Hoàn thiện tổ chức nhân sự quản lý sinh viên và các văn bản của Nhà trường quy định về quản lý công tác sinh viên nội trú

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (Trang 82)

6. Bị bắt buộc (gia đình, nhà trường, điều kiện kinh tế) 135 67,

3.2.1 Hoàn thiện tổ chức nhân sự quản lý sinh viên và các văn bản của Nhà trường quy định về quản lý công tác sinh viên nội trú

của Nhà trường quy định về quản lý công tác sinh viên nội trú

- Hoàn thiện bổ máy tổ chức nhân sự QLSV của Nhà trường, đủ số lượng để QLSV nội trú là yếu tố quan trọng giúp Nhà trường hoàn thanh mục tiêu đào tạo.

- Trên cơ sở đặc điểm riêng của Nhà trường, cần phải xây dựng quy định cụ thể về công tác QLSV nội trú. Bản quy định cần phải nêu trách nhiệm của từng phòng, ban, khoa, tổ bộ môn. Đồng thời, quy định quyền và nghĩa vụ của SV nội trú phải thực hiện trong quá trình học tập tại Trường

3.2.1.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

- Phòng CTSV phải nghiên cứu kỹ Quy chế công tác HSSV và tham mưu cho lãnh đạo Nhà trường xây dựng văn bản quy định về QLSV nội trú , vì đây là văn bản có tính pháp lý cao do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về lĩnh vực quản lý HSSV. Tư tưởng chỉ đạo của Nhà trường là quy định của Nhà trường dựa trên quy chế của Bộ GD&ĐT, nhưng phải cụ thể hóa vào điều kiện thực tế của Nhà trường cũng như đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội, an ninh, trật tự của Thành phố Hải Phòng. Hơn nữa phải tìm ra những quy định sát với thực tế, có tính khả thi, phù hợp với Nhà trường mang tính chất bán quân sự. Nhà trường có thể thành lập tổ soạn thảo các quy định về công tác QLSV nội trú. Tổ công tác này sẽ kết thúc hoạt động khi Quy định về công tác SV nội trú được ban hành.

- Thầy Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác SV chủ trì, giao ban công tác QLSV nội trú định kỳ hàng tháng giữa các khoa, phòng ban trong Nhà trường, yêu cầu có báo cáo cụ thể tình hình QLSV nội trú vào một ngày cố định hàng tháng và thống nhất giải quyết những vấn đề về SV trong KNT (Hiện nay, đang giao ban theo quý).

- Tham mưu đề xuất Nhà trường tăng cường cán bộ đối với Phòng CTSV để đủ nhân lực trong công tác QLSV nội trú.

- BQL KNT có nhiệm vụ trực tiếp giúp Ban Giám hiệu QLSV nội trú và có kế hoạch cụ thể cho từng học kỳ, từng năm học, định kỳ liên lạc với các phòng, ban, khoa, đại diện địa phương, công an… để đánh giá rút kinh nghiệm.

- BQL KNT phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên, Hội SV Trường trong việc giới thiệu những SV là hạt nhân tích cực trong công tác phong trào.

- BQL KNT thành lập và đưa vào hoạt động các Nhóm SV tự quản theo từng khu nhà ở trong KNT, có thống kê, báo cáo định kỳ với Phòng CTSV hàng tháng, hàng quý.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện các biện pháp

- Có sự quan tâm, chỉ đạo của Hội đồng Trường và Ban Giám hiệu, sự nhiệt tình và ủng hộ của cán bộ quản lý Phòng CTSV và cán bộ BQL KNT, các khoa, các phòng ban có liên quan. Sự giúp đỡ của công an, chính quyền địa phương, sự phối hợp và tham gia nhiệt tình của SV.

- Bổ sung góp ý của SV đang ở KNT để tham mưu cho lãnh đạo Nhà trường để sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quy định quản lý nội trú.

- Một điểm cần lưu ý là, SV nội trú Trường ĐHHHVN đa phần là SV nam, thường có hộ khẩu thường trú tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và một số tỉnh ở Đồng bằng Bắc Bộ. Các em đều xuất thân trong các gia đình nông dân, sống ở khu vực khó khăn, làm nông nghiệp là chính, thu nhập không cao, khả năng gia đình chu cấp tiền, vật chất cho các em sinh sống, học tập eo hẹp, dẫn tới SV nam phải đi làm thêm đông, giờ giấc không ổn định, phải có quy định chặt chẽ khi SV đi làm thêm các nghề, dịch vụ “nhạy cảm” như quán cà phê, karaokê, nhà hàng... đây là những nơi dễ xảy ra các hành vi tiêu cực, thậm chí vi phạm pháp luật. Cho nên khi soạn quy định phải lưu ý để điều chỉnh các Trường hợp này.

- Công an và chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp Nhà trường quản lý được SV nội trú như: xử lý SV đến giờ không về KTX ngủ mà vẫn ngồi ở các quán Internet, càfé gần Trường, mâu thuẫn với thanh niên địa phương, những sự việc liên quan đến an ninh trật tự, tài sản, tính mạng của SV.

- Đối với SV có hộ khẩu gia đình trong nội thành thành phố: Những SV ngành đi biển, mặc dù gia đình sinh sống ở ngay gần Trường cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành Quy định của Nhà trường, trong 2 năm đầu phải ở trong KTX. Do vậy, Nhà trường cần phối hợp gặp gỡ với gia đình SV tuyên truyền, giải thích về Quy định trên, đồng thời trong công tác giáo dục, QLSV, Nhà trường yêu cầu gia đình cần cung cấp thông tin cho Nhà trường về tình hình SV và thái độ của SV đối với cộng đồng, xóm làng, dân phố.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w