6. Bị bắt buộc (gia đình, nhà trường, điều kiện kinh tế) 135 67,
1.2. Về thực tiễn
Quản lý công tác SV nội trú là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh hiện nay tình hình xã hội rất phức tạp và là vấn đề đang được gia đình và xã hội quan tâm. Tăng cường công tác QLSV nội trú sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với SV.
Trên thực tế, Công tác quản lý SV nội trú của trường ĐHHHVN tuy đã triển khai thực hiện tại trường trong nhiều năm qua nhưng nhiều vấn đề còn hạn chế và hiệu quả quản lý QLSV nội trú chưa cao.
Xuất phát từ điều kiện cụ thể của Nhà trường, việc tìm ra các biện pháp QLSV nội trú có tính hệ thống và mang tính khả thi cao có giá trị to lớn đối với công tác QLSV của Nhà trường nói riêng và công tác giáo dục, đào tạo của Nhà trường nói chung. Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Biện
pháp quản lý sinh viên nội trú tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam” làm
đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn điều tra xem xét tại Trường ĐHHHVN, luận văn đã đề xuất sáu biện pháp quản lý SV nội trú. Sáu biện pháp đó là:
- Biện pháp 1: Hoàn thiện tổ chức nhân sự quản lý sinh viên và các văn bản của Nhà trường quy định về quản lý công tác sinh viên nội trú.
- Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý sinh viên nội trú.
- Biện pháp 3: Đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, lối sống cho sinh viên nội trú.
- Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác quản lý sinh viên ngoại trú.
- Biện pháp 5: Thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật cho sinh viên nội trú trên cơ sở các tiêu chí cụ thể.
- Biện pháp 6: Tổ chức thực hiện mối liên hệ giữa Nhà trường với gia đình sinh viên ở nội trú và các tổ chức chính trị - xã hội.
Tuy nhiên, do những khó khăn về khách quan và chủ quan, luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vì vậy, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp để đề tài ngày một hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn nữa đối với công tác QLSV nội trú của Trường ĐHHHVN.