6. Bị bắt buộc (gia đình, nhà trường, điều kiện kinh tế) 135 67,
3.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý sinh viên nội trú
trường - Chính quyền địa phương - BQL KNT, xây dựng cơ chế phối hợp, quy định, nội quy đủ mạnh, thực thi nghiêm túc để công tác QLSV nội trú đi vào nề nếp.
- Có kế hoạch thống nhất về việc họp giao ban định kỳ hàng tháng giữa lãnh đạo Nhà trường, Phòng CTSV với khoa, các ban ngành đoàn thể để rút kinh nghiệm trong QLSV, đề xuất các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng QLSV nội trú.
3.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý sinh viênnội trú nội trú
3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Bước vào thế kỷ XXI, kinh tế tri thức với sản phẩm mũi nhọn là công nghệ thông tin đang thể hiện vai trò và sức mạnh vượt trội chi phối các hoạt động của con người. Công nghệ thông tin là phương tiện trợ giúp đắc lực có hiệu quả cao trong công tác quản lý nền hành chính nói chung và quản lý ngành giáo dục nói riêng, đặc biệt là trong quản lý các KTX SV. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý KTX là một yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao chất lượng của công tác quản lý giáo dục, góp phần thúc đẩy các hoạt động phát triển toàn diện, từng bước đáp ứng được yêu cầu về công tác quản lý và phục vụ SV góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh việc đổi mới cơ sở vật chất, BQL KNT ĐH Hàng hải coi việc ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ và tổng thể sẽ giúp các công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của KTX, chống thất thu tài chính, công khai minh bạch, giúp kiểm soát sử dụng cơ sở vật chất hiệu quả, đảm bảo tính tra cứu thuận tiện, lưu trữ lâu dài và vẹn toàn của thông tin, rút ngắn thời gian thống kê báo cáo ...
3.2.2.2. Nội dung thực hiện biện pháp
Để xây dựng phần mềm quản lý SV nội trú theo Quyết định số 58/2007/QĐ-BGDĐT của bộ GD&ĐT ngày 12 tháng 10 năm 2007 ban hành qui định về hồ sơ HSSV và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ SV, yêu cầu đặt ra là phải đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, việc trách nhiệm của phòng Đào tạo và phòng CTSV và BQL KNT của Nhà trường.
- Phòng CTSV cần quản lý được các thông tin của SV từ khi nhập học đến khi ra Trường. Thông qua hệ thống người quản lý dễ dàng truy cập tìm kiếm thông tin về quá trình học tập cũng như thông tin cá nhân của SV.
Hệ thống quản lý giúp cho việc theo dõi xử lý học tập cuối năm học và cuối khóa học được nhanh chóng, chính xác. Căn cứ vào các dữ liệu đã có trong hệ thống cho phép thống kê theo các yêu cầu sau:
+ Danh sách SV trúng tuyển theo khoa, theo ngành, theo lớp. + Danh sách SV nhập học theo khoa, theo ngành, theo lớp. + Danh sách SV ở nội trú theo khoa, theo ngành, theo lớp.
+ Danh sách SV được học tiếp, danh sách SV bị ngừng học, danh sách SV bị buộc thôi học, danh sách SV bảo lưu.
+ Danh sách và kết quả rèn luyện của SV từng học kỳ, từng năm học và toàn khóa học.
+ Danh sách SV đủ điều kiện thi tốt nghiệp, làm khóa luận, làm đồ án, danh sách SV chưa đủ điều kiện tốt nghiệp.
+ Bảng kết quả học tập của từng SV từng học kỳ, từng năm học, từng khoá học theo lớp, theo ngành, theo từng khoa và từng SV.
+ Danh sách SV đã tốt nghiệp, theo lớp, theo ngành, theo khoa, tổng hợp xếp loại tốt nghiệp của SV.
Trên cơ sở những số liệu thống kê cán bộ quản lý các cấp nắm được tình hình học tập và rèn luyện của từng SV, từng lớp, từng ngành, từng khoa.
- Phòng CTSV cần quản lý các thông tin của từng cá nhân SV, sở thích, năng khiếu, về gia đình, phòng ở. Thông qua hệ thống quản lý dễ dàng truy cập tìm kiếm thông tin về quá trình học tập cũng như thông tin cá nhân của SV. Hệ thống quản lý giúp theo dõi đánh giá kết quả rèn luyện cuối năm và cuối khoá học được nhanh chóng chính xác. Căn cứ vào các dữ liệu đã có, hệ thống cho phép thống kê báo cáo các yêu cầu đặt ra như:
+ Số SV đạt kết quả rèn luyện xuất sắc, loại tốt, loại khá, loại TB khá, loại TB, loại yếu, loại kém.
+ Số SV thuộc diện chính sách, số SV là dân tộc ít người, số SV đang vay vốn ngân hàng.
+ Số SV tham gia nghiên cứu khoa học, số SV đạt giải, cấp Trường, cấp quốc gia.
- BQLKNT thực hiện QLSV nội trú một cách khoa học
SV đang ở phòng nào, nhà nào trong KNT, những SV nào có hoàn cảnh khó khăn, SV nào đang vi phạm kỷ luật trong diện cảnh báo, những SV nào đang học kém. Trên cơ sở đó bộ phận QLSV nội trú có thể tư vấn giúp đỡ SV trong việc học tập, lao động giảm điểm, tìm việc làm thêm, tư vấn cho SV biết tình hình an ninh, đời sống văn hoá, phong tục tập quán ở địa bàn nơi Trường đóng, hướng dẫn SV đăng ký tạm trú và giúp SV cách sinh hoạt phù hợp với hoàn cảnh của bản thân tránh được những điều bất trắc xảy ra trong quá trình ở KNT.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý KNT là một nhu cầu cấp bách, đòi hỏi có sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường và sự thống nhất về đầu tư trong Nhà trường, sự quyết tâm trong xây dựng kế hoạch hoạt động của phòng CTSV, BQL KNT và lãnh đạo các khoa, giáo viên chủ nhiệm lớp, trợ lý quản sinh.
- Ứng dụng CNTT trong quản lý KNT là việc làm thiết thực nâng cao năng lực quản lý và điều hành của phòng CTSV, BQL KNT, góp phần nâng cao chất lượng đào tào, rèn luyện, phục vụ SV nội trú, góp phần đổi mới tư duy quản lý để nâng tầm quản lý KTX lên một bước phát triển mới. Với trang thiết bị hoàn chỉnh, hệ thống quản lý an ninh chặt chẽ, quản lý theo phương thức hiện đại, với mong muốn SV ĐH HHVN được phục vụ, được giáo dục, chăm sóc tốt hơn trong môi trường nội trú. Trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ CNTT, KNT sẽ vận hành theo mô hình đồng bộ: quản lý, dịch vụ, phục vụ, lấy sự hài lòng của SV lưu trú làm thước đo để tiến tới chuyên nghiệp hóa công tác quản lý KNT, trong sự phát triển đi lên của Nhà trường.