Lịch sử hình thành và phát triển, truyền thống, thành tích đạt được, tầm nhìn sứ mệnh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (Trang 32)

được, tầm nhìn sứ mệnh

2.1.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 01/4/1956, Trường sơ cấp Lái tàu được thành lập tại Nhà máy nước đá, đường Cù Chính Lan Thành phố Hải Phòng (nay là trụ sở của Công ty vận tải thủy số 3). Ngày 01/7/1956, tại số 5 Bến Bính, Hải Phòng, Trường sơ cấp Máy tàu được thành lập. Đầu năm 1957, sáp nhập Trường Sơ cấp Lái tàu và Trường Sơ cấp Máy tàu thành Trường Sơ cấp Hàng hải, trụ sở tại số 5 Bến Bính, Hải Phòng. Tháng 5/1962, Trường về tiếp quản Trường Học sinh Miền Nam số 19 và 21 ở Cầu Rào. Tháng 1/1963, Trường đón đoàn chuyên gia Liên Xô gồm 4 người thuộc các chuyên ngành: Kinh tế vận tải, Hàng hải, Máy tàu, Điện tàu thủy sang giúp về bồi dưỡng giáo viên và xây dựng mục tiêu đào tạo. Năm 1965, Trường sơ tán về các xã ngoại thành thuộc Huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Thời kỳ này, Trường thành lập Ban Vỏ tàu thủy, mở thêm lớp Sơ cấp Thương vụ, Sơ cấp Hàng giang học 18 tháng, mở thí điểm lớp ĐH Tại chức các ngành Hàng hải như: Lái tàu, Máy tàu, Điện tàu thủy (gọi là lớp ĐH Chống Mỹ). Đến năm 1966, chính thức thành lập Khoa ĐH Hàng hải tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Năm 1968, Nhà trường mở thêm lớp đào tạo giáo viên ngành Hàn tàu. Năm 1970, hợp nhất các tổ Vỏ tàu, Hàn tàu, Sửa chữa máy thành Ban Cơ khí thủy. Từ năm 1971 đến năm 1975, Trường chuyển về số 338 Lạch Tray (Cầu Rào) chuẩn bị cho bước phát triển mới. Năm 1973, Trường được Chính phủ giao đào tạo 10 ngành học. Tháng 01/1973, Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ cho Trường Hàng hải Việt Nam đón các ngành học thuộc Khoa Hàng hải từ Phân hiệu Đại học Giao thông đường thủy về, chiêu sinh khóa mới, chuẩn bị thành lập Trường ĐH Hàng hải. Tháng 4 năm 1974 các ngành thuộc khoa Hàng hải từ Phân hiệu đã

được bàn giao xong. Trường Hàng hải chuyển từ nơi sơ tán về số 338 Lạch Tray, Hải Phòng. Tháng 8/1989, Bộ Giao thông vận tải chuẩn y mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo các ngành học của Trường gồm: 10 ngành ĐH 5 năm, 01 ngành ĐH 4 năm và 2 ngành Trung học đào tạo 3 năm. Tháng 9/1992, Nhà trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho mở đào tạo Cao học các ngành Bảo đảm an toàn Hàng hải, Thiết bị năng lượng tàu thuyền, Điện tàu thủy, Đóng tàu, Xây dựng công trình thủy, Kinh tế vận tải thuỷ… Năm 1998, Nhà trường mở thêm 3 ngành đào tạo hệ ĐH: Điện tự động công nghiệp, Kinh tế ngoại thương, Xây dựng dân dụng và công nghiệp. Ngày 03 tháng 7 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1056/QĐ-TTg về việc đổi tên Trường Đại học Hàng hải thành Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.

2.1.1.2. Truyền thống

Khi những tên lính xâm lược Pháp cuối cùng vừa rút khỏi Thành phố Cảng Hải Phòng, ngày 1/4/1956, Trường Sơ cấp Lái tàu được thành lập, trải qua hơn 55 năm vừa xây dựng vừa phát triển, từ sơ cấp, lên trung cấp, rồi trở thành Trường ĐHHHVN. Trường đã đào tạo gần 60.000 cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế, sỹ quan thuyền viên, đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong giai đoạn đổi mới, Trường tiếp tục đi tiên phong trong hội nhập quốc tế, trong đào tạo huấn luyện hàng hải, góp phần khẳng định tên tuổi, thương hiệu của Hàng Hải Việt Nam trong nền kinh tế biển thế giới. Ghi nhận thành tích to lớn của Trường, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường (1956 - 2006), năm 2006, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trao tặng Nhà trường danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, huân chương Hồ Chí Minh. Những năm gần đây, thực hiện chiến lược biển của Đảng, Đảng bộ Trường ĐHHHVN lãnh đạo Nhà trường Thi đua “dạy tốt, học tốt”, tiếp tục đổi mới, nâng cao nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong tình hình nhiệm vụ mới.

