Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2006. Về cơ bản đó là một bước tiến vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam, nó đem lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế, người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn hàng hóa có chất lượng cao và giá cả hợp lý. Bên cạnh đó khi gia nhập WTO là nền kinh tế nước nhà đã gia nhập một sân chơi lớn. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải tìm ra những hướng đi thích hợp để tồn tại và phát triển.
Theo nguồn tin từ Sở Tài Nguyên và Môi Trường tại TPHCM đã trình bày báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam 6 tháng cuối năm 2012 trong cuộc họp báo, Chuyên gia kinh tế trưởng WB tại Việt Nam Deepak K. Mishra nhấn mạnh: “Việt Nam đã hội nhập khá sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, do đó ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam”. Thời gian qua, Chính phủ đã áp dụng chính sách tiền tệ và tài khóa để ổn định kinh tế vĩ mô, nhờ đó kinh tế vĩ mô của Việt Nam khá ổn định. Môi trường kinh tế vĩ mô đã có bước thay đổi, lạm phát giảm, dự trữ ngoại tệ tăng lên, cán cân thanh toán được cải thiện, tỷ giá ổn định. Dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2012 ở mức khoảng 5,2% và dự kiến sẽ tăng lên khoảng 5,5% vào năm 2013.
Không nằm ngoài xu thế trên, hệ thống siêu thị Big C Việt Nam cũng phải nỗ lực hoàn thiện mình để có thể hòa nhập với xu thế này.