6. Bị bắt buộc (gia đình, nhà trường, điều kiện kinh tế) 135 67,
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, khách thể nhận thức là đối tượng của hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn của chủ thể. Khách thể không phải là toàn bộ thế giới hiện thực, mà chỉ là một bộ phận
nhất định của thế giới đó - bộ phận đang tác động qua lại với chủ thể. Với chủ thể nhận thức là SV nội trú tại ĐH Hàng hải thì khách thể nhận thức chính là các phương pháp quản lý tại Trường ĐH Hàng hải. Vì Trường ĐH Hàng hải là Trường đào tạo các ngành nghề hàng hải, nên các ngành học tại Trường ĐH Hàng hải cũng có tính đặc thù, do đó, việc QLSV nội trú theo học các ngành học trên cũng khác nhau:
Ngành Điều khiển tàu biển: Ngành học nhằm mục đích trang bị cho SV các kiến thức về lý thuyết điều khiển tàu biển hiện đại (tính năng điều khiển của các thiết bị trên biển, tác dụng của ngoại lực tác động trên biển, thực hành thiết kế hệ thống tàu biển bằng mô phỏng máy tính...).
SV tốt nghiệp sau khi ra Trường làm việc trên tất cả các loại tàu vận tải sông biển ở trong nước và quốc tế, tàu khai thác và dịch vụ về dầu khí, các công ty vận tải biển, công ty vận tải đường sông, công ty hoa tiêu, công ty bảo hiểm hàng hải và các tổ chức liên quan (sĩ quan hàng hải mức vận hành, các công ty hàng hải, giám định hàng hải, cảng vụ, hoa tiêu, Cục hàng hải...). SV ngành kỹ thuật điều khiển tàu có các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội, có khả năng vận dụng các kiến thức ấy vào việc khai thác và tiếp nhận các kiến thức và thông tin mới, vận dụng vào việc phát triển học thuật; có các kiến thức về xác suất thống kê, lý thuyết sai số để đánh giá độ chính xác của đại lượng đo đạc và nghiên cứu các chuyên đề liên quan đến an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường biển... Kiến thức chuyên ngành và kỹ năng chuyên môn (xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống quản lý an toàn trên tàu biển và các công ty vận tải trên biển...) đòi hỏi SV có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, phải có tư duy độc lập và sáng tạo, có khả năng suy luận và thuyết trình logic.
Ngành Khai thác, bảo trì tàu thủy: SV ra Trường có các kiến thức về cấu tạo, nguyên lý, vật liệu và nêu tên vai trò điều kiện làm việc của các chi tiết máy trong hệ thống máy tàu thủy; hiểu được điều kiện làm việc của máy móc, thiết bị trong hệ thống máy tàu thủy để khai thác chúng có hiệu quả và an toàn; diễn giải được các bản vẽ, các yêu cầu kỹ thuật, các nội dung văn bản hướng dẫn một cách rõ ràng, đầy đủ liên quan đến thiết bị kỹ thuật trong các hệ thống năng lượng tàu thủy; thuyết trình được quy tắc vận hành máy móc thiết bị tàu thủy thuộc bộ phận máy quản lý; hiểu được chức năng, nhiệm vụ
của thợ máy, sĩ quan máy làm việc trên tàu thủy theo quy định của Bộ giao thông vận tải Việt Nam; hiểu được các quy định của tổ chức hàng hải quốc tế và cục hàng hải Việt Nam về an toàn cho người đi biển, bảo vệ môi trường biển; giải thích được nội dung các quy trình tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra, điều chỉnh máy móc, thiết bị trong các hệ thống tàu thủy; biết được các hư hỏng thường gặp của chi tiết và hệ thống tàu thủy, đề xuất được các phương án sửa chữa hợp lý; giải thích được mục đích của từng công việc trong vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra, điều chỉnh máy móc của các hệ thống trong hệ động lực tàu thủy; hiểu được tiếng Anh các tài liệu kỹ thuật liên quan đến khai thác kỹ thuật (vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng) máy tàu thủy; biết tổ chức làm việc theo nhóm và hướng dẫn các thủy thủ có trình độ nghề thấp hơn (trung cấp, sơ cấp); hiểu được các biện pháp an toàn và vệ sinh công nghiệp trên tàu thủy.