Công tác Đào tạo ĐH: thực hiện nghiêm túc chỉ thị 269 - CT/CP của thủ tướng chính phủ về đổi mới công tác quản lý đào tạo ĐH, thực hiện công bằng và minh bạch trong tuyển sinh, từ năm học 2009 - 2010, Trường đã

tuyển được 5762 SV cho 20 ngành học gồm 3255 SV hệ chính quy, 2507 SV hệ vừa làm vừa học, nâng tổng số SV Trường đang đào tạo lên trên 26.000 SV.

Trong đào tạo, Trường thực hiện cuộc vận động “Hai không”: nói không với tiêu cực trong thi cử, nói không với bệnh thành tích trong giáo dục, điều chỉnh mục tiêu, chương trình đào tạo của các ngành học cho phù hợp với yêu cầu xã hội và xu thế đổi mới của thế giới, hoàn chỉnh toàn bộ giáo trình bài giảng chi tiết cho gần 600 học phần, triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ trong toàn Trường, tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy ĐH, xây dựng “chuẩn đầu ra” cho tất cả các ngành đào tạo, triển khai chương trình đào tạo tiên tiến và học bằng tiếng Anh ngành “Toàn cầu hóa và thương mại vận tải” với 45 SV, xây dựng phương án tuyển sinh theo 2 khối A và D thực hiện từ năm 2011. Trường đã hoàn thành đề cương chi tiết của 2 ngành Logistic và chuỗi cung ứng, Kỹ thuật cơ điện tử trình Bộ GD và ĐT phê duyệt để tuyển sinh vào năm 2011. Năm học 2009 - 2010, kết quả học tập của SV như sau:

- SV học theo hệ niên chế: loại giỏi 0,66%, loại khá 10,8%, loại TB khá: 50,01%, loại TB 37,37%, yếu kém 1,16%.

- SV học theo hệ tín chỉ, học kỳ 2 có kết quả: xuất sắc 0,28%, giỏi 2,16%, khá 16,84%, TB 19,33%, số SV phải học lại và thi lại theo quy chế đào tạo tín chỉ là 61,39%. (Nhà trường đang từng bước nâng cao chất lượng đào tạo cũng như nghiên cứu điều chỉnh quy chế cho phù hợp với đào tạo tín chỉ trong điều kiện thực tế). Năm học 2009 - 2010, nhiều SV tham gia dự thi OLYMPIC các môn học cấp Trường và cấp quốc gia, nhiều em đạt giải cao. Trường đã xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế cho các ngành Điều khiển tàu biển, Máy tàu biển, Đóng tàu. Triển khai từng bước công tác đào tạo theo địa chỉ cho các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực do Trường đào tạo (tuyển được 261 SV). Tổ chức kiểm tra trình độ Tiếng Anh của toàn bộ SV theo yêu cầu Toeic nhằm giúp SV chuẩn bị tốt cho việc học và thi lấy chứng chỉ đạt chuẩn đầu ra về trình độ tiếng Anh, tổ chức thi và bồi dưỡng tiếng Anh cho giáo viên qua các đợt thi giảng dạy bằng tiếng Anh để chuẩn bị cho việc đào tạo SV quốc tế trong những năm tới.

chung, Bộ GD và ĐT giao toàn bộ công tác đào tạo Sau ĐH về các Trường, Trường đã chủ động và tăng cường liên kết đào tạo thạc sỹ với các Trường : ĐH Liege (vương quốc Bỉ), ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội. Trường đã tuyển được 190 học viên cao học, 6 NCS, tổ chức bảo vệ thành công luận án TS cho nhiều NCS, tổ chức bảo vệ và trao bằng tốt nghiệp cho 129 thạc sỹ. Công tác quản lý đào tạo cao học được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy chế, nâng cao uy tín và chất lượng đào tạo cao học của Trường.

