyên đến thư viện. Một bộ phận không nhỏ NDT thỉnh thoảng (dưới 1 lần/tuần), khoảng 28,5%. Trong đó, 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý thỉnh thoảng mới đến thư viện do họ không có nhiều thời gian. Một phận lớn cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, công chức, viên chức (36%); một bộ phận nhỏ học sinh, sinh viên (11%); cán bộ hưu trí (12%) thỉnh thoảng đến thư viện.
Như vậy, đối tượng bạn đọc thường xuyên nhất của thư viện là học sinh, sinh viên và một bộ phận cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, công chức, viên chức, người về hưu.
Về hình thức tài liệu, phần lớn NDT có thói quen sử dụng sách và báo – tạp chí. (Bảng 1.2.)
Bảng 1.2. Nhu cầu về loại hình tài liệu của NDT
Loại hình
Nhóm NDT
Sách Báo – Tạp chí Tài liệu khác SL phiếu Tỉ lệ % SL phiếu Tỉ lệ % SL phiếu Tỉ lệ % Cán bộ quản lý, lãnh đạo 25 100 13 52 0 0 Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, công chức, viên chức
50 100 27 54 12 24
Học sinh, sinh viên 100 100 27 27 8 8
NDT đại chúng 25 100 19 76 0 0
Tổng 200 100 86 43 20 10
Qua Bảng 1.2 ta thấy, 100% NDT của TVHD đều có thói quen và nhu cầu sử dụng tài liệu dạng sách, 43% NDT có thói quen và nhu cầu sử dụng báo – tạp chí. Một bộ phận nhỏ (10%) có nhu cầu sử dụng các tài liệu khác là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, công chức, viên chức (24%); học sing, sinh viên (8%) như: CD-ROM, tài liệu số hóa, bản đồ…
Như vậy, đa số NDT của TVHD đều có nhu cầu sử dụng tài liệu dạng sách, báo - tạp chí. Rất ít NDT có nhu cầu sử dụng các tài liệu dạng khác.
Về nội dung tài liệu, NDT ở TVHD trong giai đoạn hiện nay khá phong phú và đa dạng. Điều này được thể hiện trong Bảng 1.3.
Bảng 1.3. Nhu cầu về nội dung tài liệu của NDT NDT Lĩnh vực Tổng Cán bộ quản lý, lãnh đạo CB nghiên cứu, giảng dạy,
công chức, viên chức Học sinh, sinh viên NDT đại chúng SL phiếu Tỉ lệ % SL phiếu Tỉ lệ % SL phiếu Tỉ lệ % SL phiếu Tỉ lệ % SL phiếu Tỉ lệ % Chính trị xã hội 24 12 6 24 6 12 10 10 2 8 Kinh tế 49 24.5 12 48 7 14 27 27 3 12 Khoa học tự nhiên 54 27 0 0 23 46 31 31` 0 0 Khoa học kỹ thuật, công nghệ 41 20.5 6 24 18 36 16 16 5 20 Văn hóa nghệ thuật, 33 16.5 5 20 6 12 15 15 7 28 Văn học 110 55 4 16 15 30 79 79 12 48 Lịch sử, địa lý 44 22 0 0 9 18 32 32 3 12 Lĩnh vực khác 7 3.5 0 0 0 0 3 3 4 16
NDT thường khai thác những thông tin mà mình quan tâm ở nhiều lĩnh vực khác nhau: văn học (55%), khoa học tự nhiên (27%), kinh tế (24.5%), khoa học kỹ thuật công nghệ (20.5%), lịch sử địa lý (22%), chính trị xã hội (12%)… Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý thường quan tâm đến các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công tác quản lý, lãnh đạo của họ như: kinh tế (48%), chính trị xã hội (24%), kỹ thuật công nghệ (24%), văn hóa (20%)…. Nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng, công chức, viên chức thường quan tâm đến các lĩnh vực như: khoa học tự nhiên (46%), khoa
học kỹ thuật công nghệ (36%), văn học (30%)… Học sinh, sinh viên thường quan tâm đến các lĩnh vực học tập của mình như: văn học (79%), lịch sử địa lý (32%), khoa học tự nhiên (31%),… Người về hưu thường quan tâm đến lĩnh vực văn học (48%), văn hóa nghệ thuật (28%); công nhân, nông dân quan tâm đến lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ (20%)…
Về ngôn ngữ, NDT của TVHD chủ yếu sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. (Bảng 1.4.)
Bảng 1.4. Nhu cầu về ngôn ngữ tìm kiếm và sử dụng của NDT Ngôn ngữ
Nhóm NDT
Tiếng Việt Tiếng Anh Ngôn ngữ khác
SL phiếu Tỉ lệ % SL phiếu Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Cán bộ quản lý, lãnh đạo 25 100 3 12 0 0 Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, công chức, viên chức
50 100 5 10 0 0
Học sinh, sinh viên 100 100 7 7 0 0
NDT đại chúng 25 100 0 0 0 0
Tổng 200 100 15 7.5 0 0
Theo kết quả nghiên cứu ở Bảng 1.4. cho thấy nhu cầu sử dụng ngôn ngữ tài liệu của NDT tại TVHD khá đơn giản, chủ yếu là sử dụng tiếng Việt (100%). Ngoài việc sử dụng tiếng Việt, một bộ phận nhỏ NDT sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh (7.5%) để tìm kiếm tài liệu. Đây cũng là một vấn đề thuận lợi trong việc xây dựng nguồn vốn tài liệu của Thư viện.
Về cách tìm kiếm tài liệu, NDT của TVHD tìm kiếm bằng nhiều công cụ khác nhau tùy vào đối tượng cụ thể. (Bảng 1.5.)
Bảng 1.5. Nhu cầu sử dụng bộ máy tra cứu thông tin của NDT Sản phẩm Nhóm NDT Trực tiếp trong kho Hệ thống mục lục Thƣ mục CSDL SL phiếu Tỉ lệ % SL phiếu Tỉ lệ % SL phiếu Tỉ lệ % SL phiếu Tỉ lệ % Cán bộ quản lý lãnh đạo 0 0 0 0 15 60 10 40