Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với yêu cầu Nhà trường có đặc trưng là bán quân sự

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (Trang 74)

6. Bị bắt buộc (gia đình, nhà trường, điều kiện kinh tế) 135 67,

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với yêu cầu Nhà trường có đặc trưng là bán quân sự

trưng là bán quân sự

Hiện nay, SV Trường ĐHHHVN hiện nay được chia làm các nhóm ngành sau:

Nhóm ngành 1 (nhóm ngành dưới nước): Đào tạo sĩ quan và thuyền viên làm việc trên các con tàu. Đây là nhóm ngành của Trường ĐH Hàng hải cũ. Nhóm ngành này có các đặc điểm như: các sĩ quan và thuyền viên sẽ làm trên các con tàu biển. Các con tàu biển là những tài sản có giá trị lớn, là một đơn vị sản xuất đặc biệt, hoạt động độc lập trên biển, xa đất liền, có đối tượng chuyên chở là khách hàng và hàng hoá, thường xuyên chịu tác động của các yếu tố như sóng gió, bão tố, đá ngầm... Ê kíp làm việc trên tàu ít người nhưng phải độc lập giải quyết mọi vấn đề kỹ thuật, kinh tế, ngoại giao, pháp luật. Con tàu được trang bị nhiều thiết bị hiện đại và đa

g, là một công trình kiến trúc tổng hợp, tập trung nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật. Con tàu thường xuyên ra vào các hải cảng lớn trên thế giới. Vì vậy, các sĩ quan và thuyền viên sẽ được tiếp xúc với nhiều chế độ chính trị khác nhau, nhiều nền văn hoá và kinh tế có trình độ cao thấp khác nhau, với những quan hệ sản xuất, những quan hệ xã hội khác nhau, đa dạng và phức tạp.

Từ những đặc điểm của ngành như vậy nên sản phẩm đào tạo phải có các sĩ quan và thuyền viên có ý thức kỷ luật cao, có đạo đức, lập Trường chính trị vững vàng, trung thành với Tổ quốc, nguyện cống hiến suốt đời cho sự nghiệp của ngành hàng hải, tuân thủ tuyệt đối mệnh lệnh của cấp trên, có tinh thần tập thể và tinh thần đoàn kết, biết đặt lợi ích cá nhân trong lợi ích của tập thể và lợi ích của xã hội, biết lao động sáng tạo, giỏi cả về lý thuyết và thực hành, thành thạo ngoại ngữ, có sức khoẻ tốt.

Vì thế, với nhóm ngành này, để đào tạo ra những sĩ quan và thủy thủ tương lai cho ngành vận tải thủy, Trường ĐH Hàng Hải đã áp dụng chế độ rèn luyện bán quân sự, Trường ĐH Hàng Hải quy định tất cả SV nhóm ngành này dù gia đình ở xa hay ở gần đều phải sống tập trung trong KTX hai năm đầu để rèn luyện, hàng sáng điểm danh tập thể dục vào 5 giờ sáng, và xếp hàng đi học từ

KTX lên giảng đường với trang phục là đồng phục của Trường. Buổi tối 21 giờ điểm danh trước khi đi ngủ. Quy định rõ ràng và có kiểm tra thường xuyên giờ tự học ngoài giờ lên lớp trên giảng đường.

Nhóm ngành 2 (nhóm ngành trên bờ): Đào tạo khá đa dạng gồm các ngành sau:

Thứ nhất, đào tạo các kỹ sư cơ giới hoá xếp dỡ, kỹ sư thiết bị năng lượng tàu thuỷ, kỹ sư đóng tàu và công trình thuỷ, kỹ sư điện tử tự động tàu thuỷ, kỹ sư điện tự động công nghiệp kỹ sư bảo đảm an toàn đường thuỷ, kỹ sư xây dựng dân dụng, kỹ sư cầu đường, kỹ thuật môi Trường. Nhóm ngành này tuy có mục tiêu đào tạo chuyên sâu về từng chuyên ngành khác nhau, nhưng đều có mục tiêu chung là đào tạo các cán bộ kỹ thuật tương lai phục vụ cho ngành kinh tế vận tải thuỷ và cho các nhu cầu chung của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các kỹ sư tương lai phải có phẩm chất chính trị tốt, trung thành với đất nước, có năng lực tổ chức và thực sự yêu ngành nghề, nắm vững và thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, có kiến thức chuyên môn vững vàng, nắm bắt và giải quyết tốt các vấn đề về khoa học, kỹ thuật do thực tiễn đặt ra.

Thứ hai, đào tạo cử nhân kinh tế vận tải thuỷ, kinh tế ngoại thương, quản trị kinh doanh, quản trị tài chính kế toán và quản trị bảo hiểm. Nhóm ngành này đào tạo các cán bộ phục vụ cho nhu cầu quản lý các hoạt động kinh tế của ngành kinh tế vận tải thuỷ, kinh tế ngoại thương và các đơn vị sản xuất kinh doanh. Các cán bộ tương lai phải có phẩm chất chính trị tốt, hiểu biết, vận dụng đúng đắn đường lối và chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; có năng lực tổ chức và động viên mọi người hoàn thành nhiệm vụ, nắm vững những kiến thức cơ bản về lý thuyết cũng như thực hành để đảm bảo mọi nhiệm vụ về quản lý, kinh doanh và khai thác của ngành hoặc của các doanh nghiệp đặt ra, đặc biệt phải có năng lực phân tích, tổng hợp để đề ra sách lược thích hợp với nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

Thứ ba, đào tạo các cán bộ ngành công nghệtin học phục vụ cho nhu cầu của xã hội như của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, giáo dục đào tạo, hành chính sự nghiệp. Các cán bộ tương lai phải có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất chính trị và đạo tức tốt, có phương hướng và hành động đúng đắn,

có ý chí phấn đấu cao, kịp thời nắm bắt và sử dụng những tiến bộ kỹ thuật mới của các ngành khoa học kỹ thuật.