Công tác Huấn luyện Sỹ quan Hàng hải: Năm học 2009 - 2010, Trường đào tạo 4 lớp Sỹ quan Quản lý Boong, Máy, với 357 học viên và 4 lớp Sỹ quan Vận hành Boong, Máy với 391 học viên… Đổi, gia hạn và cấp chứng chỉ cho 5.000 lượt học viên về huấn luyện an toàn cơ bản, huấn luyện nghiệp vụ, tổ chức đào tạo các lớp hoa tiêu cơ bản tại Thành phố Hải phòng và Thành phố Hồ Chí Minh. Các lớp đào tạo, huấn luyện đều được cập nhật kiến thức mới, hiện đại, phù hợp với yêu cầu của Tổ chức Hàng hải thế giới, yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ: là một Trường ĐH có bề dày về thành tích NCKH, những năm qua Trường ĐH Hàng Hải đặc biệt chú trọng tới NCKH, chuyển giao công nghệ, xây dựng các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, chú ý tới sản xuất các sản phẩm mang thương hiệu ĐHHHVN (VIMARU).

Năm học 2009 - 2010, Trường thực hiện 15 đề tài NCKH, tiêu chuẩn và chương trình mục tiêu cấp Bộ với kinh phí trên 5 tỷ đồng, nghiệm thu 91 đề tài NCKH cấp Trường (có 61 đề tài xuất sắc, 30 đề tài khá) đã trao giải thưởng hàng năm “Neptune” (Thần biển) cho 5 tập thể và 6 cá nhân có công trình đạt loại xuất sắc, đặc biệt Viện Khoa học Công nghệ Hàng hải của Trường đã bám sát các yêu cầu sản xuất, nghiên cứu chế tạo nhiều sản phẩm mang thương hiệu VIMARU, đã hoàn thành dự án cấp nhà nước: “Hoàn thiện công nghệ sản xuất các thiết bị điện, tự động cho tàu thủy theo công nghệ khả trình” (đã nghiệm thu cấp cơ sở ),“Kiểm định phương án hạ thủy kho nổi chứa dầu FSO5 trọng tải 150.000 DWT”, “Lập phương án đưa kho nổi chứa dầu FSO5 trọng tải 150.000DWT từ Nam Triệu tới nơi khai thác dầu tại vùng biển phía nam” khẳng định tiềm năng và uy tín khoa học của các nhà khoa

học ĐH Hàng hải. Những năm học qua, Nhà trường định kỳ tổ chức Hội nghị KHCN Hàng hải với trên 100 báo cáo khoa học được công bố, nhiều công trình NCKH và chuyển giao công nghệ mang lại lợi nhuận cho Nhà trường, động viên mạnh mẽ phong trào NCKH, đặc biệt phong trào NCKH ứng dụng vào sản xuất của cán bộ, giảng viên.

Công tác NCKH của SV cũng được triển khai rộng khắp từ các khoa, các Liên chi, các chi đoàn. Năm học 2009 - 2010, toàn Trường có 63 đề tài SV NCKH được nghiệm thu từ cấp khoa tới cấp Trường, nhiều đề tài được chọn dự thi toàn quốc, nhiều đề tài được trao giải khuyến khích… điều đáng biểu dương là các em SV say mê với NCKH, đã xuất hiện nhiều CLB SV NCKH, nhiều nhà khoa học trẻ trong tương lai.

Trường duy trì đều đặn hàng năm xuất bản 4 số Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng Hải, là diễn đàn trao đổi khoa học của các nhà khoa học, các giáo viên, có rất nhiều bài viết với giá trị khoa học, giá trị học thuật cao. Các khoa cũng xuất bản các nội san khoa học của mình với nhiều bài viết của giáo viên và SV. Trước yêu cầu to lớn của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế biển, Đảng bộ Trường ĐHHHVN đang tập trung năng lực, trí tuệ lãnh đạo cán bộ giảng viên, SV thi đua “dạy tốt, học tốt”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, xứng đáng với truyền thống hơn 55 năm xây dựng và phát triển của Nhà trường

2.1.1.3. Tầm nhìn sứ mệnh

Trường ĐHHHVN phấn đấu trở thành ĐH Quốc gia Hàng hải Việt Nam, với các mục tiêu cụ thể như sau:

- Trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hàng đầu trong khu vực cho các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến kinh tế biển; Có đủ khả năng đào tạo đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho chiến lược phát triển kinh tế biển của đất nước; Tiến tới có khả năng thu hút được học viên từ các nước trong khu vực và thế giới, cũng như xuất khẩu giáo dục cho các nước trong khu vực.

- Trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, định hướng, chuyển giao và ứng dụng công nghệ đạt trình độ khu vực và thế giới; Có tầm ảnh hưởng

không chỉ trong nước mà cả ở khu vực Tiểu vùng sông Mê kông, các nước ASEAN và tiến tới có ảnh hưởng ở châu lục trong khoảng từ 7 đến 10 năm tới trong các lĩnh vực: Điều khiển tàu, Nghiên cứu phát triển máy tàu thủy, Quản lý đội tàu, Logistics và chuỗi cung ứng, Quản lý cảng, Thiết kế, đóng mới, sửa chữa tàu thủy và công trình nổi, Công trình biển và thềm lục địa, Bảo đảm an toàn hàng hải, Quản lý, bảo vệ môi trường thủy, Nghiên cứu biến đổi khí hậu và tác động của môi Trường.

- Trở thành trung tâm hàng đầu khu vực và tiến tới tầm châu lục về định hướng, phát triển, thực nghiệm các công nghệ mới trong các lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển và hải dương học phục vụ cho nhu cầu dân dụng và quân sự. Định hướng đổi mới quy mô và hình thức đào tạo.

- Tăng số chuyên ngành đào tạo, số lượng SV các hệ, dự kiến quy mô đào tạo và đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong giai đoạn 2015 đến 2020 như sau:

Bảng 2.1. Dự kiến quy mô đào tạo và đội ngũ cán bộ giảng dạy,

nghiên cứu khoa học của Trường giai đoạn 2015 đến 2020

Giai đoạn Quy mô tuyển sinh Tổng số sinh viên học viên chính quy Đội ngũ cán bộ giảng dạy, NCKH ĐH Cao học NCS ĐH Cao học NCS GS, PGS TSKH, TS ThS Đến năm 2015 6.050 720 41 18.000 1.500 36 49 125 465 Đến năm 2020 7.600 720 59 24.000 1.900 85 92 229 650

- Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thực nghiệm, thực hành, đào tạo cán bộ để có đủ điều kiện áp dụng hệ thống đào tạo kết hợp:

+ “Trường - Xưởng” đối với các chuyên ngành kỹ thuật;

+ “Trường - Tàu huấn luyện” đối với các chuyên ngành hàng hải; + “Trường - Doanh nghiệp” đối với các chuyên ngành kinh tế, quản lý.

Định hướng đổi mới trọng tâm, phương thức nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ (tiến tới có khả năng định hướng công nghệ chuyên ngành cho đất nước và khu vực). Các nội dung nghiên cứu trọng tâm (làm cơ sở để xây dựng các phòng, trung tâm thí nghiệm, thực nghiệm quốc gia) dự kiến:

- Bảo vệ môi trường thuỷ, nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu. - Phát triển công nghệ đóng mới, sửa chữa tàu thuỷ, công trình biển và thềm lục địa.

- Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm động cơ tàu thuỷ (đặc biệt động cơ dùng nhiều loại nhiên liệu, nhiên liệu sinh học biofuel).

- Logistics và chuỗi cung ứng. - Tự động điều khiển hàng hải.

Định hướng đổi mới phương thức quản lý, kiểm định chất lượng:

- Phân cấp mạnh trách nhiệm quản lý; định lượng hoá khối lượng công tác cho các đơn vị hành chính; giao quyền chủ động cho các Trường, khoa trực thuộc.

- Xây dựng hoàn thiện hệ thống thanh tra, kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và khối lượng/kết quả công tác của tất cả các đơn vị thành viên.

Định hướng đổi mới cơ cấu tổ chức:

Trong giai đoạn này, dự kiến sẽ xây dựng 5 TrườngĐH thuộc ĐH trọng điểm ngành. Các TrườngĐH được thành lập trên cơ sở các chuyên ngành chính của kinh tế biển gồm:

- Học viện Hàng hải thành lập trên cơ sở các Khoa Điều khiển tàu biển, Máy tàu biển, một số ngành hàng hải khác, đồng thời mở rộng thêm một số ngành đào tạo mới, được xây dựng tại cơ sở mới ở xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thuỵ.

- Trường ĐH Kinh tế được thành lập trên cơ sở Khoa Kinh tế Vận tải biển và một số ngành đào tạo mới, được xây dựng tại số 484 Lạch Tray (địa điểm hiện tại của Nhà trường).

- Trường ĐH Kỹ thuật tàu thủy được thành lập trên cơ sở Khoa Đóng tàu và mở rộng thêm một số ngành mới, được xây dựng tại cơ sở mới ở xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thuỵ.

- Trường ĐH Kỹ thuật Công trình được thành lập trên cơ sở Khoa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w