Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác quản lý sinh viên ngoại trú

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (Trang 91)

6. Bị bắt buộc (gia đình, nhà trường, điều kiện kinh tế) 135 67,

3.2.4Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác quản lý sinh viên ngoại trú

ngoại trú

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

- Trong điều kiện số lượng SV nội trú của Trường tương đối nhiều (20 %). Trong những năm tiếp theo, Nhà trường tiếp tục xây dựng thêm 2 khu nhà ở 5 tầng, bố trí thêm cho khoảng 1.500 SV, việc tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác quản lý SV nội trú nhằm đôn đốc các cán bộ Phòng CTSV, BQLKNT và các đơn vị trực thuộc Nhà trường thực hiện tốt công tác quản lý SV nội trú, kịp thời phát hiện những sai lệch phát sinh trong quá trình thực hiện công tác quản lý SV nội trú, từ đó có biện pháp khắc phục nhanh chóng. Qua kiểm tra, đánh giá, những điểm tốt cần phát huy, những hạn chế cần khắc phục làm cơ sở lập kế hoạch, tìm biện pháp mới trong công tác quản lý SV nội trú trong thời gian tiếp theo.

- Việc tăng cường kiểm tra, đánh giá sẽ tạo cơ chế phối hợp tốt giữa các đơn vị trong Nhà trường cũng như thấy được tầm quan trọng c ủ a công tác QLSV nội trú, chắc chắn có ảnh hưởng tốt đến mục tiêu đào tạo của Nhà trường

3.2.4.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

- Dựa vào quy chế công tác SV của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và quy định cụ thể của Nhà trường ; kế hoạch kiểm tra đã được Hiệu trưởng phê duyệt, Phòng CTSV, BQL KNT tiến hành các công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với SV nội trú và các đơn vị liên quan.

- Trên cơ sở đặc điểm của Nhà trường bán quân sự, cần phải quy định cụ thể về công tác kiểm tra SV nội trú. Bản quy định cần phải nêu nhiệm vụ kiểm tra của từng phòng, ban, khoa, BQL KNT. Đồng thời, quy định quyền và nghĩa vụ của SV nội trú phải thực hiện kiểm tra trong quá trình sinh sống tại Trường.

- Nhà trường tổ chức sơ kết vào cuối học kỳ, tổng kết cuối năm học về công tác quản lý SV nội trú với đại diện chính quyền, công an địa phương và đại diện toàn bộ SV nội trú để lắng nghe ý kiến đóng góp của các thành viên tham dự.

- Phải làm cho mọi thành viên trong Nhà trường, nhất là đối với SV nội trú hiểu rõ nội dung công tác kiểm tra, thấy được tầm quan trọng từ đó tuân thủ các quy chế công tác SV nội trú của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và quy định cụ thể của Nhà trường.

- Phòng CTSV thường xuyên tổ chức phối hợp với Ban chủ nhiệm các khoa, với các phòng ban, Đoàn TNCS HCM, Hội SV, cán bộ quản lý SV các khoa, tổ tự quản SV nội trú kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất việc ăn ở, sinh hoạt của SV trong KTX, qua đó giám sát, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện quy định, rèn luyện của SV, gần gũi nắm bắt kịp thời diễn biến bất thường về tình cảm, tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của SV.

- Mỗi cán bộ được phân công tham gia thực hiện kế hoạch quản lý SV nội trú phải lập kế hoạch kiểm tra rõ ràng để thực hiện, tránh vu khống, quy kết sai cho SV dẫn đến hiểu nhầm, mâu thuẫn giữa SV nội trú và cán bộ KNT.

- Lựa chọn những phòng ở tiêu biểu, thực hiện tốt các quy định của BQLKNT để đề nghị Nhà trường động viên khen thưởng kịp thời, xử lý SV khi có các hành vi vi phạm theo đúng quy chế.

- Kỷ luật các cá nhân có hành vi vi phạm quy chế trong KNT, có thái độ vô lễ với cán bộ quản lý, dùng các thiết bị điện không được phép, uống rượu bia trong phòng, tham gia vào các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm, vi phạm an toàn giao thông, gây gỗ đánh nhau gây thương tích, chứa chấp vũ khí, chất nổ và kích động người khác có hành vi vi phạm nội quy của Nhà trường và pháp luật.

- Ngoài ra, trong kế hoạch kiểm tra phải tổng kết những mặt làm tốt và chỉ ra những khuyết điểm cũng như nguyên nhân trong công tác quản lý SV nội trú của những năm trước, để từ đó lập kế hoạch kiểm tra nội trú một cách chi tiết, khả thi trong thời gian tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (Trang 91)