6. Bị bắt buộc (gia đình, nhà trường, điều kiện kinh tế) 135 67,
2.5.1. Nhận thức về quản lý sinh viên nội trú
Công tác QLSV từ lâu đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo bằng các văn bản mang tính chất pháp quy như: Quyết định số 1584/GD-ĐT ngày 27/7/1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc ban hành “Quy chế công tác HSSV trong các Trường đào tạo”; Quyết định số 39/2000/QĐ- BGDĐT ngày 30/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm trong “Quy chế công tác HSSV trong các Trường
đào tạo” và hiện nay là Quy chế SV các Trường ĐH, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo). Là một Trường ĐH nằm trong hệ thống các Trường ĐH của cả nước, trong những năm qua Trường ĐHHHVN đã thực sự coi trọng công tác QLSV và đã có nhiều giải pháp để triển khai thực hiện công tác này.
Đánh giá về mức độ cần thiết đối với công tác QLSV nội trú trên cơ sở lấy ý kiến của 80 cán bộ, giảng viên của trường chúng tôi thu được kết quả tại bảng 2.11.
Bảng 2.11. Đánh giá của cán bộ, giảng viên trường ĐHHH VN về mức độ cần thiết của công tác QLSV nội trú
STT Mức độ cần thiết của công tác
QLSV nội trú của Nhà trường Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Rất cần thiết 32 40,0
2 Cần thiết 26 32,5
3 Bình thường 17 21, 25
4 ít cần thiết 5 6,25
5 Hoàn toàn không cần thiết 0 0
Bảng 2.11. phản ánh thực trạng là cán bộ giảng viên trong trường có đánh giá khá cao về mức độ cần thiết của công tác QLSV nội trú: 40,0 % cho là rất cần thiết, 32,5% cho là cần thiết, 21,25% cho là bình thường và không có ý kiến nào cho rằng quản lý SV nội trú hoàn toàn không cần thiết. Tuy nhiên vẫn còn 6,25% số người được hỏi cho là công tác QLSV nội trú là ít cần thiết. Kết quả này cho thấy, đa số cán bộ, giáo viên trong trường nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của công tác QLSV nội trú nhưng vẫn còn một bộ phận nhỏ cán bộ giáo viên băn khoăn về sự cần thiết của công tác này.
Tìm hiểu trực tiếp từ đối tượng được quản lý là SV về mức độ cần thiết của công tác quản lý SV nội trú chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.12
Bảng 2.12. Đánh giá của SV Nhà trường về mức độ cần thiết của công tác QLSV nội trú
STT Mức độ cần thiết của công tác
QLSV nội trú của Nhà trường Số lượng
Tỷ lệ (%) 1. Rất cần thiết 87 43,5 2. Cần thiết 64 32 3. Bình thường 39 19,5 4. Ít cần thiết 8 4,0
5. Hoàn toàn không cần thiết 2 1,0
Nhìn chung, SV của trường cũng đánh giá cao về mức độ cần thiết của công tác QLSV nội trú. Có 87 phiếu trả lời là rất cần thiết đạt tỷ lệ 43,5%; 64 phiếu trả lời là cần thiết, đạt tỷ lệ 32% và 39 phiếu cho là bình thường, đạt tỷ lệ 19,5%. Tuy nhiên, cũng giống như đối tượng khảo sát là cán bộ giáo viên, cũng vẫn còn 8 SV thấy rằng công tác QLSV nội trú là ít cần thiết, chiếm tỷ lệ 4 % và 2 ý kiến cho rằng hoàn toàn không cần thiết, chiếm tỷ lệ 1 %.
Chúng ta biết, tham gia vào công tác QLSV nội trú không chỉ có lực lượng trong nhà trường mà cần phải có sự phối hợp của các lực lượng ngoài nhà trường. Vì vậy, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 30 đồng chí công an khu vực, cán bộ phường... nơi trường đóng về mức độ cần thiết của công tác QLSV nội trú và thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.13.