Với nhóm ngành trên bờ, Nhà trường khuyến khích các em ở trong KNT sinh hoạt và rèn theo chế độ bán quân sự như nhóm ngành dưới nước.

Trường ĐHHHVN là một Trường ĐH mang tính đặc thù, đào tạo những “sản phẩm đặc thù” riêng của ngành hàng hải, là những sĩ quan, thuyền viên phục vụ cho sự phát triển ngành hàng hải Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mục tiêu đào tạo của Nhà trường là kết hợp chặt chẽ giữa nâng cao chất lượng chuyên môn với việc nâng cao tính kỷ luật, rèn luyện tác phong, sức khỏe cho SV. Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường thường xuyên lãnh đạo các Phòng CTSV, BQL KNT, các phòng ban, khoa chuyên môn tuyên truyền và làm tốt các chính sách, chế độ đối với SV nội trú như chế độ học tập, rèn luyện, những chính sách ưu tiên... đảm bảo công bằng và khuyến khích SV yên tâm. Thông qua khoa Lý luận chính trị, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội SV Trường, Nhà trường nắm vững diễn biến tư tưởng của SV nội trú để có sự chỉ đạo kịp thời, phát động các phong trào thi đua nhân dịp các ngày lễ lớn của đất nước, các ngày kỷ niệm của Nhà trường, khơi dậy, động viên, duy trì tính tích cực của SV nội trú. Nhà trường tiếp tục phương hướng xây dựng Trường ĐHHHVN trở thành Trường đủ tiêu chuẩn quốc tế. Trước mắt, Trường phải trở thành trung tâm khoa học công nghệ phục vụ cho sự phát triển kinh tế biển của đất nước, trung tâm khoa học công nghệ khu vực vùng Duyên hải Bắc và Bắc trung bộ, đào tạo cung cấp chủ yếu nguồn nhân lực cho ngành Hàng Hải của cả nước. Nhà trường đã và đang chỉ đạo việc xây dựng cơ bản, nâng cấp các khu nhà ở KTX, trang bị cơ sở vật chất và các dịch vụ thiết yếu, góp phần cải thiện nơi ở của các SV. Những việc làm đó có ảnh hưởng tốt đến diễn biến tư tưởng của SV, làm cho họ thấy tự hào về Trường mình có KTX sạch sẽ, an toàn, tiết kiệm để yên tâm học tập, ngày càng tin tưởng vào tương lai tươi sáng, vào ngành nghề mà họ đã lựa chọn.

3.1.2.Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Cần phải nhận thức sâu sắc hơn mục tiêu giáo dục ĐH trong giai đoạn hiện nay là phát triển con người với đầy đủ bản lĩnh, phẩm chất tốt và có tri thức để đáp ứng những đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá

và hội nhập quốc tế. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển, tạo nên những kỳ tích chưa từng có trong lịch sử, làm thay đổi cơ cấu giai cấp, thay đổi tính chất lao động theo hướng giai cấp công nhân ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, làm cho các nước đang phát triển có thể nhanh chóng phát triển nếu như có đường lối đúng đắn. Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta dự báo: “Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và công nghệ đã có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất” [19, tr. 67].

Tất cả những biến động nói trên, đã, đang và sẽ còn tác động đến nước ta và tác động mạnh mẽ đến SV nói chung, SV Trường ĐHHHVN nói riêng. Trải qua truyền thống gần 60 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà trường xác định tiêu chí đối với SV Trường ĐHHHVN như sau: có tri thức, trung thực, có sức khỏe, có ngoại ngữ, biết hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, có hoài bão, có ý chí vươn lên, tự lập và góp phần đưa đất nước ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Mặt khác, SV nội trú đa số là SV ngành đi biển, vì vậy họ là người sẽ được giao lưu, tiếp xúc với nền văn hoá, tri thức và kinh tế của nhân loại, nhiều SV ý thức được tầm quan trọng của vấn đề hoà bình, ổn định, từ đó trăn trở với cái nghèo của đất nước, ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc trong giao lưu hội nhập với bên ngoài, chủ động tiếp thu, lĩnh hội tri thức khoa học và công nghệ hiện đại; thấy rõ những giá trị đáng tôn trọng, những điểm mạnh, điểm hạn chế của đất nước; thấy rõ mối liên hệ giữa các quốc gia, dân tộc.

Tuy nhiên, bên cạnh đó sẽ có không ít những SV nội trú làm chúng ta phải trăn trở. Đã có một bộ phận SV xa rời các giá trị truyền thống của dân tộc, truyền thống của ngành hàng hải, coi trọng vật chất, chạy theo lối sống thực dụng, xa vào các tệ nạn xã hội... Ngành hàng hải sẽ không chấp nhận và tự đào thải các cá nhân lười nhác, ngại học tập, không chịu rèn luyện, không tuân thủ kỷ luật.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w