Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (Trang 29)

Trong bối cảnh kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, đất nước mở cửa, hội nhập với thế giới, sự nghiệp giáo dục cũng đang đổi mới mạnh mẽ. Đảng và Nhà nước đã dành cho giáo dục nhiều sự quan tâm đặc biệt.

Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người” [1, tr. 1].

Giáo dục và đào tạo là vấn đề then chốt của xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành trung ương khóa IX (2002) khẳng định “Muốn tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” [12, tr. 50].

Đại hội X của Đảng (2006) tiếp tục chỉ rõ nhiệm vụ: “Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh con người Việt Nam” [13, tr. 106].

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân học tập suốt đời” [14, tr. 77].

Nhà nước đã cụ thể hóa quan điểm của Đảng về giáo dục bằng hệ thống các chính sách theo hướng ưu tiên, tạo môi trường thuận lợi cho giáo dục phát triển. Các chính sách này tập trung vào các vấn đề như chính sách đầu tư, học

phí và phát triển hệ thống, mạng lưới các Trường lớp, các chính sách đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục, ưu tiên phát triển giáo dục vùng dân tộc và các vùng khó khăn; đổi mới giáo dục toàn diện từ nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống Trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, chính sách đối với giáo viên và người học; cải tiến cơ chế phối hợp giữa Nhà trường, gia đình và xã hội; thực hiện cải cách hành chính, hợp tác quốc tế trong giáo dục. Đặc biệt chủ trương xã hội hóa giáo dục đã khuyến khích, huy động các cộng đồng, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước cùng chung tay sự nghiệp giáo dục.

Liên quan đến SV và SV nội trú nói riêng, chính sách của Nhà nước về học bổng, học phí, tín dụng đào tạo, hỗ trợ SV tạo việc làm, các chính sách khuyến khích SV học tập và nghiên cứu khoa học... là những chính sách thiết thực đã có tác động tích cực đến cuộc sống của SV. Nhìn chung những chính sách này đã thực sự tạo ra môi trường thuận lợi cho SV học tập.

Tuy nhiên, xét trên tổng thể, hệ thống chính sách này vẫn chưa tạo ra bước đột phá trong việc góp phần giải quyết mâu thuẫn lớn của giáo dục hiện nay giữa một bên là yêu cầu cao về phát triển quy mô và nâng cao chất lượng và một bên là điều kiện còn hạn hẹp về nguồn lực. Xét trong phạm vi liên quan đến SV nói chung và SV nội trú nói riêng, chính sách của Nhà nước còn thiếu và yếu. SV còn gặp nhiều khó khăn trong môi trường sống và học tập của mình hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w