Bảng 2.13. Đánh giá của cán bộ địa phương về mức độ cần thiết của công tác QLSV nội trú
STT Mức độ cần thiết của công tác
QLSV nội trú của nhà trường Số lượng
Tỷ lệ (%) 1. Rất cần thiết 11 36,70 2. Cần thiết 14 46,70 3. Bình thường 3 10,0 4. Ít cần thiết 1 3,30
5. Hoàn toàn không cần thiết 1 3,30
Phân tích bảng 2.13 chúng ta thấy nhìn chung cán bộ địa phương đều đánh giá cao về mức độ cần thiết của công tác QLSV nội trú: có 11 ý kiến (đạt tỷ lệ 36,70%) cho là cần thiết, 14 ý kiến (đạt tỷ lệ 46,70 %) cho là cần thiết và 3 ý kiến (đạt tỷ lệ 10%) cho là bình thường. Tuy nhiên, vẫn còn 1 ý kiến (đạt tỷ lệ 3,30%) cho là công tác QLSV nội trú ít cần thiết và 1 ý kiến (đạt tỷ lệ 3,30%) cho là hoàn toàn không cần thiết.
Những kết quả điều tra trên cho phép chúng ta rút ra kết luận: các lực lượng tham gia vào công tác QLSV nội trú của trường ĐHHHVN, kể cả đối tượng được quản lý là SV nội trú đã nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của công tác QLSV nội trú. Cả chủ thể quản lý và đối tượng quản lý đều cho rằng QLSV nội trú là rất cần thiết. Đây là một thuận lợi căn bản cho việc thực hiện công tác QLSV nội trú trên thực tế bởi vì chỉ khi có sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn thì hành động mới đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, kết quả của các bảng cũng cho thấy vẫn còn có một số bộ phận nhỏ e ngại về mức độ cần thiết của công tác QLSV nội trú. Đó là trở ngại mà công tác QLSV nội trú của trường ĐH HHVN cần phải khắc phục.
Bảng 2.14. Nhận thức của GV, SV về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sinh viên nội trú trường ĐH HHVN
TT Các yếu tố ảnh hưởng
Đối tượng và mức độ ảnh hưởng (%) Giảng viên
(80)
Sinh viên (200)
Số phiếu Tỷ lệ(%) Số phiếu Tỷ lệ(%) 1. Nhận thức của cán bộ, giảng viên
về QLSV nội trú 5 6,25 9 4,5
2. Năng lực của đội ngũ QLSV nội
trú còn yếu 13 16,25 23 11,5
3. Cơ chế quản lý chưa rõ ràng
và bất cập 12 15 19 9,5
4. Sự phối hợp giữa Nhà trường với
chính quyền địa phương 8 10,0 15 7,5
5. CBQL cấp trên chưa quan tâm
đúng mức tới QLSV 4 5 7 3,5
6. Cơ sở vật chất phục vụ cho QLSV
còn thiếu và chưa hiện đại 37 46,25 122 61
7. Các yếu tố khác 1 1,25 5 2,5
Nhận xét:
Đối với GV và SV theo kết quả khảo sát họ đều cho rằng yếu tố về cơ sở vật chất là yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLSV nội trú trường ĐH HHHVN (GV: 46%), (SV: 61%); tiếp theo là năng lực của đội ngũ QLSV nội trú còn yếu, sau đó là cơ chế quản lý chưa rõ ràng và bất cập.
Có thể nói cùng với sự xuất hiện của SV nội trú thì cũng xuất hiện công tác QLSV nội trú. Là một Trường ĐH có số lượng SV nội trú lớn, trong những năm qua, Trường ĐHHHVN đã coi công tác QLSV nội trú là một nội dung quan trọng trong công tác QLSV của mình. Phòng Công tác SV là đơn vị tham mưu và giúp việc cho Hiệu trưởng về lĩnh vực này.