Không chỉ có chuyên môn vững, các kỹ sư điều khiển tàu và khai thác máy tàu tương lai còn cần có kiến thức xã hội và tinh thần kỷ luật cao. Do đặc thù nghề nghiệp, họ phải giao tiếp với các vùng miền không chỉ trong nước mà khắp thế giới, vì vậy họ phải vững vàng về phẩm chất chính trị và có hiểu biết sâu rộng về văn hóa của các dân tộc và các quốc gia. Đặc biệt, với ngành nghề hoạt động độc lập trên biển với một con tàu lênh đênh trên biển khơi chịu nhiều rủi ro do tự nhiên mang lại, đòi hỏi họ phải có tính kỷ luật cao và tinh thần đồng đội mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ.
Ngành Kỹ thuật tàu thủy: Trang bị cho SV những kiến thức về khoa học, kiến thức về cơ sở ngành, chuyên ngành về lĩnh vục thiết kế, công nghệ đóng tàu, công nghệ bảo trì, sửa chữa tàu biển. Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư tàu thủy có thể đảm nhận công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng kỹ thuật - công nghệ tại các doanh nghiệp sản xuất đóng mới, bảo dưỡng, sửa chữa tàu thủy; tư vấn thiết kế đóng tàu; nghiên cứu trong việc chuyển giao công nghệ đóng tàu.
Ngành Tự động hóa: Tự động hóa là một ngành công nghệ liên quan đến việc ứng dụng các kỹ thuật cơ khí hiện đại, kỹ thuật điều khiển và kỹ thuật máy tính vào việc vận hành và điều khiển quá trình sản xuất. Một số ngành nghề trong tự động hóa: nghiên cứu, thiết kế; khai thác, vận hành hệ thống tự động hóa trong các dây chuyền sản xuất; hiệu chỉnh, bảo trì hệ thống điều
khiển tự động hóa của các máy và dây chuyền sản xuất; vận hành hệ thống tự động hóa các dây chuyền sản xuất.
Ngành Xây dựng công trình thủy: Mang những đặc điểm của ngành xây dựng nói chung nhưng cũng mang những đặc điểm riêng của mình đó là xây dựng các công trình trên sông, ven biển và xa bờ. Do đó, đây là ngành công nghiệp tổng hợp có tính quốc tế cao đòi hỏi có kiến thức khoa học công nghệ đa ngành, đảm nhận việc khảo sát thiết kế và thi công, khai thác và quản lý các công trình phục vụ trực tiếp cho ngành vận tải tàu thủy và công nghiệp thăm dò khai thác dầu khí, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền như: triền tàu, âu tàu, ụ tàu, bến cảng, đập, kè và các công trình bảo vệ bờ sông, biển và hải đảo, hoa tiêu báo hiệu luồng lạch, các công trình biển cố định và di động.
Ngành Bảo đảm an toàn hàng hải: SV nắm được các kiến thức về pháp luật, kinh tế, ngoại ngữ và tin học; nêu lên được các biện pháp kỹ thuật, khảo sát, đo đạc tàu thủy; trình bày được việc quy hoạch khảo sát, thiết kế, thi công, khai thác và quản lý các công trình cải tạo đường sông, đảm bảo an toàn đường thủy, phao tiêu báo hiệu luồng lạch, kênh chạy tàu; trình bày được công tác lập luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng mạng lưới giao thông đường thủy; phân biệt và thành lập bản đồ địa hình ven bờ, trên sông và trên biển; mô tả được công tác khảo sát địa chất đáy sông, đáy biển và các công trình xa bờ; hiểu được các nguyên lý sinh thái học cơ bản duy trì sự tồn tại và phát triển của hệ thống sinh thái, các dạng ô nhiễm do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
Ngành Kỹ thuật điện tử: Kỹ thuật điện tử có nhiều chuyên ngành như: điện, điều khiển tự động, điện tử - viễn thông... SV sẽ được học nhiều kiến thức liên quan đến khí cụ điện hạ áp, hình họa, vẽ kỹ thuật, máy điện, vật liệu điện, đo lường điện, vẽ điện, kỹ thuật truyền thanh, kỹ thuật truyền hình, kỹ thuật siêu âm, kỹ thuật cao tần, mạch điện, an toàn điện... Kỹ sư ngành điện - điện tử có thể làm việc tại các công ty điện lực, các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện, các phòng thí nghiệm, các cơ sở kinh doanh, nghiên cứu, quy hoạch mạng điện. Kỹ sư ngành điện - điện tử còn có thể tham gia công tác trực tiếp và gián tiếp hoặc tư vấn thiết kế, vận hành mạng lưới điện ở tất các công ty, nhà máy sản xuất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao.